Tuổi thọ động cơ
lượt xem 10
download
Động cơ vẫn được ví là trái tim của xe hơi và vì thế, quan tâm đến tuổi thọ của động cơ là điều cần thiết đối với mỗi chủ phương tiện. Độ bền của các bộ phận trên xe là chìa khoá để tạo nên độ bền của cả chiếc xe. Nhưng dù các bộ phận ấy có dễ hay khó, nhanh hay lâu phải thay thế thì chủ xe cũng rất khó để dự đoán được tuổi thọ của chúng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tuổi thọ động cơ
- Tuổi thọ động cơ Động cơ vẫn được ví là trái tim của xe hơi và vì thế, quan tâm đến tuổi thọ của động cơ là điều cần thiết đối với mỗi chủ phương tiện. Độ bền của các bộ phận trên xe là chìa khoá để tạo nên độ bền của cả chiếc xe. Nhưng dù các bộ phận ấy có dễ hay khó, nhanh hay lâu phải thay thế th ì chủ xe cũng rất khó để dự đoán được tuổi thọ của chúng. Trong một số trường hợp, các chi tiết/phụ tùng có thể hỏng ngay khi xe vẫn còn mới, nhưng có trường hợp, như với mẫu Volvo P1800 1966 của Irv Gordon (hiện đang nắm giữ kỷ lục chiếc xe vận hành được quãng đường xa nhất thế giới) thì các bộ phận, phụ tùng của chúng lại dường như không có tuổi. Nếu bạn may mắn và có được động cơ cùng chế độ bảo dưỡng tốt, xe của bạn cũng có thể chạy được cả hàng trăm nghìn km mà vẫn không gặp phải sự cố gì đáng bàn cãi.
- Với những nhà cung cấp phụ tùng/bộ phận xe hơi, thông tin về tuổi thọ của chúng được họ đưa ra rất chung chung, chỉ đơn giản như bao lâu thì nên thay mới. Tuy vậy, tuổi thọ của các bộ phận trên thực tế còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như việc bảo dưỡng, cường độ vận hành và việc nhà sản xuất có sản xuất động cơ đảm bảo chất lượng hay không. Trên xe, bên cạnh một vài bộ phận được thiết kế để thường xuyên phải thay bỏ, chẳng hạn lọc dầu, hay má phanh khiến chủ xe hầu nh ư không quá bận tâm thì vẫn có một số bộ phận nào đó cần phải thay thế và rất đắt tiền. Lúc ấy, chủ xe sẽ phải tính toán đến chuyện thay mới bộ phận ấy hay đổi luôn xe. Động cơ là một trong những chi tiết quan trọng và đắt tiền nhất trên xe hơi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tuổi thọ của chúng, những yếu tố tác động đến tuổi thọ động c ơ đặc biệt là cách bảo dưỡng, tìm hiểu khi nào thì nên thay động cơ mới và tất nhiên cả cách thay thế sẽ được thực hiện như thế nào. Những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ động cơ Tuổi thọ của động cơ, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, một khi bạn biết những nhân tố chính ảnh hưởng đến độ bền của “trái tim” xe bốn bánh, bạn sẽ dễ dự tính được tuổi thọ động cơ của chiếc xe. Có một điều nên nhớ là, động cơ của các loại xe không cái nào giống cái nào. Bất cứ nhà cung cấp phụ tùng hay bộ phận xe hơi uy tín nào cũng sẽ nói cho bạn biết, các bộ phận/phụ tùng xe hơi là những cá thể riêng biệt. Vì thế, bên cạnh thông tin chung chung như khoảng bao lâu cần thay thế thì độ bền cụ thể của từng bộ phận sẽ ngắn hoặc dài hơn con số họ đưa ra chút ít. Dù các nhân tố tác động đến độ bền của động cơ là có thể tìm hiểu được thì người ta vẫn không thể dự đoán chính xác tuổi thọ động cơ hay bất cứ bộ phận nào trên một chiếc xe cụ thể. Vẫn là câu nói
- cũ, tuổi thọ của mỗi chiếc xe hoàn toàn không giống nhau. Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến độ bền của động cơ là cách chúng được chế tạo. Các loại động cơ xe hơi được làm từ những vật liệu kim loại khác nhau, nhưng chủ yếu từ nhôm và sắt. Trên thực tế, cũng có những động cơ được chế tạo từ nhiều hơn một loại kim loại. Chẳng hạn, trên một số loại xe tải, động cơ có dạng sắt khối và phần đầu bằng nhôm. Nói chung, động cơ dạng sắt khối có xu hướng chịu lực tốt hơn và có độ bền cao hơn so với những mẫu động cơ khác. Sau nhiều năm sử dụng, sắt vẫn có khả năng chống chọi tốt với sức nóng đáng kể mà động cơ toả ra khi vận hành. Cách một chiếc xe được điều khiển như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của động cơ. Một động cơ phải làm việc “cực nhọc” hơn, với cường độ lớn hơn thường sẽ có tuổi thọ ngắn hơn. Tải nặng, liên tục tăng tốc hay giảm tốc, luôn phải “gắng sức” với vòng quay tua máy cao hoặc thường chạy với vận tốc tối đa trong thời gian dài cũng có thể rút ngắn tuổi thọ của động cơ. Tuy nhiên, việc bảo dưỡng mới thực sự là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ bền, sức dẻo dai của những cỗ máy này. Việc bảo dưỡng động cơ Vật liệu cấu thành động cơ, động cơ có được chế tạo đúng chuẩn hay không, hay động cơ có phải làm việc quá sức liên tục hay không, ấy là những tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của nó. Trong đó, một yếu tố then chốt và đặc biệt cần lưu tâm là việc bảo dưỡng động cơ được thực hiện như thế nào. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng, việc chậm hoặc ít bảo dưỡng sẽ tác động tiêu cực đến tuổi thọ của tất cả các loại phụ tùng xe hơi. Vì thế, việc thực hiện đúng lịch bảo dưỡng các chi tiết của xe, đặc biệt là động cơ sẽ giúp các bộ phận này duy
- trì được độ bền cần thiết. Tuy nhiên, các bộ phận khác nhau đòi hỏi cách thức cũng như thời gian bảo dưỡng khác nhau. Chẳng hạn lốp xe, người ta không quá đặt nặng vấn đề lốp được bảo dưỡng như thế nào, và nếu so sánh lốp với động thì đương nhiên, lốp cần bảo dưỡng sớm hơn, nhưng bảo dưỡng động cơ lại đòi hỏi nhiều kỹ thuật và đầu tư tiền của hơn. Một trong những yêu cầu quan trọng của việc bảo dưỡng động cơ là giữ cho loại nhiên liệu động cơ sử dụng được sạch và không lẫn tạp chất. Nếu động cơ là trái tim của cả cỗ máy thì nhiên liệu không khác gì máu của trái tim đó. Trong cơ thể con người, có tới 2 quả thận và 1 lá gan giúp làm sạch máu nhưng động cơ thì không thể hoàn hảo như vậy. Dù có thiết bị lọc nhiên liệu nhưng vẫn cần đảm bảo động cơ được sử dụng nhiên liệu sạch. Điều đó lý giải tại sao cần thường xuyên thay dầu động cơ và phải chắc chắn việc đó được làm trước khi dầu động cơ trở nên quá bẩn. Dầu bẩn trong động cơ cũng như máu bẩn trong cơ thể. Dù không tạo ra những hiệu quả tiêu cực ngay tức khắc nhưng dầu bẩn sẽ dẫn đến những hiểm hoạ khó lường. Dù chỉ một lượng nhỏ bụi bẩn tích tụ qua thời gian cũng sẽ là mầm bệnh nguy hiểm với “trái tim” của 4 bánh. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo luồng khí di chuyển quanh động cơ, nghĩa là luồng khí thổi vào trong động cơ cũng phải là khí sạch. Hãy làm sạch lọc gió. Thêm vào đó, việc động cơ bị nóng quá liên tục cũng tác động khá mạnh đến tuổi thọ, vì thế cần lưu ý đến hệ thống làm mát của động cơ. Và khi đồng hồ báo động cơ quá nóng, áp suất dầu đã thấp thì đừng đợi thêm nữa, hãy mang ngay xe đến 1 ga-ra tin cậy. Thay thế động cơ mới
- Không có gì tồn tại mãi mãi. Sau tất cả những nỗ lực chăm sóc bảo dưỡng, vẫn đến một lúc bạn cần thay động cơ, cũng như bất cứ phụ tùng nào khác trên xe - nếu là cần thiết. Mỗi chiếc ôtô là một cơ thể riêng biệt, từng bộ phận của xe lại càng là những cá thể riêng biệt hơn nữa. Tuy nhiên, thay thế động cơ được coi là phức tạp nhất trong so với việc thay thế các bộ phận xe hơi khác, vì tầm quan trọng, vì kích cỡ và trọng lượng của nó và bởi vì nó được cấu thành từ không ít bộ phận nhỏ. Thêm vào đó, động cơ còn có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều hệ thống phức tạp khác trên xe như hệ thống xả, làm mát, hộp số và hệ thống điện. Nhìn chung, quá trình thay thế động cơ được bắt đầu bằng việc lựa chọn một động cơ mới phù hợp với chiếc xe. Xe hơi có một khoảng không nhất định dành cho động cơ nên kích cỡ là một yếu tố quan trọng. Bạn cũng có thể phải tính toán đến trọng lượng của động cơ mới, nếu vừa vặn về kích cỡ nhưng lại quá nặng sẽ làm tổn hại đến hệ thống treo, hiệu suất nhiên liệu và khả năng tăng tốc... Khi đã lựa được động cơ thích hợp thì vấn đề tiếp theo là đưa nó vào xe và làm thế nào để động cơ mới hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với những bộ phận và các hệ thống phức tạp xung quanh. Đó là cả một vấn đề nan giải vì có thể, trị giá của động cơ chỉ là 1.000 USD, nhưng chi phí để lắp ráp sao cho nó phối hợp tốt với chiếc xe cũ thì có thể đội lên vài lần. Cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ động cơ là có chế độ bảo dưỡng động cơ cẩn thận, để việc thay thế động cơ trở nên không cần thiết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khi động cơ ôtô bị sôi nước
2 p | 283 | 88
-
Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 7
16 p | 124 | 44
-
Làm thế nào để tăng tuổi thọ của bơm dầu?
3 p | 136 | 41
-
An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ hàn điện
3 p | 156 | 35
-
Đèn halogen, xenon hay LED?
9 p | 137 | 34
-
An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ xây (thợ hồ), thợ bê tông, thợ mộc xây dựng
8 p | 162 | 30
-
An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ hàn cắt OXY - AXETYLEN
4 p | 127 | 27
-
An toàn vệ sinh lao động đối với thợ điện
3 p | 204 | 23
-
An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ sử dụng máy cưa đĩa
2 p | 100 | 17
-
Kéo dài tuổi thọ bê tông
3 p | 109 | 13
-
Nâng cao tuổi thọ động cơ
2 p | 86 | 10
-
DẦU ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIESEL TẢI TRỌNG NẶNG
2 p | 79 | 7
-
Bài giảng Chi tiết máy - Chương 10: Ô lăn (Nguyễn Thanh Nam)
17 p | 35 | 4
-
Phương pháp kéo dài tuổi thọ sử dụng nồi áp suất
3 p | 64 | 4
-
Ngôi nhà tuổi thơ của Taylor Swift
13 p | 77 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 3 - TS. Nguyễn Văn Liêm
39 p | 3 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 3: Tính toán nhiệt trong thiết bị điện
39 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn