intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 cách giúp bé kiểm soát cáu giận

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không được ăn vặt hoặc tranh giành với anh (chị) về một món đồ chơi có thể khởi phát cơn giận dữ trong bé. Tức giận không phải tốt hay xấu, quan trọng bạn cần dạy bé kiểm soát cơn giận theo hướng tích cực, không phải phá hoại. Là mẹ, bạn chẳng khó khăn gì khi lôi bé vào phòng để mặc bé tức giận hoặc quát mắng buộc bé phải ngừng lại. Nhưng sẽ tốt hơn cho con bạn, nếu bạn hướng dẫn bé kỹ năng tự đối phó với tức giận. 5 gợi ý dưới đây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 cách giúp bé kiểm soát cáu giận

  1. 5 cách giúp bé kiểm soát cáu giận Không được ăn vặt hoặc tranh giành với anh (chị) về một món đồ chơi có thể khởi phát cơn giận dữ trong bé. Tức giận không phải tốt hay xấu, quan trọng bạn cần dạy bé kiểm soát cơn giận theo hướng tích cực, không phải phá hoại. Là mẹ, bạn chẳng khó khăn gì khi lôi bé vào phòng để mặc bé tức giận hoặc quát mắng buộc bé phải ngừng lại. Nhưng sẽ tốt hơn cho con bạn, nếu bạn hướng dẫn bé kỹ năng tự đối phó với tức giận. 5 gợi ý dưới đây giúp bạn làm điều này: 1. Thảo luận: Thử ôn tồn để bé giải thích về những gì đã khiến bé giận dữ. Nói ra vấn đề sẽ giúp bé bớt giận và giữ được bình tĩnh. Nếu con bạn không muốn nói chuyện với bạn, biết đâu bé có thể thoải mái khi trò chuyện cùng một con vật cưng, con rối hoặc một người bạn tưởng tượng của bé.
  2. 2. Vận động: Bé có thể “xả giận” bằng dậm chân, đấm một cái gối hoặc kéo, xoắn, đập bộp bộp vào đất sét. Chạy nhảy xunh quanh hoặc đi bộ cũng giúp ích cho bé. Nên khuyến khích bé làm những điều bé thích như vẽ, đọc sách, cho vật nuôi ăn – giúp tách suy nghĩ của bé ra khỏi cơn giận. 3. Trấn an bé: Hãy để bé biết rằng bạn thực sự quan tâm đến cảm xúc của con. Bé sẽ thấy đuợc an ủi nếu được cha mẹ ở bên cạnh đúng lúc. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của một cái ôm bởi nó làm cho bé có cảm giác được yêu thương và được chấp nhận.
  3. 4. Làm gương cho con: Các bé thích bắt chước người lớn nên cách bạn xử lý với bực bội và thất vọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến con. Hãy làm tấm gương tích cực cho bé như giữ bình tĩnh trong một tình huống giận dữ và con của bạn cũng sẽ làm như vậy. 5. Khen ngợi hành vi tốt: Hãy để bé biết bé được ủng hộ khi học cách giải quyết tức giận theo hướng tích cực. Phương Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2