“Hoán đổi lãi suất”
lượt xem 50
download
Hợp đồng hóa đổi về bản chất là một hợp đồng kì hạn tuy nhiên hợp đồng kì hạn này có đặc điểm là bao gồm một chuỗi giao dịch với một mức giá cố định tại nhiều ngày khác nhau trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: “Hoán đổi lãi suất”
- Bài tiểu luận: ĐỀ TÀI: “Hoán đổi lãi suất”
- MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ........................................ Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2 I-HOÁN ĐỔI ....................................................................................................................... 4 1.1 Định nghĩa ................................................................................................................. 4 1.2 Các loại hoán đổi ....................................................................................................... 4 1.2.1 Dựa trên phương thức thanh toán: ....................................................................... 4 1.2.2 Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở: ............................................................... 4 1.3 Các đặc điểm của hoán đổi: ........................................................................................ 5 II- HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT .................................................................................................. 6 2.1 Khái niệm: ................................................................................................................. 6 2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn: .................................................................. 6 2.3 Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất: .................................. 8 2.3.1 Định giá trái phiếu lãi suất cố định và thả nổi ...................................................... 8 2.3.2 Giá trị của một hoán đổi có lãi suất thả nổi và cố định ....................................... 11 2.3.3 Giá trị của hoán đổi trong suốt đời sống của nó : ............................................... 16 2.4 Hoán đổi basic ......................................................................................................... 17 2.4.1 Định nghĩa......................................................................................................... 17 2.4.2 Giá trị hoán đổi basic......................................................................................... 18 2.5 Ứng dụng hoán đổi lãi suất....................................................................................... 20 2
- 2.5.1 Hoán đổi lãi suất khoản vay nợ :........................................................................ 20 2.5.2 Hoán đổi làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp : .............................. 21 2.5.3 Quản trị rủi ro hoạt động tài trợ và đầu tư .......................................................... 22 2.6 Các loại hoán đổi lãi suất ......................................................................................... 23 2.6.1 Hoán đổi chỉ số trả dần ...................................................................................... 23 2.6.2 Hoán đổi diff ..................................................................................................... 23 2.6.3 Hoán đổi kỳ hạn cố định .................................................................................... 24 III- Thị trường hoán đổi lãi suất ......................................................................................... 24 3.1 Thị trường hoán đổi lãi suất toàn cầu ....................................................................... 24 3.1.1 Đặc điểm của thị trường hoán đổi: ..................................................................... 