TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM DÂN CƯ TRUNG TÂM XÃ <br />
Ở HUYỆN A LƯỚI DỌC THEO ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH<br />
Nguyễn Tưởng<br />
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.<br />
<br />
I. Mục đích xác định các điểm dân cư trung tâm xã:<br />
Đường Hồ Chí Minh thuộc nhánh 2 đi ngang phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế <br />
khoảng 101 km dọc theo chiều dài của huyện A Lưới và một phần của huyện Nam <br />
Đông, chạy qua 19 xã và thị trấn của huyện A Lưới. Việc xây dựng đường Hồ Chí <br />
Minh sẽ tạo nên sức hút lớn, tập trung các điểm dân cư các xã xung quanh nằm hai <br />
bên tuyến đường chạy qua. Trong hệ thống quần cư nói chung và quần cư miền núi <br />
nói riêng, điểm dân cư trung tâm xã nằm giữa điểm dân cư cơ sở và điểm dân cư thị <br />
trấn, thị xã theo sơ đồ sau: <br />
<br />
Điểm dân cư Điểm dân cư Điểm dân cư<br />
cơ sở trung tâm xã thị trấn, thị xã <br />
(thôn, bản) (xã) (huyện)<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 1: Mối quan hệ của điểm dân cư trung tâm xã với các điểm dân cư khác.<br />
<br />
<br />
Việc xác định các điểm dân cư trung tâm xã dọc theo đường Hồ Chí Minh vì <br />
vậy hết sức cần thiết nhằm:<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý các công trình <br />
công cộng trong xã và cụm xã.<br />
Đảm bảo mối liên hệ bên trong, bên ngoài thông qua mạng lưới giao thông và <br />
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của xã.<br />
Làm cơ sở để xác định trung tâm cụm xã, thị trấn, thị xã.<br />
II. Xây dựng chỉ tiêu xác định các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A <br />
Lưới dọc theo đường Hồ Chí Minh<br />
1. Lựa chọn chỉ tiêu và phân cấp<br />
101<br />
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm phân bố dân cư <br />
của huyện miền núi A Lưới, có thể lựa chọn 2 nhóm chỉ tiêu sau:<br />
Nhóm chỉ tiêu nền: Có quy mô dân số và diện tích đất nông nghiệp.<br />
Nhóm chỉ tiêu động lực: Có giao thông, nguồn nước và cơ sở dịch vụ, thương mại.<br />
1.1. Quy mô dân số: Dân số của điểm dân cư là sự biểu hiện về truyền thống <br />
phát triển, lực lượng lao động, nhu cầu tiêu thụ và vai trò của nó trong các hoạt động <br />
kinh tế xã hội thuộc phạm vi xã. Quy mô dân số các điểm dân cư thường khác nhau, <br />
ở miền núi không lớn như ở đồng bằng. Giá trị quy mô được xác định có tính chất <br />
tương đối trong mối tương quan so sánh với quy mô dân số trung bình của các điểm <br />
dân cư trong cùng xã và được phân thành 2 cấp:<br />
Lớn: Khi số dân nhiều hơn số dân trung bình, giá trị = 2.<br />
Nhỏ: Khi số dân ít hơn số dân trung bình, giá trị = 1.<br />
1.2. Diện tích đất nông nghiệp: đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng bởi vì các <br />
xã miền núi tuy diện tích đất tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là đất trống đồi trọc hoặc <br />
rừng. Diện tích đất nông nghiệp không chỉ là điều kiện để phát triển kinh tế, tiến <br />
hành hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mà còn là cơ sở để mở rộng điểm dân <br />
cư và xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, phúc lợi xã hội cho toàn xã và cụm <br />
xã. Giá trị chỉ tiêu này cũng dựa vào sự so sánh tương đối với diện tích bình quân của <br />
các điểm dân cư trong cùng xã và được phân thành 2 cấp:<br />
Nhiều: Khi diện tích lớn hơn diện tích bình quân, giá trị = 2.<br />
Ít: Khi diện tích nhỏ hơn diện tích bình quân, giá trị = 1.<br />
1.3. Giao thông: Vị trí của điểm dân cư trong mạng lưới giao thông sẽ ảnh <br />
hưởng đến việc bảo đảm yêu cầu của mối liên hệ, trao đổi. Chính vì thế nên chỉ tiêu <br />
này có vai trò to lớn trong việc phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng <br />
hiện đại hoá và đô thị hoá. Trong phạm vi 1 xã do lãnh thổ không lớn nên chỉ tiêu này <br />
quan tâm đến mối liên hệ bên ngoài và phân thành 3 cấp:<br />
Rất thuận lợi: Khi nằm trên quốc lộ, tỉnh lộ, điểm giao nhau của các tuyến <br />
liên xã và huyện, giá trị = 2.<br />
Thuận lợi: Khi nằm trên đường giao thông liên xã và huyện, ô tô vào được, <br />
giá trị = 1.<br />
Không thuận lợi: Khi không có đường ô tô vào, giá trị = 0.<br />
1.4. Nguồn nước: Quá trình định cư miền núi không thể không quan tâm đến <br />
nguồn nước, và đây chính là điều kiện cần thiết đối với các điểm dân cư miền núi <br />
trong tình hình việc cấp nước không dễ dàng như ở đồng bằng. Nguồn nước có thể <br />
là sông, suối, hồ hoặc nước ngầm, sử dụng trực tiếp và gián tiếp qua hệ thống <br />
mương, máng, kênh, đập, ống, bơm... Chỉ tiêu nguồn nước được phân thành 3 cấp:<br />
<br />
102<br />
Rất thuận lợi: Khi có lượng nước dồi dào, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động sản <br />
xuất và đời sống quanh năm, giá trị = 2.<br />
Thuận lợi: Khi có lượng nước dồi dào, nhưng có thời gian ngắn trong năm <br />
khan hiếm, giá trị = 1.<br />
Không thuận lợi: Khi có lượng nước ít, có thời gian ngắn trong năm khan <br />
hiếm, giá trị = 0.<br />
1.5. Cơ sở dịch vụ thương mại: Chợ quê hình thành, tồn tại và ổn định phản <br />
ánh sự vận động tất yếu của quan hệ cung cầu trong nông thôn. Sự xuất hiện chợ <br />
quê thường tạo điều kiện một điểm dân cư có hoạt động kinh tế đa dạng hơn các <br />
điểm dân cư khác như nghề thủ công và dịch vụ, bởi vì các cửa hàng, các đại lý bán <br />
vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cũng được xây dựng theo. Chỉ tiêu <br />
nàyđược phân thành 3 cấp:<br />
Đầy đủ: Khi vừa có chợ vừa có cửa hàng đại lý, giá trị = 2.<br />
Trung bình: Khi chỉ có chợ hoặc chỉ có cửa hàng đại lý, giá trị = 1.<br />
Thiếu: Khi vừa không có chợ vừa không có cửa hàng đại lý, giá trị = 0.<br />
2. Xácđịnh trọng số các chỉ tiêu<br />
Năm chỉ tiêu được lựa chọn trên tuy rất quan trọng nhưng mức độ không như <br />
nhau, trong đó nổi bật lên và có ý nghĩa lớn là chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp, giao <br />
thông và nguồn nước. Do vậy, để thấy được vai trò giữa các chỉ tiêu cần phải xác <br />
định trọng số cho từng chỉ tiêu. Chỉ tiêu nào quan trọng hơn sẽ có trọng số = 2, nghĩa <br />
là giá trị của các cấp chỉ tiêu được nhân đôi lên, chỉ tiêu nào ít quan trọng hơn sẽ có <br />
trọng số = 1, nghĩa là giá trị của các cấp chỉ tiêu sẽ giữ nguyên, được thể hiện ở <br />
Bảng 1:<br />
Bảng 1: Trọng số các chỉ tiêu và giá trị phân cấp của các chỉ tiêu<br />
<br />
Các chỉ Diện tích <br />
Quy mô dân Cơ sở dịch vụ<br />
tiêu đất nông Giao thông Nguồn nước<br />
số thương mại<br />
nghiệp<br />
Gí trị Rất Thuận Không Rất Thuận Không Đầy Trung Thiếu<br />
<br />
Lớn Nhỏ Nhiều Ít thuận Lợi thuận thuận Lợi thuận đủ bình<br />
Trọng số lợi lợi lợi lợi<br />
<br />
1 2 1 2 1 0<br />
<br />
2 4 2 4 2 0 4 2 0<br />
<br />
III. Kết quả xác định<br />
<br />
<br />
<br />
103<br />
Bằng việc thu thập thông tin, thống kê các điểm dân cư của 19 xã và thị trấn <br />
nằm trên đường Hồ Chí Minh của huyện A Lưới cho thấy toàn bộ có 92 điểm dân cư <br />
tập trung.<br />
Việc xác định các điểm dân cư trung tâm xã được tuân theo các nguyên tắc và <br />
yêu cầu:<br />
Trong phạm vi lãnh thổ 1 xã chỉ chọn 1 điểm dân cư.<br />
Điểm dân cư được chọn là điểm có tổng giá trị lớn nhất của các chỉ tiêu với <br />
trọng số.<br />
Trong trường hợp 1 xã có 2 điểm dân cư trở lên có tổng giá trị lớn nhất như <br />
nhau sẽ dựa trên kết quả so sánh giá trị tuyệt đối một số yếu tố của các điểm dân cư <br />
đó như diện tích đất nông nghiệp, quy mô dân số ...<br />
Kết quả xác định được 19 điểm dân cư trung tâm xã, được thể hiện ở bảng 2 : <br />
Bảng 2: Các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới <br />
dọc theo đường Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Giá trị các chỉ tiêu<br />
Số Tổng giá <br />
Quy Diện Giao Nguồn Cơ sở <br />
thứ Tên Thôn, bản (xã) trị<br />
mô tích thôn nước dịch vụ <br />
tự<br />
dân đất g thương <br />
số nông mại<br />
nghiệ<br />
p<br />
1 Tà Vai (Hồng Thuỷ) 2 4 4 2 1 13<br />
2 A Năm (Hồng Vân) 2 4 4 4 1 15<br />
3 Tà Â (Hồng Trung) 2 4 4 0 1 11<br />
4 Thôn 2 (Bắc Sơn) 2 4 4 0 1 11<br />
5 Thôn 1 (Hồng Kim) 2 4 4 4 0 14<br />
6 A Sóc (Hồng Bắc) 2 4 2 0 0 8<br />
7 Hồng Nam (Thị trấn) 2 4 4 4 2 16<br />
8 Thôn 2 (Hồng Quảng) 2 4 2 2 0 10<br />
9 Hợp thành (A Ngo) 2 4 4 0 0 10<br />
10 Thôn 1 (Nhâm) 2 4 2 2 0 10<br />
11 Quảng Thọ (Sơn Thuỷ) 2 4 4 2 1 13<br />
12 A Vinh (Hồng Thái) 2 4 2 0 0 8<br />
13 ConSâm(HồngThượng) 2 4 4 2 0 12<br />
14 Phú Thạnh (Phú Vinh) 2 4 4 2 1 13<br />
15 HươngThịnh(Hương 2 4 4 2 1 13<br />
Phong)<br />
16 Thôn Loa (Đông Sơn) 2 4 4 2 1 13<br />
104<br />
17 Liên Hiệp (Hương Lâm) 2 4 4 2 1 13<br />
18 Chi Lách (A Đớt) 2 4 4 2 0 12<br />
19 Liên Hiệp (A Roàng) 2 4 4 2 1 13<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ 2: Phân bố các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới <br />
dọc theo đường Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phạm Viết Hồng, Phân tích đặc điểm phân bố dân cư và xác định mạng lưới điểm <br />
dân cư trung tâm ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 1999.<br />
2. Đặng Đức Quang, Thị tứ làng xã, nxb Xây dựng, Hà Nội, 2000.<br />
3. Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn, nxb Xây <br />
dựng, Hà Nội, 1997.<br />
<br />
<br />
DEFINING THE CENTRAL INHABITANT DISTRIBUTION OF COMMUNES <br />
ALONG HO CHI MINH STREET IN A LUOI PROVINCE.<br />
Nguyen Tuong<br />
College of Pedagogy, Hue University<br />
<br />
<br />
SUMMARY<br />
From the necesity of defining the central inhabitant distribution of communes along Ho <br />
Chi Minh street in A Luoi Province, the paper has presented five methods for definition <br />
105<br />
throungh the choice, the grading of the norm and the multiplying each norm. As a result of this, <br />
the author has defined 19 central communal inhabitant distributions.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
106<br />