intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng bài hướng dẫn: Chương trình thực tế Hà Nội - Tuyên Quang - Thái Nguyên

Chia sẻ: An An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

82
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung: kế hoạch các hoạt động tác nghiệp của hướng dẫn viên trong chặng này: chuẩn bị trước chuyến đi, tổ chức dịch vụ tham quan (liên hệ ban quản lý, mua vé tham quan, thuyết minh, chỉ dẫn tham quan), tổ chức dịch vụ ăn uống (ăn trưa và ăn tối ngày 1), tổ chức dịch vụ lưu trú, tổ chức dịch vụ vận chuyển, kiểm soát đoàn trong suốt thời gian này

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng bài hướng dẫn: Chương trình thực tế Hà Nội - Tuyên Quang - Thái Nguyên

  1. Xây dựng bài hướng dẫn Chương trình thực tế: Hà Nội – Tuyên Quang – Thái Nguyên – Hà Nội Môn: Hướng dẫn du lịch 2 Nhóm sinh viên: Trương Hương An Mai Quỳnh Anh Phạm Ngô Ngọc Linh Nguyễn Bích Thủy Trần Quỳnh Trang Nhiệm vụ: Chặng từ Cây đa Tân Trào đến TP Thái Nguyên + Xây dựng bài thuyết minh tại cây đa Tân Trào, ATK Định Hóa và thuyết minh trên xe trong thời gian di chuyển giữa các điểm + Kế hoạch các hoạt động tác nghiệp của HDV trong chặng này: chuẩn bị trước chuyến đi, tổ chức dịch vụ tham quan (liên hệ ban quản lý, mua vé tham quan, thuyết minh, chỉ dẫn tham quan), tổ chức dịch vụ ăn uống (ăn trưa và ăn tối ngày 1), tổ chức dịch vụ lưu trú, tổ chức dịch vụ vận chuyển, kiểm soát đoàn trong suốt thời gian này I, Kế hoạch hoạt động tác nghiệp của HDV: 1. Chuẩn bị trước chuyến đi: - Nội dung thuyết minh tại điểm - Liên hệ điểm tham quan - Liên hệ nhà hàng ăn uống - Liên hệ nơi lưu trú - Các ghi chú khác 2. Các điểm tham quan: a. ATK Định Hóa – Thái Nguyên Các điểm tham quan: Lán Tỉn Keo, Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh QĐND VN, Di tích nhà tù Chợ Chu, Di tích Làng Quặng, Di tích Khau Tý, Di tích Nà Mòn, Di tích Khuôn Tát, nhà tưởng niệm Bác Hồ, Nhà trưng bày ATK Liên hệ: Ban Quản Lý Khu Di Tích Lịch Sử - Sinh Thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên Trung Tâm Dịch Vụ, Du Lịch Và Bảo Tồn Di Tích ATK Địa chỉ: Đèo De – Phú Đình – Định Hóa –Thái Nguyên Điện thoại: 0125.444.5444 – 098.444.5333 Email: atkdinhhoa.vn@gmail.com Website: www.atkdinhhoa.vn b. Khu di tích lịch sử Tân Trào Giá vé: 8.000 VNĐ/người (không có ưu đãi cho sinh viên) Đăng kí mua vé tại cửa để có hướng dẫn viên theo đoàn. Điểm tham quan chính: Di tích lịch sử cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa, di tích lịch sử đình Hồng Thái ( nếu có thời gian đoàn có thể tham quan thêm nhà trưng bày)
  2. Điện thoại liên hệ: 027 383 0264 3. Dịch vụ ăn uống a. Ăn trưa: Nhà hàng: Nhà hàng Đèo De ATK - Trung tâm dịch vụ, du lịch và bảo tồn khu di tích ATK Địa chỉ: Xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Số điện thoại: 0280 3505005 - 012 5444.5444 - 0984445333 Mức ăn trưa: 90.000 VNĐ/người (không bao gồm đồ uống) Thực đơn: - Gà đồi luộc hoặc rang gừng nghệ - Canh chồi cọ ninh xương - Cá bống suối rán - Xôi ngũ sắc - Thịt lợn nướng xiên, than củi - Cơm tẻ - Nộm chuối non - Bánh nẳng chấm mật - Măng nứa nhồi thịt - Tráng miệng chuối lá - Rau rớn xào b. Ăn tối: Nhà ăn khách sạn Hữu Nghị - thành phố Thái Nguyên Địa chỉ: 937 Đường Bắc Cạn – Thành phố Thái Nguyên Liên hệ chị Nhung (nhà ăn) Số điện thoại: 0972842146 Mức ăn tối: 100.000VNĐ/người (không bao gồm đồ uống) Thực đơn: - Gà rang muối - Rau luộc - Bò nướng lá lốt - Đậu rán - Cá kho tộ - Canh chua ngao - Thịt ba chỉ rang(hoặc quay) - Cơm trắng 4. Dịch vụ lưu trú: Khách sạn: Khách sạn Hữu Nghị Địa chỉ: 937 Đường Bắc Cạn – Thành phố Thái Nguyên Số điện thoại đặt phòng: 0280.3758777 Mức giá phòng: - Phòng đôi (2 người – 2 giường) : 280.000 VNĐ/ phòng - Ở ghép (2 giường): 90.000 VNĐ/người - Không có phòng nội bộ Đoàn 17 người ( 1 giảng viên hướng dẫn, 1 hướng dẫn viên, 1 lái xe và 14 sinh viên) có 2 phương án thuê phòng - Phương án 1: + 3 phòng 4 người: 360.000 VNĐ/phòng + 1 phòng 3 người: 300.000 VNĐ/phòng + 1 phòng đôi ( lái xe và Long) : 280.000/phòng  Tổng cộng: 2.020.000 VNĐ - Phương án 2: + 3 phòng 5 người: 450.000 VNĐ/ phòng + 1 phòng đôi (lái xe và Long) : 280.000 VNĐ/ phòng + Tổng cộng: 1.630.000 VNĐ
  3. 5. Trong chuyến đi - Trước khi đến nơi có các dịch vụ, cần gọi điện kiểm tra trước mức độ sẵn sàng của dịch vụ đó (ăn uống, lưu trú) - Quan sát thái độ của khách hàng để có phương án xử lý tình huống kịp thời - Luôn quan tâm, hỏi thăm khách về chất lượng dịch vụ - Tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện - Nhắc khách về hành lý, tư trang, các loại giấy tờ... mỗi khi di chuyển đến một địa điểm khác nhau - Luôn nắm rõ tình trạng của khách - Khéo léo xử lý tình huống phát sinh - Chuẩn bị các loại giấy tờ, hóa đơn, biên lai… cẩn thận II, Xây dựng bài thuyết minh 1. Khu di tích lịch sử Tân Trào (Thời gian tham quan: Khoảng 2 tiếng 30 phút) Kính thưa Quý khách, trước khi bắt đầu điểm tham quan đầu tiên của chương trình du l ịch của chúng ta, hãy cùng hướng dẫn viên nhắc lại m ột chút về những sự ki ện l ịch s ử liên quan đến điểm di tích này. Vào mùa Thu năm 1945, Bác Hồ đã từ Cao Bằng trở về Tuyên Quang để chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn Dương làm Th ủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại nơi đây ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đ ảng C ộng s ản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định Tổng kh ởi nghĩa giành chính quyền; ngày 16 tháng 8 năm 1945 Đại hội Quốc dân cũng đã h ọp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh quy định Quốc kỳ là lá cờ đỏ, sao vàng, Qu ốc ca là bài Ti ến quân ca và bầu ra Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam tức là Chính ph ủ Lâm th ời do H ồ Chí Minh làm chủ tịch; chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945 dưới bóng Cây đa Tân Trào, Việt Nam Gi ải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đ ại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và sau đó ti ến quân về gi ải phóng Hà Nội; sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay m ặt U ỷ ban Dân t ộc gi ải phóng Vi ệt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra m ắt Qu ốc dân t ại n ơi đây và có câu nói bất hủ “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù ph ải đ ốt cháy c ả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Khi cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, một lần n ữa Tân Trào l ại đ ược Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ địa cách m ạng c ủa c ả n ước, n ơi làm việc của các Bộ, ngành Trung ương lãnh đạo toàn dân kháng chi ến ki ến qu ốc su ốt 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1945 đến năm 1954, căn cứ địa cách m ạng mãi ghi dấu những năm tháng Bác Hồ đã ở và làm việc, những ân tình sâu n ặng, son sắt đ ồng bào Tân Trào - ATK Sơn Dương đối với Bác. Vì những ý nghĩa lịch sử lớn lao với toàn thể dân tộc Việt Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 548/QĐ-TTg đã xếp Khu Di tích Tân Trào thành Khu Di tích Quốc gia đặc biệt. Khu Di tích l ịch s ử Tân Trào n ằm trong m ột thung lũng nhỏ thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Là vùng đ ồi núi thấp có độ cao khoảng từ 95 đến 814m, nằm trong lưu vực sông Đáy, cách thành ph ố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích kho ảng 6.633 ha.
