intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 8 - Nguyễn Tuấn Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 8: Dự báo báo cáo tài chính" trình bày khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính; quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo; phương pháp lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp; lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh; lập dự báo bảng cân đối kế toán; lập dự báo ngân quỹ; ứng dụng phân tích tài chính doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích tài chính: Bài 8 - Nguyễn Tuấn Anh

  1. BÀI 8 DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH Giảng viên: Nguyễn Tuấn Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015106223 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Tầm quan trọng của dự báo đối với hoạt động của doanh nghiệp Cách đây gần 7 năm, vào tháng 5 – 2008, ông Arjun Murti, chuyên gia dầu lửa hàng đầu của Goldman Sachs, từng dự báo trong 2 năm tiếp theo giá dầu sẽ lên đến 200USD/thùng. 6 tháng sau, giá dầu rớt xuống còn 34USD/thùng. Nhiều doanh nghiệp đi theo dự báo này và nhận được những tổn thất nặng nề, thậm chí phá sản với kế hoạch kinh doanh của mình. Những dự báo sai lầm tương tự của tổ chức tài chính khổng lồ này là một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới đại khủng hoảng kinh tế 2008 – 2012. Người ta từng xem tổ chức này là một trong những “thủ phạm” của đại suy thoái kinh tế. 1. Tầm ảnh hưởng của những dự báo về kinh tế đối với các doanh nghiệp? 2. Làm sao để đưa ra những dự báo về tài chính với độ chính xác cao? v1.0015106223 2
  3. MỤC TIÊU Bài học này giúp sinh viên nắm được những nội dung sau: • Nắm được ý nghĩa của hoạt động dự báo tài chính đối với doanh nghiệp. • Thiết lập phương pháp, quy trình và cơ sở để lập dự báo báo cáo tài chính. • Vai trò của dự báo doanh thu cũng như dự báo kết quả kinh doanh, dự báo bảng cân đối kế toán. • Các nội dung cơ bản trong dự báo ngân quỹ • Biết cách lập báo cáo tài chính dự báo theo phương pháp tỷ phần doanh thu, phân tích thống kê giá vốn và chi phí. v1.0015106223 3
  4. NỘI DUNG Khái niệm và ý nghĩa của dự báo báo cáo tài chính Quy trình và căn cứ lập báo cáo tài chính dự báo phương pháp lập dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh Lập dự báo bảng cân đối kế toán Lập dự báo ngân quỹ Ứng dụng phân tích tài chinh doanh nghiệp v1.0015106223 4
  5. 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Khái niệm: Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo tài chính là quá trình xem xét quá khứ, nhìn nhận hiện tại và dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai đặt trong viễn cảnh nhất định. Các dự báo này chủ yếu được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính dự báo của doanh nghiệp • Ý nghĩa  Dự báo tính hình tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi, và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra.  Với những thông tin công bố của một doanh nghiệp cũng những thông tin về ngành và những giả thiết hợp lý, nhà quản lý doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cũng có thể thiết lập dự báo tài chính cho doanh nghiệp, từ đó có cái nhìn sâu hơn, chi tiết hơn vào năng lực hiện tại cũng như tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra đây cũng là những thông số rất tốt cho các phân tích mở rộng về doanh nghiệp, cụ thể hơn là về cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. v1.0015106223 5
  6. 2. QUY TRÌNH VÀ CĂN CỨ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ BÁO 2.1. Quy trình lập dự báo Báo cáo tài chính doanh nghiệp 2.2. Những căn cứ chủ yếu lập dự báo tài chính v1.0015106223 6
  7. 2.1. QUY TRÌNH LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Quy trình lập kế hoạch tài chính có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: • Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích thông tin. Thông tin được lấy từ các nhân tố bên ngoài cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp. • Giai đoạn 2: Soạn thảo dự báo. Trên cơ sở tài liệu thông tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp. • Giai đoạn 3: Hoàn chỉnh báo cáo tài chính dự báo, bao gồm các công đoạn:  Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu.  Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. v1.0015106223 7
  8. 2.2. NHỮNG CĂN CỨ CHỦ YẾU LẬP DỰ BÁO TÀI CHÍNH • Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước. • Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp. • Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn... • Những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của các Công ty cho thuê tài chính... v1.0015106223 8
  9. 3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP • Phương pháp tỉ lệ phần trăm trên doanh thu: 6 bước 1. Xác định tỉ lệ tăng trưởng doanh thu. 2. Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu. 3. Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh. 4. Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung. 5. Điều chỉnh dự báo. 6. Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ. v1.0015106223 9
  10. 4. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 4.1. Dự báo doanh thu 4.2. Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu 4.3. Lập dự báo báo cáo kết quả kinh doanh v1.0015106223 10
  11. 4. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH • Bước 1: Dự báo doanh thu. • Bước 2: Dự kiến tỷ lệ các chi phí trên doanh thu bằng cách xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu của kỳ trước, từ đó có thể điều chỉnh thích hợp dự kiến cho kỳ này. • Bước 3: Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh. v1.0015106223 11
  12. 4.1. DỰ BÁO DOANH THU • Tầm quan trọng của dự báo doanh thu  Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu chi phối hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.  Nếu thị trường mở rộng hơn nhiều so với dự báo.  Khi dự báo quá lạc quan về doanh thu của doanh nghiệp. • Những yếu tố cần xem xét trong dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố như:  Triển vọng của nền kinh tế.  Thị phần và khả năng cạnh tranh.  Chính sách giá cả.  Chính sách marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng.  Yếu tố lạm phát. v1.0015106223 12
  13. 4.1. DỰ BÁO DOANH THU • Cách thức dự báo doanh thu  Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong những thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét doanh thu trong khoảng từ 3 – 5 năm trước đó.  Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.  Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. v1.0015106223 13
  14. 4.1. DỰ BÁO DOANH THU Báo cáo kết quả kinh doanh của TLC 2011 Ví dụ: Lập dự báo doanh thu của Đơn vị: $ doanh nghiệp TLC 2012 với các Doanh thu thông tin về báo cáo KQKD 2011 Mô hình X (1.000sp, giá $20/sp) 20.000 và dự báo giá sản phẩm năm Mô hình Y (2.000sp, giá $40/sp) 80.000 Tổng doanh thu 100.000 2012 như sau: Giá bán sản phẩm Giá vốn hàng bán tăng đối với mô hình sản xuất X Lương 28.500 và Y lần lượt là $20 lên $25 và Vật liệu A 8.000 $40 lên $50. Sự tăng giá bán này Vật liệu B 5.500 Chi phí sản xuất chung 38.000 là cần thiết đối với doanh nghiệp Tổng giá vốn hàng bán 80.000 để bù đắp sự tăng lên về chi phí Lợi nhuận gộp 20.000 lương, nguyên vật liệu và chi phí Chi phí hoạt động 10.000 sản xuất chung. Lợi nhuận hoạt động 10.000 Chi phí lãi vay 1.000 Lợi nhuận trước thuế 9.000 Thuế TNDN (15%) 1.350 Lợi nhuận sau thuế 7.650 Trả cổ tức cho cổ đông thường 4.000 Lợi nhuận giữ lại 3.650 v1.0015106223 14
  15. 4.1. DỰ BÁO DOANH THU (tiếp theo) Dự báo doanh thu TLC 2012 Sản lượng tiêu thụ Mô hình X 1.500 Mô hình Y 1.950 Doanh thu Mô hình X ($25/sp) 37.500 Mô hình Y ($50/sp) 97.500 Tổng doanh thu 135.000 v1.0015106223 15
  16. 4.2. DỰ KIẾN TỶ LỆ CÁC CHI PHÍ TRÊN DOANH THU • Sau khi tiến hành dự báo doanh thu năm tới, doanh nghiệp cần xác định tỷ phần (%) của các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và chi phí lãi vay…) với doanh thu dự báo, thông thường dựa vào các tỷ phần trong những kỳ trước. • Ví dụ: Với doanh nghiệp TLC, những tỷ số này xác định như sau: Giá vốn hàng bán 80,000 = = 80% Doanh thu 100,000 Chi phí hoạt động 10,000 = = 10% Doanh thu 100,000 Chi phí lãi vay 1,000 = = 1% Doanh thu 100,000 v1.0015106223 16
  17. 4.3. LẬP DỰ BÁO BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH • Trên cơ sở xác định các yếu tố trên, nhà dự báo sẽ tiến hành lập dự kiến sơ bộ Bảng kết quả kinh doanh dự báo. • Ví dụ: Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo của TLC 2012 Đơn vị: $ Doanh thu 135.000 Giá vốn hàng bán (80% doanh thu) 108.000 Lợi nhuận gộp 27.000 Chi phí hoạt động (10% doanh thu) 13.500 Lợi nhuận hoạt động 13.500 Chi phí lãi vay (1% doanh thu) 1.350 Lợi nhuận trước thuế 12.150 Thuế thu nhập doanh nghiệp (15%) 1.823 Lợi nhuận sau thuế 10.328 Trả cổ tức 4.000 Lợi nhuận giữ lại 6.328 v1.0015106223 17
  18. 5. LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ BÁO 5.1. Dự kiến nhu cầu tài sản tăng thêm 5.2. Dự báo về nguồn tài trợ và cân đối với nhu cầu 5.3. Ví dụ v1.0015106223 18
  19. 5.1. DỰ KIẾN NHU CẦU TÀI SẢN TĂNG THÊM Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu. • Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: Khi có sự biến động về doanh thu thì thông thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. • Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là khi công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có). v1.0015106223 19
  20. 5.2. DỰ BÁO VỀ NGUỒN TÀI TRỢ VÀ CÂN ĐỐI VỚI NHU CÂU • Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng những phương thức nhất định. • Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ. • Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngoài bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng… tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp. v1.0015106223 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2