intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng hệ thống giảng dạy môn Giáo dục thể chất cho sinh viên HUTECH

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cũng nêu rõ theo nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có tới 30% người trưởng thành Việt Nam thiếu vận động thể lực. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn. Vậy nguyên nhân là gì? Đó chính là do người Việt quan trọng việc phát triển trí lực không quan tâm luyện tập thể lực, điển hình là các trường học tại Việt Nam ít đầu tư cơ sở vật chất hoặc chất lượng giáo viên và nội dung môn học, làm cho sinh viên cũng lơ là việc chăm sóc thể lực của bản thân. Chính vì vậy giải pháp “Xây dựng hệ thống giảng dạy môn GDTC cho Sinh viên Hutech” nhằm giúp Hutech xây dựng mô hình học tập môn GDTC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng hệ thống giảng dạy môn Giáo dục thể chất cho sinh viên HUTECH

  1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN HUTECH Nguyễn Đặng Phương Nam, Cao Tài, Đỗ Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Minh Quang Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh 75 TÓM TẮT Theo Quỹ Dân số Liên Hợp quốc - UNFPA, với bài báo “Người Việt lười tập thể dục nhất thế giới” khảo sát năm 2019 thì Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới2. Bài báo cũng nêu rõ theo nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, có tới 30% người trưởng thành Việt Nam thiếu vận động thể lực. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn. Vậy nguyên nhân là gì? Đó chính là do người Việt quan trọng việc phát triển trí lực không quan tâm luyện tập thể lực, điển hình là các trường học tại Việt Nam ít đầu tư cơ sở vật chất hoặc chất lượng giáo viên và nội dung môn học, làm cho sinh viên cũng lơ là việc chăm sóc thể lực của bản thân. Chính vì vậy giải pháp “Xây dựng hệ thống giảng dạy môn GDTC cho Sinh viên Hutech” nhằm giúp Hutech xây dựng mô hình học tập môn GDTC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Từ khóa: ứng dụ ng, tập luyện, sức khỏ e. 1 PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, giới trẻ hiện nay nhìn chung ít vận động, tập trung ở nhóm người đi làm, thanh niên và cả trẻ em. Nguyên nhân hàng đầu có thể do cách quản lý thời gian chưa hợp lý. Mọi người đang dành thời gian cho gia đình, bạn bè, công việc quá nhiều và không còn thời gian rèn luyện thân thể, đến phòng tập hay đi bộ, chạy bộ ở công viên. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhiều phương tiện công cộng hiện đại ra đời dẫn đến tâm lý chây ỳ và tư tưởng "ngại di chuyển"... Theo nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước. Vậy tại sao người Việt lười vận động? Phải chăng chức năng giáo dục ý thức luyện tâp thể thao cho giới trẻ chưa đáp ứng nhu cầu, chúng ta hãy cùng nhay khảo sát thực trạng vấn đề này nhé. 1141
  2. Hình 1: Việt Nam là một trong 10 nước có số Hình 2. Biểu đồ so sánh bước đi bộ hàng ngày người lười vận động nhiều nhất thế giới của người Việt so với các nước khu vực châu Á 2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Theo báo cáo kết quả hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học” tổ chức vào ngày 23/2/2019 tại Hà nội 4, đại diện nhiều địa phương thẳng thắn: “Giáo viên thiếu, chương trình chán, khuôn viên thiếu, ngân sách vắng...thì lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất tốt”. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay, theo thống kê cả nước khoảng 1/3 trong số 80.000 giáo viên thể dục của Việt Nam đứng lớp mà không có bất kỳ quá trình đào tạo chuyên môn nào. Chất lượng và số lượng các giáo viên thể dục đang giảm mạnh, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc hướng dẫn sinh viên hoạt động thể thao. Chương trình giảng dạy chủ yếu chỉ nằm ở lý thuyết. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cho các môn thể thao cũng không được chú trọng. Khoảng 80% trường học không có phòng thể dục riêng và 85% cơ sở đào tạo thể thao chuyên nghiệp bị thiếu. Nhìn chung đội ngũ vừa thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn vận động và thực hiện huấn luyện các phong trào thể thao. Giáo viên vẫn còn dạy theo chương trình cũ, lý thuyết nhiều, ít hướng dẫn dạy kỹ năng để vận động. Theo báo cáo tổng kết thực trạng của Bộ GD-ĐT, trang thiết bị tập luyện phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. 