  4. Tân Trào hiện nay có 17 Di tích. Với các địa danh n ổi ti ếng như: Cây đa Tân Trào, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái, Lán Nà Lừa, Hang Bòng, Khu di tích Nhà ở và H ầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng... Chúng ta sẽ cùng hướng dẫn viên tham quan những di tích này để rõ hơn ạ. Cây Đa Tân Trào Thưa Quý khách, là người Việt Nam, chắc ai cũng biết “cây đa, b ến n ước, sân đình” đ ều mang bóng hình của văn hóa dân tộc. Cây đa trong tâm thức người Việt rất linh thiêng song cũng gần gũi thân quen. Dưới bóng đa cũng có thể là ngôi đình làng, n ơi h ọp ch ợ, ch ỗ trú nắng cho bọn trẻ trâu hay là một triền đê quanh co chạy dài… Ở Tuyên Quang, mảnh đất Sơn Dương là nơi có nhiều bóng đa gắn với sự ki ện lịch sử của cả dân tộc như cây đa ở đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, cây đa Làng S ảo (xã H ợp Thành). Tháng 5 - 1945, khi Bác Hồ từ Pác Bó (Cao B ằng) chuyển v ề Tân Trào lãnh đ ạo nhân dân ta Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Bác d ừng chân ngh ỉ ng ơi d ưới bóng đa đình Hồng Thái. Sau này xã Hồng Thái và xã Tân Lập được sáp nhập l ấy tên xã Tân Trào, có nghĩa phong trào mới bắt đầu từ đây. Và cây đa ông, cây đa bà to nh ất xã ở thôn Kim Long (tên cũ trước đây) nay là thôn Tân Lập, thuộc xã Tân Trào đ ược mang “th ương hi ệu” cây đa Tân Trào. Trong Cách mạng Tháng Tám, khi quân đồng minh sang giúp ta đánh Nh ật, các s ỹ quan đoàn “Con Nai” của Mỹ đã nhảy dù xuống Tân Trào đã mắc phải một cành đa. Nh ờ có dân quân của ta mà chiếc dù được gỡ xuống an toàn. Cũng dưới bóng đa Tân Trào, ngày 16-8- 1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1, Vi ệt Nam Gi ải phóng quân làm lễ xuất quân về giải phóng Thủ đô. Cây đa Tân Trào đã thực sự trở nên nổi tiếng, bởi nó nằm ở trung tâm c ủa Th ủ đô Khu giải phóng - Thủ đô Kháng chiến. Trong thơ Tố Hữu đã nh ắc t ới m ột đ ịa danh “trái tim” của Việt Bắc là “mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”. Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500m về phía đông. Dưới bóng cây đa này, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Vi ệt Nam làm l ễ xu ất quân tr ước s ự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn qu ốc về d ự Qu ốc dân Đ ại h ội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Gi ải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội. Vào năm 1975, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ba Đình đang trong giai đo ạn hoàn thi ện. Lúc đó Trung ương muốn có cây đa giống Tân Trào về để trồng bên khuôn viên Lăng Ch ủ tịch Hồ Chí Minh. Nhận thấy đây là một ni ềm vinh d ự lớn, t ỉnh ta đã cho thành l ập đoàn công tác đặc biệt, xuống Tân Trào tìm, lựa chọn cây đa để đưa v ề tr ồng bên c ạnh Ng ười. Đoàn công tác đặc biệt đã bứng được 4 cây đa giống Tân Trào đẹp nh ất đ ưa v ề t ỉnh. Cây đa số 1 (cây chính thức), cây đa số 2 (cây dự phòng) được chở trên hai ô tô đưa về giao cho Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cây đa số 3, năm 1975, Th ủ t ướng Ph ạm Văn Đồng lên thăm tỉnh ta đã trồng ở Công viên vườn hoa đường Chi ến Th ắng Sông Lô, phường Tân Quang. Cây đa số 4 được trồng trước cửa Công ty c ổ phần Chè Tân Trào (Sơn Dương). Qua gần 40 năm, giờ các cây đa đã cao lớn.
  5. Trong thời gian qua, cây đa giống Tân Trào c ủa tỉnh ta còn đ ược đ ưa tặng đ ảo Cô Tô (Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử cách mạng Pác Bó (Cao B ằng); t ỉnh Hà Giang, t ỉnh Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Đà Nẵng, Ninh Thu ận, Hòa Bình, B ắc Kạn... Bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục tham quan ạ. Đình Tân Trào Ngoài tên gọi quen thuộc như chúng ta đã biết, chắc không nhiều người bi ết, Tân Trào còn có tên là Kim Long. Theo Quý khách thì Tân Trào có nghĩa là gì ạ? Vâng, vào tháng 2-1945, khi phong trào Việt Minh phát tri ển m ạnh mẽ thì Kim Long đ ược đổi thành Tân Trào. Cái tên này có nghĩa là phong trào cách mạng mới. Đình Tân Trào là một đình nhỏ trước có tên là đình làng Kim Long được xây d ựng vào năm 1923 theo ki ểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá c ọ, sàn lát ván, đ ể đáp ứng nhu c ầu tín ng ưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đ ại di ện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đình làng Kim Long đ ược xây cất trên một thế đất rất kỳ vĩ, có núi đồi, sông su ối bao quanh, che ch ắn theo đúng thu ật phong thủy của người xưa: mặt đình hướng về phía Nam là ngọn núi An R ừn xanh bi ếc và dòng Khuôn Pén nước trôi lững lờ, lượn thành một hình vòng cung, chảy quanh chân núi; phía sau đình là núi Khau Háp cỏ cây mọc um tùm và dòng su ối Khu ổi K ịch trong mát chảy róc rách quanh năm; ở phía Đông và phía Tây của đình là hai đ ồi cây, trông gi ống như đôi chim phượng đang đứng chầu; và xa xa là những dãy núi trùng đi ệp c ủa đ ại ngàn Vi ệt Bắc. Cảnh vật ở đây thực nên thơ và hùng vĩ. Tuy nhiên, về m ặt quân sự, đó cũng là m ột vùng đất hiểm yếu. Người dân ở tại đây hiện vẫn còn lưu truyền câu ca dao: Kim Long đất hiểm tứ bề, Kẻ địch muốn chết thì về Kim Long. Do có địa thế thuận lợi cho hoạt động cách mạng và nhất là nhân dân ở Tân Trào đ ều m ột lòng một dạ hướng về Đảng; cho nên, nơi đây được vinh dự chọn làm địa điểm c ủa nhi ều hội nghị có tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945, các đại biểu trên khắp mọi miền Tổ quốc đã v ề h ọp Qu ốc dân Đ ại h ội. Sáng ngày 17/8/1945, thay mặt Ủy ban Dân tộc Giải phóng Vi ệt Nam, Bác H ồ đã đ ọc l ời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây. Đình Tân Trào nơi chúng ta đến tham quan có một địa thế rất đẹp đấy ạ. T ừ chân núi Hồng có một con suối nhỏ trong vắt mang tên Khuôn Pén chảy về cung cấp nước tưới cho cánh đồng và ra tới trước đình làng Tân Trào thì lượn thành m ột vòng cung m ềm m ại. Nhìn từ xa, đình Tân Trào như được bao bọc bởi những dải lụa màu xanh th ẳm c ủa non- nước - mây - trời. Tại đây có một câu chuyện Bác Hồ bên dòng suối Khuôn Pén trong gi ờ phút l ịch s ử t ại Đại hội Quốc dân cách nay hơn 60 năm, đây là câu chuyện mà hầu nh ư ng ười dân Tân Trào nào cũng đều nhớ. Hướng dẫn viên sẽ kể cho các bạn nghe. Sự kiện diễn ra vào sáng 17/8/1945, sau 1 ngày Quốc dân Đại hội được khai mạc dưới mái đình Tân Trào. Hôm đó, trời mưa, đường lầy lội nên Bác phải đi chân đất từ lán Nà Lừa tới đình. Khi tới n ơi, Bác đã xuống dòng suối Khuôn Pén để rửa chân. Sau đó, Bác đi lên và đ ứng c ạnh tảng đá phía trước cửa đình và đọc lời tuyên thệ. Vì Bác rất am hiểu phong tục tập quán c ủa nhân dân
  6. nơi đây, hòn đá phía trước đình là nơi thường để mâm xôi để cúng tế nên Bác không đ ứng lên hòn đá, mà đứng cạnh đó. Nội dung c ủa lời tuyên th ệ: “Chúng tôi là ng ười do Qu ốc dân Đại hội bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng để lãnh đạo cuộc cách m ạng c ủa nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đ ạo nhân dân tiến lên; ra sức chống quân thù giành độc lập cho T ổ qu ốc. Dù hy sinh đ ến gi ọt máu cuối cùng, quyết không lùi bước! Xin thề! Xin thề! Xin thề!”. Giọng Bác trang nghiêm, lời thề ngắn gọn, hùng hồn, thể hiện khí phách chi ến đấu kiên c ường, b ất khu ất c ủa dân t ộc ta. Và mái đình Tân Trào đã chứng kiến lời thề c ủa Bác, ch ứng ki ến nh ững ngày sôi s ục của cuộc tổng khởi nghĩa Tháng 8 lịch sử. Mái đình Tân Trào không chỉ ghi dấu những sự kiện lịch sử trong th ời kỳ cách m ạng, mà còn ghi dấu những sự kiện sâu sắc trong thời kỳ hòa bình. Vào ngày 20/3/1961, Bác H ồ đã về thăm lại quê hương cách mạng Tân Trào, thăm lại mái đình Tân Trào-n ơi m ở đ ầu cho một cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Đình Hồng Thái (đình Kim Trận) Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã Tân Trào, huyện S ơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ, mái lợp lá c ọ, đình g ồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi Đình Hồng Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng th ờ Thành Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình còn th ờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi sinh ho ạt văn hoá, hội họp của làng. Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày l ễ d ựa vào mùa v ụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm l ịch, trong ngày l ễ này, đ ồng bào t ổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có nhiều trò ch ơi h ấp d ẫn nh ư hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian… Về giá trị lịch sử, đây là nơi dừng chân đầu tiên của v ị lãnh t ụ Nguy ễn Ái Qu ốc khi ng ười từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày 21/5/1945. Đây cũng là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại h ội, là tr ạm th ường tr ực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào". Đình được đổi tên thành đình Hồng Thái cùng lúc v ới vi ệc đ ổi tên làng Kim Long thành xã Tân Trào, để tưởng nhớ liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã hy sinh tu ổi thanh xuân c ủa mình vì s ự nghiệp giải phóng dân tộc, mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ca ngợi sự hy sinh đó nh ư "chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân". Lán Nà Lừa Lán Nà Lừa là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km v ề hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, n ửa đất c ủa người mi ền núi. T ại đây, ngày 4/6/1945, Bác đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng c ố căn c ứ địa cách m ạng, thành lập Khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị Toàn quốc c ủa Đảng và Quốc dân Đại hội.
  7. Là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 đ ể chu ẩn b ị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán được chia làm 2 gian nhỏ, m ột bên là n ơi Bác n ằm ngh ỉ, m ột ngăn vừa là chỗ làm việc, vừa là nơi tiếp khách. Hiện tại lán vẫn được bảo tồn và là đi ểm du lịch hấp dẫn du khách thăm quan. Hang Bòng Là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Hang n ằm ở trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng sông Phó Đáy u ốn khúc ôm l ấy bên h ữu dãy núi. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên gi ới 1950 và Đại h ội Đ ảng toàn quốc lần thứ II vào năm 1951. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng Cuối năm 1952 đến năm 1954, đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Th ường tr ực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt đã sinh ho ạt và làm việc. Ngôi nhà n ằm bên c ạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây c ối um tùm tươi t ốt, giúp cho vi ệc đ ưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng g ỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và ti ếp khách; gian trong là n ơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Li ền kho ảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu bi ểu trong nh ững di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời ho ạt động cách mạng c ủa đ ồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ c ủa cu ộc kháng chi ến ch ống th ực dân Pháp. Ngoài ra, Khu Di tích Tân Trào còn có những di tích có giá tr ị l ịch s ử và du l ịch khác nh ư: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh V ệ - Đi ện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, h ầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào. Do thời gian không có nhiều nên chúng ta sẽ kết thúc thời gian tham quan Khu di tích Tân Trào tại đây. Hy vọng trong tương lai, chúng ta sẽ lại có dịp quay trở lại khu di tích này đ ể tìm hiểu thêm về những di tích gắn liền với một thời kỳ khói lửa hào hùng của dân tộc. Bây giờ, chúng ta sẽ cùng lên xe để di chuyển tới m ột khu di tích cũng vô cùng quan tr ọng và đáng giá trong chuyến du lịch này, đó là An toàn khu, hay còn g ọi là ATK Đ ịnh Hóa – Thái Nguyên ạ. Chúng ta sẽ dùng bữa trưa và nghỉ ngơi tại ATK, sau đó s ẽ b ắt đ ầu chuyến tham quan buổi chiều, có được không ạ? Vâng, bây giờ xin m ời Quý khách lên xe ạ. 2. Thuyết minh trên xe Từ Tân Trào - Tuyên Quang đến Định Hóa - Thái Nguyên: (Khoảng 10 km - thời gian di chuyển khoảng 15 phút) [Điểm danh]
  8. Dạ vâng quý khách chúng ta ổn định chỗ ngồi chưa ạ ? Gi ờ chúng ta s ẵn sàng cho xe lăn bánh đến thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nơi “ Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng “ Chặng đường chúng ta đang đi khoảng 10 km tức là kho ảng 15’ thôi đoàn mình s ẽ đ ến Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân d ịp k ỷ ni ệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK- Định Hoá (20/05/1947- 20/05/1997) và đã vinh dự được thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành. Ki ến trúc nhà tr ưng bày đ ược phỏng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày- Nùng vùng chiến khu Vi ệt Bắc. Trong lòng các bạn bây giờ tôi đoán là dù mệt nhưng cũng đang rất háo hức phải không. Đoàn mình cũng điểm lại một chút nhé. Vừa rồi bạn hướng dẫn viên đã dẫn chúng ta tham quan khu di tích lịch sự Tân Trào gắn liền với tên tuổi sự nghiệp vị lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh,vậy bạn nào có thể nhắc lại cho hdv n ơi Bác H ồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng kh ởi nghĩa tên là gì được không ạ ? Vâng rất chính xác ạ, câu trả lời là Lán Nà Lừa. Không gian gần gũi với thiên nhiên tại khu di tích lịch sử Tân Trào chúng ta v ừa đ ến mang lại cho chúng ta cảm giác khoáng đãng, thư giãn với nhiều cây xanh m ơn m ởn su ốt d ọc đường đi bộ nhưng cũng đổ không ít mồ hôi thì đến v ới Nhà tr ưng bày B ảo tàng ATK Định Hoá chúng ta sẽ được cảm nhận không gian mát m ẻ đặc tr ưng c ủa núi r ừng hoang sơ, yên tĩnh bốn bề nhiều cây cổ thụ, đặt chân đến Thắng c ảnh Thác Khuôn Tát, m ột b ức tranh thiên nhiên sơn thuỷ, hữu tình không chỉ của Thái Nguyên mà còn n ổi ti ếng kh ắp vùng Việt Bắc đã được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia năm 2002. Vâng h ướng dẫn viên chỉ xin tiết lộ đến đây thôi để cả đoàn mình sẽ tìm hi ểu khám phá thêm nhi ều c ảnh quan nữa rồi chúng ta tiếp tục chia sẻ nhé. Dạ chúng ta đã đến nơi rồi ạ, cả đoàn mình chuẩn bị sẵn trên tay máy ảnh đi ện tho ại và đồ dùng giá trị trên tay,còn những hành lý cá nhân khác chúng ta có thể đ ể gọn trên xe bác tài sẽ trông cho đoàn. Mời quý khách đi theo hướng dẫn viên. 3. Ăn trưa (Nhà hàng Đèo De ATK - Trung tâm dịch vụ, du lịch và bảo tồn khu di tích ATK) (Thời gian ăn trưa: Khoảng 1 tiếng 30 phút) Giờ cũng đã là 11r rồi, cả đoàn ta sẽ nghỉ ngơi dùng c ơm tại ATK để th ưởng th ức nh ững đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Chúng ta sẽ ngồi theo mâm 6 người ạ. Đoàn chúng ta có 14 sinh viên và 1 cô giáo h ướng dẫn, 1 hdv phụ trách tức là có 16 người tất c ả ạ. Chúng ta ngồi l ần l ượt theo bàn này – đến bàn này ạ. Bữa trưa không bao gồm nước. Nếu bạn nào gọi thêm nước sẽ tự thanh toán ạ. Vâng trong lúc chờ món ăn ra, hướng dẫn viên xin đ ược h ỏi đã có v ị khách nào ở đây đã được nếm thử các món ăn như: canh chồi cọ nấu sườn, rau rớn xào.... Vâng và ch ỉ ít phút nữa thôi là chúng ta sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn mang phong v ị đ ịa ph ương này. Và đặc biệt, người ta có câu đến Tân trào mà không thưởng thức cơm lam, xôi ngũ sắc thì quả là rất đáng tiếc đấy ạ.
