intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 điều cần hỏi trước khi chấp nhận một công việc

Chia sẻ: Đỗ TRọng Hậu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

265
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau một quá trình tìm việc dài đằng đẵng và đầy gian khó, cuối cùng bạn đã được một công ty mời vào làm. Đừng để cảm giác vui mừng quá đỗi lấn át bạn mà quên không đặt ra những câu hỏi cần thiết. 7 điều cần hỏi trước khi chấp nhận một công việc Trong bối cảnh thị trường việc làm khó khăn như hiện nay, có thể bạn không có được sự “xa xỉ” là từ chối một công việc mà nhà tuyển dụng đề xuất dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu có đôi chút băn khoăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 điều cần hỏi trước khi chấp nhận một công việc

  1. 7 điều cần hỏi trước khi chấp nhận một công việc (Dân trí) - Sau một quá trình tìm việc dài đằng đẵng và đầy gian khó, cuối cùng bạn đã được một công ty mời vào làm. Đừng để cảm giác vui mừng quá đỗi lấn át bạn mà quên không đặt ra những câu hỏi cần thiết. 7 điều cần hỏi trước khi chấp nhận một công việc Trong bối cảnh thị trường việc làm khó khăn như hiện nay, có thể bạn không có được sự “xa xỉ” là từ chối một công việc mà nhà tuyển dụng đề xuất dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu có đôi chút băn khoăn về công việc đó và có thể đợi cho tới khi xuất hiện một cơ hội tốt hơn, hãy đặt ra 7 câu hỏi dưới đây và tìm câu trả lời trước khi nói đồng ý hay không với nhà tuyển dụng: 1. Tình hình tài chính của công ty lành mạnh tới mức nào? Câu hỏi này đặc biệt cần thiết nếu bạn vừa mới bị sa thải ở một công ty khác, vì chắc chắn bạn sẽ không muốn tiếp tục vào làm cho một công ty mà những đợt sa thải sẽ xảy ra trong tương lai gần. Hãy tìm kiếm thông tin về công ty đó qua mọi nguồn có thể để xác định mức độ lành mạnh về tài chính của họ để quyết định xem có nên “đầu quân” hay không. 2. Nơi làm việc có quá xa không, và liệu có thay đổi không? Dành 90 phút mỗi sáng đi từ nhà đến cơ quan có thể sẽ là một việc quá sức đối với bạn. Việc di chuyển quá nhiều có thể gây sức ép về sức khỏe đối với bạn. Ngoài ra, biết đâu, công ty có thể chuyển bạn tới một địa điểm làm việc khác trong tương lai gần, và điều đó sẽ ảnh hưởng tới cân bằng cuộc sống-công việc của bạn. 3. Cơ cấu và văn hóa của công ty đó có phù hợp với bạn hay không? Nếu bạn là một người làm việc với mức độ độc lập cao trong khi công ty này hoạt động như một loạt các nhóm nhỏ, bạn có thể sẽ cảm thấy khổ sở và sẽ muốn “nhảy việc” chỉ sau vài tháng. Liệu bạn muốn có một góc làm việc riêng tư hay sẽ làm việc trong một văn
  2. phòng mở? Đừng bao giờ đánh giá thấp những lợi ích của việc làm cho một công ty phù hợp với phong cách làm việc của bạn. 4. Bạn biết gì về sếp của công ty đó? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có nhiều người muốn chuyển việc chỉ vì không thể tiếp tục làm việc với cấp trên của họ. Việc đoán trước một vị sếp tương lai sẽ ra sao trong quan hệ công việc với bạn không phải là việc lúc nào cũng làm được, nhưng hãy đưa ra những dự đoán gần xác thực nhất có thể về vị sếp đó trước khi nhận lời vào làm việc. Dự đoán này có thể đưa ra trên cơ sở các mối quan hệ quen biết của bạn, hoặc dựa vào các quan sát của bạn khi tới phỏng vấn ở công ty. 5. Liệu bạn có thể đáp ứng được các kỳ vọng của công ty? Liệu công ty có kỳ vọng bạn xoay chuyển tình thế tại một bộ phận đang làm ăn bết bát trong vòng chỉ có vài tháng? Liệu họ có kỳ vọng bạn sẽ dùng tới “cây đũa thần” không hề tồn tại để giải quyết những vấn đề đã kéo dài nhiều năm? Hãy đảm bảo là bạn không bị đặt kỳ vọng quá mức và đừng tự đặt mình vào tình huống mà ở đó, bạn không đáp ứng được những kỳ vọng mà công ty đặt ra. 6. Bạn có thể trông chờ gì ở công ty? Đừng quên tìm hiểm xem công ty có những chính sách phúc lợi gì cho nhân viên, bao gồm kỳ nghỉ, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc linh động, cho phép mang con tới cơ quan? Bạn cũng cần tính đến các vấn đề như các cơ hội phát triển nghề nghiệp, tăng lương, thăng chức… Hãy đảm bảo là bạn đã hiểu rõ về những chính sách này trước khi chấp nhận lời đề xuất của nhà tuyển dụng để tránh tình trạng rơi vào cảm giác ngỡ ngàng, thất vọng khi bạn đã vào làm mà không được đối ngộ như ý muốn. 7. Công việc này sẽ giúp thúc đẩy sự nghiệp của bạn như thế nào? Ở một số thời điểm, điều quan trọng là bạn cần phải nghĩ tới bản thân và các mục tiêu sự nghiệp của riêng bạn. Có quá nhiều người cứ nhảy từ hết việc này sang việc khác mà không dừng lại để nghĩ xem những công việc đó phù hợp ra sao với một kế hoạch tổng thể của họ.
  3. Liệu bạn có dư thừa khả năng cho công việc đó hay không? Hãy liệt kê một danh sách xem công việc này sẽ đóng góp như thế nào cho những mục tiêu sự nghiệp của bạn. Liệu công việc đó đem đến những kinh nghiệm mới hay cho bạn cơ hội bổ sung thêm thứ gì đó vào danh mục nghề nghiệp? Liệu công việc đó có giúp bạn được tiếp xúc với những người có ảnh hưởng mà nếu bạn gây được ấn tượng, họ có thể đem đến cho bạn những cơ hội mới trong tương lai? Hãy tránh những công việc chẳng đem lại cho bạn thứ gì ngoài tiền lương và một nơi để đến làm mỗi ngày. Từ chối một công việc trong khi bạn đang thất nghiệp sẽ không phải là chuyện gì ghê gớm nếu bạn cảm thấy công việc đó không phù hợp sau khi bạn trả lời những câu hỏi trên. Cuộc sống luôn có những cơ hội khác chờ bạn ở phía trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2