intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

Chia sẻ: Nghiệt đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

177
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là góp phần xây dựng những vấn đề lý luận pháp lý về thanh tra lao động; đánh giá hệ thống pháp luật về thanh tra lao động hiện hành và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật thanh tra lao động để nâng cao năng lực của thanh tra lao động Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> KHOA LUẬT<br /> <br /> ĐỖ THỊ THU HIỀN<br /> <br /> THANH TRA LAO ĐỘNG<br /> THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM<br /> Chuyên ngành : Luật kinh tế<br /> Mã số<br /> <br /> Công trình được hoàn thành<br /> tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. Lưu Bình Nhưỡng<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> : 60 38 50<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br /> họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2011<br /> <br /> Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2011.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại<br /> Trung tâm tư liệu - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Trung tâm tư liệu - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br /> <br /> 2.1.3.2.<br /> 2.2.<br /> Trang<br /> <br /> Trang phụ bìa<br /> Lời cam đoan<br /> Mục lục<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA VÀ THANH<br /> <br /> 1<br /> 5<br /> <br /> TRA LAO ĐỘNG<br /> <br /> 1.1.<br /> 1.1.1.<br /> 1.1.2.<br /> 1.1.3.<br /> 1.1.3.1.<br /> 1.1.3.2.<br /> 1.1.4.<br /> 1.2.<br /> 1.2.1.<br /> 1.2.2.<br /> 1.2.3.<br /> 1.2.3.1.<br /> 1.2.3.2.<br /> 1.2.4.<br /> 1.2.5.<br /> 1.2.6.<br /> 1.2.6.1.<br /> 1.2.6.2.<br /> <br /> Những vấn đề chung về thanh tra<br /> Khái niệm thanh tra<br /> Đặc điểm của thanh tra<br /> Phân loại thanh tra<br /> Thanh tra nhà nước<br /> Thanh tra nhân dân<br /> Vị trí, vai trò của thanh tra<br /> Thanh tra lao động - thương binh và xã hội<br /> Vị trí và chức năng của Thanh tra Lao động - Thương binh và<br /> Xã hội<br /> Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Lao động - Thương<br /> binh và xã hội<br /> Tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động - Thương binh<br /> và Xã hội<br /> Tổ chức của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> Hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> Các loại Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> Vai trò của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế<br /> (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới<br /> Thanh tra lao động theo quan niệm của ILO<br /> Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới<br /> Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA<br /> <br /> 5<br /> 5<br /> 9<br /> 10<br /> 11<br /> 13<br /> 13<br /> 15<br /> 16<br /> <br /> Pháp luật về thanh tra lao động<br /> Nội dung cơ bản của pháp luật về Thanh tra lao động<br /> Những quy định của pháp luật về Thanh tra<br /> Những quy định của pháp luật về Thanh tra lao động<br /> Đặc điểm của pháp luật về Thanh tra lao động<br /> Một số nhận xét về pháp luật về Thanh tra lao động<br /> Những ưu điểm của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay<br /> <br /> 2.2.1.2.<br /> 2.2.2.<br /> 2.2.2.1.<br /> 2.2.2.2.<br /> 2.2.2.3.<br /> 2.2.2.4.<br /> 2.3.<br /> 2.3.l.<br /> 2.3.2.<br /> 2.4.<br /> <br /> 17<br /> 17<br /> 18<br /> 20<br /> 24<br /> 27<br /> 27<br /> 30<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 39<br /> 44<br /> 46<br /> 46<br /> <br /> 48<br /> 52<br /> 52<br /> 52<br /> 55<br /> 56<br /> 56<br /> 56<br /> 57<br /> 69<br /> 62<br /> 62<br /> 64<br /> 66<br /> 68<br /> <br /> PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG Ở<br /> VIỆT NAM<br /> <br /> 16<br /> <br /> LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 2.1.<br /> 2.1.1.<br /> 2.1.1.1.<br /> 2.1.1.2.<br /> 2.1.2.<br /> 2.1.3.<br /> 2.1.3.1.<br /> <br /> 2.2.1.<br /> 2.2.1.1.<br /> <br /> Hạn chế của pháp luật về Thanh tra lao động hiện nay<br /> Khái quát thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra lao động<br /> tại việt nam hiện nay<br /> Thực trạng tổ chức của Thanh tra lao động<br /> Thực trạng tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương<br /> binh và Xã hội<br /> Thực trạng tổ chức của Thanh tra Sở Lao động - Thương<br /> binh và Xã hội<br /> Thực trạng hoạt động của Thanh tra lao động<br /> Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo<br /> Hoạt động thanh tra hành chính<br /> Hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động<br /> Hoạt động thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động<br /> Những hạn chế và tồn tại trong tổ chức và hoạt động của<br /> thanh tra lao động<br /> Những hạn chế và tồn tại trong tổ chức của Thanh tra lao động<br /> Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của Thanh tra lao động<br /> Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế<br /> Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN<br /> <br /> 3.1.<br /> 3.1.1.<br /> 3.1.2.<br /> 3.1.3.<br /> 3.2.<br /> 3.2.1.<br /> 3.2.1.1.<br /> 3.2.1.2.<br /> 3.2.1.3.<br /> 3.2.2.<br /> 3.2.3.<br /> 3.2.4.<br /> 3.2.5.<br /> <br /> Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động ở Việt Nam<br /> Xuất phát từ yêu cầu của quan hệ lao động trong bối cảnh<br /> hiện nay<br /> Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về lao động<br /> Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, tồn tại trong<br /> tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động<br /> Giải pháp cụ thể<br /> Hoàn thiện pháp luật về thanh tra<br /> Về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành<br /> Về trách nhiệm của cơ quan thanh tra, Thủ trưởng cơ quan<br /> quản lý nhà nước<br /> Về chế tài xử lý, cưỡng chế đối với đối tượng thanh tra<br /> Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra lao động<br /> Hoàn thiện pháp luật về lao động<br /> Hoàn thiện pháp luật về xử phạt hành chính về hành vi vi<br /> phạm pháp luật lao động<br /> Các giải pháp khác<br /> KẾT LUẬN<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> 68<br /> 68<br /> 70<br /> 70<br /> 72<br /> 72<br /> 73<br /> 76<br /> 76<br /> 76<br /> 79<br /> 81<br /> 81<br /> 84<br /> 86<br /> 91<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> l. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của<br /> cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất<br /> lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước<br /> (Lời nói đầu Bộ luật Lao động năm l994 - sửa đổi, bổ sung năm 2002,<br /> 2006, 2007).<br /> Trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao<br /> động, thế yếu thuộc về người lao động. Người sử dụng lao động, vì lợi ích<br /> kinh tế, luôn có xu hướng vi phạm pháp luật lao động, xâm hại đến quyền<br /> và lợi ích chính đáng của người lao động được pháp luật bảo vệ. Một thực<br /> tế đáng lo ngại là tình hình vi phạm pháp luật lao động ngày càng phức tạp<br /> và gia tăng, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không ngừng tăng qua các<br /> năm, thậm chí rất nghiêm trọng.<br /> Hơn 400 Thanh tra viên lao động thực hiện toàn bộ các hoạt động<br /> thanh tra trong cả nước; khoảng gần 50 vạn doanh nghiệp được thành lập<br /> và hoạt động; 6.250 vụ tai nạn lao động, trong đó có 507 vụ tai nạn lao<br /> động làm 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng và một số vụ tai nạn<br /> nghiêm trọng khác, làm thiệt hại về vật chất là 39.388 tỷ đồng và thiệt hại<br /> về tài sản là 2.7 tỷ đồng… (số liệu thống kê của 63 tỉnh thành, trên phạm<br /> vi cả nước, trong năm 2009) là những "con số biết nói", làm cho bất cứ cá<br /> nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng thấy "giật mình" và lo ngại, đặc biệt đối<br /> với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động là Bộ Lao<br /> động - Thương binh và Xã hội.<br /> Thanh tra lao động là một chức năng không thể thiếu của quản lý nhà<br /> nước về lao động, thực hiện chức năng thanh tra chính sách lao động, an<br /> toàn lao động và vệ sinh lao động, với mục đích cuối cùng là nhằm phòng<br /> ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những<br /> <br /> sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ<br /> quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần nâng<br /> cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, đảm bảo quyền lao<br /> động của người lao động, đảm bảo việc làm nhân văn. Tuy nhiên, kết quả<br /> hoạt động thực tiễn cho thấy hoạt động của thanh tra lao động chưa phát<br /> huy hết hiệu lực và hiệu quả, mục đích đạt được còn rất hạn chế. Câu hỏi<br /> mà ai cũng có thể đặt ra là "Vì sao?".<br /> Trước đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu quản lý nhà nước và sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trước đòi hỏi của<br /> cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, thanh tra lao động nói riêng và<br /> thanh tra nói chung cần phải được nghiên cứu và hoàn thiện, trong đó,<br /> hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động là vấn đề đặt ra cấp thiết, là một<br /> trong những nguyên nhân của thực trạng đáng lo ngại trên.<br /> Đó là lý do lựa chọn, và đồng thời cũng là nhiệm vụ sẽ được giải<br /> quyết trong luận văn này, với đề tài: "Thanh tra lao động theo pháp luật<br /> lao động Việt Nam".<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Trong những năm qua, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,<br /> công trình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra<br /> ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó đáng lưu ý là một số<br /> công trình sau: "Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay",<br /> Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thương Huyền (2009); "Tổ chức<br /> và hoạt động của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội, thực trạng<br /> và giải pháp", Luận văn thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Hồng Diệp<br /> (2009); "Quy trình và phương pháp tiến hành một cuộc thanh tra chính<br /> sách lao động", do Nguyễn Xuân Bân chủ biên (2000), Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội; "Các điều kiện và giải pháp để chuyển phương thức thanh<br /> tra theo đoàn sang Thanh tra viên phụ trách vùng", Đề tài cấp Bộ của Bộ<br /> Lao động - Thương binh và Xã hội do TS. Bùi Sỹ Lợi chủ nhiệm (2003);<br /> <br /> "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động - Thương binh và<br /> Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> (2005); "Qua đợt thí điểm Thanh tra viên phụ trách vùng và phát phiếu tự<br /> kiểm tra tại doanh nghiệp", TS. Bùi Sỹ Lợi (2005), Tạp chí Lao động và<br /> Xã hội; "Vai trò của thanh tra lao động trong việc thúc đẩy trách nhiệm<br /> xã hội của doanh nghiệp", TS. Bùi Sỹ Lợi (2006), Tạp chí Lao động và Xã<br /> hội… Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang website<br /> cũng phản ánh về vấn đề này…<br /> Tính đến nay, có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam hầu như chưa có<br /> công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có hệ<br /> thống về thanh tra lao động theo pháp luật lao động Việt Nam. Trên cơ sở<br /> tiếp thu và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình trước đó,<br /> luận văn này sẽ đưa ra những lý luận cơ bản nhất về thanh tra, thanh tra<br /> chuyên ngành và thực trạng hoạt động thanh tra lao động; phân tích, đánh<br /> giá, nhận xét hệ thống pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật về<br /> thanh tra lao động nói riêng; đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật<br /> nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra lao động, nâng<br /> cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trong bối cảnh hiện nay.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> Mục đích của luận văn là góp phần xây dựng những vấn đề lý luận<br /> pháp lý về thanh tra lao động; đánh giá hệ thống pháp luật về thanh tra lao<br /> động hiện hành và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu<br /> quả của hệ thống pháp luật thanh tra lao động để nâng cao năng lực của<br /> thanh tra lao động Việt Nam.<br /> Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy<br /> định của pháp luật lao động Việt Nam về thanh tra lao động, soi vào thực<br /> tiễn hoạt động của thanh tra lao động; tìm hiểu những khó khăn, vướng<br /> mắc; đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao động và nâng<br /> cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài<br /> Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện<br /> chứng và duy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng nhà<br /> nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.<br /> Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể<br /> như phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh đối chiếu và khảo<br /> sát thực tiễn.<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội<br /> dung của luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Khái quát chung về thanh tra và thanh tra lao động.<br /> Chương 2: Thực trạng pháp luật về thanh tra lao động ở Việt Nam.