  9. […] Đồ ăn đã được mang ra, mời cả nhà mình cùng thưởng thức. Chúc quý khách ngon miệng. […] Bây giớ là 1h, đoàn mình đã cảm thấy thoải mái và kh ỏe m ạnh đ ể b ắt đ ầu hành trình bu ổi chiều chưa ạ? Vâng mời cả đoàn mình kiểm tra lại tư trang chúng ta ti ếp tục hành trình ngày hôm nay. Nơi chúng ta đang đứng đây là An toàn khu ATK Đ ịnh Hóa – Thái Nguyên. Đã có quý khách nào tò mò về di tích này chưa ạ? Vậy chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé. 4. ATK Định Hóa – Thái Nguyên (Thời gian tham quan: Khoảng 4 tiếng) Trước tiên, cho hướng dẫn viên xin giới thiệu đôi nét về khu di tích này. ATK là cụm từ viết tắt của An toàn khu, là khu v ực mà Quân đ ội Nhân dân Vi ệt Nam giành được quyền kiểm soát gần như tuyệt đối trong thời gian kháng chi ến ch ống Pháp. Đây thường là những khu vực có địa hình hiểm trở, nhưng thuận ti ện và an toàn so v ới các khu vực khác trong chiến tranh. Tại ATK thường các c ơ quan đầu não c ủa quân cách mạng, các cơ sở hậu cần và là nơi tập trung dân cư. Chúng ta có thể kể đến những khu ATK nổi tiếng trong lịch sử nh ư: ATK Vi ệt B ắc, ATK Chợ Đồn, ATK2 là an toàn khu dự bị của Trung ương và xứ ủy Bắc kỳ tr ước 1945 và ATK Định Hóa- chính là điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình tr ở v ề c ội ngu ồn c ủa đoàn chúng ta ngày hôm nay. Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đ ặc bi ệt quan tr ọng c ủa Vi ệt Nam. Định Hóa là một miền đồi núi hiểm trở có địa thế chiến lược về quân sự, “ti ến có th ể đánh, lui có thể giữ”, có đầy đủ yếu tố địa lợi, nhân hòa. Vì th ế, Đ ịnh Hóa đ ược ch ọn làm nơi xây dựng ATK. Là trung tâm lãnh đạo cuộc kháng chi ến 9 năm ch ống th ực dân Pháp xâm lược. Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo c ủa Đ ảng, Nhà n ước, các c ơ quan của Trung ương Đảng và Chính Phủ đã từng làm việc ở đây từ năm 1947 đ ến năm 1954. Có thể nói ATK (An toàn khu) là n ơi đặt đại b ản doanh Th ủ Đô c ủa cu ộc kháng chiến chống Pháp năm xưa. Năm 1981, Khu di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là B ộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia. Bên cạnh đó, ATK Định Hóa cùng với các di tích cách mạng kháng chiến c ủa chiến khu Việt Bắc được nhà nước đánh giá "Là một quần thể di tích quan tr ọng bậc nhất c ủa dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX". ATK- Định Hoá được xếp hạng di tích l ịch s ử văn hoá quốc gia và đang được nhà nước đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn t ạo để xứng v ới t ầm vóc một khu di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, một khu di tích lớn, m ột điểm hành hương "Về nguồn cội", xứng đáng với tầm vóc của nó trong lịch sử dân tộc. Ngày 10-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận ATK Định Hóa là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.
  10. Vừa rồi, hướng dẫn viên đã giới thiệu đôi nét về khu di tích ATK Đ ịnh Hóa, và bây gi ờ đoàn chúng ta sẽ cùng nhau đi tham quan các di tích lịch sử ở nơi đây ạ. Di tích nhà tù Chợ Chu Kính thưa quý khách, đoàn chúng ta đang đứng tại di tích nhà tù Ch ợ Chu. Nhà tù này đ ược thực dân Pháp xây dựng năm 1916, nâng cấp năm 1942, để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam. Nhà tù Chợ Chu ban đầu được làm bằng tre, gỗ, đơn sơ, ch ủ yếu giam tù th ường ph ạm. Nhà tù Chợ Chu giam giữ các chiến sĩ yêu nước tham gia cuộc khởi nghĩa c ủa binh lính Thái Nguyên (1917) và khởi nghĩa Yên Bái(1930). Năm 1940 cuộc khởi nghĩa B ắc S ơn bùng nổ, bị thực dân Pháp đàn áp dã man, nhiều chi ến sĩ cách m ạng và thân nhân b ị b ắt và đem về giam giữ tại Nhà tù Chợ Chu. Đến năm 1942, Nhà tù đ ược xây d ựng l ại kiên c ố, bằng gạch ngói, xi măng, có thể giam giữ 200 người một lúc... Cuối năm 1944 tình hình cách mạng nước ta phát triển mau lẹ, Trung ương Đ ảng ch ủ trương lấy cán bộ ở các nhà tù ra để xây dựng lực lượng, Chi b ộ Nhà tù Ch ợ Chu đã nh ất trí cử 12 đồng chí vượt ngục. Được sự chỉ đạo chặt chẽ c ủa X ứ u ỷ và t ổ chức khôn khéo, bí mật của các đồng chí trong tù, ngày 2/10/1944 các đồng chí đã vượt ngục thành công xây dựng được một vùng căn cứ địa hết sức quan trọng ở huyện Định Hoá, Đại T ừ (Thái nguyên) và Sơn Dương (Tuyên Quang). Thành lập c ơ quan ch ỉ huy chi ến khu Nguy ễn Hu ệ do đồng chí Song Hào làm Bí thư, xây dựng căn cứ đón Bác H ồ và Trung ương Đ ảng v ề Tân Trào lãnh đạo toàn dân ta khởi nghĩa giành chính quyền 8/1945 thành công. Có thể nói Di tích Nhà tù Chợ Chu là biểu tượng sinh đ ộng c ủa ng ười chi ến sĩ cách m ạng nguyện hiến dâng cuộc sống, chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ qu ốc. Trong Nhà tù Chợ Chu nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng v ề tinh th ần h ọc t ập, tr ưởng thành qua thực tiễn đấu tranh bất khuất, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân Nơi chúng ta đang đứng là điểm di tích nơi thành lập Vi ệt Nam Gi ải phóng quân ngày 15/5/1945 tại Làng Quặng, xã Định Biên, huyện Định Hoá. Trong cách m ạng tháng tám năm 1945, ngôi đình làng Quặng là chỗ đi lại họp hành của các cán bộ Việt Minh. Sáng 15/5/1945 buổi lễ thành lập Việt nam giải phóng quân được ti ến hành. Trên th ửa ruộng Nà Nhậu phẳng, rộng trước ngôi đình làng Quặng, 2 đội Việt nam tuyên truyền gi ải phóng quân và Cứu quốc quân gồm hơn 200 người, hàng ngũ ch ỉnh t ề xếp hàng d ọc phía trước, 2 bên là đại biểu đại diện cho các đoàn thể địa phương và bà con dân làng. Buổi lễ diễn ra trong 45 phút. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trong t ư th ế nghiêm trang dõng dạc tuyên bố sát nhập 2 đội Việt Nam tuyên truyền gi ải phóng quân và C ứu qu ốc quân thành Việt nam giải phóng quân. sau đó đồng chí còn dặn B ộ đ ội Vi ệt Nam gi ải phóng quân thực hiện 10 lời thề danh dự và 12 đIều kỷ luật ti ếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước. Cuối cùng là lễ tuyên thệ dưới lá cờ tổ quốc và hô khẩu hiệu quyết tâm đánh gi ặc giành lại độc lập tự do cho dân tộc.
