intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

92
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát bối cảnh hình thành các quan niệm về đạo đức trong triết học của I. Kant. Trình bày các dung cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant. Đánh giá các giá trị của vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với các nhà triết học sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- ĐINH NGỌC HOÀNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.03.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.LÂM BÁ HÒA Phản biện 1: PGS.TS Đoàn Thế Hùng Phản biện 2: TS. Trần Hồng Lƣu Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Triết học I. Kant có một vị trí quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây. Tính chặt chẽ trong hệ thống triết học của I. Kant cùng với việc nghiên cứu con người như một chủ thể nhận thức và một chủ thể hành động đã đưa nền triết học cổ điển Đức nói riêng và triết học phương Tây nói chung lên một tầm cao mới. Theo đánh giá của Hegel thì triết học của I. Kant là nền tảng và là điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Là người kế thừa có phê phán và phát triển phép biện chứng của triết học phương Tây hết sức tiêu biểu cho thời đại của mình, I. Kant đã xây dựng một hệ thống triết học đồ sộ chủ yếu thể hiện trong ba tác phẩm: Phê phán lý tính thuần túy, Phê phán lý tính thực tiễn và Phê phán năng lực phán đoán. Những quan điểm triết học của I. Kant được ông thể hiện trên ba khía cạnh cơ bản của con người, đó là: Con người trong mối quan hệ với tự nhiên; Con người trong mối quan hệ với con người, xã hội; Con người trong mối quan hệ với chính bản thân mình. Trong hệ thống triết học đồ sộ của I. Kant, ông luôn suy tư nhằm trả lời cho câu hỏi: Tôi có thể nhận thức cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? I. Kant cũng đã từng khẳng định mạnh mẽ rằng, mục đích quan trọng của triết học là về vận mệnh con người và nền triết học về vận mệnh con người chính là vấn đề đạo đức. Triết học I. Kant nói chung, những quan điểm về đạo đức của ông nói riêng có chỗ đứng quan trọng trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây. Các nhà nghiên cứu đã ví I.Kant là “ông hoàng của Phúc âm mới” khi đề cập đến vấn đề đạo đức trong triết học của ông. Quan niệm về đạo đức của I. Kant hoàn toàn đối lập với quan niệm ích kỹ, vụ lợi, thực dụng, hẹp hòi, và nó hướng đến những gia trị chung toàn nhân loại. Những quan điểm về đạo đức trong triết học
  4. 2 I. Kant thể hiện khát vọng của con người hướng tới cái thiện, tới hạnh phúc cho mọi người. Nếu loại bỏ tất cả những gì là ảo tưởng, những gì là trừu tượng và những gì là sai lầm duy tâm trong hệ thống triết học của I. Kant chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều các giá trị, trong đó có những quan điểm về đạo đức của ông đã để lại dấu ấn lâu dài và sâu đậm không chỉ trong lịch sử triết học phương Tây mà còn có ý nghĩa đối với thời đại ngày nay. Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được nhiều nhiều thành tựu trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong một bộ phận không nhỏ người dân, đặt biệt trong xã hội hiện nay đang tồn tại một loại hình “văn hóa không nhúc nhích” cần được sớm xóa bỏ như phát biểu của người đứng đầu Chính phủ tại lễ phát động phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” ngày 19/5/2019. Bởi vậy, việc nghiên cứu hệ thống triết học của I. Kant nói chung, quan điểm về đạo đức trong triết học của ông nói riêng để thấy được lý do vì sao những quan niệm về đạo đức của I. Kant vẫn còn sức sống mãnh liệt trong thời đại ngày nay là công việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Vì lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn phân tích các quan điểm cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant để qua đó chỉ ra các giá trị mang ý nghĩa thời đại mà I. Kant đã để lại cho nhân loại.
