Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh" để phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh; nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh; phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh BÀI 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Chương 3, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Lưu Thị Hương và PGS.TS. Vũ Duy Hào, NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 2. Tài liệu về tài chính doanh nghiệp khác. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh. Nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: Trình bày được và phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được tác động của những yếu tố môi trường đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Trình bày và hiểu được các nguyên tắc kế toán. Trình bày và phân tích được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu. Trình bày, hiểu và đo lường được doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. 38 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Tình huống dẫn nhập Thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty may Hoàng Hà: Công ty may Hoàng Hà là công ty may đứng vị trí hàng đầu trong số các công ty cùng ngành tại Việt Nam, với mạng lưới khắp các tỉnh thành cả nước, và doanh số các mặt hàng chính chiếm 40% tổng doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất trong nước. Trong thời gian qua, công ty may Hoàng Hà đang là công ty được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, công ty bắt đầu mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Kết quả là cả lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh của của công ty đều tăng. Tuy nhiên, Giám đốc Hoàng Hà vẫn cho rằng sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ông không mang lại lợi ích cho chủ sở hữu. Tại sao khi lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động kinh doanh đều tăng nhưng lại không mang lại lợi ích lớn hơn cho những người chủ sở hữu của công ty? TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 39
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh 3.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh Trước khi đi vào phân tích cụ thể các vấn đề về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhà phân tích cần hiểu rõ bối cảnh môi trường kinh doanh trong đó doanh nghiệp hoạt động cùng chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn để thành công trong kinh doanh. Phần này tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản liên quan tới việc đánh giá ngành kinh doanh và những chiến lược chủ yếu mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt động của mình. Những vấn đề này sẽ quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh đó. 3.1.1. Phân tích ngành kinh doanh Để phân tích tiềm năng sinh lời của một doanh nghiệp, nhà phân tích trước hết cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia cạnh tranh bởi vì khả năng sinh lợi của các ngành khác nhau một cách có hệ thống và dự đoán được. Ví dụ, ở Mỹ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng giá trị sổ sách của tài sản của tất cả các công ty Mỹ trong thời kỳ 1981–1997 là 8,8%. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận bình quân, của các ngành kinh doanh rất khác nhau: với ngành bánh kẹo, tỷ suất lợi nhuận của ngành lớn hơn khoảng 43 điểm phần trăm so với tỷ suất trung bình của toàn bộ nền kinh tế; trong khi đó ngành công nghiệp khai thác mỏ bạc, tỷ suất lợi nhuận lại thấp hơn khoảng 23 điểm phần trăm so với trung bình tổng thể. Điều gì đã gây ra sự khác biệt về khả năng sinh lợi này. Đã có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc ngành lên khả năng sinh lời. Dựa vào những nghiên cứu này, lý thuyết về chiến lược gợi ý rằng khả năng sinh lời trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh hưởng bởi “5 lực lượng” như được trình bày trong hình này thì mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra được siêu lợi nhuận của các hãng trong một ngành. Ngành kinh doanh có duy trì được tiềm năng sinh lợi hay không phụ thuộc vào sức mạnh trong đàm phán của các doanh nghiệp trong ngành với khách hàng và nhà cung cấp của mình. Tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn về từng nhân tố định hướng lợi nhuận này. Mức độ cạnh tranh thực tế và tiềm năng Ở mức độ cơ bản nhất, lợi nhuận của một ngành là hàm số của mức giá tối đa mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm hay dịch vụ của ngành đó. Một trong những nhân tố chủ chốt quyết định mức giá chính là mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương. Ở một thái cực, nếu như thị trường là cạnh tranh hoàn hảo thì lý thuyết kinh tế học vi mô dự đoán rằng giá cả sẽ chỉ vừa bằng chi phí cận biên và có rất ít khả năng doanh nghiệp sẽ tìm được siêu