  11. Sau buổi lễ các đồng chí cán bộ chỉ huy trở về ngôi đình họp bàn, tại đây Bộ tư lệnh gi ải phóng quân đã được thành lập gồm các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Chu Văn T ấn, Tr ần Đăng Ninh. Ngày nay, bước vào di tích chúng ta sẽ gặp lại cảnh yên bình thân thu ộc c ủa làng quê: mái đình, cây đa, đồng lúa.. Phía trước khu vực di tích là cánh đ ồng lúa Nà nh ậu. Khu v ực di tích rất rộng. Một mái đình đẹp, chắc chắn, rộng rãi và thoáng mát n ơi ghi d ấu s ự ki ện. Trong khu đất rộng, bằng phẳng phía trước ngôi đình vẫn còn 2 cây đa r ất to, ít cành lá xum xuê nhưng rất xanh tốt. Gần với gốc đa bên trái có d ựng m ột bia l ớn. Trên đó có l ời giới thiệu về di tíchvà sự kiện đã diễn ra tại địa đIểm này. Di tích lịch sử làng Quặng với sự kiện thành lập Việt nam giải phóng quân, đơn vị chủ lực đầu tiên của Đảng ta là kết quả một quá trình đấu tranh cách m ạng kiên c ường, b ền b ỉ của nhân dân ta, là sự phát triển trưởng thành của lực lượng vũ trang d ưới sự lãnh đ ạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Địa điểm Bác ở và làm việc ở đồi Khau Tí Đây là địa điểm đầu tiên Bác Hồ đặt chân về mảnh đất ATK Định Hóa, Thái Nguyên vào ngày 20/5/1947 để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bác Hồ đã ở và làm việc tại đây trong thời gian từ 20/5 đến 10/11/1947. Bác đã chọn địa điểm này vì từ nơi đây có con đường mòn đi Sơn Dương, xuống Đại Từ, lên Ch ợ Đ ồn, ra Phú Lương và nhiều đường tắt đi lại kín đáo, thuận tiện. Tại Di tích này có lán ở của Bác, trong thời gian ở đây Bác đã vi ết tác ph ẩm "S ửa đ ổi l ối làm việc" và bài thơ "Cảnh Khuya" dùng làm tài liệu tu dưỡng tư tưởng, đạo đ ức và tác phong cho cán bộ đảng viên. Có quý khách nào thuộc bài “Cảnh Khuya” của Bác Hồ không ạ? Vâng, chúng ta đã đ ược học bài thơ này trong chương trình phổ thông rồi đó ạ. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Căn lán nơi Bác ở và làm việc trong những tháng đầu tiên khi về ATK Đ ịnh Hoá trên n ền móng cũ cùng với một bia đá. Đứng trước bia di tích, c ảm giác th ật thiêng liêng khi th ắp nén nhang tưởng nhớ Bác Hồ. Trên bia là những lời gi ới thi ệu “Di tích l ịch sử cách m ạng kháng chiến. Địa điểm làm việc đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về ATK Định Hoá 20/5/1947…” Địa điểm và làm việc của Bác tại đồi Tỉn Keo Tỉn Keo nằm ở trung tâm An toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đ ược ch ọn làm nơi Bác ở và làm việc trong kháng chiến chống Pháp. Đồi Tỉn Keo đáp ứng các tiêu chí của Bác Hồ: "Trên có núi, dưới có sông Có đất ta trồng, có bãi ta vui
  12. Tiện đường sang Bộ Tổng, thuận lối tới Trung ương Nhà thoáng ráo kín mái, gần dân không gần đường". Nơi Bác ở chỉ có lác đác 5-7 nóc nhà nhỏ ẩn hiện trong r ừng cây. Đ ại t ướng Võ Nguyên Giáp từng nói: Địch cũng không ngờ ở chỗ (giáp ranh) bản làng nghèo nàn, v ắng vẻ l ại là nơi "Chùa rách, bụt vàng". Tỉn Keo nghĩa tiếng Tày là gót đèo (chân đèo) bởi nơi đây nằm dưới chân đèo De thuộc dãy núi Hồng thuộc xóm Nà Lọm, xã Lục Giã (nay là xóm T ỉn Keo, xã Phú Đình, huy ện Đ ịnh Hóa). Dưới những tán cây rừng rậm rạp là những lán nh ỏ đ ơn sơ là n ơi làm vi ệc c ủa Ch ủ tịch Hồ Chí Minh, lán họp Trung ương và Chính ph ủ, lán C ảnh vệ, nhà b ếp. Trên đ ồi có hầm làm việc, hệ thống hầm hào tránh máy bay dẫn xuống chân đồi. Trong những năm từ 1948-1954, Bác Hồ đã nhiều lần ở, làm vi ệc tại T ỉn Keo. T ại T ỉn Keo, ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì lễ phong quân hàm Đ ại t ướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và Trung tướng Nguyễn Bình, các Thi ếu t ướng Tr ần T ử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Thiết Hùng, Trần Đại Nghĩa, Lê Hiến Mai, Hoàng Sâm, Nguyễn S ơn, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn. Đặc biệt, ngày 6/12/1953 tại nơi đây, Bộ Chính trị họp dưới sự chủ trì c ủa Bác H ồ đã thông qua kế hoạch chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của Tổng quân ủy và quyết đ ịnh mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, giao Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm bí th ư, t ổng chỉ huy chiến dịch. Trước khi Đại tướng lên đường, Bác hỏi: “ Chú đi xa vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”. Đồng chí Võ Nguyên Giáp thưa: “ Thưa Bác, chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Bác nói ngay: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau. Trận này r ất quan tr ọng, ph ải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nói về sự ki ện lịch sử di ễn ra t ại T ỉn Keo đã khẳng định: Không có quyết định của Bộ Chính trị tại T ỉn Keo thì không có chi ến th ắng Điện Biên Phủ. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát - n ơi Bác t ắm, gi ặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình Lán Khuôn Tát nằm trên đồi Khuôn Tát thuộc xóm Khuôn Tát- xã Phú Đình. N ơi ch ủ t ịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc trong thời kỳ kháng chiến ch ống Th ực dân Pháp. Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh đã ở đây 3 lần: - Lần thứ nhất: Từ ngày 20/11 đến ngày 28/11/1947 - Lần thứ hai: Từ ngày 11/11 đến ngày 7/3/1948 - Lần thứ 3: Từ ngày 5/4 đến ngày 1/5/1948 Những ngày ở đây Người đã viết rất nhiều tài li ệu nhằm c ủng c ố chính quy ền, c ủng c ố hậu phương, động viên quân và dân ta quyết tâm kháng chiến. N ơi đây Bác Hồ và Qu ốc Hội đã tổ chức lễ phong quân hàm cấp tướng cho 10 cán b ộ cao c ấp c ủa Quân đ ội nhân dân Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại Tướng.