  5. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát bối cảnh hình thành các quan niệm về đạo đức trong triết học của I. Kant. Thứ hai, trình bày các dung cơ bản về vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant. Thứ ba, đánh giá các giá trị của vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với các nhà triết học sau này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn + Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu nội dung cơ bản vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại của nó. + Phạm vi nghiên cứu: những quan niệm về đạo đức trong hệ thống triết học của I. Kant, chủ yếu tập trung trong tác phẩm Phê phán lý tính thực tiễn (1788), và một số tác phẩm khác như: Đặt nền móng cho siêu hình học của đạo đức (1785), và Siêu hình học của đạo đức (1797). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Để thực hiện đề tài, Luận văn dựa trên lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử, đối chiếu và so sánh, hệ thống hóa, để làm rõ nội dung tư tưởng, những mặt khoa học và hạn chế, cũng như các giá trị hiện thời trong triết học đạo đức của I.Kant.
  6. 4 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương và 8 tiết. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu đề tài Triết học và triết học đạo đức của I. Kant đã được các nhà nghiên cứu, đề cập ở nhiều cấp độ, phạm vi và lập trường khác nhau. Nó là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học và là đề tài của các hội thảo quốc tế. Mặc dù cùng nghiên cứu các quan điểm về triết học đạo đức của I. Kant, nhưng do cách tiếp cận từ góc độ thế giới quan và lập trường tư tưởng khác nhau, nên có nhiều đánh giá khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về triết học của I.Kant nói chung và triết học đạo đức của ông nói riêng, cụ thể như: Tác phẩm Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh, Nxb Văn mới, (1974). Sau hơn 40 năm, vẫn còn giữ nguyên giá trị như một số rất hiếm hoi các công trình tiên phong và rất bổ ích về lĩnh vực này. Triết học I.Kant là triết học nhân bản với ba câu hỏi lớn được ông đề ra: Tôi có thể biết gì? Tôi phải làm gì? Và Tôi được phép hi vọng gì? I.Kant đã trả lời thứ tự ba câu hỏi đó thông qua ba quyển “Phê phán Lý tính thuần túy”, “Phê phán Lý tính thực hành” và “Phê phán năng lực phán đoán”. Bằng việc trình bày một cách cô đọng nhưng không kém phần cặn kẽ về ba quyển “Phê phán”, Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh đã cho ta một cái nhìn bao quát về triết học I.Kant. Tất nhiên triết học I.Kant rất rộng, có nhiều nội dung ta chưa thấu hết tư tưởng của ông, cùng với đó là giới hạn của lịch sử cho nên công trình này phải tạm dừng ở mốc những năm 70 của thế kỷ trước.
  7. 5 Tác phẩm Immanuin Cantơ của Nguyễn Văn Huyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996). Tác phẩm đã khái quát những nét tổng quát về triết học nhận thức và triết học thực tiễn của I.Kant. Tác giả đã nêu lên những Antinomia của lý tính con người trong quá trình nhận thức, phân tích cách giải quyết các Antinomia đó và tính biện chứng còn được thể hiện ở mặt hình thức của các mối liên hệ các phạm trù, các nhóm phạm trù và tác giả cũng đề cập qua một số quan niệm về Vật tự nó của I.Kant. Tác phẩm Triết học đạo đức của I. Kant và ảnh hưởng của nó đối với triết học Đức thế kỷ XIX của Ngô Thị Mỹ Dung, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, (2018). Tác giả đã trình bày và phân tích một cách có hệ thống những nội dung cơ bản trong triết học đạo đức của I.Kant như: Cơ sở xác định hành vi của đạo đức, mệnh lệnh tuyệt đối, đạo đức học ứng dụng và ảnh hưởng của nó đến các khuynh hướng triết học Đức trong thế kỷ XIX. Tuy nhiên, tác giả chưa có những đánh giá về những giá trị trong triết học đạo đức của I.Kant, đặc biệt là những giá trị mang tầm thời đại. Trong kỷ yếu hội thảo khoa học “Triết học cổ điển Đức: Nhận thức luận và đạo đức học” của Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2004, có 45 tham luận, báo cáo trong nước và quốc tế nghiên cứu, trong đó có 23 tham luận, báo cáo viết về triết học đạo đức của I. Kant. Ngoài ra những nội dung nghiên cứu liên quan đến triết học đạo đức của I. Kant còn được đăng trên các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả khác nhau. Vì là hội thảo nên hầu hết các tham luận đều có khuynh hướng phân tích chuyên sâu các khía cạnh khác nhau khi luận giải về triết học đạo đức của I.Kant, mà ít mang tính hệ thống. Tóm lại, vấn đề triết học đạo đức của I. Kant trong lịch sử triết học nói chung, triết học cổ điển Đức nói riêng vẫn là đề tài có sức
  8. 6 hấp dẫn lớn đối với các nhà nghiên cứu. Nhưng để đánh giá đúng đắn, sâu sắc vấn đề vẫn cần có những chuyên đề đi sâu vào những nội dung cụ thể. Dựa trên những nguồn tài liệu, những công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, những kiến thức học được trên giảng đường, tôi cố gắng tìm hiểu, đi sâu và trình bày một cách có hệ thống triết học đạo đức của I. Kant từ đó rút ra những quan điểm có tính thời đại trong hệ thống triết học đạo đức của ông.
