intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đờn ca tài tử trong các đám hiếu ở Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn cũng góp phần làm rõ thực trạng đờn ca tài tử tỉnh Hậu Giang cùng với những ưu điểm cũng như những hạn chế, đặc biệt là vai trò của đờn ca tài tử trong các đám hiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần và nhu cầu thưởng thức của người dân với loại hình nghệ thuật này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đờn ca tài tử trong các đám hiếu ở Hậu Giang

  1. -1- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  VÕ VĂN TRUNG ĐỜN CA TÀI TỬ TRONG CÁC ĐÁM HIẾU Ở HẬU GIANG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, năm 2016
  2. -2- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: TS. MAI MỸ DUYÊN Phản biện 1: .............................................................. Phản biện 2: .............................................................. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày …...… tháng …...… năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đờn ca Tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Nam bộ. Từ lúc hình thành cho đến nay, ĐCTT thực sự đã đi vào tâm hồn và “ăn vào máu” người dân Nam bộ một cách tự nhiên, bền bỉ đến lạ thường. ĐCTT không chỉ đơn thuần xuất hiện ở các ngày tết, dịp lễ, hội của đất nước, địa phương, đơn vị… mà còn có mặt ở phạm vi gia đình như trong các dịp tổ chức lễ mừng thọ, lễ giỗ và kể cả lễ tang của ông bà, cha mẹ… gọi chung là đám hiếu ở vùng đồng bằng Nam bộ nói chung và đất Hậu Giang nói riêng. Hậu Giang là một trong 21 tỉnh, thành có phong trào ĐCTT phát triển mạnh mẽ ở Nam bộ và có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển rộng khắp của ĐCTT. Sự có mặt của ĐCTT trong dịp tổ chức các đám hiếu ở Hậu Giang là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu, đồng thời làm cho buổi tiệc thêm phần long trọng. Nhằm góp phần phục vụ cho việc giữ gìn và phát huy giá trị của nghệ thuật ĐCTT trên tất cả các lĩnh lực của đời sống xã hội tại Hậu Giang, tôi chọn đề tài: Đờn ca Tài tử trong các đám hiếu ở Hậu Giang làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành Văn hóa học tại Trường Đại học Trà Vinh. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát để làm sáng tỏ diễn trình lịch sử với những đặc trưng riêng của ĐCTT tỉnh Hậu Giang. Luận văn cũng góp phần làm rõ
  4. -2- thực trạng ĐCTT tỉnh Hậu Giang cùng với những ưu điểm cũng như những hạn chế, đặc biệt là vai trò của ĐCTT trong các đám hiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần và nhu cầu thưởng thức của người dân với loại hình nghệ thuật này. Từ những thực trạng đó, tác giả làm sáng tỏ vai trò của ĐCTT trong các đám hiếu ở Hậu Giang trong việc bảo tồn và phát huy ĐCTT Nam bộ. Đối tượng nghiên cứu: ĐCTT trong các đám hiếu ở Hậu Giang gồm có lễ mừng thọ, lễ giỗ và lễ tang. Bên cạnh đó, tác giả mở rộng nghiên cứu những biến đổi của ĐCTT trong các đám hiếu và những đóng góp của các câu lạc bộ, nghệ nhân đờn, nghệ nhân ca, người sáng tác cho quá trình hình thành và phát triển ĐCTT ở địa phương. Không gian nghiên cứu: ĐCTT trong các đám hiếu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Phân tích không gian, chủ thể và địa điểm hoạt động của ĐCTT, tính truyền thống cũng như các biến đổi của ĐCTT ở Hậu Giang và hướng phát triển trong thời gian tới. Thời gian nghiên cứu: Chủ yếu từ cuối thế kỷ XIX đến nay, đặc biệt là ở thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả cũng đề cập đến tiến trình hình thành và phát triển ĐCTT ở Hậu Giang, nhất là từ khi loại hình này xuất hiện ngày càng nhiều trong các đám hiếu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của ĐCTT ở Nam bộ và Hậu Giang. Khảo sát thực địa, đánh giá tình hình ĐCTT xuất hiện trong các đám hiếu ở Hậu Giang và sự tác động của ĐCTT
  5. -3- trong các đám hiếu đối với đời sống tinh thần của người Kinh ở Hậu Giang. Đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị của ĐCTT Nam bộ, đồng thời khảo nghiệm tính hợp lý và thiết thực của ĐCTT trong các đám hiếu ở Hậu Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu Dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn: Sách viết về nghệ thuật ĐCTT Nam bộ, báo, tạp chí, Internet và tư liệu điền dã liên quan đến ĐCTT…, người viết sẽ vận dụng một số phương pháp sau: Phương pháp hệ thống; Phương pháp điền dã; Phương pháp nghiên cứu liên ngành. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm phong phú thêm những cứ liệu khoa học giúp cho các nhà quản lý trong xây dựng kế hoạch hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở địa phương. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn bổ sung vào nguồn tư liệu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy giá trị ĐCTT đối với đời sống tinh thần của người Kinh ở Hậu Giang giai đoạn hiện nay.
  6. -4- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ TỈNH HẬU GIANG 1.1. Một số khái niệm và lý thuyết nghiên cứu liên quan đề tài 1.1.1. Khái niệm về tài tử Có nhiều khái niệm về tài tử khác nhau, qua đó người viết xin nêu quan niệm của mình về cụm từ này như sau: Thứ nhất: “Tài tử” là từ dùng để chỉ người thật sự có tài năng về đờn, hát một thể loại âm nhạc dân tộc ở miền Nam Việt Nam (khác với “tài tử”, từ dùng để chỉ nam diễn viên sân khấu hoặc màn bạc: tài tử xi – nê). Thứ hai: Người “tài tử” bao gồm tất cả mọi thành phần, tầng lớp xã hội, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn nhưng phải là người có tài năng. Thứ ba: Khác với nghệ sĩ Cải lương, diễn viên điện ảnh, kịch nghệ… người chơi nhạc Tài tử không xem đây là nghề để mưu sinh. Thứ tư: ĐCTT không phải là môn nghệ thuật biểu diễn sân khấu, người tài tử cũng không phải là diễn viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên trình độ nghệ thuật của họ không thấp chút nào. 1.1.2. Khái niệm Đờn ca Tài tử Nam bộ Cũng như khái niệm về tài tử, ĐCTT cũng được các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nổi bật như: GS. Trần Văn Khê trong quyển Du ngoạn trong âm nhạc Việt Nam, Thạc sĩ âm nhạc Huỳnh Khánh, tác giả Võ Trường Kỳ trong quyển Đờn ca Tài tử Nam bộ,… Qua
  7. -5- đó, chúng ta có thể nhận định rằng ĐCTT Nam bộ là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc trưng của vùng đất Nam bộ, là một thú chơi tao nhã vừa mang tính bình dân vừa mang tính bác học bao gồm hai yếu tố đờn và ca nhằm giải trí, làm vui cho nhân dân lao động trong những lúc nhàn rỗi. 1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu Âm nhạc nói chung và ĐCTT nói riêng là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc. Cũng giống như các hình thái ý thức khác, ĐCTT cũng tác động lại toàn bộ mọi mặt đời sống. Nếu như văn chương tác động đến đời sống bằng ngôn từ, hội họa tác động đến đời sống bằng màu sắc... thì ĐCTT tác động đến đời sống xã hội bằng giai điệu, ca từ, phong cách trình diễn của những nghệ nhân. Nếu lấy con người là đối tượng phản ánh và phục vụ thì có thể thấy ĐCTT Nam bộ có vai trò vô cùng to lớn đối với toàn bộ đời sống người dân nơi đây. Ở Nam bộ, đi đâu chúng ta cũng nghe ĐCTT, đi đâu chúng ta cũng thấy những hoạt động sôi nổi của các câu lạc bộ, đội, nhóm ĐCTT. Đây cũng là dịp để mọi người có thể rèn giũa, chỉ bảo cho nhau những hiểu biết của mình, tự trau dồi những kỹ năng nghệ thuật. Tham gia một buổi sinh hoạt ĐCTT mới có thể nếm trải hết những cung bậc của cảm xúc, có lẽ cái chất “tài tử” của thể loại âm nhạc độc đáo này khác với các loại hình âm nhạc khác là ở chỗ đó.