24 3.1.2 Khối lượng giao dịch hoán đổi lãi suất trên toàn bộ thị trường........................... 25 3.2 Thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam : ................................................................... 26 3.2.1 Hành lang pháp lý ............................................................................................. 26 3.2.2 Thực tế thị trường hoán đổi lãi suất Việt Nam ................................................... 26 IV KẾT LUẬN .................................................................................................................. 27 Tài liệu tham khảo 3
- I-HOÁN ĐỔI Hợp đồng hoán đổi (swap) về bản chất là một hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn này có đặc điểm là bao gồm một chuỗi các giao dịch với một mức giá cố định tại nhiều ngày khác nhau trong tương lai. Các bên giao dịch hoán đổi các khoản thanh toán hoặc tài sản khác nhau. 1.1 Định nghĩa Hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào những ngày cụ thể. 1.2 Các loại hoán đổi 1.2.1 Dựa trên phương thức thanh toán: Một bên thực hiện một chuỗi các thanh toán cố định và nhận lại các thanh toán biến đổi (thông dụng nhất). Các bên đều thực hiện các thanh toán biến đổi Các bên đều thực hiện các thanh toán cố định, nhưng mỗi bên thanh toán theo một loại đồng tiền khác nhau. Vì vậy, các giá trị thực hiệu lực bị biến động do dao động của các tỷ giá hối đoái. 1.2.2 Dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ sở: Hoán đổi tiền tệ - Các bên giao dịch thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định hoặc thả nổi cho bên còn lại trên những đồng tiền khác nhau - Có thể có hoặc không có việc thanh toán số tiền gốc. 4
- Hoán đổi lãi suất - Các bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán tiền lãi cho bên còn lại và thanh toán trên cùng một đồng tiền. - Một bên thanh toán theo lãi suất thả nổi, bên còn lại thanh toán theo lãi suất thả nổi hoặc cố định. - Không hoán đổi số tiền gốc làm cơ sở cho việc thanh toán. Hoán đổi chứng khoán - Tối thiểu một trong hai phía thực hiện thanh toán dựa trên giá của chứng khoán, giá trị của danh mục chứng khoán hàng hoặc chỉ số chứng khoán. - Phía còn lại thanh toán dựa trên một chứng khoán, danh mục chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán khác, hoặc một lãi suất nào đó hoặc là kết quả thanh toán được cố định. Hoán đổi hàng hóa - Tối thiểu một khoản thanh toán phải được dựa vào giá cả của hàng hóa, như dầu lửa, vàng. - Khoản thanh toán còn lại thường được cố định nhưng cũng có thể được xác định dựa trên một vài loại tài sản có giá biến động. 1.3 Các đặc điểm của hoán đổi: Các hoán đổi có một ngày bắt đầu, một ngày kết thúc và những ngày mà việc thanh toán được thực hiện được gọi là ngày thanh toán (settlement date). Khoảng thời gian giữa các lần thanh toán gọi là kỳ thanh toán (settlement period). Các hoán đổi không có các khoản thanh toán bằng tiền mặt từ một bên này cho bên kia.Vì vậy, các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0, nghĩa là hiện giá của hai dòng thanh toán là như nhau. Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch được gọi là vốn khái toán (notional principal). Các hoán đổi là các công cụ OTC. Thông thường gồm 2 bên tham gia: - Nhà giao dịch, là định chế tài chính cung cấp các hoán đổi trên thị trường 5