lợi nhuận. Ở thái cực còn lại, nếu thị trường là độc quyền thì doanh nghiệp độc quyền sẽ có khả năng thu được lợi nhuận độc quyền. Trong thực tế mức độ cạnh tranh ở hầu hết các ngành đều nằm đâu đó giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Trong một ngành kinh doanh, thường có ba nguồn cạnh tranh tiềm năng: (1) sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại, (2) sự đe doạ từ các doanh nghiệp mới gia nhập, (3) sự đe doạ của các sản phẩm hay dịch vụ thay thế. 40 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Lực cạnh tranh số 1: Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại. Trong hầu hết các ngành kinh doanh, mức sinh lợi bình quân bị ảnh hưởng chủ yếu bởi bản chất của mối quan hệ cạnh tranh giữa các hãng trong ngành kinh doanh đó. Trong một số ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt với nhau, đẩy giá xuống gần với (đôi khi là thấp hơn) chi phí cận biên. Trong một số ngành khác, các doanh nghiệp không cạnh tranh mạnh mẽ trên giá mà thay vào đó, họ tìm cách hợp tác với nhau trong việc định giá hay cạnh tranh trên những khía cạnh không phải giá như sự đổi mới hay hình tượng, sản phẩm. Một số nhân tố xác định mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành kinh doanh bao gồm: Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh: Nếu một ngành có tốc độ tăng trưởng rất nhanh thì các hãng sẽ không cần phải tranh giành thị phần của nhau để tăng trưởng. Ngược lại, trong những ngành kinh doanh chậm trưởng, cách duy nhất để các doanh nghiệp hiện tại có thể tăng trưởng là giành được thị phần của các đối thủ khác. Trong tình huống này, chúng ta có thể dự báo một cuộc chiến về giá giữa các hãng trong ngành kinh doanh. Ví dụ, ngành kinh doanh sữa ở Việt Nam trong những năm vừa qua đều có tốc độ tăng trưởng. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG Cạnh tranh của các doanh Đe dọa từ các đối thủ mới Đe dọa của các sản nghiệp hiện có Tính kinh tế nhờ quy mô. phẩm thay thế Tăng trưởng ngành. Lợi thế của người đi trước. Mức giá vì chức năng Mức độ tập trung. tương đối của sản Khả năng tiếp cận hệ thống phẩm. Sự khác biệt. phân phối. Sự sẵn sàng thay đổi Các phí chuyển đổi. Các mối quan hệ. của người mua. Tính kinh tế, khả năng học Các rào cản pháp lý. hỏi nhờ quy mô. Chi phí cố định – biến đổi. Năng lực dư thừa. Các rào cản rời bỏ ngành. KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÀNH SỨC MẠNH ĐÀM PHÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA Sức mạnh đàm phán của người mua Sức mạng đàm phán của nhà cung cấp Chi phí chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi. Sự khác biệt. Sự khác biệt. Tầm quan trọng của sản phẩm so với giá Tầm quan trọng của sản phẩm so với giá và chất lượng. và chất lượng. Số lượng người mua. Số lượng người cung cấp. Số lượng mua của mỗi khách. Số lượng mua của mỗi nhà cung cấp. Hình 3.1. Cấu trúc ngành kinh doanh và khả năng sinh lời TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 41
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Việc hiểu biết về mức tăng trưởng của ngành kinh doanh, kết hợp với thông tin về nguồn lực và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp có thể giúp nhà phân tích dự đoán được khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh: Số lượng doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh và quy mô tương đối của họ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó. Mức độ tập trung sẽ ảnh hưởng đến mức độ mà các hãng trong ngành có thể hợp tác trong việc định giá và các chiến lược cạnh tranh khác. Ví dụ, nếu có một hãng chi phối trong ngành kinh doanh (như trường hợp của công ty IBM trong ngành máy tính những năm 1970), thì hãng đó có thể quy định và áp đặt quy tắc cạnh tranh. Tương tự, nếu chỉ có hai hay ba đối thủ cạnh tranh với sức mạnh tương đương nhau (như Coke và Pepsi trong ngành nước ngọt của Mỹ), thì họ có thể ngầm cấu kết với nhau để tránh một cuộc chiến giá hủy diệt. Nếu một ngành kinh doanh bị phân mảnh cuộc cạnh tranh về giá sẽ có thể rất gay gắt. Chẳng hạn, thị trường viễn thông ở Việt Nam trước đây chỉ tập trung trong tay hai mạng di dộng là Vinaphone và Mobiphone. Hai hãng này đã thao túng giá khiến dịch vụ điện thoại di động có giá rất cao so với đa số người tiêu dùng. Hiện nay, với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ, ngành viễn thông đã trở nên khá cạnh tranh và giá đã bị giảm đi đáng kể. Điều này hàm ý là tỷ suất lợi nhuận doanh thu của các công ty trong ngành sẽ bị giảm đi nhiều so với trước đây. Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi: Mức độ mà các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh có thể tránh được các cuộc đối đầu trực tiếp phụ thuộc vào mức độ họ có thể làm khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của mình. Nếu sản phẩm trong một ngành nào đó có tính chất rất giống nhau thì khách hàng sẽ sẵn sàng chuyển từ người bán này sang người bán khác thuần tuý dựa trên cơ sở mức giá. Chi phí cho việc chuyển đổi cũng quyết định khuynh hướng di chuyển từ sản phẩm này sang sản phẩm khác của người tiêu dùng. 3.1.2. Phân tích chiến lược kinh doanh 3.1.2.1. Phân tích chiến lược cạnh tranh Khả năng sinh lời của một doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc ngành của nó mà còn chịu ảnh hưởng của những lựa chọn chiến lược mà nó thực hiện để định vị bản thân trong ngành đó. Dù có nhiều cách mô tả chiến lược kinh doanh của một công ty nhưng nhìn chung thì có hai kiểu chiến lượt cạnh tranh chủ yếu: (1) chiến lược dẫn đầu về chi phí, và (2) chiến lược khác biệt hóa. Cả hai chiến lược này đều có thể giúp doanh nghiệp xây dựng được một tập thể cạnh tranh bền vững. Các nhà nghiên cứu về chiến lược thường coi đây là hai chiến lược mang tính loại trừ nhau. Những doanh nghiệp đứng trên cả hai chiến lược này thì bị xem là bị “mắc kẹt ở giữa” vả lợi nhuận kỳ vọng sẽ thấp.Những công ty đó sẽ gặp rủi ro là không thể thu hút được các khách hàng khôn ngoan do chi phí của công ty quá cao; nhưng lại cũng khó thu hút các khách hàng cấp trung do sản phẩm không đủ sự khác biệt. 42 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Là chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của các đối thủ cạnh tranh nhưng với mức chi phí thấp hơn. Đây thường là cách rõ ràng nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh. Trong một số ngành, dẫn đầu về chi phí có thể là cách duy nhất để đạt được kết quả kinh doanh vượt trội. Có nhiều cách để đạt được vị thế dẫn đầu về chi phí, bao gồm việc vươn tới tính kinh tế nhờ quy mô hay nhờ phạm vi hoạt động, tính kinh tế nhờ học hỏi sản xuất hiệu quả, thiết kế sản phẩm đơn giản, dùng đầu vào giá rẻ, hay có một cách thức tổ chức hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có thể đạt dược vị trí dẫn đầu về chi phí thì nó có thể thu được lợi nhuận trên mức trung bình đơn giản chỉ bằng cách đặt mức giá bán bằng với của các đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, một người dẫn dầu về chi phí có thể buộc các đối thủ cạnh tranh giảm giá và chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn, hoặc thậm chí phải rời khỏi ngành kinh doanh. Ví dụ, sự xuất hiện của hàng Trung Quốc giá rẻ đã khiến rất nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam gặp khó khăn, thậm chí phá sản. Mặc dù, chất lượng hàng Trung Quốc rất kém nhưng nó đánh trúng tâm lý hiện tại của người Việt Nam là ham của rẻ. Các nhà sản xuất Trung Quốc đã đạt được mức giá này bằng cách hy sinh chất lượng sản phẩm, cắt giảm tối đa vật liệu đầu vào, dùng vật liệu rẻ tiền và sử dụng nhân công giá rẻ. Các doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí chỉ chú trọng tới việc kiểm soát chặt chẽ chi phí. Họ đầu tư vào các nhà máy với quy mô hiệu quả, dùng các bản thiết kế sản phẩm giúp giảm bớt chi phí sản xuất, giảm chi phí quản lý, ít đầu tư vào những chương trình nghiên cứu và triển khai rủi ro. Cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát của họ chỉ tập trung vào kiểm soát chi phí. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Là chiến lược cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh quan trọng được người tiêu dùng đánh giá cao. Để thành công với chiến lược này, doanh nghiệp cần làm được ba việc. Thứ nhất, nó phải xác định được một hoặc một số tính chất của sản phẩm mà người tiêu dùng coi trọng. Thứ hai, doanh nghiệp phải định vị được bản thân trong việc đáp ứng những nhu cầu đó của người tiêu dùng theo một cách thức độc đáo. Cuối cùng, công ty phải đạt được sự khác biệt hóa đó với chi phí thấp hơn mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ được khác biệt hóa. Các yếu tố làm nên sự khác biệt có thể là các giá trị vượt trội trong chất lượng sản phẩm, sự đa dạng trong mẫu mã, gói dịch vụ đi kèm hoặc chỉ là thời gian giao hàng nhanh chóng. Sự khác biệt hóa cũng có thể đạt được bằng cách đầu tư vào những dấu hiệu của giá trị như nhãn hiện, hình thức sản phẩm, hoặc danh tiếng. Chiến lược khác biệt hóa thường đòi hỏi phải có sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, các kỹ năng sản xuất, và khả năng làm Marketing. Cơ cấu tổ chức và hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp dùng chiến lược khác biệt hóa phải khuyến khích được sức sáng tạo và đổi mới. Mặc dù các công ty thành công sẽ lựa chọn một trong hai loại chiến lược trên, họ cũng không thể lờ đi các khía cạnh khác mà họ không định cạnh tranh. Các công ty nhắm đến sự khác biệt hóa vẫn cần chú ý tới chi phí sản xuất sao cho sản phẩm của họ có mức TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 43
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh giá vừa phải. Tương tự, các doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí sẽ không thể cạnh tranh nếu các khía cạnh quan trọng khác mà đối thủ cạnh tranh của họ định khác biệt hóa, như chất lượng hoặc dịch vụ đi kèm, không đạt được một mức độ tối thiểu nào đó… Để đánh giá xem liệu một doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh dự định hay không, nhà phân tích cần trả lời các câu hỏi sau: 1. Đâu là những nhân tố thành công và rủi ro chủ yếu gắn liền với sự lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp? 2. Liệu hiện nay doanh nghiệp có đủ các nguồn lực cần thiết và khả năng để giải quyết các yếu tố thành công hay rủi ro đó hay không? 3. Doanh nghiệp có thực hiện các cam kết không thể đảo ngược nhằm lấp đầy khoảng cách giữa khả năng hiện tại và những yêu cầu cần để đạt được lợi thế cạnh tranh không? 4. Doanh nghiệp có tổ chức hoạt động của mình (chẳng hạn như hoạt động R&D, thiết kế sản phẩm, sản xuất, tiếp thị, và phân phối, cũng như các hoạt động hỗ trợ) theo cách thức phù hợp với chiến lược cạnh tranh của nó hay không? 5. Lợi thế cạnh tranh của công ty có bền vững không? Có thứ rào cản nào khiến cho việc mô phỏng chiến lược của công ty trở nên khó khăn không? 6. Liệu có những thay đổi tiềm năng nào trong ngành (như các công nghệ mới, cạnh tranh từ nước ngoài, thay đổi trong quy định luật pháp, hoặc trong các yêu cầu của khách hàng) khiến cho lợi thế cạnh tranh của công ty biến mất không? Công ty liệu có đủ linh hoạt để xử lý những thay đổi đó không? 3.1.2.2. Phân tích chiến lược công ty Ở phần trên chúng ta mới chỉ tập trung vào các chiến lược ở cấp độ từng mảng hoạt động kinh doanh trong công ty. Mặc dù một số công ty chỉ tập trung vào một mảng hoạt động kinh doanh, nhưng nhiều công ty khác lại có hoạt động kinh doanh đa dạng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, ở Việt Nam hiện nay, nhiều công ty, bên cạnh mảng hoạt động kinh doanh chính của mình thường tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản hoặc xuất nhập khẩu. Mô hình kinh doanh đa lĩnh vực đang tiếp tục là mô hình phổ biến trên thế giới hiện nay. Khi phân tích một công ty hoạt động kinh doanh đa ngành, nhà phân tích phải đánh giá không chỉ bản thân các ngành kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong các ngành đó một cách riêng lẻ, mà còn phải đánh giá cả những hệ quả kinh tế tốt hoặc xấu của việc công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc. Ví dụ, hãng General Electric của Mỹ đã rất thành công trong việc tạo lập ra các giá trị quan trọng khi quản lý đồng thời nhiều lĩnh vực kinh doanh rất khác biệt nhau, từ động cơ máy bay cho tới bóng đèn điện. Ngược lại, ở nửa đầu những năm 2000, cổ đông của nhiều tập đoàn ở Đức, chẳng hạn tập đoàn MAN và Siemens, đã phải tạo áp lực để các công ty này thanh lọc bớt các nhánh, kinh doanh phụ nhằm cải thiện khả năng sinh lời. 44 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu chiến lược đã xác định được một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng của công ty trong việc tạo lập giá trị thông qua phạm vi kinh doanh rộng của công ty. Lý thuyết kinh tế gợi ý rằng phạm vi hoạt động tối ưu của một hãng phụ thuộc vào chi phí giao dịch tương đối. 3.2. Nguyên tắc kế toán ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 3.2.1. Kế toán trên cơ sở tiền mặt Cash basis là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Thực thu – Thực chi tiền. Phương pháp kế toán dựa trên dòng tiền là phương pháp đơn giản nhất. Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực nhận tiền và thực chi tiền. Ngược lại với kế toán theo cơ sở dồn tích, kế toán theo cơ sở tiền chỉ cho phép ghi nhận các giao dịch khi các giao dịch này phát sinh bằng tiền. Nếu lợi nhuận được xác định theo cơ sở tiền, lợi nhuận và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong một kỳ sẽ bằng nhau. Kế toán theo cơ sở tiền có một ưu điểm nổi bật là tính khách quan cao khi trình bày thông tin trong Báo cáo tài chính. Tiền thu vào và chi ra là những hoạt động “hữu hình”, số tiền và ngày thu, chi tiền được xác định chính xác, cụ thể không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người lập. 3.2.2. Kế toán trên cơ sở dồn tích Theo chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, nguyên tắc cơ sở dồn tích được định nghĩa như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Lý giải ý đầu tiên trong khái niệm nguyên tắc cơ sở dồn tích: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền…”. Điểm đầu tiên cần xác định đó là ghi sổ kế toán tại thời điểm phát sinh, điểm này quy định cho thời điểm ghi nhận Tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí, có nghĩa là trên sổ sách kế toán tất cả các tài khoản từ loại 1 đến loại 8 đều được xác định thời gian ghi nhận theo nguyên tắc cơ sở dồn tích. Điểm lưu ý tiếp theo trong nguyên tắc này chính là sự khác biệt giữa nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc cơ sở tiền, chuẩn mực nhấn mạnh việc ghi nhận các khoản mục trên không căn cứ vào thời điểm thu hoặc thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền, trong khi đó nguyên tắc cơ sở tiền lại ghi nhận dựa trên giá trị thực thu – thực chi, chính vì vậy sự khác biệt xảy ra ở những tài sản, nguồn vốn phát sinh nhưng chưa thu tiền đó là các khoản vốn chiếm dụng của đối tượng khác hay bị các đối tượng khác chiếm dụng do vậy nếu phản ánh các đối tượng kế toán không theo nguyên tắc cơ sở dồn tích sẽ không phản ánh hết được tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp phát sinh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 45
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Kế toán hiện nay không còn sử dụng nguyên tắc cơ sở tiền trong việc ghi nhận tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí mà chỉ sử dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích bởi tính tích cực của nguyên tắc này. Ví dụ 1: Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng với tổng giá thanh toán là 300.000.000 đồng, khách hàng chuyển khoản trả cho doanh nghiệp 100.000.000 đồng, số còn lại nợ. Theo nguyên tắc cơ sở tiền thì nghiệp vụ chỉ ghi nhận khi nhận được 100.000.000 đồng và doanh thu thực hiện là 100.000.000 đồng, tuy nhiên theo nguyên tắc cơ sở dồn tích doanh thu ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh là khi khách hàng chấp nhận mua, ngoài ra giá trị phản ánh trên tài khoản doanh thu là 300.000.000 đồng (thu tiền 100.000.000 đồng và khoản khách hàng nợ 200.000.000 đồng). Với ví dụ 1, tính ưu việt của nguyên tắc cơ sở dồn tích đã thể hiện rõ, nó giúp cho kế toán ghi nhận và phản ánh tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng hiện tại không nằm ở doanh nghiệp là các khoản phải thu khách hàng, hay các khoản vốn chiếm dụng của các tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị là nợ phải trả. Chính vì thế phạm vi của nguyên tắc này rộng và bao quát hơn và có thể khẳng định: “Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai”. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, Báo cáo tài chính nói chung và Báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp được phản ánh một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,… Với nguyên tắc cơ sở dồn tích kế toán sử dụng để lập hầu hết các Báo cáo tài chính, nguyên tắc kế toán theo cơ sở tiền chỉ được sử dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (thể hiện rõ nhất là theo phương pháp trực tiếp). Để làm rõ hơn ý trên ta xét kỹ hơn ví dụ 1, sau nghiệp vụ trên sẽ có các đối tượng phát sinh như sau: Tiền gửi ngân hàng (chuyển khoản) tăng 100.000.000 đồng (được dùng để phản ánh lên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Phải thu khách hàng (khách hàng nợ) tăng 200.000.000 đồng (được dùng để lên Bảng cân đối kế toán) và trong tương lai khách hàng sẽ trả tiền do vậy nhìn vào chỉ tiêu này có thể biết được lượng tiền sẽ thu về trong tương lai. Doanh thu tăng 300.000.000 đồng (được dùng để lên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh). Đồng thời theo nguyên tắc phù hợp (sẽ được trình bày trong mục 2.2) thì chi phí tương ứng đi kèm với doanh thu cũng tăng lên, cụ thể: Giá vốn hàng bán tăng và hàng hóa giảm xuống (xuất hàng để bán). 46 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh 3.3. Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 3.3.1. Đo lường và phân tích doanh thu Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động tài chính. Doanh thu từ hoạt động khác. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Doanh thu trong từng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau sẽ được xác định khác nhau: Đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, khai thác…: Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu… Đối với doanh nghiệp ngành xây dựng: Doanh thu là toàn bộ công trình hoàn thành bàn giao. Đối với doanh nghiệp ngành vận tải: Doanh thu là tiền cước phí. Đối với doanh nghiệp ngành thương mại, ăn uống: Doanh thu là tiền bán hàng. Đối với doanh nghiệp hoạt động đại lý, ủy thác: Doanh thu là tiền hoa hồng. Đối với doanh nghiệp ngành bảo hiểm: Doanh thu là phí bảo hiểm. 3.3.2. Đo lường và phân tích chi phí Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi vậy doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy theo loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí có thể không giống nhau và cũng tùy theo cách tiếp cận khác nhau, người ta có thể xem xét các loại chi phí dưới các giác độ khác nhau. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả công cho người lao động… Do vậy có thể hiểu chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí này phát sinh có tính thường xuyên và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp, kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm, chi phí được phân loại như sau: TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 47
