intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC

Chia sẻ: Phan Van Cong | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:52

686
lượt xem
163
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu học tập: Trình bày đúng khái niệm dược lý học. Trình bày đúng những kiến thức cơ bản về thuốc: định nghĩa, nguồn gốc, liều lượng, quan niệm dùng thuốc, những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc. Bước đầu trình bày được những điều cần thiết để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC

  1. BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC MỤC TIÊU HỌC TẬP : Trình bày đúng khái niệm dược lý học. Trình bày đúng những kiến thức cơ bản về thuốc: định nghĩa, nguồn gốc, liều lượng, quan niệm dùng thuốc, những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc. Bước đầu trình bày được những điều cần thiết để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
  2. NỘI DUNG  Dược lý là môn học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. dựa vào thành tựu của các môn học khác như sinh học, sinh lý, hoá sinh, hoá dược, dược liệu, bào chế học….Nghiên cứu dược lý phát triển không ngừng nhằm tìm ra các thuốc mới và các cơ chế tác dụng của chúng giúp cho việc dùng thuốc ngày càng được an toàn, hợp lý và đạt hiệu lực cao
  3.  Nội dung của môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về từng nhóm thuốc, từ đó hiểu rõ được các chỉ định, chống chỉ định, độc tính, tương tác thuốc, ngoài ra còn giới thiệu một số thuốc cơ bản, phổ biến mang tính chất đại diện cho từng nhóm thuốc
  4. Khái niệm Định nghĩa về thuốc (Theo WHO) : Thuốc là những chất được dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh, hoặc nhằm làm thay đổi một chức năng sinh lý.
  5. Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng
  6.  Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hóa dược hay sinh học được bào chế để dùng cho người, nhằm:  - Phòng bệnh, chữa bệnh.  - Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.  - Làm giảm triệu chứng của bệnh.  - Chẩn đoán bệnh.  - Phục hồi và nâng cao sức khỏe.  - Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn than.  - Làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.  - Làm thay đổi hình dáng cơ thể
  7. Khái niệm về dược lý học Dược lý học (Pharmacology) theo tu từ học là môn khoa học về thuốc. Nhưng để tránh ý nghĩa quá rộng của từ này, dược lý học chỉ bao hàm mọi nghiên cứu về sự tương tác của thuốc với các hệ sinh học.
  8. Nguồn gốc của thuốc  Thực vật: Mã tiền, thuốc phiện, Digital.  Động vật: Insulin từ tụy tạng bò, lợn.  Khoáng vật: Kaolin, thủy ngân, muối vàng.  Bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học: Kháng sinh, Sulfamid
  9. Liều lượng – :  Hình 1.1: : Nồng độ độc.: Nồng độ đáp ứng lâm sàng (nồng độ an toàn): Không đáp ứng lâm sàng
  10. 2. Quan niệm dùng thuốc - Thuốc không phải là phương tiện duy nhất để phòng và chữa bệnh.  Không có thuốc nào vô hại.  Chỉ dùng thuốc khi thật cần, tránh lạm dụng thuốc.  Phải kết hợp phòng và điều trị toàn diện.  Theo dõi ADR.
  11. 3. Số phận thuốc trong cơ thể :  Hình 1.2: Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể.
  12.  Thuốc được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường, thuốc phải vượt qua nhiều màng sinh học để đi qua quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa, tích lũy và thải trừ.
  13. 3.1. Hấp thu (A = Absorption) Thuốc từ nơi tiếp nhận (Uống, Sc, IM..) được chuyển vào đại tuần hoàn để đi khắp cơ thể
  14. 3.1.1. Qua da
  15. Da có lớp nhũ tương (bã nhờn và mồ hôi) chống lại tác nhân lý hóa bên ngoài, lớp sừng tạo nên hàng rào biểu bì, cũng là nơi dự trữ thuốc.  Thuốc có thể khuyếch tán qua biểu bì, tuyến bã, nang lông.  Thuốc dùng ngoài da có tác dụng nông (thuốc sát khuẩn, săn da, chống nấm...); có khi có tác dụng toàn thân (Trinitrin).
  16.  Xoa bóp mạnh hoặc dùng thuốc giãn mạch tại chỗ làm tăng tốc độ hấp thu.  Da tổn thương (mất lớp sừng) làm thuốc dễ xâm nhập gây tác dụng toàn thân.  Da trẻ sơ sinh có lớp sừng mỏng, thấm mạnh dễ ngộ độc khi dùng thuốc ngoài da (tinh dầu, Ethanol, bột talc chứa hàm lượng hexaclorophen cao).
  17. 3.1.2. Niêm mạc lưỡi
  18.  Thuốc đặt dưới lưỡi hoặc giữa khoảng má và lợi sẽ tránh bị hủy bởi dịch, enzym tiêu hóa, tránh được sự chuyển hóa thuốc ở gan.  Hệ thống mao mạch dày đặt, thuốc hấp thu nhanh  Thuốc thường dùng thường đường này là Barbiturat, các Ester của acid nitric, Isoprenalin, Adrenalin, Hormon steroid, Nifedipin, các Heparinoid chống đông máu.
  19. 3.1.3. Dạ dày
  20. Dịch vị dạ dày rất acid (pH = 1,2 – 3,5); nói chung ở dạ dày, thuốc có bản chất acid yếu không ion hóa dễ hấp thu (Salicylat, Phenylbutazon, Barbiturat..), các thuốc base yếu (Quinin, Morphin, Ephedrin..) dễ phân ly ở dạ dày nên khó hấp thu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1