  13. Cách Lán Khuôn Tát không xa là một căn hầm nhỏ, nhưng tương đ ối ch ắc ch ắn và thoáng mát, tiện lợi. Là căn hầm Khuôn tát, nơi tránh bom, tránh đạn và máy bay trinh thám c ủa địch... Trên con đường nhỏ vào căn lán Khuôn Tát, đi ngang qua m ột bãi đất r ộng n ằm d ưới chân cây đa xum xuê bóng mát. Có tên rất gẫn gũi "Cây đa Khuôn Tát". Hàng ngày Bác vẫn thường ra đây tập thể dục. Dòng suối Khuôn Tát hi ền hoà, d ịu mát v ới nh ững bãi đá nh ỏ rất đẹp chảy vắt ngang qua con đường vào căn lán c ủa Bác. Chính t ại dòng su ối này Bác vẫn thường câu cá, cũng như ngày ngày ra đây tắm giặt...Trên mỗi nẻo đường đi Việt Bắc đều vương vấn hình bóng của Bác Hồ, chợt hướng dẫn viên nhớ tới câu th ơ trong bài th ơ Việt Bắc của Tố Hữu. "Nhớ Người những sớm tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người" (Việt Bắc-Tố Hữu) Thác Khuôn Tát "Con về đường núi đèo De Bên này Rục Rã bên kia Tân Trào Thác Khuôn nước đổ ào ào Chim reo trong lá xôn xao núi Hồng.." (Mùa xuân trên đèo De - Tác giả Ma Trường Nguyên) Quý khách có thể cảm nhận, đây thực sự là nơi có cảnh đẹp thơ mộng, n ằm gi ữa núi rừng hoang sơ và yên tĩnh, bốn bề có nhiều cây cổ thụ, nước từ 7 tầng thác cao đ ổ xu ống tung bọt trắng xoá, như những bậc thang nhà sàn, phía dưới tạo thành dòng suối trong xanh u ốn lượn chảy róc rách ngày đêm. Độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác trên 20m. T ầng dưới cùng đẹp nhất, cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn l ại phía trên cao chênh l ệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đ ỉnh thác. Ngày x ưa, Chim chóc, muông thú và các loài Hổ, Báo, Hươu, Nai hay đ ến thác u ống n ước. Vào nh ững hôm tr ời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi... có bầy Tiên n ữ t ừ trên tr ời xu ống thác tắm, truyền thuyết dân gian đó được lưu truyền đến tận ngày nay. Chân Thác Khuôn Tát nước dội xuống thành bồn tắm thiên tạo, ch ỗ n ước sâu nh ất ch ừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con su ối róc rách tr ải dài qua khe đá, b ờ cây thoáng đãng. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá t ự nhiên nằm giữa dòng chảy như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm... Hai bên su ối là bãi c ỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui ch ơi cho các đoàn khách du lịch đông người. Thắng cảnh Thác Khuôn Tát, một bức tranh thiên nhiên sơn thu ỷ, h ữu tình không ch ỉ c ủa Thái Nguyên mà còn nổi tiếng khắp vùng Việt Bắc đã đ ược xếp h ạng danh th ắng c ấp quốc gia năm 2002. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đ ảng làm vi ệc t ại Phụng Hiển (1947 - 1949)
  14. Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đ ảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Đ ịnh Hoá và m ột số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và T ổng bí th ư Tr ường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn- xã Phú Đình- huyện Định Hoá(Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952 - 1953. Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể…không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, kh ứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu c ầu sống c ộng v ới s ự kh ắc nghi ệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những đ ịa danh, ch ỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử. Lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ. Đó là nhà sàn r ộng 4 gian, l ợp lá c ọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Qua cổng chúng ta b ước vào m ột v ườn M ơ xanh lá. Mùa xuân quanh nhà nở đầy hoa Mơ trắng. Phía sau nhà sàn là m ột đ ồi cây. Khi đ ồng chí Trường Chinh ở đây có 1 hào nhỏ được đào xuyên qua đồi ra con su ối ở phía sau. Căn nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, gian ngoài cùng là bếp, gian trong cùng là nơI ở và làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh. ở đây có kê 2 chi ếc gi ường nh ỏ…hai đầu nhà sàn là 2 c ầu thang lên xuống tiện lợi.. Quý khách có thể thấy ở bên tay phải hướng dẫn viên là một tấm bia gi ới thiệu. Quý khách có thể tìm hiểu di tích qua tấm bia đó để thấy được cu ộc sống gi ản d ị, m ộc m ạc và những tháng năm kháng chiến gian khổ của người chiến sỹ cách mạng… Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 – 1954) Địa điểm di tích Cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Vi ệt Nam (1949-1954) thuộc xóm Bảo Biên, xã Bảo Linh, huyện Định Hoá. Di tích nằm trong m ột thung lũng nh ỏ hẹp, bao quanh là núi rừng rất kín đáo, tiện lợi cho việc gi ữ bí mật nhưng cũng thu ận l ợi cho việc liên lạc đi các hướng. Từ đây có thể đi Chợ Chu, xuống Thái Nguyên, lên Ch ợ Đồn (Bắc Kạn), sang Sơn Dương (Tuyên Quang) một cách dễ dàng. Di tích gồm 2 điểm chính là nơi ở và làm vi ệc c ủa Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiêm văn phòng Quân uỷ và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh. Nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng quân u ỷ n ằm trên đ ồi Đỏn Mỵ nhìn ra phía trước theo hướng Đông nam là cánh đ ồng B ảo Biên, có đ ường ô tô chạy qua. Cắt ngang phía trước ngay sát di tích là con đường làng m ới m ở. Xung quanh là nhà dân. Phía sau là dãy núi Lai Hiệp nối liền với dải núi Hồng hùng vĩ. Khu vực văn phòng Bộ Tổng tư lệnh năm trên dải đồi thấp, cách n ơi ở c ủa Đ ại t ướng Võ Nguyên Giáp khoảng 700m về hướng Đông nam, xung quanh là rừng cọ, vầu. Cùng với thời gian và những năm tháng chi ến tranh, di tích ch ỉ còng l ại nh ững n ền móng cũ. Trên cơ sở những địa danh và kí ức của những nhân ch ứng l ịch s ử, t ại di tích đã khôi phục và dựng lên một căn lán nhỏ. Phía trước di tích có dựng bia, trên đó có đề “Di tích kháng chiến, Cơ quan Quân uỷ, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Vi ệt Nam..” Bia được hoàn thành vào ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Vi ệt Nam 22/12/2004.
  15. Bảo Biên là trung tâm đầu não quân sự của Đảng ta. Tại đây Đ ại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh xây dựng các kế hoạch quân sự quan tr ọng trình lên Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chủ Tịch phê duyệt, chỉ huy và chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Bảo Biên có 1 v ị trí quan tr ọng trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Ngoài ra, tại ATK Định Hóa – Thái Nguyên còn có những địa điểm gắn liền v ới vi ệc thành lập các đơn vị, tổ chức quan trọng như: Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam Di tích thuộc xóm Roòng Khoa, bên sườn đồi Khẩu Go ại. Đây là n ơi đã di ễn ra H ội ngh ị quyết định việc đổi tên Hội Nhà báo Việt Nam thành Hội Những người viết báo Việt Nam (ngày 21/4/1950). Tại đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với m ột số cơ quan khác xây dựng nhà bia lưu miệm. Địa điểm thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam Ngày 19/11/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, đã di ễn ra Hội ngh ị thành l ập U ỷ ban Bảo vệ hòa bình Việt Nam. Trong kháng chiến, Ủy ban này đã có nh ững ch ủ tr ương, chính sách cổ vũ, động viên nhân dân ta và kiều bào ở nước ngoài, đ ặc bi ệt là ở Pháp, góp sức vào cuộc kháng chiến. Tại đây, Liên hiệp Các Tổ chức Hữu ngh ị Vi ệt Nam đã cho dựng bia đá, khắc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị. Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đây là nơi đặt trụ sở của Ban Kiểm tra Trung ương - c ơ quan ki ểm tra chuyên trách đ ầu tiên của Đảng (tại đồi Pụ Miếu, thôn Phụng Hi ển). Hi ện nay, tại khu v ực này đã d ựng nhà bia để ghi dấu sự kiện lịch sử. Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) Ngày 20/10/1950, sau gần ba tháng chuẩn bị, Báo Quân Đ ội nhân dân đã ra s ố đầu tại thôn Khau Diều, xã Định Biên. Hiện nay, Báo Quân đội nhân dân đã lập bia ghi dấu sự kiện tại di tích. Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ch ủ trì lễ phong quân hàm Đ ại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) Di tích là nơi lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (ngày 20/01/1948) và chủ trì l ễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí (ngày 28/5/1948). Năm 2008, đã xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện tại di tích. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thôn Đèo De, xã Phú Đình, huyện Đ ịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên, được khởi công xây dựng ngày 15/11/2004 và khánh thành ngày 19/5/2005, đúng vào dịp kỷ niệm 115 ngày sinh Bác Hồ kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2005). Công trình này là món quà do Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà N ội tặng Đ ảng b ộ và nhân tỉnh Thái Nguyên. Do Công ty Tư vấn đầu tư phát tri ển nhà Hà N ội thi ết k ế và Công ty Xây dựng phát triển nhà Hà Nội thi công. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên đ ỉnh đèo De - m ột đ ịa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca, lịch sử của nước nhà “Vui từ Đồng Tháp An Khê, vui lên Vi ệt
  16. Bắc đèo De núi Hồng”. Ở vị trí “Tả thanh long, hữu bạch hổ”, trung tâm c ủa Th ủ đô kháng chiến năm xưa, nên có nhiều ý nghĩa quan trọng. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 16.000m2 (năm 2008 đã mở r ộng thêm di ện tích khuôn viên), bao gồm các hạng mục: Tứ trụ, Tam quan, Nhà dâng h ương. Với h ệ thống bậc lên xuống gồm 194 bậc, chia làm 2 phần: Phần thứ 1: Từ Tứ trụ lên đến Tam quan gồm 115 bậc, ghi nhớ công trình xây d ựng vào dịp kỷ niệm 115 ngày sinh của Bác. Phần thứ 2: Từ Tam quan lên đến Nhà dâng hương gồm 79 bậc, gắn v ới 79 mùa xuân c ủa Người. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng v ới ki ến trúc 2 t ầng, 8 mái, hình vuông, được thiết kế theo lối đền, chùa truyền thống. Bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng, dát vàng, nặng 4000kg, cao 1,71m do Công ty TNHH Cơ khí Đúc Tiến Hùng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đ ịnh th ực hi ện. Đ ược đặt ở vị trí trang trọng giữa điện thờ của Nhà tưởng niệm. Bệ thờ được làm b ằng gỗ gụ dài 5,09m, rộng 4,07m, cao 0,89m, toàn bộ lư hương, chân nến, bình hoa, h ạc chầu đ ều được làm bằng đồng. Phía trên là hình búa liềm và ngôi sao vàng đắp n ổi, c ạnh câu đ ối của giáo sư Vũ Khiêu: “Thâu hết tinh hoa kim cổ lại Xây cao văn hiến nước non này” Các câu đối: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” “Kháng chiến nhất định thắng lợi Kiến quốc nhất định thành công” Bức hoành phi: “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” và b ức đ ại t ự “H ồ Chí Minh mặt trời sáng mãi” Các câu đối, hoành phi đều làm bằng gỗ dổi, sơn son thi ếp vàng t ạo s ự kính c ẩn tôn nghiêm. Tại đây còn được trưng bày nhiều bức ảnh, tư li ệu gi ới thi ệu về quá trình ho ạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đ ạo Trung ương, Chính ph ủ h ồi Cách mạng tháng 8/1945 ở Tân Trào và thời kỳ Bác cùng các đ ồng chí Trung ương tr ở l ại Chiến khu Việt Bắc đặt đại bản doanh tại ATK Đ ịnh Hóa, Thái Nguyên đ ể lãnh đ ạo cu ộc kháng chiến. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Đèo De, xã Phú Đình, huy ện Đ ịnh Hóa, Thái Nguyên mang tầm vóc quốc gia, thể hiện ý nguyện của đồng bào c ả n ước và ki ều bào ta ở nước ngoài. Khu di tích về Bác là hồn thiêng sông núi, là t ượng đài c ủa kh ối đ ại đoàn kết dân tộc - trái tim của khu di tích lịch sử ATK Định Hóa và Tân Trào, là n ơi hành h ương của các thế hệ người dân Việt Nam, nơi giáo dục truyền thống cách mạng, thực hiện vi ệc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và là một điểm đến của du khách quốc tế.Nhà trưng bày ATK Định Hóa Nhà trưng bày ATK Định Hóa Nơi chúng ta đang đứng là nhà trưng bày ATK Định Hóa được xây d ựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại An toàn khu (ATK) Đ ịnh Hóa
  17. (20/5/1947-20/5/1997). Đồng bào các dân tộc ATK Định Hóa rất vinh d ự đ ược đón Th ủ tướng Võ Văn Kiệt về dự lễ cắt băng khánh thành. Nhà trưng bày được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày - Nùng, t ầng I là nơi đón tiếp khách tham quan, tầng II trưng bày gần 400 tài li ệu, hi ện v ật v ề cu ộc đ ời hoạt động cách mạng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đ ồng chí lãnh đ ạo Đ ảng, Nhà nước trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Giữa gian long trọng Nhà trưng bày là bức tượng Ch ủ t ịch H ồ Chí Minh v ới t ư th ế “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”, đây là bức tượng làm bằng đồng đen cao: 1,69m, nặng 2 tấn do gia đình Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm nguyên là Tổng giám đốc công ty Golf Long Thành Đồng Nai cung tiến nhân dịp kỷ niệm 118 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890- 19/5/2008). Do các nghệ nhân đúc đồng Ý Yên - Nam Định đúc. Đây là bi ểu t ượng đ ể c ả nước hướng về cội nguồn, về chiến khu Việt Bắc: “Ở đâu u ám quân thù Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”. Nhà trưng bày được giới thiệu với 3 phần chính: Phần I: Giới thiệu về lịch sử nhân văn đất và người Định Hóa. Phần II: ATK Định Hóa trong 9 năm kháng chiến trường kỳ (1946-1954): Phần III: Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đổi mới Quý khách có thể tự do tham quan Nhà trưng bày ATK Định Hóa. Bây gi ờ là […] (gi ờ), chúng ta sẽ tham quan Nhà trưng bày trong 30 phút. Sau đó, chúng ta sẽ lên xe đi về thành phố Thái Nguyên để ăn tối, nghỉ ngơi và chuẩn bị cho buổi tham quan ngày mai có đ ược không ạ? 5. Thuyết minh trên xe Từ ATK Định Hóa - Thái Nguyên đến Thành phố Thái Nguyên: (Khoảng 65km - thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng 15 phút) [Điểm danh] Cả đoàn mình ổn định chỗ ngồi sẵn sàng cho đoạn đường 65km đến thành ph ố Thái Nguyên nào ạ. Sau chuyến tham quan vừa rồi tại ATK Định Hóa các b ạn sinh viên th ấy thê nào ạ ? Vừa rồi đoàn chúng ta đã đi tham quan các di tích quan trọng nhất trong khu di tích l ịch s ử ATK Định Hóa. Hướng dẫn viên hy vọng đây thực sự là chuyến hành trình ý nghĩa, ch ắc hẳn mỗi người trong chúng ta sẽ có thêm lòng biết ơn đối với công lao to l ớn c ủa Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh và tự nhủ sẽ học tập và làm theo tấm gương đạo đức c ủa Người. Bên c ạnh đó, tham quan những di tích lịch sử cũng chính là cách để chúng ta nhìn l ại quá kh ứ hào hùng của dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược để c ố gắng h ọc t ập và rèn luyện hơn, trở thành những người công dân có ích cho đất nước.
