intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần vì game online

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại VN, chưa có khảo sát cụ thể về chứng nghiện trò chơi điện tử (game online). Tuy nhiên gần đây có nhiều ca cấp cứu và những rối loạn tâm thần liên quan đến nó. Em trai H.N., 13 tuổi, nhà ở Trảng Bom, Đồng Nai được gia đình đưa đi khám tại trung tâm tham vấn tâm lý với trạng thái suy nhược, kém tập trung chú ý, khó khăn trong học tập, ăn trộm tiền, nói dối và bỏ nhà đi bụi đã gần một tuần. Em được đánh giá là rối loạn hành vi, có nhiều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần vì game online

  1. Trẻ có nguy cơ bị rối loạn tâm thần vì game online
  2. Tại VN, chưa có khảo sát cụ thể về chứng nghiện trò chơi điện tử (game online). Tuy nhiên gần đây có nhiều ca cấp cứu và những rối loạn tâm thần liên quan đến nó. Em trai H.N., 13 tuổi, nhà ở Trảng Bom, Đồng Nai được gia đình đưa đi khám tại trung tâm tham vấn tâm lý với trạng thái suy nhược, kém tập trung chú ý, khó khăn trong học tập, ăn trộm tiền, nói dối và bỏ nhà đi bụi đã gần một tuần. Em được đánh giá là rối loạn hành vi, có nhiều triệu chứng của stress kéo dài. Khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ tập trung vào chi tiết em đã chơi game online lâu dài, từ cách đó hơn một năm. Lúc đầu em chơi khoảng một giờ/ngày, sau tăng dần và gần đây em thường ngồi lì trong phòng net cả ngày. Có hôm em chơi game suốt 14 giờ, thường xuyên là 3-4 giờ. Em hay trốn học chơi game và hành vi bỏ nhà đi bụi theo em lý giải là do sự rủ rê của các bạn trong thế giới ảo, các em
  3. định đi theo “tiếng gọi của giang hồ” như những tình tiết trong một trò chơi online. H.N. là một trong rất nhiều trường hợp điều trị tại Trung tâm tham vấn tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên thuộc BV Tâm thần trung ương 2. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Ảnh minh họa Nhận mặt người ghiền
  4. Dưới đây là cách nhận diện một người mắc chứng nghiện game online: Ngồi chơi game online hơn hai giờ/ ngày hoặc không có cảm giác về thời gian, không gian khi đang chơi game online. Họ luôn bị thôi thúc bởi các hình ảnh trong trò chơi, cố gắng giảm thiểu thời gian ngồi trước máy vi tính nhưng đều thất bại. Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình, những bài thuốc chữa bệnh nhân gian. Giấu gia đình hoặc bạn bè để thường xuyên chơi game online. Quên mất các sự kiện quan trọng hoặc không thực hiện đầy đủ các công việc không liên quan đến máy tính do dành quá nhiều thời gian vào việc chơi game online. Việc này có thể dẫn đến hiệu suất làm việc giảm, hoặc thờ ơ với các hoạt động xung quanh như học tập, công việc…
  5. Tiếp tục chơi game online bất chấp những trục trặc hoặc khó khăn trong công việc, học tập hoặc các mối quan hệ gia đình, bạn bè. Có những dấu hiệu của chứng suy nhược và có xu hướng hành xử theo các mối quan hệ trong trò chơi online. Xa rời thực tế Chứng nghiện game online hay việc ngồi quá lâu trước máy vi tính hằng ngày thường để lại những di chứng về thể xác. Việc dùng lâu bàn phím có thể dẫn tới những chấn thương các ngón tay không đáng có, các bệnh về cột sống, tình trạng khô mắt và các phản ứng cơ thể như mỏi mệt, căng thẳng, kém tập trung chú ý. Thậm chí có những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ, các bệnh về thần kinh như suy nhược và cả động kinh. Nó cũng để lại những khó khăn về mặt tâm thần. Nhiều em có biểu hiện của các rối loạn hành vi như ăn cắp, nói dối, bỏ nhà ra đi… Nhiều em lại rơi vào các trạng thái của trầm cảm và các bệnh lý tâm căn bởi stress trường diễn do chứng
  6. nghiện game online mang lại. Đã có những em có hành vi tự hủy hoại bản thân như tự tử chỉ vì nghiện game oline. Nó để lại cho các em những khó khăn về mặt xã hội. Đa số các em có kiểu hành xử và nhầm lẫn giữa đời sống thực tại và những tình huống ảo. Các em ngày càng xa rời thực tế, ít liên quan đến cuộc sống thực của mình. Dần dần các mối quan hệ trong cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khó khăn. Nhiều em đặt ra những tình huống và giá trị sống như trong các tình huống online, coi đó là định hướng cho cuộc sống của mình như bỏ nhà đi bụi, kết thân với những “anh hùng hảo hán”… Điều đó là nguyên nhân gây nên những đổ vỡ về mặt tâm lý và những khó khăn khi trở về với đời sống thực. Việc nghiện game online còn dẫn tới tình trạng bỏ bê việc học tập và các công việc hằng ngày. Cha mẹ hãy quan tâm Để giải quyết tình trạng nghiện game online cần có sự phối hợp hoạt động đồng bộ của cả xã hội.Đi đầu là các nhà quản
  7. lý trong lĩnh vực Internet với một định hướng tốt và giám sát cụ thể, có thể quản lý thật sự về vấn đề này. Nghiên cứu những người nghiện game online, các nhà tâm lý học thấy rằng họ thường thất bại trong đời sống thực và muốn tìm đến sự tự tin trong thế giới ảo. Bên cạnh đó, nhiều em nghiện game online vì không có sự quan tâm đúng mức của gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Nhà trường và Đoàn thanh niên, hội sinh viên tạo ra nhiều sân chơi giúp các em có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, tránh ảo tưởng và rơi vào tình trạng nghiện game online. Nếu thật sự các em có những dấu hiệu của chứng nghiện game online, hãy đưa đến trung tâm tham vấn tâm lý để được giúp đỡ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2