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh o Thứ nhất: Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, tức là sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế vào một loại, mỗi loại là một yếu tố chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí vật tư. Chi phí lương nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. o Thứ hai: Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành: cách phân loại dựa vào công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh của chi phí để sắp xếp chi phí thành những khoản mục nhất định, qua đó, phân tích tác động của từng khoản mục chi phí đến giá thành. o Thứ ba: Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biển đổi. Phân loại chi phí theo cách này để có phương thức quản lý phù hợp với từng loại chi phí. Để quản lý tốt chi phí, ngoài phân loại chi phí, các doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu chi phí sản xuất để định hướng thay đổi tỷ trọng mỗi loại chi phí sản xuất. Cơ cấu chi phí sản xuất là tỷ trọng giữa các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp trong cùng ngành và giữa các ngành khác nhau có cơ cấu chi phí sản xuất khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình, quy mô sản xuất, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị, công tác tổ chức, năng lực quản lý, trình độ tay nghề công nhân… Chi phí tiêu thụ sản phẩm Đối với doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng. Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ ảnh hưởng tới quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định: o Chi phí lưu thông sản phẩm: chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển. o Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm: chi phí chọn lọc, đóng gói, chi phí bao bì, vận chuyển, bảo quản, thuê kho bãi… o Chi phí hỗ trợ Marketing và phát triển bao gồm: chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành sản phẩm… Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí: chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành các loại sau: o Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực. o Chi phí khấu hao tài sản cố định. o Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương. o Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. o Chi phí dịch vụ mua ngoài. o Thuế và các chi phí khác. 48 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Dựa vào nội dung các yếu tố chi phí: chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp, tiếp thị, đóng gói, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, quảng cáo. Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định cho văn phòng, các khoản thuế, phí, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp… Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động khác: o Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí liên doanh liên kết, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán chứng khoán. o Chi phí hoạt động khác: chi phí nhượng bán thanh lý tài sản cố định, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và các chi phí hoạt động khác. 3.3.3. Đo lường và phân tích lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và chi phí hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Lợi nhuận trước thuế từ hoạt động khác là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động khác và chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập Lợi nhuận = × Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp trước thuế Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp có điều kiện tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 49
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Phân phối lợi nhuận Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu để tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên tắc chung, một phần lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp được sử dụng để chia lãi cổ phần, phần còn lại là lợi nhuận không chia. Tỷ lệ phần lợi nhuận chia lãi và lợi nhuận không chia tùy thuộc vào chính sách của Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước) hoặc chính sách phân chia lợi nhuận ở mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, lợi nhuận sau khi bù đắp các khoản lỗ từ năm trước, nộp phạt (nếu có) sẽ được trích lập vào các quỹ theo quy định như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi. Quỹ đầu tư phát triển: Quỹ này được sử dụng vào các mục đích sau: o Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh. o Đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. o Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. o Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. o Bổ sung vốn lưu động. o Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu. o Trích lập cấp trên (nếu có). Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này dùng để bù đắp khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, những rủi ro trong kinh doanh không được tính trong giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Trợ cấp cho người lao động mất việc làm do các nguyên nhân khách quan như: lao động dôi ra vì thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức trong khi chưa bố trí công việc khác, hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. Mức trợ cấp cho thời gian mất việc làm do Giám đốc và Chủ tịch công đoàn doanh nghiệp xét cụ thể theo pháp luật hiện hành. Quỹ phúc lợi dùng để: o Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận, chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể 50 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh công nhân viên doanh nghiệp; đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội; trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp. o Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ này để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp đã về hưu, mất sức hay lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa và chi cho công tác từ thiện xã hội. Quỹ khen thưởng dùng để: o Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, mức thưởng do Hội đồng quản trị, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến tham gia của công doàn doanh nghiệp dựa vào năng suất lao động, thành tích công tác và mức lương cơ bản của mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. o Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh doanh, mức thưởng do Hội đồng quản trị, Giám đốc quyết định. o Thưởng cho cá nhân, đơn vị ngoài doanh nghiệp có quan hệ hợp tác kinh tế đã hoàn thành tốt những điều kiện hợp đồng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mức thưởng so Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc quyết định. 3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3.4.1. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh lợi doanh thu (ROS – Ruturn On Sales) Doanh lợi doanh thu Lợi nhuận sau thuế = (ROS) Doanh thu Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng tiêu thụ sản phẩm. Tỷ số là lợi nhuận sau thuế, được tính từ lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận trước thuế là tổng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Mẫu số là doanh thu, được hiểu là doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác. Doanh lợi tổng tài sản (ROA – Return On Assets) Doanh lợi tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế = (ROA) Tổng tài sản ROA là tỷ số cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản), tức là cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành từ nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư vào tài sản thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao càng tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn. TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 51
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản nợ. Nếu một doanh nghiệp không kiếm được nhiều hơn số tiền chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là doanh nghiệp đang tạo thêm được một khoản lợi nhuận. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE – Return On Equity) Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là tỷ số đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là doanh nghiệp đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Khi tính toán tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau: o Nếu ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. o Nếu ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem doanh nghiệp đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá doanh nghiệp này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không. o Có thể nói, tỷ số này là khả năng thu nhập mà các nhà đầu tư có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vốn vào doanh nghiệp, do vậy đây là một trong những tỷ số tài chính quan trọng nhất làm cơ sở dự đoán và ra quyết định của các nhà đầu tư. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS – Earning Per Share) Lợi nhuận cho mỗi cổ đông thường Thu nhập trên mỗi cổ phần EPS = Số cổ phiếu thường lưu hành bình quân Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc tính toán EPS sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỷ lệ P/E. 52 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh 3.4.2. Bài tập Công ty may Star Việt có tình hình tài chính năm 2014, 2015 được thể hiện trong các báo cáo tài chính như sau: Giám đốc tài chính của công ty, sau khi xem xét báo cáo tài chính muốn nhân viên phòng tài chính đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Giả sử bạn là nhân viên mới vào phòng tài chính của công ty may Star Việt, khi nhận được yêu cầu đó, bạn sẽ dùng các chỉ tiêu nào để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, các chỉ tiêu đó được tính như thế nào? Bảng cân đối kế toán Đơn vị: triệu USD. TÀI SẢN 2015 2014 NGUỒN VỐN 2015 2014 Tài sản ngắn hạn 12,176 12,105 Nợ phải trả 20,047 21,525 Tiền và khoản tương 4,701 4,093 6,205 6,915 đương tiền Phải trả nhà cung cấp Chứng khoán thanh khoản 278 215 Phải nộp 252 258 Phải thu 3,090 3,317 Vay ngắn hạn 6,531 6,052 Dự trữ 2,187 2,220 Vay dài hạn 6,182 6,410 Tài sản ngắn hạn khác 1,920 2,260 Thuế thu nhập hoãn lại 877 1,890 Tài sản dài hạn 28,343 31,164 Vốn chủ sở hữu 20,472 21,744 Tài sản cố định ròng 20,831 20,712 Vốn góp 8,846 8,258 Đầu tư dài hạn 5,779 7,777 Lợi nhuận giữ lại 35,839 36,861 Tài sản dài hạn khác 1,733 2,675 Cổ phiếu quỹ (24,213) (23,375) TỔNG TÀI SẢN 40,519 43,269 TỔNG VỐN 40,519 43,269 2015 2014 (Đơn vị: triệu USD, ngoại trừ số liệu về cổ phiếu) DOANH THU HOẠT ĐỘNG THUẦN 31,944 28,857 Giá vốn hàng bán 11,374 10,406 LÃI GỘP 20,570 18,451 Chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp 11,774 10,945 Chi phí hoạt động khác 350 254 LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG 8,446 7,252 Doanh thu từ lãi 333 236 Chi phí lãi vay 438 456 Lợi nhuận/Lỗ đầu tư vốn ròng (874) 668 Lợi nhuận/Lỗ khác ròng (28) 173 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 7,439 7,873 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,632 1,892 LỢI NHUẬN RÒNG/SAU THUẾ 5,807 5,981 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 53
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Tóm lược cuối bài Hoạt động kinh doanh là hoạt động có vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, trong dài hạn, sẽ phụ thuộc vào tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh.Tình hình tài chính của một doanh nghiệp sẽ xấu đi nếu nó không tiêu thụ được hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc không quản lý tốt chi phí để có lợi nhuận. Doanh thu: là dòng tiền thu được và dòng tiền kỳ vọng thu được bắt nguồn từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc ghi nhận. Chi phí: các dòng tiền ra hoặc có triển vọng đi ra mà công ty phải gánh chịu hoặc sự phân bổ ròng tiền ra đã xảy ra từ các hoạt động liên tục của công ty. 54 TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223
- Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh Câu hỏi ôn tập 1. Hoạt đông kinh doanh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. 2. Trình bày khái niệm và phân loại doanh thu. 3. Trình bày khái niệm và phân loại chi phí. 4. Trình bày khái niệm và phân loại lợi nhuận. 5. Trình bày cách tính và ý nghĩa của chỉ tiêu doanh lợi doanh thu. 6. Trình bày cách tính và ý nghĩa của chỉ tiêu doanh lợi tổng tài sản. 7. Trình bày cách tính và ý nghĩa của chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu. TXNHTC04_Bai3_v1.0015106223 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích tài chính
141 p | 338 | 112
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 4: Phân tích báo cáo tài chính
24 p | 210 | 20
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - ThS. Lê Thị Khuyên
65 p | 7 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 3 - ThS. Hoàng Thị Hồng Ngọc
29 p | 73 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 1 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã
22 p | 56 | 6
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 5 - ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã
33 p | 57 | 5
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Trần Đức Trung
42 p | 12 | 5
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 1: Tổng quan về phân tích tài chính
12 p | 49 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 4 - ThS. Hoàng Thị Hồng Ngọc
24 p | 63 | 4
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - ThS. Lê Thị Khuyên
53 p | 3 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - ThS. Lê Thị Khuyên
70 p | 4 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - ThS. Lê Thị Khuyên
66 p | 9 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - TS. Trần Đức Trung
20 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 4 - TS. Trần Đức Trung
45 p | 4 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - TS. Trần Đức Trung
32 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 2 - TS. Trần Đức Trung
15 p | 11 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 5: Phân tích hoạt động tài chính
19 p | 78 | 2
-
Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - ThS. Lê Thị Khuyên
37 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn