intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẮC NGHIỆM - NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

394
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một nguyên tắc KHÔNG ĐÚNG khi chữa bệnh do phong gây ra: A. Nếu do huyết trệ sinh phong thì dùng thuốc hành huyết B. Nếu do ngoại phong thì dùng thuốc tân ôn hoặc tân lương kiêm trừ phong C. Nếu do can phong nội động thì dùng thuốc trấn kinh an thần D. Nếu do huyết hư sinh phong thì dùng thuốc bổ huyết 168. Phong có các đặc điểm gây bệnh sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Lưu động và nhanh chóng chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác B.Có 2 loại: nội phong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM - NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

  1. TRẮC NGHIỆM - NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 167. Có một nguyên tắc KHÔNG ĐÚNG khi chữa bệnh do phong gây ra: A. Nếu do huyết trệ sinh phong thì dùng thuốc hành huyết B. Nếu do ngoại phong thì dùng thuốc tân ôn hoặc tân lương kiêm trừ phong C. Nếu do can phong nội động thì dùng thuốc trấn kinh an thần D. Nếu do huyết hư sinh phong thì dùng thuốc bổ huyết 168. Phong có các đặc điểm gây bệnh sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Lưu động và nhanh chóng chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác B.Có 2 loại: nội phong và ngoại phong C. Phong thuộc loại âm tà nên bệnh thường thuộc biểu D. Huyết hư sinh phong thường gặp trong bệnh chàm, dị ứng 169. Ngoại hàn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây: A. Là âm tà nên làm ảnh hưởng đến dương khí B.Gây bệnh ở phần biểu C. Thuốc tân ôn giải biểu dùng để chữa ngoại hàn
  2. D. Hàn thường gây ra ngưng trệ, dễ xâm nhập vào tạng tỳ và tạng tâm 170. Nội hàn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây: A. Do nội tạng thiếu dương khí gây ra B. Do ăn nhiều đồ ăn sống lạnh kéo dài gây ra C. Dùng thuốc ôn lý trừ hàn hoặc thuốc bổ dương để chữa D. Dùng thuôc vị cay tính ấm để chữa 171. Thử có các đặc điểm gây bệnh sau đây, NGOẠI TRỪ: A. Thuộc dương, chủ thăng, chủ tán B. Làm tổn thương đến nguyên khí và tân dịch C. Thương thử thì dùng thuốc thanh nhiệt tả hoả D. Trúng thử thì dùng thuốc giải thử, thanh nhiệt tả hoả, hoá đờm 172. Thấp KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây: A. Là dương tà, làm ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể B. Có tính chất trọc, nhờn trệ nên khó chữa hơn phong C. Có 2 loại: nội thấp và ngoại thấp D. Chủ khí của mùa trưởng hạ 173. Thấp gây bệnh cho cơ thể có các đặc điểm dưới đây, NGOẠI TRỪ:
  3. A. Gây bệnh ở phần dưới có các triệu chứng khớp đau nhức, sưng, phù tê bì, đau lưng…. B, Gây bệnh ở phần trên thì đầu có cảm giác nặng, chảy nhiều nước mắt, nước mũi C. Thấp ở biểu thường có triệu chứng sốt cao, rét run D. Chữa bệnh do thấp gây ra dùng thuốc hoá thấp, lợi thấp, trừ thấp 174.Táo KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây: A. Là khô ráo nên ảnh hưởng đến tạng chức năng phế B. Ngoại táo gây da khô nứt nẻ, miệng khô, chảy máu cam C. Nội táo là do huyết hư, tân dịch không đầy đủ D. Các loại thuóc liên quan chữa chứng táo là: bổ âm, lương huyết, chỉ huyết, lợi tiểu 175. Hoả KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây: A. Chủ khí về mùa hạ, thường làm tổn hại đến dương khí của cơ thể B. Các nguyên nhân phong, hàn, thử, thấp, táo đều có thể hoá hoả C. Triệu chứng của hoả: sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, miệng khát D. Thường dùng nhóm thuốc thanh nhiệt, tư âm để chữa 176. Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
  4. A. Hỷ là vui mừng, thái quá hại tâm B. Nộ là bực tức, thái quá hại can C. Ưu là buồn rầu, thái quá hại tỳ D. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại tâm 177. Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong: A. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can B. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm C. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ D. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ 178. Nói về quan hệ của mạch với thuốc Y học cổ truyền: A. Nếu mạch thuộc dương, thuộc chứng nhiệt dùng thuốc vị đắng, tính ôn nhiệt B. Nếu mạch thuộc âm, thuộc chứng hàn dùng thuốc vị cay, tính nóng ấm C. Nếu mạch thuộc thực dùng thuốc tả hạ, thuốc hạ khí D. Nếu mạch thuộc hư chứng dùng thuốc mang tính chất bổ 179. Có một chẩn đoán vọng sắc KHÔNG PHÙ HỢP với chứng bệnh: A. Sắc da vàng là biểu hiện bệnh thấp, bệnh hư B. Sắc hồng là biểu hiện bệnh thuộc chứng nhiệt
  5. C. Sắc trắng là biểu hiện bệnh thuộc chứng hư hàn D. Sắc đen là biểu hiện bệnh thuộc chứng huyết ứ 180. Có một chẩn đoán KHÔNG ĐÚNG về chất lưỡi và bệnh chứng: A. Chất lưỡi đỏ biểu hiện chứng nhiệt B. Chất lưỡi trắng nhạt biểu hiện chứng âm hư C. Chất lưỡi tím biểu hiện chứng huyết ứ D. Chất lưỡi sáng bóng, hồng thẫm biểu hiện chứng dinh huyết nhiệt 181. Có một nhận định KHÔNG ĐÚNG về hình thể lưỡi và bệnh chứng: A. Lưỡi cứng, có loét bệnh thuộc chứng thực B. Lưỡi thô, to, mềm bệnh thuộc chứng hư C. Hai bên rìa lưỡi có hằn nốt răng bệnh thuộc chứng huyết hư D. Lưỡi to, thô, đỏ bệnh thuộc chứng tâm tỳ nhiệt 182. Có một nhận định KHÔNG ĐÚNG về hình thể lưỡi và bệnh chứng: A. Rêu lưỡi trắng thuộc hàn B. Rêu lưỡi trắng mỏng thuộc biểu hàn C. Rêu lưỡi vàng mỏng bệnh thuộc lý nhiệt D. Rêu lưỡi vàng thuộc chứng nhiệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2