intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sử học: Vạn kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình tổ chức, xây dựng, vị trí và vai trò của đại bản doanh Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII, trên cơ sở đó chỉnh lý, bổ sung một số tư liệu liên quan tới vùng đất này, cũng như tư liệu liên quan tới cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỷ X, XI và cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thế kỷ XIII của dân tộc,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sử học: Vạn kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> LÊ DUY MẠNH<br /> <br /> VẠN KIẾP TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM<br /> TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XIII<br /> <br /> Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số: 62 22 03 13<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI,<br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS. TS. Nguyễn Đức Nhuệ<br /> 2. PGS. TS. Hà Mạnh Khoa<br /> Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Quang Hải<br /> Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br /> Học viện họp tại...., Học viện Khoa học xã hội, vào hồi...<br /> giờ .... phút, ngày ... tháng .....năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> + Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> + Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> + Thư viện Viện Sử học.<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, giai đoạn từ thế kỷ X<br /> đến thế kỷ XIII, dân tộc ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược rất lớn<br /> của quân Tống, quân Mông - Nguyên. Trong các cuộc tiến quân xuống Đại<br /> Việt, quân xâm lược thường đi đường thuỷ vào sông Bạch Đằng rồi ngược vào<br /> sông Kinh Thầy, tập kết ở Vạn Kiếp, cùng với cánh quân bộ từ Lạng Sơn<br /> xuống tạo thành hai gọng kìm tấn công vào Thăng Long. Khi bị thua, chúng<br /> cũng thường tập kết tại đây trước khi rút về nước.<br /> Tổ tiên ta từ xưa đã thấu hiểu vị trí quan trọng của Vạn Kiếp, đã chọn và<br /> xây dựng nơi đây thành chiến trường lợi hại. Thời Thục Phán An Dương<br /> Vương, tướng Cao Lỗ đã xây dựng phòng tuyến quân sự tại sông Bình Giang<br /> (sông Lục Đầu) để chống giặc phương Bắc. Những năm đầu Công Nguyên,<br /> khu vực Vạn Kiếp là bãi chiến trường lớn - nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt<br /> giữa nghĩa quân của Hai Bà Trưng với Mã Viện. Trong cuộc kháng chiến<br /> chống Tống năm 981, tại Vạn Kiếp đã diễn ra trận đánh lớn giữa quân đội Đại<br /> Cồ Việt và quân Tống xâm lược. Năm 1077, danh tướng Lý Thường Kiệt đã<br /> xây dựng một chốt thuỷ quân rất lớn ở Vạn Xuân (Lục Đầu). Thế kỷ XIII,<br /> Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp để đặt đại bản doanh;<br /> xây dựng tuyến phòng thủ quân sự vùng Đông Bắc để chống quân Mông Nguyên xâm lược.<br /> Đánh giá vị trí, vai trò của Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế<br /> kỷ X đến thế kỷ XIII, trên cơ sở đó rút ra những bài học về phát triển kinh tế<br /> và củng cố quốc phòng, kết hợp giữa trung ương và địa phương, việc chuẩn bị<br /> lực lượng vũ trang, chuẩn bị chiến trường là việc làm cần thiết mà ngày nay<br /> cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện<br /> mới của đất nước, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.<br /> Nhiên cứu, tìm hiểu về Vạn Kiếp, dù được tiếp cận ở nhiều góc độ khác<br /> nhau (như sử học, văn hóa, khảo cổ học…), nhưng cho đến hiện tại, chưa có<br /> một công trình sử học nào nghiên cứu về Vạn Kiếp trong lịch sử chống ngoại<br /> xâm, đặc biệt là ở thế kỷ X đến XIII. Đây là một “khoảng trống” cần được bổ<br /> khuyết trong quá trình nhận thức toàn diện về một căn cứ quân sự quan trọng<br /> nhất ở phía Đông kinh đô Thăng Long.<br /> Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: Vạn Kiếp trong lịch sử chống<br /> ngoại xâm (từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII) là luận án tiến sĩ sử học nhằm góp<br /> phần nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn vị trí và vai trò của Vạn Kiếp trong<br /> lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, trên cơ sở đó rút ra những bài học có thể<br /> vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích: Luận án nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình tổ chức, xây<br /> dựng, vị trí và vai trò của đại bản doanh Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến<br /> chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII. Trên cơ sở đó chỉnh lý, bổ sung<br /> một số tư liệu liên quan tới vùng đất này, cũng như tư liệu liên quan tới cuộc<br /> kháng chiến chống quân Tống thế kỷ X, XI và cuộc kháng chiến chống quân<br /> Mông - Nguyên thế kỷ XIII của dân tộc. Nghiên cứu, xác định hệ thống dấu<br /> tích, địa danh liên quan đến đại bản doanh Vạn Kiếp thời Trần.