  9. 7 CHƢƠNG 1 BỐI CẢNH HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC I. KANT 1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA I. KANT 1.1.1. Tiền đề ra đời của triết học I. Kant * Hoàn cảnh kinh tế chính trị- xã hội của nước Đức trong giai đoạn thế kỷ XVII- XVIII. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập và phát triển mạnh mẽ hầu hết ở các nước Tây Âu. Thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra bước nhảy vọt thần kỳ trong sự phát triển của nền sản xuất, tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ, qua đó khẳng định tính ưu việt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa so với tất cả các nền sản xuất của các chế độ xã hội trước đó. Các thành tựu về kinh tế, văn hóa, khoa học nở rộ ở các nước Ý, Pháp, Anh…đã chứng minh cho năng lực vô tận của việc nhận thức và cải tạo thực tiễn của con người. Trong khi đó nước Đức vẫn đang nằm trong vòng tay kìm hãm của chế độ phong kiến.Tình hình thực tế của vương quốc Đức lúc bấy giờ được Friedrich Engels đánh giá là thời kỳ yếu hèn nhất của lịch sử dân tộc Đức: * Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Cùng với tình hình kinh tế chính trị và xã hội ở nước Đức, sự phát triển của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét lại về mặt học thuật phải đánh giá lại các di sản tinh thần đã đạt được. Và phải có cái nhìn mới về thế giới cũng như con người. Triết học I. Kant là một hiện tượng nằm trong bối cảnh phát triển của khoa học tự nhiên giai đoạn cận đại, biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển của quá trình nhận
  10. 8 thức về giới tự nhiên và ngay cả bản thân con người. Hệ thống triết học của I. Kant có liên hệ chặt chẽ với toàn bộ thành tựu khoa học tự nhiên thời cận đại với những phát minh tiêu biểu như thuyết nhật tâm của nhà bác học Balan Nikolaus Copernicus, ba định luật về sự chuyển động của các hành tinh của nhà thiên văn học Đức Johann Kepler và định luật hấp dẫn vũ trụ của Isaac Newton, đã giúp I. Kant nhận ra những hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình vốn thống trị trong nhiều thế kỷ qua. * Các tiền đề tư tưởng, lý luận. Xã hội Tây Âu vào cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, bên cạnh sự dịch chuyển trong phương thức sản xuất, cùng với các thành tựu của khoa học tự nhiên thì trong lĩnh vực tư tưởng cũng có nhiều biến chuyển, đó là các quan điểm của chủ nghĩa duy lý với các đại biểu như Descartes, Spinoza, Leiniz và chủ nghĩa duy nghiệm với đại biểu như Locke, Berkeley, Hume về các vấn đề liên quan đến con người và bản chất nhận thức của con người, cùng với đó là các quan điểm mang tính nhân văn của các nhà triết học Khai sáng như Rousseau đã ít nhiều tác động tới các quan điểm triết học của I. Kant. 1.1.2. Các thời kỳ phát triển của triết học I. Kant * Thời kỳ “tiền phê phán”1746- 1770 Triết học của I. Kant ra đời trong bối cảnh mà các quan niệm duy tâm, máy móc đang thống trị trong lý luận nhận thức, đặc biệt là các quan niệm của Newton và Descartes. Trước 1770, các tác phẩm của I. Kant chủ yếu bàn về các vấn đề trong khoa học tự nhiên. * Thời kỳ “phê phán” 1770- 1804 Từ sau 1770, triết học của I. Kant chuyển sang một thời kỳ phát triển mới- Thời kỳ phê phán hay còn gọi là Triết học phê phán. Trong giai đoạn này thế giới quan triết học của I. Kant đã
  11. 9 có nhiều sự thay đổi do sự tác động của các biến cố xã hội Đức cũng như các quan niệm triết học của Lebniz và đặc biệt là của Hume. 1.2. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ VỊ TRÍ CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG TRIẾT HỌC CỦA I. KANT Triết học cổ điển Đức là đỉnh cao của triết học phương Tây, nó có ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn bộ hệ thống triết học hiện đại, nó bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX ở Đức. Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức với các đại biểu tiêu biểu như Herder, Lesing, Schiller, Goethe, Fichte, Schelling, Hegel, Feurbach, đặc biệt là I. Kant được xem là điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Hệ thống triết học của I. Kant bao gồm triết học lý luận và triết học thực tiễn. Trong triết học thực tiễn, I. Kant xem triết học đạo đức là nền tảng, “Tôi càng suy ngẫm nhiều thì có hai điều làm cho tâm hồn tôi kinh ngạc và tôn kính hơn là: bầu trời ở trên đầu tôi và quy tắc đạo đức ở trong tôi” [8, tr.352]. Nếu như trong triết học luân lý I. Kant tập trung luận giải vấn đề: Làm thế nào để có thể có một siêu hình học thực sự khoa học, thì trong triết học thực tiễn, I. Kant muốn chứng minh có một siêu hình học thực sự khoa học, đó là siêu hình học về đạo đức, tức là những nguyên tắc mang tính phổ quát và tất yếu, “chỉ có đạo đức học là chứa đựng những quy luật điều chỉnh hành vi có thể được rút ra từ các nguyên tắc hoàn toàn tiên nghiệm.
  12. 10 CHƢƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC I. KANT 2.1. ĐẠO ĐỨC VÀ LÝ TÍNH 2.1.1. Lý tính và quan niệm của I. Kant về lý tính Lý tính là một khả năng suy luận, nó có thể đánh giá toàn bộ những gì mà mình đã từng kinh nghiệm, đã từng hiểu. Tức là nó cao cấp hơn giác tính, chỉ là một sự hiểu biết thông thường hằng ngày. Lý tính là một khả năng, mà trong ý nghĩa triết học của I. Kant, nó chỉ có ở con người. Sự thống nhất giữa lý luận nhận thức và đạo đức trong triết học của I. Kant được thể hiện rõ nhất thông qua câu hỏi được đặt ra cho lý tính: Tôi có thể biết được cái gì? Sang câu hỏi được ông đặt ra cho lý tính thực tiễn : Tôi nên làm gì? Chuyển từ phân tích chủ thể nhận thức sang phân tích chủ thể đạo đức. Khác với chủ thể nhận thức, chủ thể đạo đức được I. Kant xem xét như một cái gì đó bên trong và nội tại. Ở đây, con người điều khiển lý tính không còn về phương diện lý luận, mà về phương diện thực tiễn với tư cách là lý tính thuần túy. 2.1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức và lý tính Đạo đức với tư cách là mục đích tối thượng là cơ sở nền tảng của triết học thực tiễn, nên theo quan niệm của I. Kant cần phải xác lập cơ sở cho hành vi của nó. Để làm được công việc đó I. Kant đã nghiên cứu lịch sử tư tưởng nhân loại từ thời cổ đại đến cận đại trên tinh thần phê phán. Công việc phê phán này được I. Kant thể hiện thông qua cuốn: Những nền tảng khoa siêu hình học về luân thường và cuốn: Phê bình lý tính thực hành. Mục đích của I. Kant là làm
  13. 11 sáng tỏ lập trường đạo đức thuần túy của ông, một nền đạo đức được xây dựng hoàn toàn trên lý trí. Cũng theo I. Kant, chỉ mình lý trí thuần túy thực hành, tức lý trí đạo đức, mới là nền tảng đích thực của quy luật đạo đức, hay nói cách khác, chỉ ý chí thuần túy mới thật sự dẫn dắt ta đi tới những hành động đạo đức ngay thẳng và chuẩn mực. Theo quan niệm của I. Kant, cở sở quyết định của ý chí chủ quan hay khách quan, cảm tính hay lý tính đều là các nguyên tắc thực tiễn vật chất. Các nguyên tắc này hoặc tồn tại dựa trên sự ngoại trị hoặc là xuất phát từ trong các năng lực mong muốn hạ đẳng, cho nên mọi lập luận lấy nó làm nền tảng để xác định tiêu chí cho hành vi đạo đức đều không có cơ sở. Các luận giải về cơ sở để xác định ý chí đạo đức thường dựa trên các nguyên tắc thực tiễn vật chất, nhưng xét đến cùng thì nó chỉ xoay quanh nguyên tắc hạnh phúc cá nhân mà thôi, trong khi đó nó chỉ là những kinh nghiệm cảm tính không có được tính phổ quát và tất yếu. 2.2. ĐẠO ĐỨC VỚI TƢ CÁCH LÀ HÀNH VI CỦA LÝ TÍNH 2.2.1. Hành vi đạo đức và các nguyên tắc xác định hành vi đạo đức Đạo đức chỉ được kiểm chứng khi nó tác động đến người thứ hai. Tức là chỉ xác định khi nó đã được biểu hiện thành một hành động. Ở đây, hành động không hẳn là những động tác của tứ chi, mà khi chúng ta không hành động tứ chi nhưng với ý nghĩ rằng tôi không muốn hại ai, lúc đối tượng chịu tác động đang nằm trong tầm nhận thức của ta. Và những hành động như vậy mới gọi là hành vi đạo đức. I. Kant định nghĩa hành vi ấy như sau: “Các nguyên tắc thực hành là các mệnh đề bao hàm một sự quy định phổ biến với ý chí; và sự quy định này chứa đựng dưới nó nhiều quy tắc thực hành.
  14. 12 Các quy tắc này là có tính chủ quan hay là các châm ngôn khi điều kiện được xem xét bởi chủ thể như là chỉ có giá trị đối với ý chí riêng của chủ thể; nhưng, chúng lại có tính khách quan hay là các quy luật thực hành nếu điều kiện được nhận thức như là có tính khách quan, nghĩa là, có giá trị đối với ý chí của bất kì hữu thể nào có lý tính” [18, tr. 39]. 2.2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối- Quy luật cơ bản của lý tính thuần tuý thực hành Vấn đề đạo đức trong triết học I. Kant luôn lấy việc giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người làm mục đích cuối cùng. Vì vậy, nó rất quan tâm tới việc xây dựng những tiêu chuẩn giá trị đạo đức, để trên cơ sở đó, đánh giá hành vi ứng xử của con người. Hay nói cách khác, khi bàn về đạo đức, I. Kant đã đi tìm cho được câu trả lời: Tôi cần phải làm gì để hành vi của tôi được đánh giá là hành vi đạo đức? Và khi trả lời câu hỏi này đã được I. Kant đưa ra - đó là: Tôi cần phải tuân thủ “Mệnh lệnh tuyệt đối” - nguyên tắc đạo đức tối cao, bắt buộc đối với tất cả mọi người. Như vậy, “mệnh lệnh tuyệt đối” đã được I. Kant coi là chuẩn mực duy nhất và cao nhất để đánh giá hành vi đạo đức của con người. Trong hệ thống đạo đức học của I. Kant, không có những chuẩn mực khác để đánh giá các hành vi con người ngoài nguyên tắc “mệnh lệnh tuyệt đối”. Mệnh lệnh tuyệt đối hay còn được xem là quy luật đạo đức là nội dung cơ bản nhất trong hệ thống quan điểm về đạo đức của I. Kant, cho nên ông gọi những mệnh lệnh đạo đức là “những mệnh đề tổng hợp tiên thiên của lý trí thực hành”. Theo quan niệm của I. Kant, mệnh lệnh tuyệt đối và mệnh lệnh giả thiết có nhiều sự khác biệt. Mệnh lệnh giả thiết là mệnh lệnh có điều kiện với ý muốn đã
