intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vitamin B2 (Riboflavin)

Chia sẻ: Doremon Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

179
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Riboflavin (vitamin B2) là một thành viên của các vitamin nhóm B có màu vàng sáng tự nhiên. Được tiến sĩ Khun phân lập từ phần nước trong của sữa chua năm 1933. Độ ổn định Riboflavin tương đối ít bị ảnh hưởng bởi quá trình nấu nướng nhưng bị phân hủy bởi chất kiềm (như natricarbonate) và khi tiếp xúc với ánh sáng. Chức năng Riboflavin tạo nên các coenzyme thiết yếu là FAD (flavin dinucleotide) và FMN (flavin mononucleotide). Hai chất này cực kỳ quan trọng trong việc biến đổi protein, mỡ và chất bột thành năng lượng khi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vitamin B2 (Riboflavin)

  1. Vitamin B2 (Riboflavin) Riboflavin (vitamin B2) là một thành viên của các vitamin nhóm B có màu vàng sáng tự nhiên. Được tiến sĩ Khun phân lập từ phần nước trong của sữa chua năm 1933. Độ ổn định Riboflavin tương đối ít bị ảnh hưởng bởi quá trình nấu nướng nhưng bị phân hủy bởi chất kiềm (như natricarbonate) và khi tiếp xúc với ánh sáng. Chức năng Riboflavin tạo nên các coenzyme thiết yếu là FAD (flavin dinucleotide) và FMN (flavin mononucleotide). Hai chất này cực kỳ quan trọng trong việc biến đổi protein, mỡ và chất bột thành năng lượng khi có sự góp mặt của oxy. Nhu cầu Giới hạn trên an toàn cho việc bổ sung hàng ngày là 200mg. Liều khuyến nghị hàng ngày: 1.6mg Nguồn thực phẩm
  2. Nguồn riboflavin chủ yếu trong thực phẩm là sữa, thịt, ngũ cốc và trứng. Thực mg/100g phẩm Cao men 11.0 bia Gan cừu 4.64 Thận heo 2.58 Mầm lúa 0.61 mì Phó mát 0.50 Trứng 0.47 Thịt bò 0.23 hầm
  3. Sữa 0.17 Thịt gà 0.13 Thiếu hụt và triệu chứng Đặc trưng của sự thiếu hụt B2 là những khó chịu ở vùng miệng như đau nhức, nóng rát môi và đau lưỡi. Viêm da dạng dầu cũng thường hay gặp ở phía dưới hai bên mũi. Mắt cũng có thể bị ảnh hưởng với nóng rát, ngứa ngáy và mỏi mắt khi nhìn. Dùng bổ sung Cần bổ sung riboflavin ở những người đã hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt chất này. Sự thiếu hụt như vậy không phải là không thường gặp ở những bệnh nhân bị phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ bao tử, những bệnh nhân đang được điều trị với chloramphenicol hoặc một số kháng sinh khác. Riboflavin đã được báo cáo là được dùng với một lượng lớn ở các bệnh mắt như viêm mí mắt (đau ngứa mí mắt) và viêm giác mạc. Đôi khi riboflavin cũng có tác dụng trong điều trị đau nửa đầu, chuột rút, nhưng liều lượng chưa được thống nhất.
  4. Độ an toàn Sử dụng riboflavin trên 120mg/ngày trong vòng 10 tháng không thấy có bất kỳ một tác dụng phụ nào. Sự hấp thu của riboflavin trong ruột bị hạn chế do tính khó tan của nó và như vậy cũng không chắc rằng nếu đủ lượng trên được hấp thu thì có gây hại hay không. Tương tác và chống chỉ định Các thuốc lợi tiểu Các thuốc lợi tiểu loại thiazide làm tăng sự bài tiết riboflavin. Các kháng sinh Riboflavin không bền vững khi có mặt các kháng sinh erythromycin và tetracyclin. Nên dùng vitamin này cách xa các thuốc trên. Methotrexate Riboflavin có thể làm ảnh hưởng đến cách thức tế bào ung thư đáp ứng với các thuốc chống ung thư loại methotrexate. Lưu ý: Các sản phẩm bổ sung riboflavin có thể làm vàng nước tiểu nhưng vô hại.
  5. Trong hầu hết các mục đích thông thường, người ta thường cho rằng các vitamin nhóm B tốt nhất là nên dùng chung với nhau. Tuy nhiên, không có phương hại gì khi sử dụng một mình riboflavin với những lý do đặc biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2