intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nợ xấu không thể ngày một, ngày hai

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

88
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giá nhiên liệu trong nước tăng mạnh có nguyên nhân từ xu hướng giá thế giới tăng nhanh. Nhưng rõ ràng, việc tăng giá nhiều nguyên liệu đầu vào trong một thời gian ngắn sẽ tác động làm tăng giá các mặt hàng khác. Mặt khác, lạm phát thông thường dù ở mức thấp trong 7 tháng đầu năm 2012, nhưng lạm phát cơ bản không thấp đi tương ứng Liệu việc tăng giá cấp tập này có mâu thuẫn với những nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ DN, thưa ông? Nhìn chung, lạm phát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nợ xấu không thể ngày một, ngày hai

  1. Xử lý nợ xấu không thể ngày một, ngày hai Giá nhiên liệu trong nước tăng mạnh có nguyên nhân từ xu hướng giá thế giới tăng nhanh. Nhưng rõ ràng, việc tăng giá nhiều nguyên liệu đầu vào trong một thời gian ngắn sẽ tác động làm tăng giá các mặt hàng khác. Mặt khác, lạm phát thông thường dù ở mức thấp trong 7 tháng đầu năm 2012, nhưng lạm phát cơ bản không thấp đi tương ứng Liệu việc tăng giá cấp tập này có mâu thuẫn với những nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ DN, thưa ông? Nhìn chung, lạm phát thông thường cao hơn sẽ làm giảm hiệu lực của các biện pháp tiền tệ để hỗ trợ các hoạt động kinh tế. Thêm vào đó, lạm phát cơ bản khá cao cũng có thể hạn chế phần nào các động thái chính sách tiền tệ. Có thể thấy, trong khi NHNN đã giảm lãi suất chính sách 5% trong năm 2012 và đang nỗ lực để giảm lãi suất cho vay, thì tăng trưởng tín dụng vẫn dậm chân tại chỗ. Nhu cầu tín dụng thấp có nguyên nhân từ sự tăng trưởng tín dụng quá cao trong những năm qua. Kết quả là một số DN dùng đòn bẩy tài chính quá mức và các ngân hàng đang đối mặt với nợ xấu tăng cao. Mức lãi suất chính sách
  2. hiện nay của NHNN ở mức đủ để duy trì thanh khoản trong cả hệ thống. Nhưng có một vấn đề là những ngân hàng quản trị rủi ro tốt thì khá cẩn trọng trong các khoản cho vay vì họ lo ngại về giá trị tài sản đảm bảo và nợ xấu, trong khi những người vay tốt thì lại thận trọng khi vay mượn do nhận thấy đầu ra vẫn khó khăn. Các khách hàng yếu thì lại không ở vị thế có thể vay, một phần bởi vì họ đã vay quá nhiều trước đó. Nếu lạm phát cao trở lại, sức mua sẽ giảm đi, DN sẽ càng bí đầu ra, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng nợ xấu. Ông có bình luận gì về mối tương quan này? Lạm phát cao hơn sẽ làm giảm thu nhập thực tế và khiến nhu cầu trên thị trường yếu đi. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hàng tồn kho và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng có thể phức tạp hơn một chút. Hàng tồn kho cao phản ánh nguồn cung tín dụng quá mức trong quá khứ. Nguồn cung vượt quá này có thể được tạo ra từ sự dư thừa công suất do trong quá khứ, DN đã vay quá nhiều từ hệ thống ngân hàng. Khi mà sự vay mượn, công suất và sản lượng đều quá mức và gặp lượng cầu (trong quá khứ) không đủ mạnh, nó dẫn đến sự tích tụ của hàng tồn kho và khiến nợ xấu tăng lên. Nhiều tổ chức quốc tế nhìn nhận, vừa qua Việt Nam đã dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ trong việc vực dậy nền kinh tế,
  3. trong khi chính sách tài khóa còn nhiều dư địa. Bình luận của ông về quan điểm này? Chính sách tiền tệ và tỷ giá là một công cụ quan trọng để quản lý kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, cùng với đó, chính sách tài khóa cũng là một trụ cột hỗ trợ cho nền kinh tế, đặc biệt thông qua chi tiêu công. Lĩnh vực thuế cũng góp phần quan trọng trong việc vực dậy DN thông qua các chính sách miễn giảm, giãn thuế…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2