intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp" là bổ sung các yếu tố tâm lý - phi kinh tế của gia đình vào lý thuyết cấu trúc vốn để giải thích cơ chế hình thành cấu trúc vốn của các công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ MINH TÚ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU GIA ĐÌNH VÀ TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mă số chuyên ngành: 934 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP. Hồ Chí Minh, năm 2023
  2. i MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1 1.2. Vấn đề nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7 2.1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn 7 2.2. Cơ sở lý thuyết về sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội 10 2.3. Các nghiên cứu trước về sở hữu gia đình và cấu trúc vốn 16 2.4. Khoảng trống nghiên cứu 19 2.5. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Quy trình nghiên cứu 23 3.2. Phương pháp của các nghiên cứu trước 24 3.3. Mô hình nghiên cứu 25 3.4. Dữ liệu nghiên cứu 28 3.5. Phương pháp ước lượng 29 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Phân tích dữ liệu 30 4.2. Biện luận và kiểm định hiện tượng nội sinh 31 4.3. Kết quả hồi quy SGMM 32
  3. ii 4.4. Kiểm định tính vững của kết quả hồi quy SGMM 35 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 35 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 38 5.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu của luận án 38 5.2. Đóng góp và hàm ý của nghiên cứu 38 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai 39
  4. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự phát triển của các công ty gia đình tại Việt Nam Sở hữu gia đình có vai trò thiết yếu và đóng góp to lớn với nền kinh tế Việt Nam (PwC, 2021; Dinh & Calabro, 2018). Sự phát triển nhanh chóng và những đóng góp tích cực của các công ty gia đình với nền kinh tế cho thấy các ưu điểm của hình thức sở hữu gia đình, bao gồm tinh thần khởi nghiệp, sự sáng tạo trong việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu quốc gia (Tien, 2021). Rất nhiều sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng sáng tạo gắn liền với tên tuổi công ty có sở hữu gia đình, ngay trong dữ liệu nghiên cứu của luận án, ví dụ như Bánh mì Kinh đô, Bút bi Thiên Long, Nhà Hòa Bình, Nội thất Hòa Phát, Tôn Hoa Sen, Thủy sản Minh Phú… Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý công ty gia đình dựa trên các cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh, quản trị tài chính lâu đời có ý nghĩa rất lớn để nâng cao hiệu quả hoạt động và sự bền vững của các công ty gia đình, từ đó đóng góp cho cả nền kinh tế và xã hội. 1.1.2. Bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết Lý thuyết khoa học về vai trò của sở hữu gia đình đã được hình thành và phát triển nhanh chóng trên thế giới từ hơn 30 năm qua, và là đề tài được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu và công bố về quản
  5. 2 trị kinh doanh và tài chính trên thế giới (Villalonga & Amit, 2020). Khi các nghiên cứu khoa học về sở hữu gia đình phát triển mạnh, các nhánh nghiên cứu được mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Về chiều sâu, các nghiên cứu được thực hiện chuyên biệt trong những lĩnh vực quan trọng của khoa học quản trị, tiêu biểu trong số đó là quản trị hiệu quả kinh doanh (Dyer, 2018), cấu trúc vốn (Hansen & Block, 2021), quản trị rủi ro và tài chính (Gottardo & Moisello, 2017). Về chiều rộng, tiếp sau các nghiên cứu ở các nước phát triển, các nền kinh tế đang phát triển và các đặc điểm quốc gia cụ thể cũng được tập trung nghiên cứu trong mười năm gần đây, đặc biệt là các nền kinh tế trong khu vực châu Á với đặc thù văn hóa phương Đông, trong đó có Việt Nam (Dinh & Calabro, 2018). Hơn nữa, tại Việt Nam các nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình đến hoạt động của công ty chỉ mới xuất hiện từ vài năm gần đây và chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức (Nguyen & Vo, 2015; Tien, 2021). Các chủ đề nghiên cứu cũng chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa sở hữu gia đình với hiệu quả kinh doanh của công ty, và dưới dạng các nghiên cứu lặp lại nghiên cứu đi trước, với bối cảnh dữ liệu của các công ty tại Việt Nam. Do đó, việc mở rộng nghiên cứu về vai trò của sở hữu gia đình và các đặc thù của gia đình đối với chính sách quản trị tài chính, cụ thể là cấu trúc vốn của công ty, có tiềm năng đóng góp vào hiểu biết khoa học về quản trị công ty gia đình. 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các lý thuyết cấu trúc vốn đã cho thấy sở hữu gia đình làm cho các công ty có những quyết định tài chính khác biệt dưới tác động của
  6. 3 chi phí đại diện (agency cost), chi phí phá sản (bankruptcy cost), và sự bất đối xứng thông tin (Schmid, 2013; Molly & ctg, 2019; Gottardo & Moisello, 2019; Hansen, 2021). Nhiều nghiên cứu trước đã chứng minh có sự tách biệt giữa chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty ra quyết định, từ đó tác động đến cấu trúc vốn của các công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ sở hữu công ty và người đại diện công ty cùng là một chủ thể, chính là gia đình nắm quyền sở hữu, quản trị và điều hành công ty thì các lý thuyết cấu trúc vốn chưa giải thích cơ chế hình thành quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty này. Do đó, cần đi sâu vào tìm hiểu vai trò của sở hữu gia đình, không chỉ là việc sở hữu công ty, mà còn là giá trị của công ty đối với gia đình qua nhiều thế hệ, để bổ sung vào các nghiên cứu trước theo lý thuyết cấu trúc vốn. Bên cạnh đó, các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn hầu như chỉ tập trung xem xét các yếu tố kinh tế tác động đến việc ra quyết định tài trợ công ty, trong khi theo các lý thuyết hành vi công ty, việc ra quyết định chiến lược, bao gồm cả quyết định cấu trúc vốn của của công ty, bị tác động bởi yếu tố tâm lý của người ra quyết định chứ không chỉ bị tác động bởi những yếu tố kinh tế (Michiels & Molly, 2017). Do chưa xem xét tác động của các yếu tố tâm lý - phi kinh tế, nên các nghiên cứu về tác động của sở hữu gia đình theo lý thuyết cấu trúc vốn có kết quả không đồng nhất với nhau. Hơn nữa, các chu kỳ phát triển kinh tế cũng đi kèm với các giai đoạn khó khăn, khủng hoảng ở bối cảnh kinh tế toàn cầu, hoặc một lĩnh vực, một quốc gia cụ thể. Đại dịch Covid-19 vừa qua tác động mạnh
  7. 4 mẽ đến kinh tế thế giới, mỗi công ty đều phải đứng trước những khó khăn về nguồn lực, về đầu ra kinh doanh cũng như sụt giảm doanh thu, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Khi đó, các quyết định chiến lược của doanh nghiệp cũng bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố tâm lý, tình cảm của người đại diện doanh nghiệp, trong khi các lý thuyết cấu trúc vốn hiện tại dù đã đưa ra cơ chế nhưng chưa bao quát các yếu tố này (Hansen & Block, 2021; Michiels & Molly, 2017). Do đó, việc nghiên cứu tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của các công ty có thể lấp đầy khoảng trống nghiên cứu nêu trên. Việc khám phá các yếu tố tâm lý và phi kinh tế đến cấu trúc vốn công ty có tiềm năng bổ sung và đóng góp vào lý thuyết cấu trúc vốn cũng như lý thuyết hành vi đại diện. Vì các lý do này, tác giả chọn đề tài nghiên cứu về “Tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp”. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận án là bổ sung các yếu tố tâm lý - phi kinh tế của gia đình vào lý thuyết cấu trúc vốn để giải thích cơ chế hình thành cấu trúc vốn của các công ty. Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể được trình bày như sau: (i) Phân tích mối quan hệ giữa sở hữu gia đình, CEO thuộc gia đình đối với cấu trúc vốn của các công ty. (ii) Phân tích mối quan hệ giữa thế hệ gia đình, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị và tài sản tình cảm xã hội của gia đình đối với cấu trúc vốn của các công ty.
  8. 5 (iii) Phân tích vai trò điều tiết của sở hữu gia đình, CEO thuộc gia đình, thế hệ gia đình, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị, tài sản tình cảm xã hội của gia đình đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng và cấu trúc vốn các công ty. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về các mối quan hệ giữa (1) sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội của gia đình với cấu trúc vốn của công ty, (2) tác động điều tiết của các yếu tố này đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng và cấu trúc vốn của công ty. Trong đó, khái niệm sở hữu gia đình bao gồm trạng thái công ty thuộc sở hữu của một gia đình và mức độ kiểm soát sự sở hữu qua việc cử thành viên gia đình làm CEO; khái niệm tài sản tình cảm xã hội được đo lường qua (1) thế hệ gia đình quản trị công ty, (2) tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị, (3) tài sản tình cảm xã hội – là biến đa chiều gồm 3 yếu tố là tỷ lệ sở hữu vốn của gia đình, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị, và tỷ lệ thành viên gia đình tham gia điều hành công ty. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung là mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội của gia đình đối với cấu trúc vốn. Đối tượng khảo sát là các công ty niêm yết tại Việt Nam và dữ liệu khảo sát trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
  9. 6 1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Đóng góp đầu tiên là bổ sung bằng chứng về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam, đóng góp này có ý nghĩa trong bối cảnh có rất ít nghiên cứu về đề tài này với dữ liệu cập nhật kéo dài qua 11 năm từ các công ty Việt Nam. Ý nghĩa tiếp theo là việc cung cấp bằng chứng về tác động trực tiếp của tài sản tình cảm xã hội của gia đình đến cấu trúc vốn của các công ty Việt Nam. Đây chính là yếu tố tâm lý và hành vi quan trọng nhất của các công ty gia đình khi đối chiếu với các công ty không có sở hữu gia đình. Mối quan hệ này đã được nghiên cứu ở một số quốc gia phát triển, tuy nhiên lý thuyết khoa học đang cần có nhiều bằng chứng hơn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và khu vực châu Á (Molly & ctg., 2019). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc khám phá vai trò điều tiết của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng và cấu trúc vốn. Theo lý thuyết hành vi đại diện (behavioural agency model), hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng có vai trò quan trọng trong các quyết định chiến lược của công ty, nhất là công ty gia đình (Baixauli-Soler & ctg., 2021; Swab & ctg., 2020), tuy nhiên vai trò này chưa được nghiên cứu đầy đủ trong mối quan hệ với cấu trúc vốn của các công ty gia đình (Hansen & Block, 2021; Moussa & Elgiziry, 2019).
  10. 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN 2.1.1. Lý thuyết của Modigliani và Miller Modigliani và Miller (MM) cho rằng giá trị của các công ty không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn của chúng trong một thị trường hoàn hảo, trong đó không có thuế, không có sự khác biệt về thông tin và chi phí giao dịch. Do đó, một công ty không thể thay đổi giá trị của nó bằng cách thay đổi cấu trúc vốn, cách duy nhất để thay đổi giá trị của một công ty là thay đổi dòng tiền hoặc chi phí vốn của công ty đó (Ross & ctg., 2013; Welch, 2011). Với thị trường không hoàn hảo, lý thuyết MM bổ sung thêm vai trò của thuế và chi phí khó khăn tài chính, khi dùng đòn bẩy tài chính làm giảm thuế thu nhập, thì chi phí vốn chủ sở hữu cũng tăng tương ứng vì rủi ro do căng thẳng tài chính gia tăng (Ross & ctg., 2013). Nếu thuế làm tăng giá trị của công ty dùng đòn bẩy tài chính, thì chi phí khó khăn tài chính thực hiện vai trò ngược lại. Các hiệu ứng trái ngược này giữ cho cấu trúc vốn cân bằng ở một điểm nhất định (Brealey & ctg., 2014). Luận án sử dụng những nguyên lý nền tảng của lý thuyết MM về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị công ty, đồng thời bổ sung vai trò của những yếu tố phi kinh tế theo các lý thuyết kinh tế học hành vi để xem xét cơ chế hình thành cấu trúc vốn, từ đó làm rõ hơn sự khác biệt và nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc vốn của công ty gia đình so với công ty không có sở hữu gia đình.