80% số trường học phổ thông thiếu nhà tập TD, TT; 99,6% số trường thiếu bể bơi và 85% số trường phổ thông thiếu sân tập TD, TT. Ở bậc ĐH, có 36% số cơ sở đào tạo thiếu nhà tập luyện TD, TT; 87% số cơ sở thiếu bể bơi và 2,8% số cơ sở thiếu sân tập TD, TT… Ngoài ra, cơ sở vật chất cho đào tạo cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sân tập, nhà tập, bể bơi, thiết bị dạy học đặc biệt... Từ đó, việc lựa chọn nội dung các môn học trong chương trình đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP. HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn. 1142
  3. Hình 3. Nhiều hội thảo, bài báo than phiền về môn giáo dục thể chất trong các trường học Khẳng định vai trò của giáo dục thể chất với sự phát triển toàn diện của thanh thiếu niên, PGS.TS Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ GD&ĐT) cho rằng, nhiều quan điểm coi giáo dục thể chất là môn thể dục là chưa chuẩn xác. “Giáo dục thể chất không chỉ là việc xếp hàng, tập đội hình đội ngũ, mà là một bộ môn chuyên biệt, với các kiến thức về vận động và sự phát triển có chủ đích các tố chất của con người. Bên cạnh đó, thông qua việc rèn luyện thể dục thể thao, thể lực của trẻ em Việt Nam sẽ ngày càng được cải thiện, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, từ đó góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc và cải tạo nòi giống Việt Nam” - Ông Nguyễn Thanh Đề nói. Độ tuổi thanh niên là giai đoạn cơ thể đạt được thể trạng tốt nhất, có nhiều điều kiện thuận lợi về sức khỏe để tích cực tham gia học tập, lao động và khám phá cuộc sống. Tuy nhiên, tại Việt Nam, những năm trở lại đây, các chuyên gia cảnh báo tình trạng trẻ hóa bệnh tật ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đang ở mức báo động. Nếu năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị cao huyết áp, đến năm 2009 tỷ lệ nàylà 25,4% và năm 2016 tỷ lệ người lớn bị cao huyết áp ở mức báo động là 48%. Thiếu vận động thể lực đang là vấn nạn khiến ngành y tế rất lo ngại bởi những hệ lụy của nó ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nói chung và giới trẻ nói riêng. Hình 4. Những tác hại từ việc thiếu vận động Hình 5. Biểu đồ chiều cao của giới trẻ Việt Nam thể dục, thể thao so với các nước trong khu vực châu Á 1143
  4. Các chuyên gia cho rằng, nếu thế giới giảm được 10% tỷ lệ người thiếu vận động sẽ ngăn chặn được cái chết của hơn 500.000 người/năm. Lười vận động còn khiến tốc độ phát triển thể lực của thanh thiếu niên Việt Nam tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Ba chỉ số chiều cao, thể lực và sức bền của thanh thiếu niên Việt Nam đều được xếp vào mức yếu kém so với tiêu chuẩn chung. Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình của nam giới Việt chỉ đạt 164,4 cm và của nữ là 153,4 cm, thấp hơn so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới hơn 10 cm, lần lượt là 13,1 cm và 10,7 cm. Vậy vấn đề phát triển thể lực cho giới trẻ Việt Nam cần được quan tâm và giải quyết. 3 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA VẤN ĐỀ Để xác định nguyên gây ra vấn đề Tạo sao “Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới” nhóm chúng tôi đã dùng biểu đồ xương cá Fish bone và đã tìm ra một nguyên nhân chính gây ra vấn đề đó chính là do hệ thống giáo dục Việt Nam chưa có giải pháp tốt cho việc học Giáo dục thể chất. Từ đó nhóm chúng tôi đã tìm ra giải pháp là thiết kế mô hình Doanh nghiệp đảm nhiệm giảng dạy giáo dục thể chất chuyên nghiệp cho các trường học. Trước mắt chúng tôi xây dựng mô hình này dành cho sinh viên trường HUTECH, là nơi chúng tôi đang học tập. Nếu vận hành tốt chúng tôi có thể tự tin nhân rộng cho các trường khác áp dụng nhằm giúp thế hệ trẻ Viêt nam thay đổi cách nhìn và yêu thích môn GDTC và nó trở thành niềm vui của học sinh, sinh viên khi tham gia môn học này, nhằm nâng cao thể lực của người Việt Nam một cách toàn diện. 4 KHẢO SÁT NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng liên quan về thực trạng và nhu cầu việc học giáo dục thể chất tại trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh với giải pháp này, đã được đông đảo sinh viên ủng hộ và mong muốn thay đổi cách học môn GDTC hiện nay. Đối tượng: sinh viên đang học tại trường HUTECH. Phương pháp: khảo sát online trên Google biểu mẫu. Câu hỏi: hiện nay phần lớn sinh viên cho rằng việc học thể chất tại trường ít sự hấp dẫn, chưa có sự đổi mới trong phương pháp dạy và cơ sở vật chất. Anh/Chị có đồng ý với ý kiến trên và có quan tâm giải quyết không? (số lượng mẫu: 70 câu trả lời). Hình 6. Biểu đồ thể hiện sự đồ ng ý và quan tâm giải quyết vấn đề 1144
  5. 5 GIẢI PHÁP CÁ NHÂN Mô tả giải pháp: với giải pháp “Xây dựng hệ thống giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên HUTECH” sẽ thực hiện kết nối và tận dụng các cơ sở vật chất chuyên nghiệp, hiện đại của các sân vận động, các phòng tập, các bể bơi… gần trường HUTECH, cùng đội ngũ GV chuyên trách là các GV tại các trường TDTT để làm huấn luyện viên chuyên nghiệp giảng dạy cho sinh viên HUTECH các môn GDTC. Đồng thời ứng dụng đăng ký môn học qua app HUTECH Physical trên E-HUTECH giúp sinh viên đăng ký môn học mình yêu thích một cách dễ dàng và thuận tiện. Trước mắt chúng tôi đưa vào thử nghiệm ba môn học mang tính tập thể cao giúp sinh viên Hutech có thể kết nối tập thể với nhau tốt hơn như: đá bóng, bơi lội và bóng chuyền. Sau này nếu chạy tốt sẽ tiếp tục phát triển nhiều môn nữa. Các bước sinh viên sử dụng App: Bước 1: đăng nhập trên trang E-HUTECH, chọn HUTECH Physical. Bước 2: sinh viên lựa chọn môn yêu thích, sẽ nhìn thấy các hình ảnh cơ sở vật chất của nơi đăng ký học, kèm lựa chọn thời khoá biểu, số tiền phải đóng. Bước 3: khi đăng ký môn học thành công sinh viên thanh toán thông qua các ví điện tử như: Momo, Zalo Pay,… Khi hoàn tất đăng ký bạn sẽ nhận thông báo xác nhận thông tin của mình kèm mã QR để check in tại nơi tập và nhắc nhở về thời gian, ngày bắt đầu môn học. Hoàn tất đăng ký. Ngoài ra giải pháp còn thực hiện: - Khi cuối khóa học sẽ có các bài kiểm tra để cấp giấy chứng nhận, sinh viên có thành tích xuất sắc sẽ có cơ hội tham gia các đội tuyển và thi đấu các giải của trường, của thành phố… - Khi hoàn thành khóa học sinh viên có thể đánh giá chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất cũng như mức độ hài lòng của mình. Trên cơ sở đó giúp nhà trường và doanh nghiệp cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sinh viên. Tóm lại: Với giải pháp “Xây dựng hệ thống giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên HUTECH”, về cơ sở vật chất chúng tôi lựa chọn những nơi có cơ sở vật chất tốt, đảm bảo an toàn và chất lượng với đội ngũ huấn luyện viên đạt chuẩn, chuyên nghiệp giảng dạy, hy vọng giúp Hutech có giải pháp tốt trong việc giảng dạy môn GDTC đáp ứng nhu cầu sinh viên. Đồng thời giúp sinh viên có thể học môn thể thao mình yêu thích, được luyện tập với phương pháp bài bản, chuyên nghiệp kết hợp với điều kiện luyện tập phù hợp và cơ sở vật chất hiện đại, đạt chuẩn. Chúng tôi hy vọng trong tương lai giải pháp sẽ được ứng dụng trong thực tế. Cụ thể các bước giải pháp được mô tả trên ứng dụng như sau: 1145
  6. Hình 7. Giao diện đăng nhập, giao diện tính năng, giao diện lựa chọn môn học và giao diện đăng ký môn học Hình 8. Giao diện thanh toán, giao diện xác nhận, giao diện thành tích và giao diện đánh giá 6 KẾT LUẬN Với việc chuyên nghiệp trong đào tạo trí lực, HUTECH cần có giải pháp này để phát triển về thể lực cho sinh viên, sẽ thu hút được nhiều sinh viên đến với HUTECH hơn. Đồng thời tạo bản sắc riêng trong đào tạo của nhà trường trong việc phát triển toàn diện con người về thể lực- trí lực, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1146
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ThS. Nguyễn Thị Ngọc Anh, Hutech, 2019. Bài giảng Thiết kế dự án II. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Thùy An, 04/03/2019. Người Việt lười tập thể dục nhất thế giới. < https://vnexpress.net/nguoi-viet-luoi-tap-the-duc-nhat-the-gioi-3887015.html> [3] Trần Trung, 26/12/2020. Lười vận động và nỗi lo sức khỏe của giới trẻ. [4] Thanh Hùng, 27/02/2019. Thiếu trầm trọng khuôn viên, lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất?, . 1147
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2