  15. 13 tồn tại ngay từ ban đầu, “mệnh lệnh giả thiết diễn tả sự tất yếu thực tiễn của một hành vi như là phương tiện nhằm đạt một điều gì khác được mong muốn” [23, tr.228]. 2.3. ĐẠO ĐỨC VÀ THỰC TIỄN 2.3.1. Quan niệm của I. Kant về đời sống thực tiễn Hệ thống triết học thực tiễn của I. Kant có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn có giá trị, trong lĩnh vực này I. Kant đã có những đổi mới với bản thân về cách đặt ra và giải quyết các vấn đề triết học các như: pháp quyền, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật, đời sống công dân hàng ngày. Sự khẳng định mang tính nguyên tắc giữa lý luận và thực tiễn đã cho phép I. Kant tập trung vào sự đặc thù của thực tiễn, đưa ra các quan niệm khá cụ thể về các lĩnh vực của đời sống xã hội khác nhau, qua đó, I. Kant nghiên cứu toàn diện hơn về đạo đức. Theo quan điểm của I. Kant, pháp quyền, lịch sử, tôn giáo, nghệ thuật… là các bước chuyển tiếp những nguyên lý của đạo đức vào trong đời sống thực tiễn của con người. Trong hệ thống triết học của ông, các nguyên tắc đạo đức được xem là cơ sở, nền tảng để xây dựng các quan điểm về pháp quyền, tôn giáo, lịch sử. Ngược lại các quan điểm về pháp quyền, tôn giáo, lịch sử là sự biện minh cho các nguyên tắc đạo đức. Trong hệ thống triết học thực tiễn nói chung và vấn đề đạo đức nói riêng của I. Kant, phạm trù tự do được coi là vấn đề cơ bản. Nếu tự do trong quan điểm về đạo đức được I. Kant luận giải bằng việc trả lời câu hỏi, tự do là gì, con người có tự do hay không, thì trong triết học pháp quyền ông lại đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, tự do có được từ đâu, làm thế nào để đảm bảo quyền tự do đó, và bằng cách nào con người có thể tiến đến vương quốc của tự do. Theo quan niệm của I. Kant, con người thuộc về hai thế giới đó là thế giới hiện tượng
  16. 14 và thế giới vật tự nó vì vậy nó chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên và chủ thể ban hành luật. Tự do với tư cách là năng lực lý tính thuần túy của lý tính tiên nghiệm nó có tính độc lập và tính tự quyết của ý chí. 2.3.2. Đạo đức và mối quan hệ với các lĩnh vực trong đời sống thực tiễn Khi đề cập tới pháp luật, I. Kant quan niệm pháp luật là những học thuyết mang tính hệ thống và là năng lực đạo đức, chính việc phân tích vấn đề này chúng ta mới thấy thái độ phê phán gay gắt của ông với xã hội đương thời. Với tư cách là học thuyết mang tính hệ thống thì nó bao gồm luật tự nhiên và luật thành văn, luật tự nhiên tồn tại dựa trên các nguyên tắc mang tính tiên nghiệm, còn luật thành văn là hệ thống luật lệ được hình thành dựa vào ý chí của các chủ thể ban hành và phù hợp với luật tự nhiên. Pháp luật với tư cách là năng lực đạo đức được thể hiện trong quyền bẩm sinh và quyền có được do luật quy định, quyền