
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tính cấp thiết giải thích cho lý do chọn đề tài luận án thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến hội nhập quốc tế trong giáo dục,
thông qua các nghị quyết và đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học thể hiện qua
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”. Cụ thể, với hơn 70 thỏa thuận và 23 điều ước quốc tế đã được ký kết trong thời
gian qua, Việt Nam đã tạo dựng được khung khổ pháp lý để triển khai các chương trình
liên kết đào tạo quốc tế thuộc nhiều lĩnh vực như trao đổi chuyên gia, giảng viên, giáo
viên, sinh viên; nghiên cứu, đào tạo,...
Thứ hai, Hoạt động thực tập là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Đối với các CSGDĐT, các chương
trình LKĐTQT góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín và vị thế, giúp các cơ sở này nắm bắt
được nhiều cơ hội hợp tác và phát triển trong tương lai với các CSGDĐT khác trên toàn
cầu. Trong đó, hoạt động TTTN của SV LKĐTQT đóng có vai trò quan trọng trong ĐBCL
đầu ra. Đối với SV LKĐTQT, hoạt động thực tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn vì quá
trình thực tập giúp SV rèn luyện kỹ năng làm việc, vận dụng và củng cố kiến thức nghề
nghiệp, là những năng lực đầu ra cần phải có của chương trình LKĐTQT. Quản lý chương
trình TTTN hiệu quả đồng nghĩa với việc SV được cung cấp sự hỗ trợ và hướng dẫn tận
tình để phát triển kỹ năng và kiến thức, từ đó đạt được mục tiêu học tập và nghề nghiệp đã
đề ra, đồng thời CSGDĐT cũng nâng cao khả năng quản lý, hoàn thiện chương trình
TTTN, và nâng cao chất lượng đào tạo của mình.
Thứ ba, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu còn gắn liền với điểm khác biệt nổi bật
trong quản lý hoạt động thực tập của SV các chương trình LKĐTQT là có sự tham gia
giám sát, kiểm tra của các trường đại học nước ngoài; đồng thời, SV phải tuân thủ những
nguyên tắc, quy định của trường đại học nước ngoài trong toàn bộ quá trình thực tập. Điều
này khiến công tác quản lý hoạt động thực tập của SV LKĐTQT phức tạp hơn so với các
CTĐT bình thường trong nước, đòi hỏi nhiều nghiệp vụ và áp lực hơn đối với không chỉ
SV mà cả đội ngũ CBQL và giảng viên tham gia LKĐTQT, nếu không có phương pháp
quản lý quá trình thực tập thật tốt thì khó có thể đảm bảo hiệu quả của hoạt động thực tập
trong mục tiêu thúc đẩy sự phát triển tổng thể hoạt động đào tạo của đơn vị đào tạo, phát
triển toàn diện năng lực của SV, theo tiếp cận ĐBCL.
Thứ tư, các cơ sở giáo dục cần chú trọng đến chất lượng thực tập để phù hợp với
nhu cầu xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo. Theo quan điểm ĐBCL, chất lượng thực
tập của SV các chương trình LKĐTQT là một kênh phản ánh nội dung, chương trình và
chất lượng liên kết đào tạo của CSĐT, từ đó, CSĐT có căn cứ cho việc điều chỉnh bổ
sung, hoàn thiện chương trình LKĐTQT để phù hợp hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các CSGDĐH trong nước chưa dành
sự quan tâm, chú trọng và nhận thức đúng mực về tính cấp thiết và tầm quan trọng của
hoạt động quản lý các chương trình này.
Thứ năm, thực trạng hiện nay cho thấy mặc dù số lượng chương trình LKĐTQT
tăng lên, chất lượng chưa đáp ứng kỳ vọng. Thống kê từ Vụ Giáo dục đại học thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy số lượng liên kết đào tạo đang tăng lên nhanh chóng
với 62 cơ sở giáo dục đại học có triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các đối