
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 2 - ThS. Võ Thị Ngọc Hà
lượt xem 1
download

Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 2 - Huy động tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Huy động tiền gửi; Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi huy động; Các phương tiện thanh toán qua NH; cung ứng dịch vụ thanh toán;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 2 - ThS. Võ Thị Ngọc Hà
- Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Khoa Ngân Hàng Môn học: Bài giảng điện tử Giảng viên: ThS. Võ Thị Ngọc Hà havtn@buh.edu.vn 0906820917
- Chương 2 Nội dung chính 2.1 Huy Động Tiền Gửi 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán 2
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Khái niệm Tiền gửi là nguồn vốn từ bên ngoài, do các chủ thể kinh tế và các tầng lớp khác nhau ngoài xã hội gửi vào ngân hàng dưới nhiều mục đích và hình thức khác nhau, hình thành nên bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Theo Luật VN, NHTM có thể nhận tiền của tổ chức/ cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,... Hoặc có thể phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,... theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ gốc và lãi cho người gửi tiền theo thoả thuận. 3
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Ý Nghĩa Đối với Ngân Hàng (i) Huy động tiền gửi không mang lại lợi nhuận trực tiếp nhưng mang lại nguồn tài nguyên quý giá cho ngân hàng. (ii) Thông qua hoạt động huy động tiền gửi, NH đo lường được sự tín nhiệm của KH; uy tín và năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường. (iii) Giúp NH mở rộng mối quan hệ khách hàng, từ đó có thể cung ứng thêm các sản phẩm dịch vụ khác khi KH có nhu cầu. Đối với Khách hàng (i) Hoạt động này cung cấp cho KH một kênh tiết kiệm và đầu tư; một nơi an toàn để cất trữ và tích luỹ vốn nhàn rỗi. (ii) Từ đó, KH có thể tiếp cận với các dịch vụ khác của NH. 4
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi Các loại hình tiền gửi của ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều tiện tích khác nhau nhằm thoả mãn và thu hút khách hàng. Nếu phân loại theo tính chất giao dịch, tiền gửi NH chia thành 3 nhóm: 1 Tiền gửi giao dịch 2 Tiền gửi phi giao dịch 3 Tiền gửi phi giao dịch khác 5
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi 1 Tiền gửi giao dịch Là khoản tiền mà KH gửi vào NH với mục tiêu hưởng các dịch vụ của NH, nhất là dịch vụ thanh toán. Hành vi gửi tiền xét từ phương diện kinh tế, là sự vận động tiền từ chủ thể này sang chủ thể khác; và hình thái của tiền cũng thay đổi từ dạng tiền mặt sang dạng tiền ghi sổ. xét từ góc độ pháp lý, sẽ hình thành một hợp đồng mà trong đó KH là chủ sở hữu và nắm quyền sử dụng, còn NH được trao quyền nắm giữ. Theo đó NH có nghĩa vụ hoàn lại tiền bất cứ lúc nào, và có quyền đòi hỏi khách hàng trả phí có các dịch vụ đã cung cấp. 6
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi 1 Tiền gửi giao dịch Bản chất TGGD vẫn là khoản tiền đang trong quá trình thanh toán, thuộc bộ phận tiền trong lưu thông. Quy mô nguồn tiền có sự biến động lớn nếu xét một KH đơn lẻ nhưng có mức ổn định nhất định tại một thời điểm nếu xét trên tổng thể một NH. Phương tiện sử dụng mà NH cung cấp cho KH để họ thanh toán/ chuyển ngân tiền của họ chỉ là đại diện cho tiền, như séc, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng, thẻ... Tài khoản ghi chép và theo dõi là Tài khoản thanh toán (luôn dư có hoặc số dư bằng không) hoặc Tài khoản vãng lai ( tài khoản có thể có dư có hoặc dư nợ). Quy định về lãi thụ hưởng và phí phải 7 trả của KH tuỳ mỗi nước và mỗi NH.
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi 1 Tiền gửi giao dịch Ví dụ về tài khoản ghi chép và theo dõi: Đầu tháng 11/2018, Số dư tài khoản giao dịch của KH A là 8trđ. Ngày 5/11 KH A được Công ty B trả lương tháng 10/2018: 10trđ Ngày 15/11 KH A thanh toán tiền thuê nhà15trđ Ngày 20/11 KH A rút tiền mặt tại cây ATM 5trđ Giải thích cách quản lý tài khoản của NH trong trường hợp đây là (i) TK thanh toán; và (ii) TK vãng lai 8
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi 2 Tiền gửi phi giao dịch Bản chất là loại tiền thực hiện chức năng cất trữ, dự phòng (TGTK) và không dùng trong thanh toán. Đặc trưng là không sử dụng phương tiện thanh toán và luôn có lãi. Hành vi gửi tiền xét từ góc độ pháp lý, sẽ hình thành một hợp đồng tín dụng mà trong đó người đi vay là NH (trừ các loại tiền phong toả), theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi càng cao với nhiều cách trã lãi khác nhau. Quy mô nguồn tiền lớn, có độ ổn định cao nên được NH chú trọng gia tăng tỷ trọng để sử dụng, nhưng đây lại là nguồn tiền “tốn kém”. TG phi GD có thể là: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm hoặc loại tiền gửi phong toả dành cho các mục 9 đích đặc biệt như tiền gửi ký quỹ, tiền gửi bảo chi séc.
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các loại tiền gửi 3 Tiền gửi phi giao dịch khác Thực chất là hình thức biến tướng của tiền gửi có kỳ hạn được huy động dưới các hình thức phát hành kỳ phiếu hoặc trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn và tính thanh khoản thuận tiện Dưới góc độ quản lý, đây là tiền gửi chủ động, hỗ trợ thành khoản và sinh lời của NH. Hình thức tồn tại dưới dạng các giấy tờ có giá như trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi... 10
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn tiền gửi huy động Lãi suất Lòng tin của công chúng vào NH Chất lượng dịch vụ NH Tính cạnh tranh trên thị trường Các yếu tố ngoại cảnh Các Biện pháp thu hút tiền gửi Biện pháp kinh tế Giúp gia tăng thu nhập và tiện ích có thể đo bằng tiền cho khách hàng Biện pháp kỹ thuật Liên qua đến tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ nhằm thoã mãn chất lượng dịch vụ Biện pháp tâm lý Thu hút KH bằng các biện pháp duy trì và nâng cao lòng tin của KH 11
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các Biện pháp thu hút tiền gửi Biện pháp kinh tế Lãi suất hấp dẫn vừa đảm bảo sự an toàn về mặt giá trị với thị trường và với ngân hàng; vừa phải quan tâm đến “lãi suất hiệu dụng” VD: Lãi suất công bố 8%/năm, KH gửi 100trđ kỳ hạn 1 năm. LÃI TRẢ TRƯỚC: Số tiền KH thực gửi = 100 – (100*8%) = 92trđ Lãi suất hiệu dụng = (100 – 92) / 92 = 8,69 % >8% LÃI KÉP TRẢ CUỐI KỲ với kỳ trả lãi là hằng tháng: Số tiền KH nhận được = 100 * (1+8%/12)12 = 108,29trđ Lãi suất hiệu dụng = (108,29 – 100) / 100 = 8,29 % >8% Thưởng vật chất bằng các chương trình khuyến mãi, quà tặng, bốc thăm may mắn...khi KH phát sinh giao dịch; hoặc chăm sóc thăm hỏi và tặng quà tri ân KH vào các dịp đặc biệt. Thực hiện các chính sách ưu đãi, tiện ích đi kèm, nâng cao số 12 lượng và chất lượng các dịch vụ bán thêm và bán chéo
- 2.1 Huy Động Tiền Gửi Các Biện pháp thu hút tiền gửi Biện pháp kỹ thuật Cải tiến các phương tiện/ hệ thống thanh toán an toàn, nhanh chóng Đa dạng hoá các hình thức gửi tiền, kết hợp với nhiều tiền ích đi kèm Xây dựng, tổ chức mạng lưới giao dịch hiệu quả, thuận tiện Thường xuyên phân tích đánh giá các bộ phận trong mạng lưới Biện pháp tâm lý Nâng cao chất lượng phục vụ thông qua yếu tố con người và cơ sở vật chất Tạo sự khác biệt thông qua các biện pháp marketing hiệu quả Tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội nhằm tạo thanh thế với công chúng Củng cố lòng tin của dân chúng về sự an toàn tiền gửi (Đóng Bảo 13 hiểm tiền gửi)
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Khái niệm Cung ứng dịch vụ thanh toán cho KH bao gồm việc mở tài khoản, cung cấp các phương tiện thanh toán/ chuyển ngân cho KH và tổ chức thanh toán giữa các NH Tài khoản tại Ngân hàng Là phương tiện ghi chép theo dõi của NH trong giao dịch với các KH gửi và vay tiền. Dịch vụ thanh toán chỉ cung ứng cho các KH có tài khoản tiền gửi giao dịch tại NH, được quản lý theo nguyên tắc: Mở tài khoản khi đủ các điền kiện và thủ tục theo quy định của NH và pháp luật Nguyên tắc sử dụng tiền theo lệnh của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền; và trong giới hạn dư có/hạn mức của tài khoản. Phong toả tài khoản một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận 2 bên hoặc khi có quyết định bằng văn bản của Cơ quan nhà nước Đóng tài khoản khi chủ TK yêu cầu/ KH chết hoặc vi phạm pháp 14 luật/ TK không hoạt động trong một thời gian theo quy định của NH.
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Tính hiệu quả của Phương tiện thanh toán thể hiện ở 2 khía cạnh: (i) chi phí phải thấp so với thanh toán bằng tiền mặt; (ii) rủi ro trong thanh toán phải được tối thiểu hoá cho các bên tham gia. Phân loại các PTTT thông qua các tiêu chí sau: Căn cứ vào đặc tính Căn cứ vào hình thức của Chứng từ của Phương tiện thanh toán thanh toán • Nhóm PTTT bằng • Séc chứng từ giấy • Uỷ nhiệm chi / Lệnh chi • Nhóm PTTT bằng • Uỷ nhiệm thu chứng từ điện tử • Thẻ 15
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Séc Séc là PTTT do Người ký phát (là KH) lập, ra lệnh cho Người bị ký phát (là NH hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) trích một số tiền trong tài khoản của mình để thanh toán cho Người thụ hưởng (là người sở hữu tờ séc, được hưởng số tiền trên séc). Quy trình thanh toán Séc trong giao dịch hàng hoá: Hàng NGƯỜI KÝ PHÁT NGƯỜI THỤ HƯỞNG (BÊN MUA) (BÊN BÁN) 1 4 6 2 3 NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG THỤ LỆNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG 5 16
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Đặc điểm Séc Séc là lệnh nên khi nhận Séc, NH phải thanh toán vô điều kiện (Trừ trường hợp séc không đủ tính chất pháp lý hoặc TK không có tiền) Séc có tính chất thời hạn tức là có giá trị tiền tệ/ thanh toán trong một thời hạn nhất định. 01/01/2018 31/01/2018 01/07/2018 Nếu TK người ký phát Nếu TK người ký phát Người thụ không đủ tiền khi Séc không đủ tiền khi Séc hưởng không được xuất trình thì người được xuất trình thì được thanh đó chịu phạt với lãi suất không bị phạt và NH toán khi chậm trả vẫn phải thanh toán xuất trình. Phạm vi thanh toán giữa KH có tài khoản trong cùng ngân hàng hoặc 17 khác ngân hàng nhưng các NH đó phải tham gia thanh toán bù trừ.
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Nội dung kinh tế của tờ Séc: Séc Để đảm bảo cho tờ séc được thanh toán khi xuất trình, pháp luật có quy định về TIỀN BẢO CHỨNG với tính chất: Đầy đủ: ít nhất là bằng mệnh giá séc tại thời điểm xuất trình. Khả dụng: lưu trên các TK được thanh toán séc, không bị phong toả. Các yếu tố bắt buộc trên tờ Séc 18
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Phân loại Séc Theo tính chất chuyển nhượng: Séc vô danh Séc định danh Séc theo lệnh Theo mục đích sử dụng: Séc chuyển khoản Séc bảo chi Séc gạch chéo Séc du lịch Séc tiền mặt 19
- 2.2 Cung Ứng Dịch Vụ Thanh Toán Các phương tiện thanh toán qua NH Uỷ nhiệm chi/ Lệnh chi UNC là PTTT dưới hình thức lệnh chi tiền của chủ TK yêu cầu Ngân hàng/ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình trích một số tiền nhất định trên tài khoản để trả cho người thụ hưởng. Quy trình thanh toán UNC trong giao dịch hàng hoá: NGƯỜI TRẢ TIỀN NGƯỜI THỤ HƯỞNG 1 2 4 NGÂN HÀNG 3 NGÂN HÀNG NGƯỜI TRẢ TIỀN NGƯỜI THỤ HƯỞNG 20

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 2: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả họat động kinh doanh
44 p |
159 |
17
-
Bài giảng Chương 2: Kế toán chênh lệch tỷ giá và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
59 p |
183 |
17
-
Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại 2 - Chương 5: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
33 p |
24 |
7
-
Bài giảng Phân tích tài chính - Bài 3: Phân tích hoạt động kinh doanh
18 p |
67 |
5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 2: Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
24 p |
51 |
5
-
Bài giảng Bài 4: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
42 p |
48 |
4
-
Bài giảng Kế toán tài chính 4 - Chương 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
12 p |
34 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 2: Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh
12 p |
19 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính Việt Nam 2 - Chương 1: Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
44 p |
18 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 2: Kế toán doanh thu hoạt động kinh doanh
12 p |
23 |
3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 1: Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh
44 p |
39 |
3
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại – Bài 1: Rủi ro và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
20 p |
47 |
3
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 1 - Lê Hoài Ân
86 p |
11 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 2 - Lê Hoài Ân
39 p |
7 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 3 - Lê Hoài Ân
35 p |
7 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 4 - Lê Hoài Ân
23 p |
9 |
2
-
Bài giảng Hoạt động kinh doanh ngân hàng: Chương 5 - Lê Hoài Ân
54 p |
5 |
2
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại - Chương 3: Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại
46 p |
9 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