bẩm sinh là quyền tự nhiên của mỗi người, đó là quyền tự do, “tự do là sự độc lập đối với sự độc đoán cưỡng bức của một người khác. Khi bàn về lịch sử hầu hết các quan điểm của I. Kant được trình bày trong hai tác phẩm: Về sự xác định khái niệm chủng tộc người; Giả thiết ban đầu của lịch sử loài người. Trên nền tảng nghiên cứu sự vận động và phát triển của giới tự nhiên, I. Kant đi đến quan niệm lịch sử nhân loại là sự tiếp tục quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên theo khuynh hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện hơn. Đề cập đến đạo đức vào tôn giáo, cũng như mối quan hệ giữa chúng, I. Kant chỉ quan tâm đến việc lý giải tôn giáo như là niềm tin hợp lý trong sự khác biệt với niềm tin giáo hội. Không phải đạo đức
  17. 15 sinh ra từ tôn giáo mà là ngược lại. Chúa là định đề của lý tính đạo đức, không thể có một phán đoán siêu hình học nào về Chúa, sự tồn tại của Chúa được thừa nhận để tư duy có thể gắn liền hành vi hợp mục đích đạo đức với hậu quả hiện thực của nó. Chúa trong đạo đức học của I. Kant hợp nhất đạo đức với hạnh phúc là những cái bị chia cắt trên thực tế, và dương như biểu thị một tương lai xác định của con người tích cực. 2.4. ĐẠO ĐỨC VỚI ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN 2.4.1. Cá nhân và mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong triết học đạo đức của I. Kant Với tư cách là nền tảng của tòa nhà đạo đức- Tự do cá nhân được xem là điễm xuất phát của toàn bộ học thuyết triết học đạo đức của I. Kant. Đây được xem là một đóng góp có ý nghĩa cực kỳ to lớn của I. Kant trong lĩnh vực đạo đức học và qua đó khẳng định giá trị nhân văn trong triết học đạo đức của I. Kant. Không chỉ đề cập và luận giải mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng mà tiến xa hơn, I. Kant còn luận bàn về các vấn đề mang tầm nhân loại. Đây là một đóng góp có giá trị lý luận trong lĩnh vực nghiên cứu đạo đức học, một bước tiến mang tính vượt thời đại của I. Kant. Sẽ rất sai lầm khi cho rằng học thuyết của I. Kant chỉ nhằm đi giả thích mà không hướng đến thực hành. Nhìn vào bản chất cao siêu của các nguyên tắc đạo đức, của mệnh lệnh tuyệt đối rất dễ lầm tưởng I. Kant là người thiếu đầu óc thực tế. I. Kant quan niệm, con người là một thực thể cảm tính, tự do, nhưng tự do của con người không phải là một quan niệm suông, mà nó là một thực tại, nhưng mà là thực tại hành động thông qua những quyết định của ý chí chúng ta. “Bởi vậy quy luật đạo đức sẽ không là gì hết, nếu nó không
  18. 16 được tiếp theo bằng những hành động cụ thể; và tự do cũng sẽ là không, nếu nó không kèm theo những hậu quả khả giác” [12, tr.270]. 2.4.2. Đạo đức và vấn đề sinh hoạt đạo đức I. Kant nhận định, con người ai cũng khao khát một cái tuyệt đối, và bao lâu nay ta chưa đạt được thì ta vẫn hằng ao ước. Chính niềm ao ước này nó làm cho chúng ta nhanh chóng cảm thấy chán những gì mà lúc đầu ta coi là hay, là đẹp, là tốt. Con người không bao giờ có thể thỏa mãn tối đa những cái hữu hạn, mà triết học gọi là sự vật bị điều kiện chi phối. Trong lĩnh vực đạo đức sự thiện tối cao là sự thiện đã vươn tới mức cao hết sức.
  19. 17 CHƢƠNG 3 Ý NGHĨA THỜI ĐẠI VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC QUAN ĐIỂM VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG TRIẾT HỌC I. KANT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC 3.1. Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA TRIẾT HỌC ĐẠO ĐỨC I. KANT 3.1.1.Triết học của I. Kant là triết học vì con ngƣời và cho con ngƣời Theo I. Kant, con người là tồn tại cao nhất trong mọi tồn tại hiện có trong vũ trụ - là chủ thể lý tính. Như Lê Công Sự đã nhận định: “Chỉ có con người mới trở thành lý tưởng của cái đẹp, trong tất cả mọi tồn tại của thế giới chỉ có con người trong diện mạo của nó với tư cách là một tồn tại biết suy nghĩ mới có thể là lý tưởng của sự hoàn thiện” [38, tr.280]. Mọi hành động của loài người phải xuất phát từ mục đích của con người, mà mục đích cao nhất của con người chính là tự do, tự chủ; con người là chủ thể nhân cách, đồng thời là chủ thể hành động, nó cũng là mục đích tối cao của tự nhiên, cho nên con người có mục đích tự thân, nghĩa là không để một ai có thể sử dụng nó như một phương tiện, nếu không vì mục đích chính con người. Với quan điểm này, I. Kant dự báo trong tương lai vấn đề nhân quyền sẽ trở thành một trong vấn đề cốt yếu của nhân loại. 3.1.2. Quan niệm về việc xây dựng một nền hòa bình vĩnh cửu cho nhân loại Khi đánh giá giá trị học thuyết đạo đức của I. Kant sẽ không hoàn vẹn nếu như không đánh giá về ý tưởng xây dựng một nền hòa bình vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại, một nền hòa bình được xây dựng trên cơ sở liên minh của các dân tộc. Các nguyên tắc đạo đức của I. Kant ít đề cập đến khía cạnh giai cấp, dân tộc và
  20. 18 tính lịch sử của các chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, I. Kant lại nhấn mạnh đến giá trị chung, mang tính phổ quát toàn nhân loại, thích dụng cho mọi thời đại. Những giá trị này không chỉ áp dụng cho một nhóm người, trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, mà nó có xu hướng tiệm cận đối với mọi dân tộc. Vì vậy, I. Kant cổ vũ cho một mô hình hình “liên bang giữa các dân tộc” hay “một nền thế giới cộng hòa”. 3.1.3. Quan niệm về sự tác động mang tính hai mặt của khoa học đối với đạo đức Sống trong thời đại khoa học đang phát triển, I. Kant đã có những cảm nhận và dự báo rằng, khoa học là con dao hai lưỡi; nó có thể mang lại cho nhân loại nhiều giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng nếu chúng ta tuyệt đối hóa khoa học, thì nó sẽ mang lại nhiều hậu quả khôn lường về nhiều mặt như nó thể thể làm băng hoại các giá trị đạo đức, tàn phá môi trường sống tự nhiên. Điều dự báo của I. Kant đã trở thành hiện thực ở phương Tây sau này. 3.1.4. Sự phân hóa giàu nghèo với vấn đề tha hóa về mặt đạo đức I. Kant nhận thấy rằng, sự phân hóa giàu nghèo, đặc biệt là tình trạng bần cùng hóa trong đời sống xã hội có nguy cơ dẫn đến suy thoái đạo đức, dẫn đến tình trạng con người tha hóa, đánh mất bản tính tự nhiên vốn có ban đầu của mình. Với tư cách là một loại hình thái của ý thức xã hội - đạo đức chịu sự tác động, chi phối của tồn tại xã hội, trong đó có điều kiện kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, dựa trên những tiến bộ của công cụ lao động đã tạo ra một nguồn của cải khổng lồ gấp nhiều lần so với những thời kỳ trước cộng lại, những thành tựu mà phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mang lại chúng ta không thể phụ nhận. Trong nền sản xuất đó nó có thể cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2