intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa khung lý thuyết quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng; Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ........../.......... ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH QUỐC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Tiến, Học viện Hành chính quốc gia Phản biện 1: TS. Phan Ánh Hè, Học viện Hành chính quốc gia Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Hoàng Phương, Học viện Chính trị khu vực II Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 207 Nhà A – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Phân viên tại thành phố Hồ Chí Minh Số: 10 – đường Ba tháng hai, Phường 12, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 16 giờ 30 ngày 20 tháng 3 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên website Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng của đất nước đi đôi với việc triển khai các dự án đô thị và công trình xây dựng để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, thương mại, dịch vụ và sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu cao về việc xây dựng mới và cải tạo các công trình ở đô thị. Công tác quản lý TTXD được xem là một công cụ quản lý đô thị độc đáo, mang trong mình trách nhiệm vô cùng lớn và yêu cầu đạt hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ QLNN. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc, quy trình, quy định và thực hiện quản lý TTXD theo cách khoa học, nghiêm minh và sát với thực tế, từ đó mới có thể đảm bảo rằng công tác quản lý đô thị sẽ góp phần quan trọng và hiệu quả trong việc phát triển đô thị. Ngược lại, nếu không tuân thủ đúng các quy định và trình tự quản lý, công tác quản lý đô thị sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến thất bại. Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh, quận Bình Thạnh có phía Đông giáp quận Thủ Đức và quận 12 qua sông Sài Gòn; phía Tây giáp giáp quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp; phía Nam giáp quận 1 qua rạch Thị Nghè; phía Bắc giáp Quận 12 qua sông Vàm Thuật, quận Thủ Đức qua sông Sài Gòn. Quận Bình Thạnh có tốc độ đô thị hoá cao, các khu vực đã hình thành lâu đời và ổn định cùng một số khu chung cư xuống cấp, các phường có mật độ dân số cao; một số chức năng sử dụng đất hiện không còn phù hợp. Các công trình vi phạm TTXD đô thị ngày càng nhiều và đa dạng hơn, bao gồm việc xây dựng không phép, sai phép và vi phạm đất đai. Đồng thời, việc triển khai quy hoạch chậm chạp chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách 1
  4. không kịp theo sự phát triển đô thị hóa, và công tác giải phóng mặt bằng cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Công tác quản lý sau quy hoạch, đặc biệt là quản lý TTXD đô thị, gặp nhiều khó khăn do không phù hợp quy hoạch và không được chuyển mục đích sử dụng đất. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Bình Thạnh không cao do nhiều nguyên nhân như tiến độ triển khai chậm, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và khả năng tài chính hạn chế của chủ đầu tư; lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra xây dựng được phân công quản lý về công tác trật tự xây dựng còn mỏng, lực lượng trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý; công tác tuyên truyền, vận động đến người dân còn hạn chế dẫn đến người dân vi phạm liên quan đến các quy định về trật tự xây dựng... Do đó, công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Với những lý do nêu trên và nhận thức được tầm quan trọng của QLNN về TTXD, học viên QĐ lựa chọn đề tài: "Quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh" làm Luận văn cao học Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Các công trình nghiên cứu và các nghiên cứu về quản lý trật tự trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Kết quả của những công trình nghiên cứu đó thể hiện giá trị về khoa học, thực tiễn. Tuy nhiên đến thời điểm này, chưa có công trình nghiên cứu nào ở góc độ quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2
  5. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn nhằm: Hệ thống hóa khung lý thuyết QLNN về TTXD; Đánh giá thực trạng QLNN về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTXD tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2018 đến năm 2023 và tầm nhìn đến năm 2025. Phạm vi không gian: Địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.Phạm vi nội dung: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động QLNN đối với TTXD của chủ thể quản lý là ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh với sự tham mưu của các phòng, ban có liên quan. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính 3
  6. sách và thực hiện chính sách người có công với cách mạng. Đồng thời, luận văn vận dụng lý luận về chính sách công và thực hiện chính sách công để xây dựng khung lý thuyết của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tài liệu, Phương pháp thống kê, tổng hợp, Phương pháp phân tích định tính, Phương pháp so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về lý luận: Góp phần quan trọng trong việc bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN về TTXD. Luận văn làm rõ được các khái niệm cơ bản về QLNN về TTXD, nội dung, nguyên tắc, phương pháp và hình thức QLNN về TTXD. - Ý nghĩa về thực tiễn: Luận văn phân tích một cách khoa học thực trạng quản lý về TTXD và cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh; luận văn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác QLNN về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh; luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý công, quản lý TTXD có liên quan đến ngành quản lý công, hoặc cho những ai quan tâm đến đề tài này. 7. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có các chương sau: - Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh, Thành phố. Hồ Chí Minh. 4
  7. - Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố. Hồ Chí Minh. 5
  8. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG 1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài 1.1.1. Các khái niệm có liên quan đến quản lý trật tự xây dựng Giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư làm căn cứ lập QHCT hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Được quy định tại khoản 17, điều 3, Luật Quy hoạch đô thị 2009. “GPXD là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư làm căn cứ để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.” được quy định tại khoản 17, điều 3, Luật Xây dựng 2014. 1.1.2. Khái niệm Quản lý trật tự xây dựng Quản lý TTXD là việc quản lý, đảm bảo hoạt động xây dựng được diễn ra đúng trình tự, tuân thủ theo kế hoạch, quy hoạch, thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo quy tắc, nguyên tắc và mỹ quan, môi trường đô thị. 1.1.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Quản lý Nhà nước về TTXD là sự tác động mang tính đồng bộ, có chủ đích của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đến các chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng, nhằm đảm bảo cho các hoạt động xây dựng tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật. 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nước về trật tự xây dựng 1.2.1 Đặc điểm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Đối tượng QLNN về xây dựng là các công trình xây dựng trên địa bàn. Công tác quản lý xây dựng còn gắn liền với yếu tố vị trí địa 6
  9. lý, thổ nhưỡng đất đai, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như về phong tục tập quán của từng địa phương, tính thẩm mỹ, phù hợp với khí hậu thời tiết từng vùng miền, từng khu vực cho đến quy hoạch khu chức năng của từng đô thị có diện tích quy mô cụ thể... 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng Để giúp duy trì sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ, đảm bảo tính công bằng và bền vững của đô thị, QLNN về TTXD có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn, môi trường, tính hợp pháp và quy hoạch của việc xây dựng trong đô thị. Do đó, QLNN về TTXD có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc duy trì phát triển và ổn định về TTXD. Một trong những đòi hỏi tất yếu khách quan trong công tác quản lý của Nhà nước là việc tăng cường QLNN đối với lĩnh vực này là. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng 1.3.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng Trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã: Chịu trách nhiệm về quản lý TTXD trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của UBND cấp tỉnh; tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm TTXD trên địa bàn theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng 1.3.2.1. Quản lý nhà nước về trật xây dựng theo quy hoạch Trong QLNN về TTXD theo quy hoạch nhằm đảm bảo tất cả các hành vi vi phạm QHXD phải bị đình chỉ và được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Các hoạt động gồm: công bố QHXD; hình thức công bố công khai QHXD; cắm mốc giới ngoài thực địa; 7
  10. cung cấp thông tin về QHXD; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về QHXD 1.3.2.2. Quản lý nhà nước về cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Luật xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về giấy phép xây dựng như sau: Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; Giấy phép xây dựng gồm: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình; Giấy phép xây dựng có thời hạn; Công trình được cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng. 1.3.2.3. Quản lý nhà nước về xây dựng theo giấy phép Thẩm quyền cấp GPXD: BXD cấp GPXD cho các công trình cấp đặc biệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD cho các công trình cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD cho các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý. 8
  11. 1.3.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng Các trường hợp khiếu nại, tố cáo bao gồm: Khiếu nại về việc cấp giấy phép xây dựng không đúng quy định; Khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng; Khiếu nại về quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm xây dựng; Tố cáo về hành vi vi phạm hành chính về xây dựng; Tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ làm trái các quy định gây hậu quả. Xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng Các hành vi vi phạm TTXD đô thị bị xử lý theo các hình thức sau: Lập biên bản yêu cầu dừng thi công xây dựng; Đình chỉ thi công xây dựng, áp dụng các biện pháp ngăn chặn; Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Xử phạt vi phạm hành chính; Xử lý theo quy định của pháp luật hình sự và các lĩnh vực liên quan khác. 1.3.2.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Chỉ thị này đã tạo bước phát triển mới trong nhận thức và lãnh đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của toàn dân. 9
  12. 1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương trong quản lý nhà nước đối với trật tự xây dựng và giá trị rút ra đối với quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý trật tự xây dựng tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý Thông tin và Xây dựng (TTXD) tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kinh nghiệm quan trọng như trong công tác quản lý TTXD, quận đã chú trọng vào việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng; mô hình này đã tách rời chức năng cung ứng dịch vụ hành chính và chức năng QLNN. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Quản lý Trật tự Xây dựng (TTXD) tại Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh có những hạn chế như sau: Thứ nhất, do ảnh hưởng quy hoạch kéo dài, không lập được thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở; Thứ hai, do điều kiện kinh tế khó khăn một số trường hợp không khả năng đóng tiền chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở; Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, một số trường hợp đã xử lý nhiều lần nhưng vẫn cố tình vi phạm, lén lúc xây dựng vào ngày nghỉ, ban đêm… 1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã có những kinh nghiệm trong việc quản lý trật tự xây dựng (TTXD). Các kinh nghiệm này bao gồm: thành lập Tổ quản lý TTXD cấp phường với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc xây dựng trên địa bàn; thực hiện nhiều hoạt động để thu hút sự tham gia của người dân vào công tác quản lý xây dựng, như tổ 10
  13. chức các hội nghị, hội thảo, phát tờ rơi, tuyên truyền trên các phương tiện. 1.4.2. Giá trị kinh nghiệm rút ra đối với quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Từ kinh nghiệm của các địa phương, giá trị rút ra đối với quận Bình Thạnh trong QLNN đối với TTXD là: trách nhiệm của cấp quản lý cơ sở cần được nâng cao; việc kiểm tra và giám sát đóng vai trò quan trọng. Người đứng đầu UBND quận và phường phải chỉ đạo các bộ phận chuyên môn kiểm tra thường xuyên TTXD; các đơn vị chức năng cần phối hợp để kiểm tra và xử lý vi phạm; cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và lập hồ sơ để xử lý vi phạm; các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cần được triển khai đối với các công trình vi phạm TTXD. 11
  14. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các khái niệm, phân tích vai trò và đặc điểm của QLNN về TTXD đô thị, đồng thời trình bày nội dung của QLNN về TTXD đô thị, bao gồm quản lý theo quy hoạch, cấp phép, thanh kiểm tra, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính. Những nội dung này là nền tảng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về TTXD đô thị ở các chương tiếp theo. 12
  15. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 2056 ha và dân số 460.000 người, 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Lúc đầu quận Bình Thạnh được chia làm 28 phường (theo số thứ tự), đến ngày 26/8/1982 thực hiện QĐ số 147/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng phân vạch lại địa giới một số phường của quận, giải thể P8 và P20, sát nhập vào P14 và P18, hạ số phường xuống còn 26 phường. Ngày 27/8/1988, thực hiện QĐ số 136/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng điều chỉnh địa giới một số phường của quận, giải thể các Phường 9, 10 và 18, tách địa bàn một số tổ dân phố nhập vào các phường lân cận; đồng thời sát nhập các phường sau: Phường 3 với Phường 4 thành Phường 3, hợp nhất Phường 15 với Phường 23 thành Phường 15, nhập 2 phường 16, 17 thành Phường 17. Từ đó đến nay, quận Bình Thạnh bao gồm 20 phường: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19, 21, 22, 24, 25, 26, 27 và 28. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Về kinh tế: Các ngành kinh tế chủ yếu: Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn quận Bình Thạnh là chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp chế tạo, điện, nước và khí đốt; Xây dựng: Các công trình xây dựng chủ yếu trên địa bàn quận Bình Thạnh là nhà ở, 13
  16. công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; Thương mại - dịch vụ: Các ngành thương mại - dịch vụ chủ yếu trên địa bàn quận Bình Thạnh là bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải, kho bãi và bưu chính viễn thông. Về xã hội: Các hoạt động văn hóa cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và đời sống xã hội ở dân cư, góp phần phục vụ tốt hơn đời sống văn hóa tinh thần của đông đảo Nhân dân. 2.1.3. Tình hình trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Quận Bình Thạnh đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác quản lý nhà nước (QLNN) về trật tự đô thị (TTXD). Cụ thể, quận đã kịp thời quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên về QLNN về đất đai và TTXD. Quận cũng đã tổ chức nhiều đợt vận động, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTXD, gây mất mỹ quan đô thị. Ngoài ra, quận đã phát huy hiệu quả ứng dụng “Bình Thạnh Trực Tuyến” để người dân kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm TTXD. 2.1.4. Tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của địa phương đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Tình hình kinh tế xã hội đã và đang tác động đến QLNN về TTXD tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh theo các góc độ sau sự gia tăng nhanh chóng về lực lượng lao động và dân số trên địa bàn quận dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở tăng cao. Điều này ảnh 14
  17. hưởng lớn đến quy hoạch phát triển nhà ở và cảnh quan đô thị, gây ảnh hưởng đến kế hoạch quy hoạch đô thị tại quận Bình Thạnh. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật quản lý nhà nước về trật tự xây dựng 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về trật tự xây dựng 2.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng 2.2.3.1. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch 2.2.3.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo giấy phép 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng Công tác kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn được diễn ra định kỳ và đột xuất. Nhờ đó mà các kết quả kiểm tra đảm bảo được khách quan và sát thực. Từ năm 2020 đến năm 2022 số vụ vi phạm trên địa bàn Quận giảm, trong khi các công trình có phép lại tăng cao trong số các công trình được kiểm tra. 2.2.5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch có liên quan đến công tác quy hoạch, giải quyết thủ tục hành chính về xây dựng cũng như trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính về trật tự xây dựng (TTXD), công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được xem là khâu quan trọng nhằm giúp cho người dân hiểu rõ hơn về quyền cũng như nghĩa vụ trong việc chấp hành thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định pháp luật về xây dựng. 15
  18. 2.3. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.1. Kết quả đạt được Có thể thấy quản lý TTXD đô thị tại quận Bình Thạnh đã đạt được sự tiến bộ đáng kể và cải thiện trong nhiều khía cạnh, đảm bảo trật tự và phát triển bền vững cho đô thị. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình QLNN về TTXD trên địa bàn quận Bình Thạnh vẫn còn những tồn tại hạn chế: về QLNN đối với quy hoạch; về QLNN đối với cấp phép xây dựng; về công tác thanh tra xây dựng; về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế Nguyên nhân từ công tác quy hoạch; việc tạo lập nhà ở đang gặp khó khăn do hoạt động đầu cơ; cung ứng hạ tầng không đủ là một vấn đề quan trọng; nhà ở xã hội không đáp ứng đủ nhu cầu; quy phạm pháp luật chưa phù hợp với thực tế đã gây ra những vấn đề sau; việc cấp phép xây dựng đã bị hạn chế; nguyên nhân của sự việc được đặc trưng là do bộ máy và quy trình kiểm tra giám sát chưa phù hợp; có nhiều hạn chế về ý thức của người dân. 16
  19. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận văn đã thực hiện một khái quát chi tiết về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội của quận Bình Thạnh, bao gồm việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về TTXD tại quận này. Lý thuyết đã được áp dụng để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý TTXD tại quận Bình Thạnh, với các nội dung chính bao gồm QLNN về QHXD, QLNN đối với cấp phép xây dựng, thanh tra và xử lý hành vi vi phạm TTXD. Kết quả đã làm rõ thành tựu và hạn chế của QLNN về TTXD tại quận Bình Thạnh. Nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng hiện tại đã được xác định trong luận văn. Các giải pháp để hoàn thiện QLNN về TTXD tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, cũng được đề xuất dựa trên cơ sở này. 17
  20. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI QUẬN BÌNH THẠNH, TP.HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm chỉ dạo, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Quan điểm chỉ đạo Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý đô thị trên địa bàn đang được triển khai mạnh mẽ theo định hướng phát triển của Thành phố. Các nguồn tài nguyên, đặc biệt là đất đai, đang được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới. Công tác tuyên truyền và vận động Nhân dân đang được đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả. 3.1.2. Mục tiêu Tất cả các bên liên quan cần phải nỗ lực, không ngừng phấn đấu, đồng lòng và kiên định với các định hướng và mục tiêu, nghiên cứu và khai thác lợi thế đặc biệt của địa phương để phát huy nguồn nội lực và phát triển một cách hài hòa với sự phát triển tổng thể của Thành phố và quận Bình Thạnh. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch, thiết kế đô thị; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác cấp phép xây dựng; tăng cường thanh tra, kiểm tra về trật tự xây dựng trên địa bàn quận Bình Thạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng; giải 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2