- - Người sử dụng cuối cùng (end user), thường là một doanh nghiệp, một quỹ hưu bổng, quỹ phòng ngừa rủi ro, hoặc là một tổ chức nào đó. Đương nhiên, hoán đổi giữa các nhà giao dịch lẫn nhau cũng rất phổ biến. Các nhà giao dịch hoán đổi niêm yết giá và lãi suất mà họ sẽ thực hiện giao dịch với khách hàng trong một hoán đổi.Khi các nhà giao dịch thực hiện một giao dịch hoán đổi với khách hàng, họ sẽ gánh chịu rủi ro từ khách hàng. Vì vậy, họ sẽ phòng ngừa rủi ro bằng các giao dịch khác, bao gồm việc mua bán hàng hóa cơ sở, sử dụng các hợp đồng giao sau, kỳ hạn hoặc quyền chọn. Giống như hợp đồng kỳ hạn,các hoán đổi cũng gánh chịu rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Do đó, việc thanh toán nên thực hiện theo nguyên tắc bù trừ, giúp giảm thiểu rủi tín dụng bằng cách cắt giảm khối lượng dòng tiền thanh toán giữa các bên. II- HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT 2.1 Khái niệm: - Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán tiền lãi giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi được thực hiện trên đồng đô la thì lãi suất được sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với các đồng tiền đó. Hai bên đồng ý hoán đổi một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau, dựa vào một số vốn khái toán cụ thể nhưng không thanh toán số vốn khái toán này. - Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất là hoán đổi vanilla thuần nhất (plain vanilla swap), đó là một loại hoán đổi lãi suất mà một bên thực hiện thanh toán theo lãi suất cố định còn bên còn lại thực hiện thanh toán theo lãi suất thả nổi. 2.2 Cấu trúc của một hoán đổi lãi suất chuẩn: Ví dụ: Công ty MSC thực hiện giao dịch hoán đổi với số vốn khái toán là 10 triệu đôla với một nhà giao dịch là ngân hàng FSW. Ngày bắt đầu là 15/01. Hoán đổi có nội dung là FSW sẽ thực hiện thanh toán cho MSC dựa trên lãi suất LIBOR 90 ngày vào ngày 15 của các tháng 1, 6
- tháng 4, tháng 7, tháng 10 trong một năm. Kết quả thanh toán dựa trên lãi suất LIBOR vào thời điểm đầu của kỳ thanh toán, còn việc thanh toán được thưc hiện vào cuối kỳ thanh toán. MSC sẽ trả cho FSW một khoản thanh toán cố định theo lãi suất 6% một năm. Tiền lãi thanh toán sẽ được tính toán dựa trên số ngày đếm chính xác giữa hai ngày thanh toán hoặc hai bên cùng giả định là một tháng có 30 ngày, ta giả định họ sử dụng một năm có 360 ngày. Bên thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi có dòng tiền vào mỗi ngày thanh toán: (vốn khái toán)(LIBOR – lãi suất cố định)(số ngày/360 hoặc 365) Trong đó, LIBOR được xác định vào ngày thanh toán của kỳ trước Vậy từ góc độ của XYZ, khoản thanh toán sẽ là: 10.000.000(LIBOR – 0,06)(số ngày/360) Vì vậy, nếu LIBOR vượt quá 6%, MSC sẽ nhận được 1 khoản thanh toán theo kết quả trên từ FSW. Nếu LIBOR thấp hơn 6% thì MSC phải thực hiện thanh toán cho FSW. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cả hai bên giao dịch đồng ý thanh toán thuần. Do đó, một bên thanh toán số tiền thuần cho bên kia. Hình 1 : Dòng tiền của hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất từ góc độ của MSC 10 triệu$ (L15/01)q 10 triệu$(L15/04)q 10 triệu$(L15/07)q 10 triệu$(L15/10)q 15/01 15/04 15/07 15/10 15/01 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q 10 triệu$(0,06)q q là thừa số thời gian , thể hiện số ngày giữa hai ngày thanh toán chia cho 360 hoặc 365 Giả sử LIBOR ngày 15 tháng 01 là 6,8%. Do đó, ngày 15 tháng 4, FSW sẽ chi trả: 7
- 10.000.000(0,068)(90/360) = $170.000 MSC sẽ trả: 10.000.000(0,06)(90/360) = $150.000 Bởi 2 bên cùng đồng ý thanh toán thuần nên chỉ có khoản chênh lệch $20.000 được chi trả bởi FSW cho MSC Bảng 1: Kết quả thanh toán thực tế trong hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất Vốn khái toán: $10.000.000 Lãi suất cố định: 6% Giả sử mỗi tháng có 30 ngày và một năm có 360 ngày Ngày LIBOR (%) Số ngày ABSwaps XYZ chi trả Thanh toán thuần cho XYZ 15/01 6,8% 15/04 6% 90 $170.000 $150.000 $20.000 15/07 5,24% 90 $150.000 $150.000 0 15/10 4,75% 90 $131.000 $150.000 -$19.000 15/01 90 $118.750 $150.000 -$31.250 2.3 Định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất: 2.3.1 Định giá trái phiếu lãi suất cố định và thả nổi Trong ví dụ trước chúng ta giả định lãi suất cố định là 6%. Nhớ lại rằng, một hoán đổi có lãi suất ban đầu bằng 0, xác định lãi suất cố định sao cho hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất cố định cũng bằng với hiện giá của dòng thanh toán theo lãi suất thả nổi vào thời điểm bắt đầu giao dịch. 8
- Để hiểu việc định giá hoán đổi lãi suất, đầu tiên chúng ta cần xem qua trái phiếu có lãi suất thả nổi. Trái phiếu có lãi suất thả nổi là trái phiếu có coupon thay đổi vào những ngày cụ thể theo lãi suất thị trường. Thông thường coupon được xác định vào thời điểm đầu của kỳ trả lãi, khi đó lãi được tính gộp theo lãi suất này và sẽ được thanh toán vào thời điểm cuối kỳ trả lãi. Sau đó coupon sẽ được tính lại cho kỳ kế tiếp.Coupon thường được xác định bằng một công thức gồm một lãi suất thị trường cụ thể, như lãi suất LIBOR cộng với chênh lệch rủi ro tín dung, tuy nhiên ta giả định khoản chênh lệch rủi ro tín dụng bằng 0. Giả sử cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là L0(t1), L0(t2),…,L0(tn) với L tượng trưng cho lãi suất LIBOR của thời hạn t1 ngày, t2 ngày,…cho đến tn ngày. Do đó, nếu chúng ta xem xét trong hai năm với thời hạn từng quý thì t1 sẽ bằng 90, t2 bằng 180 và t8 sẽ là 720. Gọi B0(t1) là giá chiết khấu của trái phiếu zero coupon 1 đôla với lãi suất L0(t1) và tương tự cho các giá chiết khấu trái phiếu khác, ta có: B0(t1) = B0(t2) = … B0(tn) = Các mức giá của trái phiếu zero coupon có thể được xem như là các hệ số hiện giá, vì vậy ta có thể sử dụng chúng để chiết khấu các khoản thanh toán trong tương lai. Xem xét một trái phiếu có lãi suất thả nổi kỳ hạn một năm với lãi suất được chi trả theo LIBOR từng quý, giả sử mỗi quý có 90 ngày, trái phiếu mệnh giá 1đôla. Ta có hình vẽ minh họa sau: L0(90)q L90(90)q L180(90)q 1+L270(90)q 9
- Ngày 0 ngày 90 ngày 180 ngày 270 ngày 360 Ghi chú: L0(90) là lãi suất LIBOR 90 ngày vào ngày 0, q tượng trưng cho (số ngày/360) Khoản thanh toán tại ngày đáo hạn,ngày 360, gồm vốn gốc cộng với tiền lãi theo L270(90)q. Vậy giá trị của khoản thanh toán ngày 180 được xác định bằng cách chiết khấu 1+L270(90)q với lãi suất chiết khấu tương ứng là L270(90). Đặt FLRB270 là giá trị của trái phiếu có lãi suất thả nổi vào ngày 270, ta có: FLRB270 = =1 Vậy giá trị của trái phiếu có lãi suất thả nổi vào ngày 270 bằng mệnh giá của nó là 1 đôla. Tương tự, từ ngày 180 đến ngày 270, người nắm giữ trái phiếu sẽ nhận được 1 khoản bao gồm: coupon theo L180(90)q và sẽ nắm giữ một trái phiếu trị giá FLRB270 = 1. Do đó, FLRB180 = =1 Tiếp tục quy trình trên cho thấy giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi tại bất cứ ngày thanh toán nào cũng như tại ngày bắt đầu đều bằng 1, bằng mệnh giá. Tình huống này luôn xảy ra nếu như coupon không chứa một khoản chênh lệch trên LIBOR. Kết quả của việc giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi bằng mệnh giá vào ngày thanh toán là một điểm hết sức quan trọng mà chúng ta sẽ dựa vào khi xác định giá và giá trị của các hoán đổi lãi suất. 10
- 2.3.2 Giá trị của một hoán đổi có lãi suất thả nổi và cố định Một hoán đổi lãi suất không được thanh toán vốn gốc, vì thế khoản thanh toán theo lãi suất cố định giống với trái phiếu lãi suất cố định, chỉ ngoại trừ việc trái phiếu có lãi suất cố định được thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn; tương tự với khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi. Tuy nhiên, giả sử chúng ta cộng và trừ vốn khái toán vào ngày kết thúc hoán đổi thì dòng tiền của trái phiếu sẽ giống với dòng tiền của hoán đổi, tức là khi cộng vốn khái toán vào dòng tiền thanh toán và cộng vốn khái toán vào dòng tiền nhận thanh toán thì dòng tiền thuần thanh toán của hoán đổi vẫn không đổi và giống với dòng tiền của trái phiếu. Vì thế sau đây ta sẽ xem xét các khoản thanh toán cố định như là dòng tiền của một trái phiếu lãi suất cố định và các khoản thanh toán thả nổi như là dòng tiền của một trái phiếu lãi suất thả nổi: Hình 2 mô tả dòng tiền của hoán đổi thời hạn một năm thanh toán hàng quý với giả định: Lãi suất cố định là R. Lãi suất thả nổi là LIBOR 90 ngày. Vốn khái toán là 1. Thanh toán vốn gốc vào ngày đáo hạn, khoản thanh toán vốn gốc 1 này sẽ bù trừ cho khoản nhận 1 vào ngày 360. Việc tính gộp số vốn gốc vào cả phía cố định và thả nổi là điều kiện bắt buộc vì nếu không làm như vậy thì dòng tiền cố định và thả nổi sẽ không giống với dòng tiền của trái phiếu lãi suất cố định - thả nổi. Do đó dòng tiền này giống hệt với dòng tiền của một hoán đổi vanilla thuần nhất. Chú ý rằng dòng tiền cố định, bao gồm vốn gốc giống hệt với dòng tiền của trái phiếu 11
- lãi suất cố định với coupon R và dòng tiền thả nổi giống hệt với dòng tiền của trái phiếu lãi suất thả nổi với coupon theo LIBOR. L0(90)q L90(90)q L180(90)q 1 + L270(90)q Ngày 0 Ngày 90 Ngày 180 Ngày 270 Ngày 360 Rq Rq Rq 1 + Rq L0(90) là LIBOR 90 ngày vào ngày 0. R là lãi suất cố định. q là thừa số (số ngày/360). Hình 2. Dòng tiền của trái phiếu Vanilla thuần nhất có thời hạn 1 năm thanh toán hàng quý được phân tích theo trái phiếu có lãi suất cố định và thả nổi. Điều này cho ta thấy một hoán đổi lãi suất chi trả cố định và nhận thanh toán thả nổi tương đương với việc phát hành một trái phiếu lãi suất cố định và dùng số tiền đó để mua một trái phiếu lãi suất thả nổi. Do đó, giá trị của một hoán đổi chi trả theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi sẽ bằng với giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi trừ cho giá trị của trái phiếu lãi suất cố định. Công thức định giá : * Một hoán đổi với n khoản thanh toán, thực hiện vào các ngày t1, t2, …, tn, có vốn khái toán bằng 1. Giá trị của trái phiếu lãi suất cố định: Là hiện giá của khoản thanh toán tiền lãi và vốn gốc của trái phiếu lãi suất cố định. 12
- VFXRB giá trị của trái phiếu lãi suất cố định B0(ti) là thừa số chiết khấu – là giá chiết khấu của trái phiếu zero coupon 1 đôla (vốn gốc 1 đôla) với lãi suất L0(ti) cho khoản thời gian từ 0 đến ngày ti. R là lãi suất cố định. q là thừa số (số ngày/360). Trong công thức trên, khoản thanh toán tiền lãi chính là tổng các tích giữa thừa số chiết khấu và coupon Rq, vốn gốc chính là B0(tn) là giá chiết khấu của trái phiếu cho khoản thời gian từ 0 đến ngày đáo hạn là tn với lãi suất L0(tn). Giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi: + Tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó. Theo tính toán ở trên, giá của trái phiếu có lãi suất thả nổi tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó đều bằng mệnh giá trái phiếu, theo giả định là bằng 1. VFLRB = 1 VFLRB giá trị của trái phiếu lãi suất thả nổi tại thời điểm 0 hoặc một ngày thanh toán nào đó. + Tại thời điểm t ở giữa thời điểm 0 và thời điểm t1. Với giả định khoản thanh toán thả nổi sắp tới L0(t1)q đã biết, đã được xác định tại thời điểm 0, trái phiếu có lãi suất thả nổi trị giá bằng 1 tại thời điểm t, thì giá trị khoản thanh toán thả nổi tại thời điểm t giữa 0 và 1 là: 1 + L0(t1)q VFLRB = 1+ Lt(t1)( t1 – t) / 360 13