  11. 8 2.1.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) Lý thuyết đánh đổi giải thích việc hình thành cấu trúc vốn của một công ty qua cơ chế đánh đổi giữa một bên là lợi ích về thuế của nợ vay và một bên là chi phí phá sản (bankruptcy cost) tiềm ẩn khi sử dụng nợ vay. Khi sử dụng nợ vay, công ty đánh đổi giữa phần giá trị tăng thêm khi có lá chắn thuế và giảm chi phí đại diện, với phần giá trị giảm đi khi tăng chi phí khó khăn tài chính (financial distress cost), bao gồm chi phí phá sản và các chi phí vận hành, pháp lý khác. Do chi phí khó khăn tài chính ngày càng tăng khi vay nợ nhiều hơn, các công ty dù muốn cũng không thể được tài trợ hoàn toàn bởi nợ vay (Ross & ctg., 2013). Theo lý thuyết đánh đổi, sở hữu gia đình làm cho công ty có sự thay đổi về chi phí đại diện, từ đó làm thay đổi cấu trúc vốn của các công ty. Với công ty không có sở hữu gia đình, chi phí đại diện phát sinh trong hai mối quan hệ, đó là giữa các cổ đông và nhà quản trị, và giữa các cổ đông với các chủ nợ. Tuy nhiên, với công ty gia đình, còn có các mối quan hệ đại diện khác giữa các cổ đông thuộc gia đình với các cổ đông bên ngoài, và giữa thành viên gia đình với các nhà quản trị (Villalonga & ctg., 2015). Từ đó, lý thuyết đánh đổi đã được áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn từ năm 2003, theo sau nghiên cứu của Anderson & Reeb (2003). Những nghiên cứu này hầu hết xem sở hữu gia đình là một yếu tố tác động đến cấu trúc vốn, và có những kết quả khác nhau.
  12. 9 Với công ty có sở hữu gia đình, mô hình đánh đổi có thể bao gồm các lợi ích và chi phí liên quan đến gia đình, nên cấu trúc vốn có sự khác biệt. Do đó luận án biện luận và xây dựng các giả thuyết về tác động của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội đến cấu trúc vốn vừa theo lăng kính của lý thuyết đánh đổi, vừa theo lý thuyết hành vi đại diện. 2.1.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty tuân theo một trật tự phân hạng khi cần vốn cho hoạt động kinh doanh, bắt đầu từ các nguồn vốn nội bộ (lợi nhuận giữ lại của công ty), tiếp theo là nguồn vốn vay từ bên ngoài, và cuối cùng là nguồn vốn từ phát hành thêm cổ phần. Lập luận chính yếu sau lý thuyết này là thông tin bất đối xứng và hệ quả của nó là sự lựa chọn ngược chiều (adverse selection) – nghĩa là các nhà quản trị công ty có nhiều thông tin nội bộ về hoạt động và hiệu quả của công ty hơn là những người ngoài công ty (Myers & Majluf, 1984). Khác với những nghiên cứu trước theo lý thuyết trật tự phân hạng, luận án bổ sung vai trò của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội vào việc tuân theo trật tự phân hạng khi có tình trạng thông tin bất đối xứng và lựa chọn ngược chiều.
  13. 10 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TY GIA ĐÌNH VÀ TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI 2.2.1. Khái niệm sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội 2.2.1.1. Khái niệm sở hữu gia đình Sở hữu gia đình là loại hình sở hữu công ty phổ biến nhất và có đóng góp quan trọng nhất cho các nền kinh tế trên toàn thế giới (Miroshnychenko & ctg., 2020). Có ba đặc điểm chung trong định nghĩa sở hữu gia đình được sử dụng và chấp nhận rộng rãi trong các nghiên cứu trước, đó là sự sáng lập; sở hữu vốn và tham gia quản trị. Nói cách khác, công ty có sở hữu gia đình là công ty do một hay nhiều thành viên gia đình tham gia sáng lập, sở hữu phần vốn chi phối hoạt động công ty và có cử thành viên gia đình tham gia quản trị, điều hành công ty (Araya-Castillo & ctg., 2022; Villalonga & Amit, 2020). Một số tác giả khác phân tích sâu hơn các khía cạnh này, đầu tiên là tiêu chí công ty phải do thành viên gia đình tham gia sáng lập và mong muốn chuyển giao cho các thế hệ gia đình tiếp theo (Sonfield & Lussier, 2004). Hơn nữa, gia đình phải sở hữu vốn chi phối hoạt động công ty, tùy theo loại hình công ty niêm yết hay chưa niêm yết và quy định pháp luật ở từng quốc gia mà tỷ lệ sở hữu vốn của gia đình tối thiểu có sự thay đổi, đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ sở hữu vốn của gia đình trên 20% là mức được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước (Villalonga & Amit, 2020). Sau cùng là việc các thành viên gia đình tham gia quản trị hoặc làm CEO của công ty (De Massis & ctg., 2015).
