intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 điều tối kỵ khi đàm phán tăng lương

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

304
lượt xem
133
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đàm phán tăng lương là một cuộc nói chuyện tế nhị giữa bạn và sếp. Thông thường, các nhân viên cảm thấy rất căng thẳng và lúng túng trong cuộc đàm phán này. Vì vậy, họ sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Để giúp bạn trở nên tự tin hơn khi đàm phán chuyện tế nhị này với sếp, dưới đây là 10 điều tối kỵ nên tránh: 1. Không nói rằng bạn hi vọng sếp sẽ đồng ý Thay vào đó: Hãy nói với sếp rằng bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái cho dù sếp có từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 điều tối kỵ khi đàm phán tăng lương

  1. 10 điều tối kỵ khi đàm phán tăng lương Đàm phán tăng lương là một cuộc nói chuyện tế nhị giữa bạn và sếp. Thông thường, các nhân viên cảm thấy rất căng thẳng và lúng túng trong cuộc đàm phán này. Vì vậy, họ sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Để giúp bạn trở nên tự tin hơn khi đàm phán chuyện tế nhị này với sếp, dưới đây là 10 điều tối kỵ nên tránh: 1. Không nói rằng bạn hi vọng sếp sẽ đồng ý Thay vào đó: Hãy nói với sếp rằng bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái cho dù sếp có từ chối đề nghị của bạn và bạn hi vọng rằng ông/bà ta cũng thoải mái như vậy. Điều này sẽ khiến sếp dễ chịu và không khí của cuộc nói chuyện không bị căng thẳng. 2. Tránh biểu lộ cảm xúc mạnh Thay vào đó: Hãy tỏ ra thẳng thắn. Không hi vọng, không mong đợi và không sợ hãi. Những cảm xúc thái quá của bạn có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán tăng lương.
  2. 3. Không chuẩn bị kỹ trước khi đàm phán Thay vào đó: Tìm hiểu về mức lương của những đồng nghiệp cùng vị trí với bạn được hưởng. Những cản trở đối với việc tăng lương của bạn là gì? Vừa qua công ty có đuổi nhân viên nào không? Hiểu rõ những vấn đề tại sao sếp không tăng lương cho bạn. Sau đó, hãy giải quyết tất cả những vấn đề đó một cách rõ ràng trước khi bước vào cuộc đàm phán. 4. Đừng cố gắng gây ấn tượng với sếp Thay vào đó: Hãy để cho sếp thấy thật dễ chịu khi nói chuyện với bạn. Đừng bao giờ ăn mặc loè loẹt để gây ấn tượng với sếp. Những cách làm này có thể sẽ phản tác dụng đối với bạn. 5. Đừng biến cuộc nói chuyện thành bài thuyết trình Thay vào đó: Lắng nghe nhiều và trình bày ít. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị trước một số câu hỏi để hỏi sếp. Hãy để cuộc nói chuyện trở thành cuộc trao đổi giữa hai người, chứ không phải là bài độc thoại, kể lể những khó khăn của bạn.
  3. 6. Tránh hỏi những câu hỏi lựa chọn Thay vào đó: Hãy bắt đầu câu hỏi của bạn bằng những câu hỏi: ai, cái gì, khi nào, ở đâu, như thế nào hoặc tại sao. Những câu hỏi lựa chọn thể hiện sự thiếu tự tin của bạn. 7. Không nghĩ về kết quả Thay vào đó: Đừng nghĩ quá nhiều và hi vọng nhiều rằng bạn sẽ được tăng lương. Hãy tập trung và quan tâm đến thái độ, phản ứng của bạn trong cuộc đàm phán. 8. Không nên cho rằng công việc của bạn phải được nhận thêm tiền Thay vào đó: Nhiệm vụ và mục đích của bạn trong công ty là đáp ứng được nhu cầu và mục đích kinh doanh của sếp. Vì vậy, hãy tập trung thể hiện cho sếp biết được rằng tăng lương hoặc thăng chức cho bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh doanh. 9. Không nên nói với sếp rằng mức lương hoặc vị trí công việc hiện tại của bạn là không ổn thoả
  4. Thay vào đó: Thể hiện những thành tích mà bạn đã đạt được. Đừng ngại đưa ra những thách thức mà bạn đã phải đối mặt và bạn đã giải quyết chúng như thế nào. Bạn càng đưa ra được nhiều thành quả mà bạn đã đạt được thì cơ hội thành công càng cao. 10. Không đưa ra tối hậu thư Thay vào đó: Không được đe doạ hoặc ép buộc sếp. Hãy bình tĩnh và từ tốn. Trình bày các vấn đề thật rõ ràng và không ngại đưa ra những yêu cầu cần thiết để giải quyết vấn đề. Sự bình tĩnh và chuyên nghiệp của bạn sẽ là yếu tố quyết định thành công của cuộc đàm phán. Theo Diễn đàn doanh nghiệp, Careerbuilder
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2