<br /> 2.2. Nhiệm vụ: Luận án tái hiện lại lịch sử khu vực Vạn Kiếp, trong đó tập<br /> trung khát quát điều kiện địa lý tự nhiên của Vạn Kiếp cũng như truyền thống<br /> đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc; làm rõ những nội dung cơ bản thuộc<br /> về quá trình tổ chức, xây dựng đại bản doanh Vạn Kiếp. Phân tích những đặc<br /> điểm, vai trò của Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế<br /> kỷ X đến thế kỷ XIII.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là vùng Vạn Kiếp, trong<br /> đó tập trung nghiên cứu làm rõ quá trình tổ chức xây dựng, phát triển, đặc<br /> điểm và vai trò của Vạn Kiếp trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm<br /> lược thế kỷ X. XI và cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược<br /> cuối thế kỷ XIII.<br /> 3.2. Phạm vi:<br /> - Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong khoảng thời<br /> gian từ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981, đến kết thúc<br /> cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược năm 1288.<br /> - Về không gian: Giới hạn đề tài luận án nghiên cứu là khu vực Vạn Kiếp<br /> mà hiện tại bao gồm thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, và vùng phụ cận thuộc<br /> huyện Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành (Hải Dương), huyện Gia Bình, Quế<br /> Võ (Bắc Ninh), huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng (Bắc Giang).<br /> 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Phương pháp luận<br /> Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh<br /> về chiến tranh giải phóng dân tộc, cũng như dựa trên đường lối quân sự của<br /> Đảng để đi sâu nghiên cứu các nội dung liên quan tới đề tài.<br /> 4.2. Phương pháp chuyên ngành<br /> Đề tài sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương<br /> pháp logic. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như<br /> khảo cổ học, so sánh, điền dã, văn bản học...<br /> 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br /> - Luận án trình bày tương đối đầy đủ, có hệ thống về đại bản doanh Vạn<br /> Kiếp và đóng góp của vùng đất này trong các cuộc kháng chiến chống ngoại<br /> xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.<br /> 2<br /> <br /> - Góp phần bổ sung một số tư liệu lịch sử liên quan tới Vạn Kiếp và cuộc<br /> kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên xâm lược của dân tộc.<br /> - Làm rõ vị trí và vai trò của Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống<br /> ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII.<br /> - Góp phần nhỏ vào việc tổng kết, nghiên cứu, biên soạn về lịch sử cổ trung<br /> đại Việt Nam tỉnh Hải Dương.<br /> - Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống<br /> ngoại xâm của quân và dân Hải Dương.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br /> Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin, đặc biệt là những<br /> quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, có nghĩa là không nghiên cứu những<br /> mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các<br /> mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau<br /> của xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra những quy luật chung nhất của<br /> sự vận động, phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt của đời sống<br /> xã hội trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản nhất của các<br /> giai đoạn phát triển của xã hội loài người.<br /> 7. Cơ cấu của luận án<br /> Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung<br /> của luận án gồm 4 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu<br /> Chương 2: Vạn Kiếp trong kháng chiến chống quân Tống xâm lược thế<br /> kỷ X và XI<br /> Chương 3: Vạn Kiếp trong kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm<br /> lược cuối thế kỷ XIII<br /> Chương 4: Đặc điểm, vai trò, bài học kinh nghiệm của Vạn Kiếp trong lịch<br /> sử chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Những công trình nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại<br /> xâm từ thế kỷ X đến thế kỷ XIII có liên quan đến Vạn Kiếp<br /> Nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỷ X đến<br /> thế kỷ XIII có liên quan đến Vạn Kiếp đã thu hút sự quan tâm của đông đảo<br /> các nhà nghiên cứu. Tính đến nay đã có 33 bài viết, công trình nghiên cứu<br /> về vấn đề này. Điều đó giúp cho việc nhận thức, đánh giá về căn cứ quân sự<br /> Vạn Kiếp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ngày càng sáng tỏ<br /> hơn, chính xác hơn.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1