intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

111
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)" thực hiện nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định các luận cứ khoa học theo hướng tiếp cận địa lý trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng như một giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên bền vững tại các di sản thế giới ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Cơ sở khoa học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội An)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> Chu Thành Huy<br /> <br /> CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH<br /> DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC DI SẢN THẾ GIỚI Ở<br /> VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP VỊNH HẠ LONG<br /> VÀ ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN)<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng<br /> Mã số: 62850101<br /> <br /> (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> (Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trƣờng)<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học<br /> Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Trần Đức Thanh<br /> 2. PGS.TS Phạm Quang Tuấn<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> ..............................<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia<br /> chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br /> . . . . . . . . . . . . . .vào hồi<br /> giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm 20...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Di sản thế giới (DSTG) là tài sản chung của toàn nhân loại, có<br /> giá trị nổi bật toàn cầu về một hoặc nhiều khía cạnh tự nhiên hoặc/và<br /> văn hóa, chịu sự quản lý chặt chẽ của UNESCO và chính quyền sở<br /> tại nhằm bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu mà di sản đó có đƣợc..<br /> Các DSTG là nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) có giá trị cao. Việt<br /> Nam đã sở hữu 8 trong số hơn 1000 DSTG trên toàn cầu. CĐĐP<br /> sống trong hoặc liền kề di sản sẽ là nhân tố bảo vệ di sản một cách<br /> hiệu quả nhất nếu chúng ta huy động đƣợc sự tham gia của của họ.<br /> Hiện nay du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) đang là một giải pháp<br /> hiệu quả trong việc bảo tồn di sản bằng việc cung cấp lợi ích vật chất<br /> cho CĐ thông qua khai thác giá trị di sản phục vụ du lịch. Vịnh Hạ<br /> Long và Đô thị cổ Hội An là hai DSTG tiêu biểu của Việt Nam. Sự<br /> khác biệt về vị trí địa lý là tiền đề quan trọng dẫn đến sự khác biệt về<br /> tiềm năng và hệ thống các sản phẩm CBT. Bên cạnh đó sự phân hóa<br /> không gian của các điều kiện phát triển CBT trong mỗi khu di sản sẽ<br /> tạo ra các khu vực chức năng CBT đặc trƣng, đây đƣợc xem là cơ sở<br /> cho quy hoạch phát triển CBT một cách bền vững và hiệu quả. Qua<br /> những lập luận ở trên có thể thấy rằng, việc nghiên cứu “Cơ sở khoa<br /> học phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại các di sản thế giới ở<br /> Việt Nam (nghiên cứu trƣờng hợp vịnh Hạ Long và đô thị cổ Hội<br /> An)” là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Xác định các luận cứ khoa học theo hƣớng tiếp cận địa lý<br /> trong việc phát triển CBT nhƣ một giải pháp quản lý và sử dụng tài<br /> nguyên bền vững tại các DSTG ở Việt Nam.<br /> <br /> 1<br /> <br /> - Nhiệm vụ: 1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CBT tại<br /> vịnh Hạ Long và Hội An; 2. Phân tích tiềm năng, hiện trạng phát<br /> triển du lịch nói chung và CBT nói riêng tại hai khu di sản; 3. Phân<br /> khu chức năng CBT tại hai khu di sản (khu và tiểu khu); 4. Đánh giá<br /> tiềm năng phát triển CBT theo các tiểu khucủa hai khu di sản; 5. Đề<br /> xuất các giải pháp phát triển CBT cho hai khu DSTG ở Việt Nam.<br /> 3. Giới hạn nghiên cứu<br /> 4.1. Giới hạn về mặt không gian<br /> Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu DSTG vịnh<br /> Hạ Long và Đô thị cổ Hội An:<br /> - Đối với DSTG vịnh Hạ Long: không gian nghiên cứu đƣợc<br /> xác định là toàn bộ lãnh thổ hành chính TP Hạ Long và bao gồm các<br /> vùng biển đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây thuộc vùng đệm<br /> di sản, có diện tích khoảng 887 km2.<br /> - Đối với khu vực DSTG đô thị cổ Hội An: là toàn bộ lãnh thổ<br /> hành chính (phần đất liền) của TP Hội An (không tính xã Tân Hiệp).<br /> 4.2. Giới hạn về thời gian<br /> Đối với các số liệu về hiện trạng du lịch, nguồn lao động tại<br /> hai khu vực di sản đƣợc thu thập từ 2008 - đến năm 2013.<br /> Đối với các số liệu chung về phát triển kinh tế tại hai khu vực<br /> di sản đƣợc lấy đến năm 2014.<br /> 4.3. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án chỉ để cấp đến các di sản tự nhiên và di sản văn hóa<br /> vật thể, không nghiên cứu các di sản phi vật thể.<br /> 4. Luận điểm bảo vệ<br /> - Luận điểm 1: Vị trí địa lý là nền tảng để hình thành các điều<br /> kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch tự nhiên. Điều kiện tự nhiên đƣợc<br /> con ngƣời khai khác, sử dụng với tầng văn hóa của CĐ nơi đó sẽ tạo<br /> <br /> 2<br /> <br /> nên hệ thống tiềm năng du lịch nhân văn đặc trƣng cho lãnh thổ đó.<br /> Do vị trí địa lý khác nhau nên điều kiện tự nhiên và cấu trúc lãnh thổ<br /> của khu vực di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản văn<br /> hóa thế giới đô thị cổ Hội An có sự khác biệt rõ ràng, cùng với đó, sự<br /> khác biệt về văn hóa của CĐ dân cƣ bản địa trong quá trình khai thác<br /> lãnh thổ đã tạo ra hệ thống tiềm năng du lịch nói chung và CBT nói<br /> riêng khác nhau giữa vịnh Hạ Long và Hội An.<br /> - Luận điểm 2: Mỗi khu DSTG là một không gian lãnh thổ cụ<br /> thể, ở đó các yếu tố tiềm năng du lịch về tự nhiên, nhân văn cũng có<br /> sự phân hóa về mặt không gian. Việc khai thác tiềm năng du lịch bởi<br /> các CĐ ngƣời khác nhau sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm CBT khác<br /> nhau. Đặc điểm CĐ dân cƣ tại vịnh Hạ Long và Hội An có sự khác<br /> biệt lớn về bản sắc và ngay trong mỗi khu di sản yếu tố sắc thái CĐ<br /> cũng có sự phân hóa theo không gian. Chính vì vậy, tạo nên sự đa<br /> dạng về các sản phẩm CBT trong mỗi khu di sản đồng thời tạo nên<br /> sự khác biệt hệ thống các sản phẩm CBT tại hai khu di sản. Việc xác<br /> định thế mạnh đặc trƣng cho từng đơn vị lãnh thổ (khu, tiểu khu<br /> chức năng) trong mỗi khu di sản đối với các sản phẩm CBT là cơ sở<br /> để đƣa ra giải pháp phát triển CBT.<br /> 5. Điểm mới của luận án<br /> - Về mặt lý luận: góp phần bổ sung cơ sở lý luận về phát triển<br /> CBT tại các DSTG theo hƣớng tiếp cận địa lý.<br /> - Về mặt thực tiễn: xác định đƣợc hệ thống các không gian<br /> chức năng CBT tại hai khu di sản làm cơ sở xây dựng hệ thống sản<br /> phẩm CBT cũng nhƣ tổ chức lãnh thổ CBT.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> - Về mặt khoa học: chỉ ra đƣợc tiềm năng phát triển CBT và lý<br /> giải chúng trên quan điểm địa lý học nhằm thấy rõ bản chất cũng nhƣ<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2