VAI TRÒ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH<br />
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN<br />
LÊ VĂN SƠN<br />
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Công nghiệp nông thôn là một bộ phận quan trọng cấu thành kinh<br />
tế nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn được xem là yếu tố cơ bản<br />
nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Sự phát<br />
triển của nó tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở khu<br />
vực nông thôn.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Công nghiệp nông thôn là bộ phận quan trọng của kinh tế nông thôn. Phát triển công<br />
nghiệp nông thôn được xem là chìa khóa của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Sự<br />
phát triển của nó tác động sâu sắc đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở<br />
nông thôn theo hướng bền vững, là bước đệm mang tính chất quá độ làm tiền đề cho<br />
phát triển đại công nghiệp.<br />
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
2.1 Quan niệm về công nghiệp nông thôn<br />
Công nghiệp nông thôn là một khái niệm khá mới mẻ được các nhà nghiên cứu chú ý<br />
trong những năm gần đây. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả tiếp cận khái<br />
niệm này trên những bình diện khác nhau như kinh tế lãnh thổ, kinh tế ngành, kinh tế tổ<br />
chức, kinh tế xã hội hoặc kinh tế cộng đồng làng xóm. Mỗi cách tiếp cận chỉ nhấn mạnh<br />
và làm rõ một khía cạnh của công nghiệp nông thôn mà không xét nó với tư cách là một<br />
bộ phận cấu thành kinh tế công nghiệp phân bố ở nông thôn và có quan hệ tác động qua<br />
lại một cách chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. [1]<br />
Theo cách tiếp cận của kinh tế học chính trị thì công nghiệp nông thôn là một bộ phận<br />
của công nghiệp cả nước được phân bố ở nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công<br />
nghiệp với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp<br />
thuộc nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau gắn bó chặt<br />
chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn do chính quyền địa phương quản lý về<br />
mặt nhà nước.[6]<br />
Với khái niệm này, công nghiệp nông thôn được hiểu là một bộ phận của ngành công<br />
nghiệp phân bố ở địa bàn nông thôn, phân biệt với công nghiệp thành thị. Công nghiệp<br />
nông thôn phân bố ở nông thôn không phải chỉ đứng chân ở nông thôn mà còn phải có<br />
quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn thông qua các yếu tố<br />
đầu vào của quá trình sản xuất cũng như đầu ra cho thị trường sản phẩm.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 80-84<br />
<br />
VAI TRÒ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA…<br />
<br />
81<br />
<br />
Về ngành nghề, công nghiệp nông thôn bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp phục<br />
vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân ở nông thôn như các ngành sản xuất, sửa<br />
chữa nông cụ, chế biến nông sản, sản xuất hàng gia dụng, sản xuất vật liệu xây dựng…<br />
ở nông thôn.<br />
Xét về sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, các cơ sở công nghiệp nông<br />
thôn tồn tại trong nhiều thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức sản xuất mà chủ<br />
yếu là hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn.<br />
Xét về quy mô, các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, lượng<br />
vốn và lao động ít, năng suất lao động thấp.<br />
Về mặt quản lý nhà nước, các cơ sở công nghiệp nông thôn chịu sự quản lý trực tiếp của<br />
chính quyền địa phương, cụ thể ở đây là cấp quận, huyện, xã vì công nghiệp nông thôn<br />
gắn bó rất chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.<br />
Với khái niệm trên, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có các đặc điểm sau<br />
thuộc phạm trù công nghiệp nông thôn:<br />
- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ tính thuần nông sang cơ cấu<br />
kinh tế nông - công - dịch vụ, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên.<br />
- Tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cư<br />
dân nông thôn.<br />
- Thu hút lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ, phân công<br />
lại lao động trên địa bàn nông thôn.<br />
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh.<br />
- Phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương và ngành<br />
công nghiệp của cả nước.<br />
Như vậy, công nghiệp nông thôn là một khái niệm mang tính lịch sử gắn liền với sự<br />
phát triển của kinh tế nông thôn. Do đó, phát triển công nghiệp nông thôn là một nội<br />
dung quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.<br />
2.2. Vai trò của công nghiệp nông thôn<br />
Công nghiệp nông thôn là bộ phận kinh tế gắn bó chặt với kinh tế nông thôn cũng như<br />
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch<br />
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội ở nông<br />
thôn nói chung.<br />
Thứ nhất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn<br />
Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là<br />
một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất<br />
trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp<br />
chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ... tất cả có quan<br />
<br />
82<br />
<br />
LÊ VĂN SƠN<br />
<br />
hệ hữu cơ với nhau trong cơ cấu kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế<br />
quốc dân.<br />
Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều ngành nghề sản xuất, nhiều<br />
thành phần kinh tế ở các quy mô khác nhau, trong đó chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Tất<br />
cả các nhân tố đó có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình phát triển.<br />
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn tạo ra nhiều ngành nghề sản xuất vật chất phi<br />
nông nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, tăng tỷ trọng<br />
công nghiệp trong tổng thể kinh tế nông thôn. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn<br />
sẽ khôi phục và phát triển nhiều nghề thủ công truyền thống đồng thời tạo ra nhiều<br />
ngành nghề mới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn.<br />
Sự phát triển đa dạng của ngành nghề ở nông thôn sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển ngành<br />
dịch vụ ở nông thôn. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn sẽ cung cấp nông cụ,<br />
nâng cao năng suất lao động sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp cho quá trình thu<br />
hoạch, bảo quản, chế biến nông sản tốt hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.[2]<br />
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn sẽ giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng,<br />
vật nuôi theo hướng chuyên môn hoá, thực hiện thâm canh tăng năng suất lao động và<br />
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.<br />
Thứ hai, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,<br />
nông thôn<br />
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện<br />
nay, phát triển công nghiệp nông thôn là nội dung quan trọng đặc biệt vì nó làm biến đổi<br />
cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hoá ngành nghề nhằm khai thác có<br />
hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở nông thôn như tài nguyên đất đai, khoáng sản, các vùng<br />
nguyên liệu, nguồn vốn, nguồn lao động và kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất<br />
của nhân dân.<br />
Nông thôn là vùng lãnh thổ rộng lớn, có nhiều tài nguyên như khoáng sản, đất đai do đó<br />
việc sử dụng máy móc khai thác các nguồn tài nguyên sẽ hiệu quả hơn và bảo vệ môi<br />
trường sinh thái. Sự tồn tại các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản sẽ nâng cao hiệu<br />
quả kinh tế của các vùng nguyên liệu tập trung, tăng cường tính bền vững của các khu<br />
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp có<br />
xu hướng giảm dần thì phát triển công nghiệp nông thôn sẽ huy động và sử dụng hiệu<br />
quả nguồn vốn nhàn rỗi ở nông thôn vào các ngành sản xuất phi nông nghiệp, sử dụng<br />
lao động dôi dư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chuyển sang.<br />
Sự phát triển của công nghiệp nông thôn sẽ tác động nhanh đến quá trình đô thị hoá tại<br />
chỗ, tạo việc làm cho nhân dân ngay tại địa bàn nông thôn. Sự phát triển đó tạo ra quá<br />
trình phân công lại lao động tại chỗ hiệu quả hơn, lúc đó nông dân có thể “ly nông bất<br />
ly hương” đồng thời giảm sức ép di dân đến các đô thị lớn. [4]<br />
Khi các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sẽ tăng nhanh thu nhập của nông thôn.<br />
Sự phát triển của các ngành nghề và làng nghề tạo điều kiện cho đội ngũ thợ thủ công<br />
<br />
VAI TRÒ CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA…<br />
<br />
83<br />
<br />
và các nghệ nhân phát huy khả năng tay nghề và tạo thu nhập cho họ. Bên cạnh đó, các<br />
cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có thể thu hút thêm lao động của các hộ<br />
thuần nông vừa học nghề vừa làm thêm để tăng thu nhập, từng bước chuyển dịch cơ cấu<br />
lao động tại nông thôn theo hướng hiệu quả hơn.<br />
Thứ ba, tạo điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở nông thôn<br />
Một yếu tố quan trọng của công nghiệp nông thôn là các làng nghề. Các làng nghề là<br />
nơi tập trung nhiều thợ thủ công lành nghề, có kinh nghiệm sản xuất có thể tạo ra nhiều<br />
loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống. Các làng nghề đã<br />
góp phần tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho người lao động. Hiện nay, ở nước ta<br />
có khoảng 2.790 làng nghề với 53 nhóm nghề, gần 12 triệu lao động tham gia với mức<br />
thu nhập bình quân từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/tháng. [5]<br />
Có thể nói công nghiệp nông thôn mà trung tâm của nó là các làng nghề truyền thống đã<br />
tạo nên sự lan toả trong quá trình phát triển, đa dạng hoá ngành nghề trong công nghiệp<br />
nông thôn. Các làng nghề không những tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người<br />
dân mà còn bảo tồn được nét văn hoá truyền thống của dân tộc thể hiện trong từng sản<br />
phẩm thủ công mỹ nghệ qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân. [6]<br />
Thứ tư, hạn chế chênh lệch trong phát triển giữa nông thôn và thành thị<br />
Mặc dù dân số của khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số cả nước, song năng lực<br />
sản xuất ở khu vực này còn rất hạn chế, chỉ tạo ra khoảng 30% giá trị trong GDP. Do<br />
đó, phát triển công nghiệp nông thôn là tạo sự công bằng trong cơ hội phát triển của<br />
nông thôn so với thành thị. Đồng thời nó còn phát huy có hiệu quả các nguồn lực tại<br />
chỗ, tạo việc làm, thu nhập góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân<br />
dân khu vực nông thôn, giảm dần sự chênh lệch quá xa giữa nông thôn và thành thị.<br />
Thứ năm, làm tiền đề cho sự phát triển của đại công nghiệp<br />
Khi nghiên cứu quá trình phát triển công nghiệp ở các nước trên thế giới theo mô hình<br />
công nghiệp hóa cổ điển ở Anh, K.Marx đã chỉ ra con đường phát triển của nó là: từ các<br />
cơ sở thủ công riêng lẻ đến tập trung thành công trường thủ công, công trường thủ công<br />
phát triển sẽ sinh ra đại công nghiệp cơ khí. Công nghiệp nông thôn ở một số nước đang<br />
phát triển cũng phát triển theo xu hướng đó.<br />
Ở Việt Nam, công nghiệp nông thôn phát triển sẽ làm vùng đệm, gia công cho các cơ sở<br />
công nghiệp lớn, trở thành nhóm công nghiệp phụ trợ cho đại công nghiệp hoặc bản<br />
thân nó sẽ thành đại công nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp nông thôn là bước quá<br />
độ chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ [3].<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Công nghiệp nông thôn có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội<br />
nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là một yêu cầu bức thiết hiện nay nhằm<br />
góp phần đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông<br />
thôn. Sự phát triển của nó sẽ thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn<br />
<br />
84<br />
<br />
LÊ VĂN SƠN<br />
<br />
theo hướng công nghiệp hóa góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội ở nông<br />
thôn, nâng cao hiệu quả tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cũng như<br />
quá trình xây dựng nông thôn mới giàu có, văn minh, hiện đại.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]<br />
[2]<br />
[3]<br />
[4]<br />
[5]<br />
[6]<br />
<br />
Đặng Ngọc Dinh (1997). Vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta. NXB<br />
Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
Nguyễn Mạnh Dũng (2004). Phát triển ngành nghề ở nông thôn. NXB Nông nghiệp,<br />
Hà Nội.<br />
Kenichi Ohno, Nguyễn Văn Thường (2005). Hoàn thiện chiến lược phát triển công<br />
nghiệp Việt Nam. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.<br />
Đỗ tiến Sâm (1994). Xí nghiệp hương trấn ở nông thôn Trung Quốc, quá trình hình<br />
thành và phát triển. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.<br />
Lê Văn Sơn (2009). Bảo tồn và phát triển làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay.<br />
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tiến trình<br />
đổi mới”. Đại học quốc gia Hà Nội.<br />
Lê Văn Sơn (2009). Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận<br />
văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.<br />
<br />
Title: THE ROLE OF RURAL INDUSTRY IN THE PROCESS OF INDUSTRIALIZATION<br />
AND MODERNIZATION IN AGRICULTURE AND RURAL AREAS<br />
Abstract: Rural industry is an important component of rural economic. Developing rural<br />
industry is considered as key factor for improving rural industrialization. It impacts on socioeconomic development in the rural areas.<br />
<br />
ThS. LÊ VĂN SƠN<br />
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.<br />
ĐT: 0914.146690. Email: levanson.hce@gmail.com.<br />
<br />