- Mặc dù công thức được viết cho trường hợp thời điểm t nằm giữa 0 và 1 nhưng nó cũng dễ dàng áp dụng cho bất kỳ một ngày nào vì ta có thể xem ngày thanh toán kỳ trước là thời điểm 0 và ngày thanh toán kế tiếp là thời điểm 1, nghĩa là khoản thanh toán sắp đến là khoản thanh toán đầu tiên. Giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất, nhận thanh toán theo lãi suất thả nổi và chi trả theo lãi suất cố định là VS = VFLRB - VFXRB Ngược lại giá trị của hoán đổi vanilla thuần nhất nhận thanh toán theo lãi suất cố định và chi trả theo lãi suất thả nổi: VS = VFXRB - VFLRB * Trường hợp vốn khái toán khác 1, giá trị của hoán đổi sẽ bằng VS nhân với số vốn khái toán. Vậy giá trị của một hoán đổi lãi suất chi trả theo lãi suất cố định và nhận chi trả theo lãi suất thả nổi được tìm thấy bằng cách lấy giá trị của một trái phiếu có lãi suất thả nổi trừ cho giá trị của một trái phiếu có lãi suất cố định. Thay đổi dấu của giá trị này ta sẽ thu được giá trị của hoán đổi từ phía ngược lại. Tính lãi suất cố định: Công thức: Tại thời điểm bắt đầu của hoán đổi, lãi suất cố định được xác định sao cho giá trị của hoán đổi bằng 0. Tại trạng thái này, nghĩa vụ của mỗi bên giao dịch là như nhau. Do đó, hoán đổi có giá trị bằng 0 cho cả hai phía và cả hai không phải chi trả bất kì một khoản nào tại thời điểm bắt đầu. Vì vậy để xác định giá trị của R tại thời 14
- điểm bắt đầu, ta phải tính R sao cho hiện giá của dòng thanh toán cố định cộng với vốn khái toán giả định bằng 1, cũng là hiện giá của dòng thanh toán thả nổi cộng với vốn khái toán giả định. Do đó, R là lãi suất coupon của trái phiếu ngang giá. Cho VS = 0 và giải R: VS = VFLRB – VFXRB Các nhà giao dịch hoán đổi sử dụng công thức này để xác định lãi suất cố định nhưng họ lại thường niêm yết lãi suất cho khách theo một cách khác. Để kiếm lời, các nhà giao dịch hoán đổi phải chi trả một lãi suất cố định thấp hơn khi họ thực hiện một hoán đổi nhận thanh toán thả nổi và chi trả cố định và nhận một lãi suất cố định cao hơn khi họ thực hiện một hoán đổi chi trả thả nổi và nhận thanh toán cố định. Ví dụ: Công ty VDEC thực hiện một giao dịch hoán đổi lãi suất có vốn khái toán là 10 triệu $ với nội dung họ đồng ý thanh toán theo lãi suất cố định và nhận thanh toán theo lãi suất LIBOR. Hoán đổi cụ thể hóa việc thanh toán sẽ được thực hiện mỗi sáu tháng với lãi suất thả nổi được xác định bởi LIBOR vào đầu mỗi kỳ 6 tháng. Tất cả các thanh toán đều được dựa trên giả định 6 tháng có 180 ngày và 360 ngày một năm. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất LIBOR và giá của trái phiếu zero-coupon dựa trên các mức lãi suất được tính như sau: Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu 15
- 180 ngày L0(180) = 7.00% B0(180) = 1/(1+0.07(180/360)) = 0.9662 360 ngày L0(360) = 7.55 % B0(360) = 1/(1+0.0755(360/360)) = 0.9298 540 ngày L0(540) = 8.10% B0(540) = 1/(1+0.081(540/360)) = 0.8917 720 ngày L0(720) = 8.40% B0(720) = 1/(1+0.084(720/360)) = 0.8562 Với q = 180/360 thì 1/q = 360/180 và lãi suất cố định sẽ bằng: 1 - 0,8562 R = (360/180) 0,9662 + 0,9298 +0,8917 + 0,8562 = 0,0789 Do đó, lãi suất sẽ bằng 7,89%. Khoản thanh toán cố định của hoán đổi bằng: $10.000000(0.0789)(180/360) = $394.500 Trong ví dụ trên, để kiếm lời trong hoán đổi này, nhà giao dịch có thể niêm yết lãi suất 7,83% cho hoán đổi mà nhà giao dịch nhận thanh toán theo lãi suất cố định và 7,75% cho hoán đổi mà nhà giao dịch chi trả theo lãi suất cố định. Mặc khác, các nhà giao dịch cũng niêm yết lãi suất một cách chính xác. Ví dụ, để niêm yết lãi suất của một hoán đổi hai năm, các nhà giao dịch xác định lãi suất của một chứng khoán kỳ hạn hai năm của chính phủ, chẳng hạn như tín phiếu kho bạc Mỹ. Giả sử lãi suất này là 7,70%. Khi đó 7,83% được niêm yết là kết quả của 7,70% cộng 0.13% và 7,75% sẽ được niêm yết là kết quả của 7,70% cộng 0.05%. Quy trình này cho phép nhà giao dịch đưa ra một lãi suất niêm yết có thể duy trì trong một khoản thời gian. Nếu lãi suất có những biến động quá nhanh, lãi suất tín phiếu sẽ biến động theo và lãi suất niêm yết của hoán đổi sẽ vẫn giữ một khoản cách chênh lệch cố định với lãi suất tín phiếu. 2.3.3 Giá trị của hoán đổi trong suốt đời sống của nó : Hoán đổi có giá trị bằng 0 vào thời điểm bắt đầu. Tuy nhiên ngay khi lãi suất biến đổi hoặc theo thời gian, hoán đổi sẽ có giá trị khác 0. Nói cách khác, giá trị hoán đổi đối với một bên là con số dương còn giá trị của nó đối với bên kia là con số âm. 16