<br /> Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra lao<br /> động ở Việt Nam.<br /> Chương 1<br /> KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TRA<br /> VÀ THANH TRA LAO ĐỘNG<br /> 1.1. Quan niệm chung về thanh tra<br /> 1.1.1. Khái niệm thanh tra<br /> Trên cơ sở phân biệt các khái niệm thanh tra, kiểm tra, giám sát để<br /> thấy rằng đây là những vấn đề gần nhau nhưng không đồng nhất với nhau.<br /> Thanh tra, kiểm tra, giám sát là các phương thức đảm bảo pháp chế và kỷ<br /> luật trong quản lý Nhà nước, trong đó thanh tra là một khâu không thể<br /> thiếu trong công tác quản lý nhà nước.<br /> 1.1.2. Đặc điểm của thanh tra<br /> Phân tích những đặc trưng của thanh tra để phân biệt với hoạt động<br /> kiểm tra, giám sát, đó là:<br /> <br /> - Thanh tra là một hoạt động được thực hiện bởi chủ thể có thẩm<br /> quyền là cơ quan thanh tra.<br /> - Thanh tra là hoạt động chủ yếu hướng đến nội bộ hệ thống hành<br /> chính, có đối tượng thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước<br /> cùng cấp.<br /> - Thanh tra là hoạt động chủ yếu phát sinh khi đối tượng quản lý có vi<br /> phạm pháp luật và được tiến hành theo phương thức trực tiếp.<br /> - Thanh tra có tính độc lập tương đối.<br /> 1.l.3. Phân loại thanh tra<br /> Căn cứ vào chủ thể thực hiện hoạt động thanh tra, căn cứ vào nội<br /> dung, tính chất của hoạt động thanh tra mà thanh tra được phân thành hai<br /> loại: Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân, với mục đích xác định rõ<br /> đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn<br /> của chủ thể hoạt động thanh tra.<br /> 1.l.3.1. Thanh tra nhà nước<br /> Thanh tra nhà nước là "việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan<br /> quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ<br /> của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự,<br /> thủ tục được quy định trong luật này và các quy định khác của pháp luật.<br /> Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên<br /> ngành".<br /> Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà<br /> nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật,<br /> nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyên quản lý trực tiếp.<br /> Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý<br /> nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc<br /> chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc<br /> quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.<br /> <br /> 1.1.3.2. Thanh tra nhân dân<br /> Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban<br /> Thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải<br /> quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ<br /> quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà<br /> nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.<br /> 1.1.4. Vị trí, vai trò của thanh tra<br /> Nói tới vai trò của thanh tra là nói tới những tác động, ảnh hưởng của<br /> thanh tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong<br /> hoạt động của mình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng<br /> thanh tra. Vai trò của thanh tra thể hiện trên những điểm sau: Thanh tra có<br /> vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; thanh<br /> tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà<br /> nước; thanh tra góp phần phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp<br /> pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.<br /> Qua phân tích thấy rằng, thanh tra có vị trí quan trọng trong quản lý<br /> nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây<br /> dựng nhà nước pháp quyền XHCN.<br /> 1.2. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> Tiền thân là thanh tra lao động được thành lập ngay từ những ngày<br /> đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trải qua nhiều lần tách,<br /> nhập và đổi tên, đến nay Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> được tổ chức từ Trung ương đến địa phương.<br /> 1.2.1. Vị trí và chức năng của Thanh tra Lao động - Thương binh<br /> và Xã hội<br /> Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra<br /> thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội, thực hiện chức năng thanh<br /> tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã<br /> hội trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2