  18. Vâng, sau cả ngày đi bộ, đôi chân của các bạn đã thấy đau chưa ? đã rắn chắc h ơn chút nào không ạ? Vậy giờ chúng ta hãy để đôi chân cũng như cơ thể được nghỉ ngơi thư giãn m ột chút nào vì quãng đường trước mặt khá dài thời gian di chuyển khoảng 1 ti ếng 15’ ạ . Dù đã r ời khỏi khu vực ATK Định Hóa với không khí trong lành thoáng đãng c ủa mi ền núi hi ểm tr ở nhưng nếu ngước nhìn ra ngoài cửa sổ , chúng ta vẫn c ảm nhận đ ược lu ồng không khí trong lành ấy vẫn còn ở xung quanh nhờ những tán cây c ổ th ụ hay đ ồi chè xanh đang ẩn hiện đằng xa kia. Xe chúng ta đang đi qua đường Định Hóa - Đại T ừ, m ột huyện mi ền núi n ằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc giáp huyện Đ ịnh Hóa, phía đông nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông b ắc giáp huy ện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp t ỉnh Vĩnh Phúc. Đại Từ là nơi ra đời của tổ chức cơ sở Đảng Cộng sản Vi ệt Nam đầu tiên c ủa t ỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn huyện có 162 địa điểm di tích lịch sử văn hoá đã kiểm kê và 4 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.Dân số toàn huyện kho ảng 160.598 người (năm 2012). Mật độ dân số bình quân khoảng 283 người/km². Các dân tộc ch ủ yếu t ại đ ịa bàn huy ện làKinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu phân bố khá đồng đều trên toàn huyện. Theo t ổng đi ều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2900 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác . Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc mà ngày mai cả đoàn ta sẽ được tận măt chiêm ngưỡng . Đây là khu du lịch thu hút nhi ều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là n ơi cung c ấp n ước ph ục v ụ s ản xu ất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Xe đang rẽ phải vào Tỉnh lộ 268 nối Quốc lộ 3 với huyện Đ ịnh Hoá là tuyến đ ường có ý nghĩa chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh Thái Nguyên mới đ ược nâng c ấp g ần đây với quy mô lớn . Theo Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hay còn gọi là Qu ốc l ộ 3 m ới bác tài s ẽ d ẫn chúng ta đến thẳng thành phố Thái Nguyên. Quãng đường quanh co u ốn l ượn trong r ừng núi, len lỏi qua những đồi chè xanh mơn mởn và đồi cọ râm mát tạo cho du khách kho ảng tâm trạng thư giãn sau một hành trình dài . Chúng ta còn cách Thái Nguyên kho ảng .. km nữa . Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hay Quốc lộ 3 m ới là m ột trong 6 tuy ến cao tốc đang xây dựng theo quy hoạch tại miền Bắc Việt Nam. Tuyến đ ường đ ược th ủ tướngNguyễn Tấn Dũng khởi công vào ngày 24 tháng 11 năm 2009. Tuyến đ ường sẽ đi quan địa bàn ba tỉnh thành là Hà Nội, Thái Nguyên và m ột đo ạn ngắn trên đ ịa bàn t ỉnh B ắc Ninh. Khi được hoàn thành, đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên s ẽ gi ảm t ải cho Qu ốc l ộ 3 cũ, tuyến đường cũng có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Nhất là khi t ỉnh Thái Nguyên vốn được Chính phủ coi là Trung tâm văn hoá và kinh tế c ủa các dân t ộc các t ỉnh phía Bắc.và tỉnh Thái Nguyên hiện là hai tỉnh duy nhất tại Việt Nam cùng với Kiên Giang có s ố người chết do tai nạn giao thông tăng liên tục 3 năm li ền (2008-2010), mà trong đó m ột phần là do giao thông quá tải.
  19. Xe đã gần đến thành phố Thái Nguyên rồi ạ, cả đoàn mình chuẩn b ị thu xếp toàn b ộ hành lý trên xe để chúng ta nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn ạ. Xin quý khách chú ý hành lý tư trang, chúng ta hãy mang tất cả đồ đạc xuống thưa quý khách. 6. Check-in tại khách sạn Thưa quý khách, tối hôm nay chúng ta sẽ ở tại khách sạn Hữu Nghị của thành phố Thái Nguyên. Đây cũng là một trong số các khách sạn lớn của thành phố đấy ạ. Xin cả đoàn mình chú ý tập trung mang đồ xuống tập trung t ại s ảnh khách s ạn đ ể nh ận phòng. Theo như danh sách chia từ ban đầu, đoàn chúng ta có 16 người chia thành […] phòng. M ỗi phòng sẽ cử ra 1 người để nhận chìa khóa phòng từ hướng dẫn viên ạ. Phòng c ủa đoàn mình là từ số […] đến số […]. Sau khi nhận được chìa khóa phòng, các bạn có thể lên phòng t ắm r ửa, ngh ỉ ng ơi, đ ể chuẩn bị cho bữa tối. Đối với các dịch vụ trong khách sạn, các bạn có th ể s ử d ụng t ự do, nhưng hãy chú ý đến bảng giá được đặt tại từng phòng ạ, chi phí này các b ạn s ẽ ph ải t ự chi trả. Bây giờ là […], chúng ta sẽ có khoảng 45 phút đ ể chuẩn b ị cá nhân và sau đó s ẽ dùng bữa tại nhà ăn khhách sạn. Nhà ăn khách sạn n ằm ở vị trí [….], xin quý khách vui lòng tập trung đúng giờ để không gây ảnh hưởng đến những thành viên khác trong đoàn ạ, xin cảm ơn. 7. Ăn tối Quý khách đã cảm thấy thoải mái chưa ạ. Hành trình ngày hôm nay chúng ta c ảm th ấy th ế nào, có bổ ích không ạ? Vâng, trước khi dùng bữa, hướng dẫn viên xin lưu ý với các bạn một vài điều. Tạm biệt những di tích lịch sử, ngày mai đoàn mình sẽ tham quan m ột th ắng c ảnh du l ịch tuyệt đẹp tại Thái Nguyên, đó là Hồ Núi Cốc, quý khách đã bao gi ờ đ ược nghe đ ến ch ưa ạ? Vâng, đó sẽ là lịch trình của ngày mai, còn tối hôm nay các b ạn s ẽ có th ời gian t ự do. Các bạn có thể tham quan thành phố Thái Nguyên vào buổi tối, cũng sầm uất và đông vui chứ không buồn tẻ đâu ạ. Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ tại khách sạn như […] hoặc nghỉ ngơi trong phòng để chuẩn bị sức khỏe, tư trang cho hành trình ngày mai. Hướng dẫn viên xin nhắc là ngày mai chúng ta sẽ đi tham quan Hồ Núi C ốc. Vì phải di chuyển bằng ô tô nên mong các bạn sẽ tập trung đúng gi ờ. Th ời gian t ập trung sáng mai là […], hướng dẫn viên sẽ liên hệ với người phụ trách từng phòng, là người đã nh ận chìa khóa lúc nãy đấy ạ trước 30 phút khi tập trung để các bạn có thể nhắc nh ở nhau đúng gi ờ. Trước đó, các bạn có thể tự do dùng bữa sáng tại nhà ăn khách sạn hoặc tự chuẩn bị. Thức ăn đã được đưa ra rồi ạ, bữa tối không bao gồm n ước u ống. Nếu b ạn nào s ử d ụng nước uống sẽ tự thanh toán ạ.
  20. Những điều hướng dẫn viên muốn nhắc chỉ như vậy thôi ạ, còn bây gi ờ xin chúc quý khách dùng bữa ngon miệng và có một buổi tối vui vẻ. Xin cảm ơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2