- Ví dụ: Khi hoán đổi của VDEC được thiết lập, khoản thanh toán thả nổi đầu tiên được xác định dưa trên lãi suất 180 ngày là 7%. Với 1$ vốn khái toán , khoản thanh toán là 0.07(180/360)=0.035. Để định giá hoán đổi sau 90 ngày, chúng ta cần có cấu trúc kỳ hạn mới của lãi suất như sau: Kỳ hạn Lãi suất Giá trái phiếu chiết khấu 90 ngày L90(180)=7,35% B90(180)=1/(1+0.0735(90/360)=0.9820 270 ngày L90(360)=7,8% B90(360)=1/(1+0.078(270/360))=0.9447 450 ngày L90(540)=8,35% B90(540)=1/(1+0.0835(450/360))=0.9055 630 ngày L90(720)=8,8% B90(720)=1/(1+0.088(630/360))=0.8666 Giá trị của khoản thanh toán cố định , bao gồm vốn khái toán giả định VFXRB =0,03945(0,9820+0,9447+0,9055+0,8666)=1,0125177 Giá trị của khoản thanh toán thả nổi, bao gồm vốn khái toán giả định VFLRB =(0,035+1)(0,9820)=1,01637 Giá trị hoán đổi trên 1$ vốn khái toán VS=1,01637-1,0125177=0,0038523 Giá trị hoán đổi là: 10.000.000*0,0038523= 38.523$ Phía đối tác , giá trị hoán đổi là -38.523$ 2.4 Hoán đổi basic 2.4.1 Định nghĩa Một hoán đổi basic được định nghĩa bằng cách cộng một khoản chênh lệch vào mức lãi suất thấp hoặc trừ đi một khoản chênh lệch từ mức lãi suất cao. Khoản chênh lệch này là sự khác biệt giữa lãi suất cố định của hoán đổi Vanilla thuần nhất. 17
- Khoản chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi so với lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ tương ứng được gọi là chênh lệch lãi suất hoán đổi (swap spread) và nó phản ánh mức độ rủi ro tín dụng chung của nền kinh tế toàn cầu. LIBOR là lãi suất đi vay phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng ở London . Lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ phản ánh lãi suất đi vay phi rủi ro của chính phủ Mỹ. Khi nền kinh tế yếu đi, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên và khoản chênh lệch giữa lãi suất LIBOR và lãi suất tín phiếu kho bạc sẽ lớn hơn. Dẫn đến khoản chênh lệch lãi suất hoán đổi rộng hơn. 2.4.2 Giá trị hoán đổi basic Giá trị hoán đổi basic tính bằng cách tìm sự chênh lệch của hai dòng thanh toán thả nổi, cần biết rằng cả hai khoản thanh toán thả nổi biết trước và giá trị của các khoản thanh toán thả nổi còn lại và giá trị danh nghĩa của vốn khái toán chính là mệnh giá cho những ngày thanh toán kế tiếp. Giá trị một hoán đổi rất quan trọng vì những lý do: Thứ nhất, nếu một công ty thực hiện một giao dịch hoán đổi thì họ biết rằng hoán đổi có giá trị bằng 0 vào thời điểm bắt đầu nếu bỏ qua chênh lệch lãi suất hoán đổi của nhà giao dịch. Khi thời gian đi qua lãi suất biến động thì giá trị hoán đổi sẽ thay đổi thành dương đối với một bên và giá trị âm đối với bên còn lại. Nếu hoán đổi có giá trị dương nó sẽ là tài sản còn nếu có giá trị âm nó sẽ là một khoản nợ. Thứ hai, giá trị hoán đổi là thước đo rủi ro tín dụng của một giao dịch. Thứ ba, biết giá trị hoán đổi để biết kết thúc vị thế hoán đổi. Hoán đổi basic là một hoán đổi mà cả hai bên đều thực hiện thanh toán thả nổi. Một loại hoán đổi basic thông thường một bên thanh toán theo lãi suất kho bạc Mỹ còn bên còn lại thanh toán theo lãi suất LIBOR. Do vậy, bên thanh toán theo lãi suất LIBOR luôn luôn phải chịu lãi suất cao hơn vì vậy được bù trừ bằng một khoản chênh lệch cố định. Để định giá hoán đổi này ta có: PV(KTT theo lãi suất LIBOR)=PV(KTT theo lãi suất T-bill+ khoản chênh lệch) Một hoán đổi: 18
- Thanh toán theo lãi suất T-bill Nhận thanh toán theo một lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của T-bill Cộng một hoán đổi: Thanh toán theo lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn của LIBOR Nhận thanh toán theo LIBOR Bằng Một hoán đổi thanh toán theo lãi suất T-bill cộng khoản chênh lệch và nhận thanh toán theo lãi suất LIBOR. Ví dụ: định giá một hoán đổi basic Xem xét một hoán đổi có kỳ hạn một năm với kỳ thanh toán là nửa năm 1 lần để trả lãi suất T-bill và nhận lãi suất LIBOR trừ đi một khoản chênh lệch với việc thanh toán dựa trên số ngày/360, giả định một tháng có 30 ngày. Vốn khái toán 50 triệu$. Cấu trúc kỳ hạn lãi suất như sau: LIBOR Kỳ hạn LIBOR Giá trái phiếu chiết khấu 180 ngày 7.01% B0(180)=1/(1+0.0701(180/360))=0.9661 360 ngày 7.21% B0(360)=1/(1+0.072(360/360))=0.9327 T-bill Kỳ hạn Lãi suất T-bill Giá trái phiếu chiết khấu 180 ngày 5.05% B0(180)= 1/(1+0.0505(180/360))=0.9754 360 ngày 5.95% B0(360)=1/(1+0.0595(360/360))=0.9438 Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn LIBOR: 1 - 0.9327 R= (360/180) 0.9661 + 0.9327 = 0.0709 19
- Lãi suất cố định từ cấu trúc kỳ hạn T-bill : 1 – 0.9438 R= (360/180) = 0.0586 0.9754 + 0.9438 Do đó, khoản chênh lệch là 0.0709-0.0586=0.0123. Do đó, trong hoán đổi này bên thanh toán theo lãi suất T-bill sẽ chi trả thêm 123 điểm cơ bản cho bên chi trả theo lãi suất LIBOR hoặc ngược lại. 2.5 Ứng dụng hoán đổi lãi suất 2.5.1 Hoán đổi lãi suất khoản vay nợ : LIBOR MSC FSW 6% LIBOR + 0.5% Người cho vay Giả sử vào ngày 15 tháng 12 MSC có một khoản vay lãi suất thả nổi thời hạn một năm theo lãi suất thả nổi LIBOR +50 bps. Việc thanh toán sẽ được thực hiện vào các ngày 15 tháng ba, sáu, chín và mười hai. Nếu MSC thích một khoản nợ lãi suất cố định hơn, họ có thể dễ dàng chuyển đổi khoản nợ lãi suất thả nổi sang khoản nợ lãi suất cố định bằng cách thiết lập một hoán đổi mà chúng ta đã mô tả. Nhớ rằng trong hoán đổi này MSC chi trả theo lãi suất cố định 0,6% và nhận thanh toán theo lãi suất LIBOR. Như vậy MSC sẽ phải thanh toán theo lãi suất 6,5% bao gồm 6% của hoán đổi lãi suất và 0,5% chênh lệch LIBOR từ hợp đồng vay nợ. Như vậy, tại sao MSC không thực hiện một khoản vay lãi suất cố định ngay từ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đề tài: Nêu mối quan hệ giữ các loại lãi suất
42 p | 423 | 163
-
Đề tài "Điều hành lãi suất Ngân hàng theo hướng giảm dần, kết quả và những vấn"
18 p | 264 | 113
-
Luận văn: Lãi suất ngân hàng thương maị là một trong những công cụ điều tiết có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
87 p | 277 | 108
-
Tiểu luận: Hoán đổi ngoại tệ
29 p | 288 | 64
-
Thuyết trình: Hoán đổi lãi suất
65 p | 232 | 49
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu về chính sách lãi suất và định hướng đổi mới và hoàn thiện lãi suất có ý nghĩa thực tiễn
46 p | 165 | 46
-
Luận văn: Nghiên cứu về loại sản phẩm hoán đổi để đẩy mạnh sử dụng hoán đổi trong phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá
65 p | 150 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
104 p | 94 | 31
-
Tiểu luận Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất
14 p | 134 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn bất cân xứng giữa lãi suất chính sách và lãi suất bán lẻ
85 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
116 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
104 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
79 p | 29 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong hệ thống ngân hàng nước ta
109 p | 40 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
121 p | 6 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu về cơ chế truyền dẫn lãi suất tại Việt Nam
164 p | 34 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
95 p | 19 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn