
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 5 - ThS. Võ Thị Ngọc Hà
lượt xem 1
download

Bài giảng "Hoạt động kinh doanh ngân hàng" Chương 5 - Dịch vụ tài chính, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Ý nghĩa của dịch vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng; Các sản phẩm dịch vụ tài chính; Các hoạt động kinh doanh khác;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 5 - ThS. Võ Thị Ngọc Hà
- Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Khoa Ngân Hàng Môn học: Bài giảng điện tử Giảng viên: ThS. Võ Thị Ngọc Hà havtn@buh.edu.vn (+84)906820917
- Chương 5 Nội dung chính 5.1 Ý nghĩa của dịch vụ tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 5.3 Các hoạt động kinh doanh khác 2
- 5.1 Ý nghĩa của dịch vụ tài chính trong HĐKDNH Đặc điểm Đây là hoạt động đem lại cho NH nguồn thu từ phí chứ không phải từ lãi như tín dụng hoặc đầu tư. Đây là hoạt động NH không cần dùng vốn, mà chỉ tận dụng cơ sở vật chất có sẵn và lợi thế về kinh nghiệm, kiến thức của NH. Đây là hoạt động ngoại bảng. Ý nghĩa Bổ sung lợi nhuận, phân tán rủi ro trong kinh doanh giúp ngân hàng không quá lệ thuộc vào các hoạt động tín dụng và đầu tư. Thực hiện chiến lược thu hút, mở rộng khách hàng bằng việc thoả mãn đa dạng nhu cầu của thị trường với các sản phẩm “trọn gói”. 3
- 5.1 Ý nghĩa của dịch vụ tài chính trong HĐKDNH 4
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính Các nghiệp vụ mà ngân hàng thương mại được phép thực hiện theo quy định của pháp luật: 1 Dịch vụ quản lý tiền tệ 2 Dịch vụ uỷ thác 3 Dịch vụ đại diện 4 Các cam kết ngoại bảng 5 Dịch vụ tư vấn 6 Dịch vụ bảo quản và ký gửi 7 Kinh doanh ngoại tệ 3 8 Dịch vụ phái sinh 5
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 1 Dịch vụ quản lý tiền tệ Dịch vụ ngân quỹ Là các dịch vụ liên quan đến tiền mặt. Khách hàng không cần có tài khoản tại NH và sẽ trả phí cho NH khi sử dụng dịch vụ. Thu hộ, chi hộ Dịch vụ mua bán hộ ngoại tệ Chuyển tiền trong và ngoài nước Đổi tiền, kiểm đếm tiền Dịch vụ quản lý tiền tệ trên tài khoản Là các dịch vụ quản lý tiền và thanh toán giữa các TK của KH, giúp KH kiểm soát vốn, đảm bảo nguồn tiền luôn hoạt động sinh lời và bảo đảm tính thanh khoản cao. Phù hợp với KH có lượng tiền gửi lớn và NH có mạng lưới rộng 6 khắp trong và ngoài nước.
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 2 Dịch vụ uỷ thác Uỷ thác là một dạng dịch vụ tài chính thực hiện thông qua sự chuyển giao các quyền về tài sản từ người sở hữu sang cho người thụ thác trong một thời gian nhất định. Bao gồm các bên: Người lập uỷ thác Bên cung cáp dịch vụ uỷ thác Người thụ hưởng Chức năng của uỷ thác: Nắm giữ và quản lý tài sản: NH trở thành người chiềm hữu tài sản, bảo vệ và ra các quyết định về quản lý, lập kế hoạch và chuyển nhượng tài sản đó theo đúng thoả thuận trong hợp đồng Điều hành tài sản vì quyền lợi của người thụ hưởng: NH thực hiện quyền sử dụng tài sản qua các hành vi kinh tế trên nguyên tắc cẩn trọng và bảo mật thông tin. 7
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 2 Dịch vụ uỷ thác Ngân hàng có thể nhận uỷ thác trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng và quản lý tài sản.và các hợp đồng uỷ thác không được huỷ ngang. Dịch vụ uỷ thác gồm nhiều công việc phức tạp tuỳ vào đối tượng khách hàng: Dịch vụ nhận uỷ thác từ khách hàng cá nhân Gồm Thanh lý tài sản theo chúc thư: Thu gom – Đánh giá – Bảo vệ - Chi trả chi phí - Phân chia di sản còn lại của người quá cố theo di chúc hoặc theo quy định pháp luật. Điều hành các uỷ thác cá nhân theo hợp đồng: Nắm giữ tài sản, đầu tư sinh lời, sử dụng, phân chia lợi tức,... Người thụ hưởng có thể là chính khách hàng hoặc người thứ 3. Dịch vụ giám hộ tài sản: NH thay mặt người thừa kế chưa đủ khả năng quản lý để bảo quản tài sản, đầu tư và thực 8 hiện một số giao dịch có liên quan đến tài sản.
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 2 Dịch vụ uỷ thác Uỷ thác có tính pháp lý cao, được chi phối chặt chẽ bởi các quy định của luật pháp. Tại Việt Nam, các cá nhân không được uỷ thác vốn cho Ngân hàng. Dịch vụ nhận uỷ thác từ doanh nghiệp Các pháp nhân như doanh nghiệp trường học, các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội...thường không có thời gian hoặc không có kinh nghiệm để quản lý tài sản hay thực hiện các công việc chuyên môn phức tạp. Nội dung uỷ thác theo mục đích khác nhau như phân chia lợi nhuận, tiền thưởng, tiền lãi cổ đông, chia trợ cấp, đầu tư quỹ phúc lợi của công dân đấu giá cổ phần, mua bán chứng khoán, uỷ thác đầu tư... Hoặc uỷ thác thực hiện một số công tác từ thiện phát học bổng, trợ cấp xã hội... 9
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 Dịch vụ đại diện Dịch vụ đại diện là việc khách hàng (người uỷ nhiệm) cho phép Ngân hàng (người đại diện) thay mặt mình thực hiện một số công việc, xác lập một số giao dịch dân sự trong phạm quy thẩm quyền thông qua một thoả thuận hoặc thư chỉ định. Trong dịch vụ đại diện, khách hàng vẫn giữ nguyên quyền trên tài sản liên quan và có thể chấp dứt hợp đồng đại diện bằng thủ tục đơn giản. Nội dung đại diện tập trung vào 3 dạng chính: Đại diện ký kết hợp động Đại diện quản lý tài sản Đại diện tố tụng 10
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 4 Các cam kết ngoại bảng Cam kết ngoại bảng là những cam kết thanh toán có điều kiện cho bên thứ 3 qua đó tạo thuận lợi cho khách hàng. Đặc điểm: Là hoạt động không sử dụng đến vốn nên chỉ theo dõi ngoại bảng Là hoạt động tạo lợi nhuận thông qua việc thu phí Tất cả các cam kết đều tiềm ẩn rủi ro tương tự như cho vay vì vậy phải thực hiện trong giới hạn cho phép của luật định. Các hình thức cam kết ngoại bảng: Bảo lãnh ngân hàng Thư tín dụng Chấp nhận hối phiếu Các hình thức chỉ khác nhau ở điều kiện thanh toán là biến cố vi phạm nghĩa vụ của người được bảo lãnh hay là việc hoàn 11 thành nghĩa vụ của của người thụ hưởng.
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 5 Dịch vụ tư vấn Tư vấn là việc cung cấp những thông tin, lời khuyên tốt nhất, những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu, thông qua đó giúp khách hàng có những quyết định chính xác, hiệu quả và giảm thiểu được rủi ro trong các hoạt động của họ. Lợi thế: tận dụng mạng lưới rộng khắp, mối quan hệ với nhiều khách hàng hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhiều nguồn thông tin lưu trữ và cập nhật thường xuyên. Điều kiện: kỹ thuật của dịch vụ tư vấn không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ tư vấn uy tín, có kiến thức rộng, am hiểu chuyên môn; và kết hợp với hệ thông công nghệ thông tin hiểu quả. 12
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 5 Dịch vụ tư vấn Các dạng tư vấn: Cung cấp thông tin ở dạng thô chưa qua xử lý: để KH tự phân tích, đưa ra các dự báo cần thiết cho HĐKD của họ. VD: Giá cả, lãi suất, thông tin đối tác, thông tin về thị trường,.. Cung cấp thông tin đã qua xử lý: gồm thông tin thô kèm theo lời khuyên cho KH. Các lĩnh lực tư vấn thường là tài chính và quản trị kinh doanh. KH thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các nội dung tư vấn Tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn mua bán, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp Tư vấn đầu tư Tư vấn đi kèm với bảo lãnh phát hành chứng khoán 13
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 6 Dịch vụ bảo quản và ký gửi Dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu về sự an toàn và sự bí mật về tài sản và đã tồn tại từ khá lâu, gồm: Bảo quản vật có giá Ngân hàng sẽ giữ những vật có giá trị (vật chất và tinh thần) theo yêu cầu của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả nguyên vẹn. Các tài sản trong dịch vụ này không sinh lời trong suốt thời gian ký gửi và sử dụng phương thức bảo quản mở. Cho thuê két sắt/ tủ sắt Ngân hàng sẽ cho khách hàng thuê két sắt/ tủ sắt để lưu trữ vật bên trong mà không cần biết đó là vật gì. NH và KH sẽ giữ chìa khoá của két và chỉ mở khi có sự yêu cầu/ sự chứng kiến của KH. 14
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 7 Kinh doanh ngoại tệ Dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu về ngoại tệ trên thị trường Dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngân hàng mua bán ngoại tệ cho KH có nhu cầu sử dụng ngoại tệ Ngân hàng cung cấp các giao dịch ngoại tệ phái sinh cho KH có nhu cầu đối phó với rủi ro tỷ giá. Nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của bản thân ngân hàng. Ngân hàng sẽ mua bán ngoại tệ nhằm phòng chống rủi ro tỷ giá và tạo cơ hội thu lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua chênh lệch tỷ giá. Có 2 phương thức điển hình: (i) Hoạt động đầu cơ tỷ giá: mua một loại tiền hôm nay và bán nó vào một thời điểm ở tương lai. NH phải bỏ vốn và chịu rủi ro tỷ giá. (ii) Kinh doanh chênh lệch tỷ giá: mua một đồng tiền ở nơi giá 15 thấp và bán ở nơi giá cao tại cùng một thời điểm.
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 8 Dịch vụ phái sinh Công cụ phái sinh là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế, theo đó rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng cơ sở sẽ được phân tán và giảm thiểu. Ý nghĩa của dịch vụ phái sinh đối với chủ thể: • Sử dụng: Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro đồng thời có cơ hội đầu cơ tạo lợi nhuận. • Cung ứng: tăng thu nhập từ phí mô giới và tạo điều kiện mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động khác của NH. Giá được xách định theo sự biến động dự kiến về giá trị của tài sản chính ( tỷ giá, ngoại hối, tiền tệ, chứng khoán...) Các loại dịch vụ phái sinh phổ biến gồm: Hợp đồng giao dịch kỳ hạn (forward), tương lai (Futures), hoán đổi (swaps) và quyền chọn (options) 16
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 8 Dịch vụ phái sinh Hợp đồng giao dịch kỳ hạn (forward) Một thoả thuận chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm ở tương lai với một mức giá ấn định tại thời điểm giao dịch. Các loại hàng hoá: các loại đồng tiền, chứng khoán, giấy tờ có giá. Giá cả: 2 bên tự thoả thuận theo ước tính mang tính cá nhân Khách hàng sử dụng HĐGD kỳ hạn trong các hoạt động cơ sở: Hoạt động xuất nhập khẩu Hoạt động đầu tư tài chính bằng ngoại tệ Hoạt động vay vốn bằng ngoại tệ Sau đó, Ngân hàng cũng sẽ tham gia vào thị trường ngoại hối để loại trừ rủi ro và cân bằng trạng thái ngoại hối của chính Ngân hàng. 17
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 8 Dịch vụ phái sinh Hợp đồng giao dịch kỳ hạn (forward) VD Trạng thái ngoại hối của khách hàng(Ngân hàng): Hiện tại Dự báo ΔTgi>0 Dự báo ΔTgi0 Trường thế Lời - Lỗ hạn Mua kỳ VTri Nếu tỷ giá thực tế không như dự báo, KH vẫn phải thực hiện hợp đồng kỳ hạn và bị thiệt hại 18
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 8 Dịch vụ phái sinh Hợp đồng tương lai (Futures) Khái niệm giống với HĐ kỳ hạn, tuy nhiên có vài điểm khác biệt: Kỳ hạn Tương lai HĐ kỳ hạn được thực hiện riêng HĐ tương lai mua bán trên sàn giao lẻ giữa 2 bên. dịch - thị trường tập trung Các chi tiết hợp đồng do 2 bên HĐ chuẩn hoá các chi tiết về loại tài thoả thuận cụ thể sản, số lượng giao dịch,kỳ hạn, hình thức thanh toán... HĐ kỳ hạn được ký kết trực tiếp 2 Giao dịch thông qua mô giới – sở giao bên nên vẫn tồn tại rủi ro tín dịch, và công ty thanh toán bù trừ sẽ dụng. đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Các khoản lời – lỗ được xác định Kết quả lời lỗ được tính và hạch toán và thanh toán lúc đáo hạn hàng ngày. Không được huỷ hợp đồng Có thể tháo gỡ cam kết HĐ bằng cách thực hiện một HĐ khác đối ứng. 19 Các loại HĐ tương lai như chỉ số chứng khoán, lãi suất, ngoại hối.
- 5.2 Các sản phẩm dịch vụ tài chính 3 8 Dịch vụ phái sinh Hợp đồng quyền chọn (Options) Là công cụ cho phép người nắm giữ HĐ được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (Nếu là quyền chọn bán) một lượng hàng hoá với mức giá xác định và trong một thời gian nhất định. Các loại hàng hoá cơ sở: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền và HĐ kỳ hạn. Đặc điểm: Giao dịch trên thị trường không chính thức OTC Giống với kỳ hạn nhưng người mua quyền không bắt buộc thực hiện giao dịch. Bên Bán quyền là người cam kết thực hiện quyền của mình và sẽ được nhận trước một khoản phí nhất định. 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả họat động kinh doanh
44 p |
159 |
17
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán chênh lệch tỷ giá và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
59 p |
183 |
17
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 5: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
33 p |
24 |
7
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh
18 p |
67 |
5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 2: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
24 p |
51 |
5
-
Bài giảng Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
42 p |
48 |
4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 4 - Chương 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
12 p |
34 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 2: Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh
12 p |
19 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 1: Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
44 p |
18 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 2: Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh
12 p |
23 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 1: Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
44 p |
39 |
3
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại – Bài 1: Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
20 p |
47 |
3
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 1 - Lê Hoài Ân
86 p |
11 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 2 - Lê Hoài Ân
39 p |
7 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 3 - Lê Hoài Ân
35 p |
7 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 4 - Lê Hoài Ân
23 p |
9 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 5 - Lê Hoài Ân
54 p |
5 |
2
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 3: Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại
46 p |
9 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