  8. -6- 1.2. Đặc trưng Đờn ca Tài tử tỉnh Hậu Giang 1.2.1. Dạng thức sinh hoạt Đờn ca Tài tử ở Hậu Giang Cũng như các tỉnh thành khác ở Nam bộ, phong trào ĐCTT ở Hậu Giang phát triển rộng khắp trên quy mô cả tỉnh với nhiều hình thức sinh hoạt phong phú sau đây: Sinh hoạt theo gia đình: Hiện nay chưa có con số thống kê cụ thể có bao nhiêu gia đình ở Hậu Giang đam mê và sinh hoạt ĐCTT để góp phần bảo tồn loại hình nghệ thuật độc đáo này của dân tộc và cũng để thỏa mãn sở thích hát ca và tất nhiên cũng là để kết bạn tri âm với nhau, người đờn, người ca chỉ học nghề qua sự truyền dạy của các thế hệ người thân đi trước và cô bác xóm giềng. Họ là những người “tài tử” nhất trong những người chơi ĐCTT. Sinh hoạt câu lạc bộ (CLB): Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thông tin và Du lịch Hậu Giang đến tháng 01/2015, toàn tỉnh có 80 CLB ĐCTT với 836 thành viên tham gia sinh hoạt. Số lượng CLB ĐCTT ở Hậu Giang phân bố ở tất cả 7 huyện, thị, thành trong tỉnh. CLB ĐCTT là nơi để những người đồng điệu tìm đến với nhau trau dồi tiếng đờn, lời ca, tâm tình trong cuộc sống. Hiện nay, các CLB ĐCTT ở các huyện, thị trong tỉnh ngoài việc tập dợt để biểu diễn trong các dịp lễ, tết..., còn tham gia giao lưu với các CLB khác trên địa bàn và một số địa phương lân cận. Một số thành viên nổi bật của các CLB thường đại diện tỉnh nhà tham gia các liên hoan, hội thi, hội diễn ĐCTT từ cấp khu vực đến toàn quốc. Sinh hoạt nhân dịp lễ, tết, đám tiệc: Ở Hậu Giang, ngoài hai hình thức sinh hoạt ĐCTT phổ biến như vừa
  9. -7- trình bày, còn một dạng thức sinh hoạt khác nữa đó là một số nhóm ĐCTT “chuyên” biểu diễn phục vụ đám tiệc, nhà hàng, khu du lịch. Ở đây, người viết xin không bàn về về cái được và chưa được cũng như giá trị, sức sống của hình thức sinh hoạt này. 1.2.2. Những đóng góp của Đờn ca Tài tử tỉnh Hậu Giang với phong trào Đờn ca Tài tử Nam bộ Theo soạn giả Ngô Hồng Khanh thì vùng đất Hậu Giang trước đây đã sản sinh ra các ban tài tử, nhiều nghệ nhân, danh cầm có tiếng như: Danh cầm - Nghệ sĩ ưu tú Năm Vĩnh, quê ở xã Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ); ông Tư Đạo (quê ở Kinh Cùng - Phụng Hiệp) chơi nhạc Lễ rất hay, chơi nhạc Tài tử cũng giỏi, nhất là ngón đờn kìm; Bà Ba Nhỏ (còn gọi là Ba Đen, đờn tranh, ở Hỏa Lựu, mẹ của nghệ sĩ Kiều Tiên sau này) cũng trong nhóm tài tử Kinh Cùng... [21, tr. 7]. Ngày nay, ngành Văn hoá, Thông tin và Du lịch Hậu Giang tiếp tục chủ trương khôi phục; phát huy phong trào ĐCTT. Đặc biệt khuyến khích xây dựng mỗi ấp có một CLB ĐCTT. Hằng năm, tỉnh và các huyện, thị đều tổ chức Liên hoan ĐCTT, nhằm bồi dưỡng, phát huy các hạt nhân tiềm năng để tiếng đờn, lời ca của bộ môn nghệ thuật độc đáo này còn mãi trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Hậu Giang. Có được như thế là nhờ sự đóng góp của các nghệ nhân dân gian, sự yêu quý của những người mộ điệu. “Nghệ nhân là người chuyên làm nghề nghệ thuật biểu diễn hoặc một nghề thủ công mĩ nghệ, với trình độ
  10. -8- cao” [86]. Nghệ nhân là người sống bình dị giữa đời thường, không phân biệt nghề nghiệp, giai tầng xã hội. Chúng ta có thể chia ra các nghệ nhân sau: Nghệ nhân sáng tác, nghệ nhân đờn và nghệ nhân ca. 1.3. Tổng quan tỉnh Hậu Giang 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Hậu Giang có diện tích 1.601 km2, dân số 802.799 người. Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cầu nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam). 1.3.2. Điều kiện xã hội Năm 2009, dân số của Hậu Giang là 756.625 người chiếm 4,6% dân số của Đồng bằng sông Cửu Long và 0,94% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình của Hậu Giang là 505 người/km2 cao gần gấp 2 lần mật độ dân số cả nước (260 người/km2) và cao hơn mật độ chung của Đồng bằng sông Cửu Long (436 người/km2). Nơi có mật độ dân số cao nhất là thị xã Ngã Bảy (795 người/km2), thấp nhất là huyện Long Mỹ (426 người/km2). Dân cư có sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Tỉnh Hậu Giang có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Theo thống kê năm 2007, người Kinh chiếm 96,45%, Khmer 2,38%, Hoa 1,17%. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất và truyền
  11. -9- thống văn hóa độc đáo riêng. Hậu Giang chịu ảnh hưởng các tôn giáo có nguồn gốc rất khác nhau. Trong đó, Phật giáo có nhiều tín đồ nhất. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm tăng nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ thất nghiệp và chưa có việc làm khá phổ biến. Tỷ lệ thu hút học sinh đến trường theo từng độ tuổi tăng ở tất cả các bậc học, ngành học. Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ tuyến cơ sở. Chương trình y tế - bảo vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Miền đất Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Hậu Giang tiếp tục tranh thủ mọi thời cơ, khai thác tốt mọi tiềm năng và lợi thế, huy động các nguồn lực, phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mở rộng đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh, quốc phòng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Nằm trong dòng chảy của ĐCTT Nam bộ, ĐCTT Hậu Giang không ngừng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt. Dưới sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng có liên quan, trong những năm qua, ĐCTT Hậu Giang có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, đó thật sự là một tín hiệu đáng mừng đối với loại hình này.
  12. - 10 - CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN, CHỦ THỂ, ĐẶC ĐIỂM ĐỜN CA TÀI TỬ TRONG CÁC ĐÁM HIẾU Ở HẬU GIANG 2.1. Không gian Đờn ca Tài tử trong các đám hiếu ĐCTT Nam bộ có môi trường diễn xướng rất phong phú và đa dạng, hoạt động đờn ca có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, không phân biệt thời gian, không gian, miễn là người chơi “có hứng”. Trong một bài giảng cho các học viên, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo miêu tả lại thú chơi tao nhã ấy như sau: Tại miền Nam, từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng có người chơi nhạc tài tử. Năm mười người kết hợp lại thành một nhóm, nhóm nào chơi theo nhóm ấy. Ngoài ra cũng chơi giao lưu với những nhóm khác để học hỏi, trao đổi hay so tài cao thấp. Họ xem âm nhạc là thú vui phong lưu, tao nhã nên lúc rỗi rảnh tổ chức đờn ca chơi với nhau, nhứt là về đêm. Địa điểm thì luân phiên. Hôm nay tại nhà nhạc sĩ A, hôm khác tại nhà nhạc sĩ B...Với ý mượn tiếng đờn để nói chuyện với nhau nên phong cách đờn là “tiên phong – đạo cốt”, chắt chiu từng nốt đờn, câu nhạc tròn vành, rõ nghĩa, hòa đờn nghe tiếng đờn “lặn – mọc”, kẻ tung người hứng, khi cao hứng xuất độc chiêu “thử lửa” nhau chơi [34, tr 86]. Ngày nay, ĐCTT không còn gói gọn trên bộ ván ngựa trong nhà hay trên mui ghe của khách thương hồ mà ĐCTT được đưa lên sân khấu lớn với hội thi, hội diễn..., bên cạnh đó ĐCTT lại đưa vào các quán nhậu, nhà hàng,
  13. - 11 - khu du lịch... và trong những năm gần đây ĐCTT còn xuất hiện trong các lễ mừng thọ, lễ giỗ và cả lễ tang. 2.1.1. Lễ mừng thọ Trong hệ thống tổ chức làng xã Việt Nam trước đây, các cụ cao tuổi được ngồi ngang hàng với hương chức hội tề và được tham dự vào việc làng. Việc tổ chức mừng thọ cho ông bà, cha mẹ không chỉ là niềm vui, vinh dự với con cháu mà đó là niềm vui chung cho cả cộng đồng, làng xóm. Lễ mừng thọ truyền thống phải có lễ tiết nhất định và được tổ chức tại gia đình. Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh Hậu Giang đã tổ chức họp mặt, mừng thọ cho người cao tuổi ở các Nhà Văn hóa xã hoặc Nhà Thông tin ấp, khu vực. Ngoài ra, các gia đình ở khu vực đô thị, có điều kiện thì tổ chức lễ mừng thọ ở nhà hàng cho các cụ. 2.1.2. Lễ giỗ Với ý nghĩ “thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên đã thác nơi suối vàng nhưng linh hồn vẫn luôn quây quần bên con cháu, phù hộ con cháu lúc khó khăn vì vậy người Việt dù theo hay không theo bất kỳ tôn giáo nào thì việc thờ cúng tổ tiên cũng rất được coi trọng. Trong các lễ giỗ ở Hậu Giang, hoạt động ĐCTT thường diễn ra vào đêm trước và trong ngày chánh giỗ. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là đêm trước chánh giỗ. ĐCTT trong các lễ giỗ ở Hậu Giang thể hiện tính ngẫu hứng rất cao. Đối với những lễ giỗ, không gian sinh hoạt rất đa dạng, có khi là trên bộ ván gõ hoặc bộ đi văng trên gian nhà chính, có khi là tại bàn ăn cũng có khi là trên tấm đệm trải dài dưới đất hay ngoài bụi tre, tán cây cho mát… Nói chung thì địa
  14. - 12 - điểm để đờn ca chưa bao giờ là vấn đề lớn, nó phụ thuộc vào tính tùy hứng của mọi người. 2.1.3. Lễ tang Đối với người Việt Nam, lễ tang ngoài ý nghĩa thể hiện tình cảm của người ở lại với người đã mất thì lễ tang còn mang ý nghĩa văn hóa tâm linh rất lớn. Trong lễ tang, ngoài hệ thống nghi lễ đối với người đã mất như trên đã trình bày, yếu tố văn hóa còn được thể hiện qua hệ thống bài bản điệu thức mà ban nhạc lễ phục vụ trong lúc tang ma. Ban nhạc lễ tang thường dùng các nhạc cụ như: kèn, đờn cò, đờn gáo, trống, thanh la, chũm chọe, mõ, trống chầu… mỗi khi có ai phúng điếu thì ban nhạc phải trổi lên hòa tấu hoặc những lúc tế lễ ban nhạc cũng phụ họa cho đúng nghi thức. Ở đây, tác giả xin bàn đến một vấn đề khác trong lễ tang người Kinh ở Hậu Giang đó là hiện tượng ĐCTT mang tính chất “cây nhà lá vườn”, mang đậm chất ngẫu hứng. Trong một số lễ tang ở các địa phương các hoạt động ĐCTT ngoài hình thức “cây nhà lá vườn”, đối với những gia đình có điều kiện kinh tế, họ còn mướn thêm các nhóm ĐCTT để đờn ca vào ban đêm và đặc biệt là lúc gần đến giờ động quan. 2.2. Chủ thể của nghệ thuật Đờn ca Tài tử trong các đám hiếu Thời gian có nhiều thay đổi, hoạt động ĐCTT có lúc thăng trầm, nhưng một cuộc ĐCTT đúng điệu vẫn đem lại cho mọi người những cảm xúc đặc biệt, khó có một loại hình nghệ thuật nào có thể thay thế được. Để làm nên những cảm xúc đó, vai trò của người đờn, người ca và nhất là sự đồng cảm của giới mộ điệu là vô cùng quan trọng.
  15. - 13 - 2.2.1. Nghệ nhân đờn Theo số liệu thống kê năm 2013, toàn tỉnh Hậu Giang có 262 nghệ nhân chơi thuần thục ít nhất một loại đờn, trong đó có 29 nghệ nhân chơi được 3 loại nhạc cụ trở lên và 7 nghệ nhân biết đờn đầy đủ 20 bản tổ. Bên cạnh đó, còn có những người biết đờn một vài nhạc cụ và đờn được một số bài cơ bản. Hiện nay, trước nhu cầu thưởng thức các hoạt động văn hóa ngày càng cao, nhiều người đã không ngần ngại đầu tư thêm nhạc cụ, âm thanh, ánh sáng và nâng cao ngón đờn để chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn. Từ thực tế đó, một số người, nhất là các bạn trẻ xem việc tham gia đờn ca phục vụ các đám tiệc như là một nghề chính thức. Đó cũng là một hình thức thể hiện sự nghiêm túc trong công việc, cũng như tôn trọng người thưởng thức. 2.2.2. Nghệ nhân ca So với đội ngũ nghệ nhân đờn trong toàn tỉnh thì số lượng người biết ca các bài bản của ĐCTT trong tỉnh thể hiện sự vượt trội rõ ràng về mặt số lượng, không phân biệt tuổi tác… Một ban ĐCTT tham gia phục vụ đám thường bao giờ cũng có ít nhất một nam, một nữ hát chính. Đối tượng tham gia ca tài tử trong các đám hiếu, ngoài những “diễn viên” được mời đến phục vụ thì người ca trong các đám hiếu chính là chủ nhà và khách đến dự. Thực tế cũng có khi do không đủ được các bài bản chuyên biệt để hát trong các đám hiếu, nên đôi khi người hát thường hát những bài chưa đúng chủ đề.
  16. - 14 - 2.2.3. Đối tượng thưởng thức Trong các cuộc ĐCTT tại các đám hiếu, đối tượng thưởng thức chính là những người họ hàng hoặc bạn bè thân hữu với gia đình. Trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn, phương tiện nghe nhìn còn hạn chế, con người đến với ĐCTT như là một nhu cầu văn hóa tinh thần thiết yếu của bản thân họ. Có mặt trong bất kỳ một đám hiếu nào có tổ chức sinh hoạt ĐCTT, chúng ta không quá khó khăn để nhận ra tình cảm của mọi người dành cho di sản văn hóa tinh thần của vùng đất phương Nam. Chính vì tình cảm dành cho ĐCTT như thế, nên ở các vùng nông thôn hiện nay, có những đám người ta vẫn duy trì hoạt động ĐCTT thâu đêm suốt sáng. 2.3. Đặc điểm Đờn ca Tài tử trong các đám hiếu 2.3.1. Chương trình, tiết mục 2.3.1.1. Đờn ca Tài tử trong Lễ giỗ Trong bài viết này chúng tôi không mô tả hoạt động ĐCTT cụ thể ở một lễ giỗ nào mà trên cơ sở khảo sát thực tế ở các lễ giỗ có hoạt động ĐCTT trong tỉnh. Nhìn chung hoạt động ĐCTT trong các lễ giỗ ở Hậu Giang không có một chương trình, một quy định nào cụ thể về hệ thống bài bản. Tất cả tuân theo một quy luật chung của ĐCTT đó là tính ngẫu hứng. Tuy nói là không sắp đặt chương trình, không quy định bài bản cụ thể nhưng thực tiễn cho thấy ĐCTT trong các lễ giỗ thường mở đầu bằng các bài hơi Bắc rồi đến hơi Nam, các bài bản vắn, các trích đoạn Cải lương và cuối cùng là các bài Vọng cổ.
  17. - 15 - 2.3.1.2. Đờn ca Tài tử trong Lễ mừng thọ Lễ mừng thọ tổ chức tại nhà: Trong quá trình thu thập tư liệu phục vụ bài viết này, người viết may mắn được dự 10 đám mừng thọ của các cụ ông, cụ bà ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ và xã Vị Tân, TP Vị Thanh. Trong 10 đám, các cụ đều thích nghe các trích đoạn Cải lương hoặc vài câu Vọng cổ. Sau phần trình bày các “tiết mục ưa thích” để chúc mừng các cụ, người thân và khách đến mừng thọ cũng tham gia hát để chúc mừng các cụ. Các bài ca thường được sử dụng là các bài ngợi ca công ơn dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Lễ mừng thọ tổ chức tại nhà văn hóa: Qua quan sát 3 buổi Lễ mừng thọ được chính quyền, đoàn thể tổ chức, chúng tôi thấy có mấy đặc điểm như sau: Hoạt động văn nghệ chào mừng, văn nghệ giữa buổi, văn nghệ sau khi dùng tiệc mừng thọ và đây chính là thời điểm để các tiết mục ĐCTT được thể hiện. Lễ mừng thọ tổ chức tại nhà hàng: Đối với hoạt động mừng thọ các cụ ở nhà hàng, chương trình văn nghệ phục vụ thường do sự thỏa thuận giữa người thân trong gia đình với chủ nhà hàng. Chương trình văn nghệ chủ yếu là tân nhạc, có một vài quan khách lên trình bày một đôi câu Vọng cổ nhưng được đệm bằng đờn Organ. 2.3.1.3. Đờn ca Tài tử trong Lễ tang Trong lễ tang, ban nhạc lễ ngoài chức năng hỗ trợ các hoạt động mang tính nghi lễ theo quy định của tang chế thì ban nhạc lễ còn giữ vai trò là người phục vụ đờn ca để chia buồn với gia đình. Tùy vào người quá cố là nam
  18. - 16 - hay nữ, quan hệ như thế nào với chủ nhà mà các ban nhạc lễ thường có những bài bản riêng để ca cho phù hợp. Dàn nhạc lễ phục vụ trong các lễ tang là những người khá chuyên nghiệp, thể hiện ở chỗ: Ban nhạc lễ là những người hoạt động có quy cũ, tổ chức hẳn hoi; Hệ thống bài bản sử dụng để biểu diễn cũng được đầu tư kỹ hơn với nội dung “chuyên biệt”; “Kịch bản, nội dung chương trình” cũng được chuẩn bị từ trước, đặc biệt là đoạn biểu diễn gần giờ động quan được đầu tư khá kỹ về hóa trang, phục trang, bài bản, trình thức vũ đạo. 2.3.2. Bài bản sử dụng Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về cách phân loại bài bản trong ĐCTT Nam bộ. Có người phân chia bài bản tài tử theo hai loại: loại xôm, loại muồi; loại bản lớn, loại bản nhỏ; loại bản dài, loại bản ngắn; loại bản Bắc, loại bản Nam; loại cổ điển, loại tân điệu; loại bản Tổ, loại ngoài bản Tổ;… Trong sinh hoạt ĐCTT trong các đám hiếu, hệ thống bài bản được sử dụng thường không được quy định sẵn. Đa phần các bài bản thường được các nghệ nhân sử dụng đó là: Điệu thức Nam, điệu thức Bắc và điệu thức Oán… và một số bài bản khác theo yêu cầu. 2.3.3. Nhạc khí Dàn nhạc lễ được sử dụng trong lễ tang được chia làm 2 phe gọi là phe văn và phe võ. Phe văn gồm các nhạc cụ như đờn cò, ống sáo, ông tiêu, song lang; phe võ gồm có trống, mõ, thanh la, chập bạt. Cũng giống như các hoạt động ĐCTT, hiện nay trong lễ tang, ban nhạc lễ cũng sử dụng thêm cả đờn Guitare phím lõm hoặc Guitare điện để đờn
  19. - 17 - đệm theo các bài nhạc lễ và phục vụ ĐCTT. Qua khảo sát thực tế, ngoại trừ ban nhạc lễ phục vụ lễ tang có trang bị khá đầy đủ tất cả các nhạc cụ kể trên, còn lại trong lễ giỗ, đám mừng thọ đa phần các buổi đờn ca chỉ sử dụng độc nhất một cây đờn Guitare phím lõm hoặc một cây Guitare điện. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ĐCTT trong các đám hiếu là một hiện tượng văn hóa khá độc đáo của người Hậu Giang. Từ một vài người đam mê đờn ca trong họ tộc, hàng xóm láng giềng tập họp lại với nhau để đờn ca trong những lần tổ chức đám, đến nay, loại hình văn hóa này đã phát triển thành dịch vụ với những ban, nhóm nhạc phục vụ biểu diễn chuyên nghiệp hơn. Song có một hiện tượng thực tế cũng cần phải nhìn nhận rằng, chất lượng phục vụ cũng như chất lượng chuyên môn ở nhiều ban, nhóm nhạc chưa cao. Nhà nước cũng chưa có được một quy định nào về quản lý, quy chế hoạt động, trình độ, nội dung, hình thức phục vụ của các ban nhóm nhạc, nhất là các ban nhạc lễ…
  20. - 18 - CHƯƠNG 3 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐỜN CA TÀI TỬ TRONG CÁC ĐÁM HIẾU Ở HẬU GIANG 3.1. Biến đổi các dạng thức đám hiếu 3.1.1. Biến đổi trong Lễ mừng thọ Về cơ bản lễ mừng thọ được tổ chức tại gia. Trong ngày mừng thọ, con cháu sẽ chúc rượu thọ, nói những lời tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn, mong cha mẹ, ông bà được sống lâu, sống thọ. Ngoài việc tặng quà mừng thọ cho các cụ, con cháu trong gia đình còn tổ chức ĐCTT để lễ mừng thọ thêm phần long trọng. 3.1.2. Biến đổi trong Lễ giỗ Lễ giỗ ở Hậu Giang ngày càng có nhiều biến đổi. Do cuộc sống tất bật của một số gia đình ở đô thị nên lễ giỗ chỉ được tổ chức vào một thời gian nhất định, thường là tổ chức vào buổi chiều của ngày chánh giỗ. Lễ giỗ là dịp để mọi người gặp nhau ôn lại kỷ niệm, nhớ về người quá cố cho nên mọi người muốn mượn lời ca, tiếng hát để tri ân công đức của ông bà, cha mẹ; để nói lên nổi lòng của con cháu với người đã khuất, đây chính là nguyên nhân để ĐCTT xuất hiện trong các lễ giỗ ở Hậu Giang như đã trình bày ở phần trên. 3.1.3. Biến đổi trong Lễ tang Lễ tang người Việt ở Hậu Giang, thường là để từ hai ngọ trở lên, có một số gia đình con cháu đông, đi làm ăn xa không về kịp thì phải để đến bốn năm ngọ mới an táng. Buổi tối chỉ có con cháu trong gia đình nên không khí rất lạnh. Để tang chủ vơi bớt nổi đau khi mất người thân, bà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2