  14. 11 Để nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và cấu trúc vốn, luận án đi sâu vào đánh giá vai trò của sở hữu gia đình nói chung và vai trò của CEO thuộc gia đình nói riêng, do sở hữu gia đình không chỉ là việc sở hữu vốn công ty, mà còn là việc cử thành viên gia đình làm CEO (Baek & ctg., 2016; Camisón-Zornoza & ctg., 2020). 2.2.1.2. Khái niệm tài sản tình cảm xã hội (Socioemotional wealth) Tài sản tình cảm xã hội là khái niệm gắn liền với các công ty gia đình (Gomez-Mejia & ctg. (2007), và được định nghĩa là “các khía cạnh phi tài chính của công ty đáp ứng nhu cầu tình cảm của gia đình (sở hữu công ty), như sự nhận dạng, khả năng thực hiện sự ảnh hưởng của gia đình, và sự kế thừa của gia đình qua các thế hệ” (Baixauli-Soler & ctg., 2021). Theo đó, các gia đình sở hữu công ty nhìn nhận công ty như một tài sản có ý nghĩa quan trọng với gia đình, không đo lường qua giá trị tài chính, mà là các giá trị phi tài chính. Để bảo tồn tài sản tình cảm xã hội, công ty gia đình có thể hy sinh các tài sản tài chính hoặc quyền lợi của gia đình để đảm bảo công ty phát triển bền vững (Swab & ctg., 2020). Theo sau công trình của (Berrone & ctg., 2012), các nghiên cứu trước nhìn nhận tài sản tình cảm xã hội là một khái niệm đa chiều gồm sự kiểm soát và ảnh hưởng của gia đình, sự nhận diện của gia đình với công ty, mong muốn chuyển giao công ty cho thế hệ kế thừa, kết nối xã hội thông qua công ty và cuối cùng là sự gắn kết tình cảm với công ty. Vì là một khái niệm nhiều khía cạnh, nên các nghiên cứu trước đo lường tài sản tình cảm xã hội theo dữ liệu sơ cấp hoặc theo dữ liệu thứ cấp. Với nguồn dữ liệu thứ cấp, có hai hướng
  15. 12 được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước. Một là đo lường qua các biến đại diện cho một hoặc một số khía cạnh của tài sản tình cảm xã hội, như tỷ lệ sở hữu vốn của gia đình, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị và thế hệ gia đình tại công ty. Để đo lường tài sản tình cảm xã hội tổng quát hơn, một số nghiên cứu dùng nhiều biến đại diện để đo lường tài sản tình cảm xã hội qua phân tích nhân tố, cụ thể gồm ba yếu tố là tỷ lệ sở hữu cổ phần, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị, và tỷ lệ thành viên gia đình tham gia điều hành (Cambrea & ctg., 2022; Gomez-Mejia & ctg., 2018). Để phân tích tổng quát hơn về mối quan hệ giữa tài sản tình cảm xã hội với cấu trúc vốn, luận án xem xét các khía cạnh thể hiện tài sản tình cảm xã hội gồm thế hệ gia đình, tỷ lệ thành viên gia đình tham gia quản trị, cũng như vai trò tổng quát của tài sản tình cảm xã hội. 2.2.2. Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) Lý thuyết triển vọng bổ sung các yếu tố tâm lý vào hành vi ra quyết định quan trọng của con người, khác với các lý thuyết cổ điển chủ yếu tập trung vào các yếu tố tài chính, vật chất (Thaler, 2005). Khi đứng trước các tình huống phải ra quyết định và chấp nhận rủi ro, người ra quyết định sẽ so sánh kết quả triển vọng với điểm tham chiếu (reference point). Nếu kết quả triển vọng theo các phương án khả thi vượt qua điểm tham chiếu, người ra quyết định sẽ có cảm nhận thắng lợi (gain), ngược lại thì người ra quyết định sẽ có cảm nhận thua lỗ (loss). Theo đó, lý thuyết triển vọng cho rằng con người có hành vi e ngại rủi ro (risk aversion) khi phải chọn lựa giữa các tình huống thắng lợi; ngược lại khi phải chọn lựa giữa các tình huống
  16. 13 thua lỗ thì con người có hành vi tìm kiếm rủi ro (risk seeking) (Bromiley, 1991) để nhằm khắc phục thua lỗ, hay còn gọi là tâm lý e ngại thua lỗ (loss aversion). Dựa trên lý thuyết triển vọng, luận án xem xét tác động khác nhau của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn của các công ty giữa vùng thắng lợi và vùng thua lỗ, vì cấu trúc vốn của công ty cũng là một hình thức chấp nhận rủi ro (Greve, 1998; Poletti-Hughes & Williams, 2019). Do công ty gia đình có sự khác biệt về điểm tham chiếu với công ty không có sở hữu gia đình, nên cấu trúc vốn trong vùng thắng lợi và vùng thua lỗ cũng có thể khác biệt. 2.2.3. Lý thuyết hành vi đại diện (Behavioral agency model) Lý thuyết Hành vi đại diện được Wiseman & Gomez-Mejia (1998) đề xuất qua việc kết hợp lý thuyết triển vọng (Prospect theory) với lý thuyết đại diện (Agency theory) để đưa ra một cách giải thích bao quát về việc người đại diện công ty sẽ nhìn nhận, đánh giá và ra quyết định chiến lược liên quan đến rủi ro như thế nào. Theo lý thuyết đại diện, cơ chế chuyển giao việc gánh chịu rủi ro (risk bearing) từ chủ thể (principal) qua người đại diện (agent) làm cho một phần thu nhập của người đại diện cũng chịu rủi ro. Gánh chịu rủi ro thể hiện rủi ro cảm nhận đối với người đại diện đi kèm với rủi ro thất nghiệp hoặc các nguy cơ khác về thu nhập, tài sản của người đại diện (Gomez-Mejia & ctg., 2018). Lý thuyết hành vi đại diện được đề xuất để đưa ra giải thích đầy đủ và chi tiết hơn về các hành vi liên quan đến hai khái niệm rủi ro và đại diện, vốn luôn xuất hiện đồng thời trong hoạt động quản trị
  17. 14 doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, người đại diện có tâm lý e ngại rủi ro cao hơn để đáp lại sự gánh chịu rủi ro tăng thêm, nghĩa là sự gánh chịu rủi ro điều tiết một phần khuôn khổ chấp nhận rủi ro. Dưới tình huống thắng lợi, người ra quyết định cảm nhận rủi ro nhiều hơn vì họ có nhiều thứ để mất – chính là sự tăng trưởng giá trị được dự báo. Ngược lại, khi đứng trước tình huống thua lỗ, người ra quyết định cảm nhận rủi ro ít hơn vì dù sao tài sản cũng đã bị thua lỗ (Chua & ctg., 2015). Về tâm lý, điều này giải thích vì sao người ra quyết định hành động một cách thận trọng khi đứng trước tình huống có lợi nhuận / tăng trưởng (phần tài sản tăng thêm dự kiến cũng có tính rủi ro), nhưng lại chấp nhận rủi ro cao hơn khi đối đầu với tình huống thua lỗ (không có gì để mất ngoài chính khoản thua lỗ đó). Khi quản trị công ty, các gia đình sẽ đánh giá những thua lỗ hoặc thắng lợi về tài chính và tình cảm xã hội dựa trên điểm tham chiếu là khả năng bị tổn thương (vulnerability) của công ty. Theo các nghiên cứu về hành vi công ty (Gomez-Mejia & ctg., 2019; Wiseman & Bromiley, 1996) thì nguồn chính yếu dẫn đến sự tổn thương của công ty là hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng (performance below aspiration). Khi hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng, khả năng bị tổn thương của công ty tăng cao, nên gia đình sở hữu công ty cảm nhận áp lực cao hơn trong việc cải thiện tình hình tài chính công ty để khắc phục thua lỗ (Iyer & Miller, 2008). Khi đó, các hình thức rủi ro được tìm kiếm và chấp nhận là tăng cường đầu tư (Chrisman & Patel, 2012; Mazzelli & ctg., 2019), đổi mới (Lu & Wong, 2019), chấp nhận biến động lợi nhuận (Le & Lee, 2021). Tương tự như vậy, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng và cấu trúc
  18. 15 vốn cũng được hình thành. Vì cấu trúc vốn là một yếu tố đặc trưng cho rủi ro, nên cũng bị tác động tích cực bởi hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng (Hoskisson & ctg., 2017). Do trong bối cảnh thua lỗ, người đại diện công ty ra quyết định sẽ có tâm lý e ngại thua lỗ, nghĩa là chấp nhận rủi ro cao hơn, nên cũng sẽ có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn, mối quan hệ này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu thực nghiệm (Mahto & Khanin, 2015; Schumacher & ctg., 2020). Đối với công ty có sở hữu gia đình, mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng với cấu trúc vốn có thể chịu tác động điều tiết của sở hữu gia đình và tài sản tình cảm xã hội (Hansen & Block, 2021), đó cũng là một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án. Với các nội dung trên, lý thuyết hành vi đại diện có tiềm năng kết hợp với các lý thuyết cấu trúc vốn để giải thích cơ chế tác động của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn của các công ty (Gottardo & Moisello, 2016; Michiels & Molly, 2017; Moussa & Elgiziry, 2019). Từ đó, luận án xác định điểm tham chiếu để xem xét vùng thua lỗ hay thắng lợi trong việc ra quyết định về cấu trúc vốn là hoạt động kinh doanh dưới kỳ vọng, theo sau các nghiên cứu trước về quản trị tài chính (Correa, 2020; Gomez-Mejia & ctg., 2019; Patel & Chrisman, 2014).
  19. 16 2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA SỞ HỮU GIA ĐÌNH, TÀI SẢN TÌNH CẢM XÃ HỘI VỚI CẤU TRÚC VỐN 2.3.1. Các nghiên cứu về cấu trúc vốn và vai trò của sở hữu gia đình 2.3.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Các nghiên cứu trước ở ngoài nước về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và sự kiểm soát của gia đình đến cấu trúc vốn công ty có kết quả nghiên cứu không đồng nhất. Trong khi một số nghiên cứu khám phá mối quan hệ cùng chiều của sở hữu gia đình đến cấu trúc vốn của công ty (Baek & ctg., 2016; Díaz-Díaz & ctg., 2022; Fardnia & ctg., 2023; Ramalho & ctg., 2018; T. K. Tran & Nguyen, 2023); thì một số nghiên cứu khác lại cho thấy mối quan hệ này là trái chiều (Ampenberger & ctg., 2013; Haider & ctg., 2021; Jansen & ctg., 2022; Segura & Formigoni, 2014; Strebulaev & Yang, 2013); và cũng có các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chữ U, hoặc sở hữu gia đình có quan hệ với việc không sử dụng vốn vay (zero-leverage) (Amin & Liu, 2020; Anderson & Reeb, 2003b; Poletti-Hughes & Martínez, 2022). Một trong những lý giải về sự khác biệt này, là do các nghiên cứu cho đến nay hầu như chỉ tập trung xem xét các yếu tố kinh tế tác động đến việc ra quyết định tài trợ công ty, trong khi người ra quyết định luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phi kinh tế, mang tính tâm lý và tình càm tác động (Hansen & Block, 2021; Michiels & Molly, 2017).
  20. 17 2.3.1.2. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở Việt Nam cho đến nay đi theo hai hướng chính. Một là kiểm định lại các giả thuyết về mối quan hệ của các nhân tố tác động (determinants) đến cấu trúc vốn theo các lý thuyết cấu trúc vốn, với bối cảnh nghiên cứu và dữ liệu thu thập từ Việt Nam, một nước đang phát triển (Vo, 2017; Nguyen & Nguyen, 2020). Hướng nghiên cứu tiếp theo là việc tập trung vào vai trò của các yếu tố quản trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn và giải thích theo các lý thuyết cấu trúc vốn. Nguyễn Hải Yến (2020) nghiên cứu về vai trò của CEO với cấu trúc vốn; Lý Phương Thùy & ctg. (2019) cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có quan hệ hai chiều với cấu trúc vốn; trong khi đó Nguyễn Văn Thuận & Nguyễn Thị Thu Thủy (2020) cho thấy có bằng chứng về tác động cùng chiều của thành viên hội đồng quản trị độc lập và sự tham gia quản trị của cổ đông với cấu trúc vốn công ty. 2.3.2. Các nghiên cứu về đặc điểm của sở hữu gia đình Các nghiên cứu trước đã đào sâu hơn vào các yếu tố của sở hữu gia đình đến quản trị công ty, như vai trò của sự kiểm soát của gia đình (family control) hay sự gắn bó của gia đình (family involvement) đối với cấu trúc vốn công ty (Baek & ctg., 2016; Comino-Jurado & ctg., 2021b; Gottardo & Moisello, 2019). Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mới dùng ở một khái niệm đơn lẻ về tài sản tình cảm xã hội của gia đình sở hữu công ty, mà chưa xét đến tâm lý e ngại thua lỗ và các tài sản tình cảm xã hội khác của gia đình theo lý thuyết hành vi đại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2