intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm mô tế bào

Chia sẻ: Quynh Quynh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

172
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm mô tế bào là một loại nhiễm trùng da và mô mềm ngay bên dưới da phổ biến. Nó xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương hoặc da bình thường và bắt đầu lan tràn bên dưới da và vào mô mềm gây ra nhiễm trùng và viêm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm mô tế bào

  1. Viêm mô tế bào Viêm mô tế bào là một loại nhiễm trùng da và mô mềm ngay bên dưới da phổ biến. Nó xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào vùng da bị tổn thương hoặc da bình thường và bắt đầu lan tràn bên dưới da và vào mô mềm gây ra nhiễm trùng và viêm. Viêm là quá trình cơ thể chiến đấu chống lại vi trùng. Viêm có thể gây ra sưng, nóng, đỏ, và/hoặc đau. Những người có nguy cơ bị viêm mô tế bào là những người bị thương ở da hoặc bị những bệnh khác, chẳng hạn như: Đái tháo đường. Bị những vấn đề về hệ tuần hoàn, chẳng hạn như máu đến cung cấp cho các chi không đủ, dẫn lưu tĩnh mạch hoặc bạch huyết không tốt, hoặc dãn tĩnh mạch. Bệnh về gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc xơ gan. Những bệnh về da chẳng hạn như eczema, bệnh vẩy nến, những bệnh nhiễm trùng gây tổn thương da chẳng hạn như bệnh thủy đậu hoặc bị nổi mụn nặng. NGUYÊN NHÂN Những tổn thương làm rách da. Những nhiễm trùng liên quan đến phẫu thuật Những vết rách da làm cho vi trùng xâm nhâm vào da (chẳng hạn như những bệnh về da mạn tính như eczema hoặc bệnh vẩy nến). Vật lạ nằm bên trong da.
  2. Nhiễm trùng xương nằm ngay bên dưới da (chẳng hạn như những vết thương hở tồn tại lâu sâu đến xương làm xương bị phơi nhiễm với vi trùng. Đôi khi tình trạng này xảy ra ở những bệnh nhân bị đái tháo đường bị mất cảm giác dưới chân). TRIỆU CHỨNG Viêm mô tế bào có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các bộ phận của cơ thể. Thường gặp nhất là ở những vùng bị tổn thương hoặc bị viêm bởi nguyên nhân khác, chẳng hạn như vết thương bị viêm, vết cắt bị nhiễm khuẩn, và những vùng da có tình trạng xấu hoặc lưu thông máu kém. Những triệu chứng thường gặp nhất của viêm mô tế bào bao gồm: Đỏ da. Những vệt đỏ kéo dài trên da hoặc những mảng đỏ da lan rộng. Sưng Nóng Đau hoặc tăng nhạy cảm. Chảy dịch hoặc rỉ dịch màu vàng trong hoặc mủ ra từ bên trong da; có thể xuất hiện vết rộp lớn. Xuất hiện cách hạch bạch huyết sưng hoặc đau ở gần nơi bị viêm. Sốt có thể xảy ra nếu bệnh lan khắp cơ thể theo đường máu. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH Hãy đi khám bệnh nếu bạn có một trong những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau của viêm mô tế bào: Sốt hoặc lạnh run. Đỏ da Những lằn đỏ chạy dọc theo da. Độ nóng của vùng da bị ảnh hưởng tăng. Sưng Đau Chảy dịch/mủ từ bên trong da. Hãy đi đến phòng cấp cứu nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây của viêm mô tế bào: Sốt cao hoặc lạnh run. Buồn nôn và nôn. Vùng da bị đỏ lớn lên hoặc cứng đi một cách rõ ràng. Đau tăng
  3. Tê vùng da bị đỏ hoặc đau khi chạm nhẹ. Những bệnh mạn tính khác có thể bị ảnh hưởng bởi ngay cả một nhiễm trùng nhẹ. KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM Các bác sĩ thường sẽ chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ cũng có thể rút máu để xét nghiệm nếu cảm thấy tình trạng nhiễm trùng đủ nặng để có thể xâm nhập vào máu. Bác sĩ cũng có thể cho chụp phim X quang vùng bị ảnh hưởng nếu nghi ngờ có vật lạ nằm bên trong da hoặc xương nằm bên dưới bị nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể thử dùng kim rút dịch từ bên trong vùng da bị viêm ra ngoài và gửi dịch đó đến phòng xét nghiệm để cấy. ĐIỀU TRỊ Nếu nhiễm trùng không quá nặng, bạn có thể điều trị tại nhà. Bác sĩ sẽ kê toa cho bạn các loại kháng sinh đường uống trong vòng từ 1 tuần đến 10 ngày. Bác sĩ cũng có thể sử dụng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp trong những tình huống sau: Nhiễm trùng nặng. Bị những bệnh khác. Bệnh nhân quá trẻ hoặc quá già. Viêm mô tế bào lan rộng hoặc những vùng bị viêm gần với những cơ quan quan trọng; chẳng hạn như gần với ổ mắt. Nếu tình trạng viêm trở nên nặng hơn sau khi sử dụng kháng sinh từ 2 đến 3 ngày. Bạn có thể cần phải nhập viện nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển, nặng nề, hoặc ở những vị trí quan trọng, chẳng hạn như mặt. Trong hầu hết những trường hợp trên, bạn cần phải sử dụng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát tốt (từ 2 đến 3 ngày) và sau đó bạn có thể chuyển sang dùng kháng sinh uống tại nhà. Phẫu thuật Trong rất ít trường hợp có thể bị nhiễm trùng nặng đến mức cần phải được phẫu thuật. Một ổ abscess, hoặc một ổ tụ mủ bên trong mô, có thể cần phải phẫu thuật mở ra để mủ chảy ra ngoài. Những mô bị chết cũng cần phải được cắt đi để giúp hồi phục vết thương. NHỮNG BƯỚC TIẾP THEO
  4. Theo dõi Khi rời khỏi phòng mạch bác sĩ, lưu ý cần phải uống hết các thuốc kháng sinh đã được kê toa. KHÔNG ĐƯỢC ngừng kháng sinh sớm giữa chừng ngay cả khi tình trạng nhiễm trùng có vẻ như đã khỏi. Bác sĩ có thể muốn bạn quay lại để theo dõi trong vòng từ hai đến ba ngày để xem tình trạng viêm mô tế bào có được cải thiện hay không. Phòng ngừa Việc giữ cho da được sạch sẽ và tập thói quen vệ sinh cá nhân tốt là rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một vùng nào đó trên da, hãy kiểm tra xem nó trông như thế nào. Nếu nó bị viêm và tiếp tục tiến triển tăng hơn trong khoảng 1, 2 ngày, bạn sẽ có thể cần phải được điều trị. Tránh những tình huống có thể làm tổn thương da, đặc biệt là nếu như bạn bị phù nề do những bệnh của hệ tuần hoàn. Mang giày vừa với chân và khít hoặc dép với vớ bằng cotton hơi rộng ở phía trong. Tránh đi chân trần trên những khu vực mà bạn không biết ở bên dưới có gì, chẳng hạn như ngoài đường, trong rừng, trong nhà kho v.v... Nếu da bị tổn thương, rửa sạch bằng xà bông và nước và kiểm tra thường xuyên xem tình trạng vết thương có tốt hơn lên trong vòng 5, 6 ngày kế tiếp hay không. Một số tổn thương có thể có nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn những loại khác. Bạn có thể cần sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng hoặc có những cách dự phòng khác. Hãy liên lạc với bác sĩ nếu bạn bị thương trong những trường hợp sau: Bị thú vật hoặc người cắn. Bị một vết thương do đâm sâu hơn 1cm. Chảy máu, phỏng rộp, phát cước hoặc tổn thương sâu ở những vùng da thường bị đè ép và có chất bẩn dính vào. Tổn thương tiếp xúc với nước biển. Kiểm tra xem bạn có bị đái tháo đường hoặc những bệnh đáng kể khác hay không, chẳng hạn như bệnh về gan hoặc thận. Những loại bệnh này có thể xuất hiện mà không có triệu chứng nào cả. Hãy theo những hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát được chúng. Hãy báo với bác sĩ về tình trạng sưng ở các chi không tự khỏi. Tiên lượng Hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng với kháng sinh trong vòng 2 đến 3 ngày và bắt đầu cho thấy có sự cải thiện. Trong một số ít trường hợp, viêm mô tế bào có thể tiến triển thành nhưng bệnh nặng hơn do lan tràn theo
  5. đường máu (nhiễm trùng huyết). Một số dạng viêm mô tế bào nặng có thể cần phải được phẫu thuật và để lại sẹo. Rất hiếm khi viêm mô tế bào gây đe dọa mạng sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2