intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bài 3: Bệnh học hệ tiêu hóa

Chia sẻ: Nguyễn Đình Trọng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

126
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi hoàn thành Bài giảng "Bài 3: Bệnh học hệ tiêu hóa" người học sẽ nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, biến chứng, cách điều trị và dự phòng một số bệnh tiêu hóa thường gặp; trình bày được chức năng sinh lý của gan, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cách điều trị và dự phòng một số bệnh gan mật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bài 3: Bệnh học hệ tiêu hóa

  1. Bài 3. BỆNH HỌC HỆ TIÊU HÓA Mục tiêu 1. Nêu được nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng chính, biến chứng, cách điều trị và dự phòng một  số bệnh tiêu hóa thường gặp 2. Trình bày được chức năng sinh lý của gan, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cách điều trị và  dự phòng một số bệnh gan mật. Nội dung I. BỆNH LOÉT DẠ DÀY – HÀNH TÁ TRÀNG 1. Đại cương Loét dạ dày – hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ,  thường gặp ở lứa tuổi trung niên (từ 30­50 tuổi) Nguyên nhân do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (lớp chất nhầy, tế bào mô  dạ dày và sự tuần hoàn của niêm mạch dạ dày) với các yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày (HCl, một  số thuốc aspirin, corticoid, yếu tố thần kinh), xoắn khuẩn gram âm Helicobacter pylori 2. Triệu chứng lâm sàng Hội chứng dạ dày – tá tràng: đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, có khi trội lên thành cơn đau có tính chu  kỳ. Cơn đau có liên quan đến bữa ăn. Đau sau ăn no thường là loét dạ dày. Đau lúc đói là loét tá  tràng. Bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có khi nôn hoặc buồn nôn. 3. Biến chứng: có 4 biến chứng thường xảy ra 3.1. Xuất huyết dạ dày: Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân đi cầu ra phân đen Trong trường hợp nặng, bệnh nhân vừa đi cầu ra phân đen, vừa nôn ra máu kèm theo dấu hiệu trụy  tim mạch như mạch nhanh, huyết áp tụt, da tái nhợt 3.2. Thủng dạ dày: bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị đột ngột, bụng co cứng. 3.3. Hẹp môn vị: bệnh nhân biểu hiện ăn uống khó tiêu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn của ngày hôm  trước. Do nôn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân kiệt sức, gầy (thường là hậu quả của loét tá tràng). 3.4. Ung thư tiêu hóa: đây là biến chứng nguy hiểm dễ tử vong. Những vết loét ở bờ cong nhỏ của  dạ dày dễ tiến triển thành ung thư (thường là hậu quả của loét dạ dày) 4. Điều trị 4.1. Chế độ sinh hoạt ­ Bệnh nhân cần được ăn các chất dễ tiêu, chia làm nhiều bữa ăn trong ngày. ­ Tránh các chất kích thích như rượu, chè, thuốc lá, cà phê… ­ Tránh căng thẳng thần kinh. 4.2. Điều trị nội khoa
  2. ­ Thuốc làm giảm co thắt và giảm đau: + Atropin 1/4mg, tiêm dưới da 1­2 ống/ngày + No­spa: 0,04g, uống 2­4 viên trong ngày khi đau ­ Thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng: + Alusi uống 2­3 gói/ngày + Maalox + Phosphalugel + Vitamin B1, B6, PP có tác dụng bảo vệ, điều hòa độ acid và giúp cơ thể hấp thu nhanh các  chất dinh dưỡng. ­ Các thuốc chống bài tiết: + Cimetidin uống 800mg/ngày từ 4­6 tuần. + Famotidin uống 60­120mg/ngày x 4 tuần. + Hiện nay có rất nhiều biệt dược phối hợp nhiều tác dụng như Omeprazol, Pantoprazol… rất  thuận tiện cho bệnh nhân. ­ Thuốc diệt vi khuẩn + Amoxicillin 0,25 mg x 4­6 viên/ngày uống trong 10 ngày. + Metronidazol (Klion) 0.25 mg x 4­6 viên/ngày, uống trong 10 ngày. ­ Ngoài ra còn dùng thuốc an thần như meprobamat, seduxen… ­ Đông y có thể dùng cao da cầm uống 30 ml  x 3 lần/ngày hoặc mật ong kết hợp với bột nghệ 4.3. Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật cắt bỏ 1/3 hoặc 2/3 dạ dày khi: ­ Đã điều trị nội khoa thật tích cực, có hệ thống, đúng phương pháp trên 2 năm mà bệnh nhân không  đỡ ­ Có biến chứng cần phải phẫu thuật. II. BỆNH TIÊU CHẢY 1. Đại cương Tiêu chảy là hiện tượng bệnh nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần), phân lỏng, có nhiều  nước do thức ăn qua ruột quá nhanh nên nước không được hấp thu lại. Khi bị tiêu chảy, người bệnh dễ bị mất muối, nước gây rối loạn tuần hoàn, nhiễm độc thần kinh.  Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy thường gặp là: ­ Nhiễm khuẩn tại ruột: tả, lỵ, thương hàn, siêu vi khuẩn đường ruột, ký sinh trùng… ­ Nhiễm khuẩn ngoài ruột: viêm tai giữa mạn tính, viêm VA, sởi… ­ Nhiễm độc: thủy ngân, asenic, ure máu cao… ­ Dị ứng thức ăn: tôm, cua, cá… 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Tiêu chảy thường (Rối loạn tiêu hóa) Bệnh nhân đi ngoài từ 3­5 lần/ngày, phân loãng, có đau bụng ít. Không có dấu hiệu mất nước,  không có các rối loạn khác. 2.2. Tiêu chảy mất nước (Tiêu chảy nhiễm độc) 
  3. Bệnh tiến triển rất nặng, biểu hiện bằng các hội chứng sau: 2.2.1. Hội chứng tiêu hóa ­ Bệnh nhân đi ngoài rất nhiều lần/ngày, phân nhiều nước, mùi chua tanh hoặc thối khẳm, kèm theo  nhày ­ Bệnh nhân nôn ra thức ăn có khi lẫn mật ­ Bệnh nhân đau bụng quặn từng cơn. 2.2.2. Hội chứng mất nước ­ Da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô, thóp lõm (trẻ em), khát nước rất nhiều, véo da (+). 2.2.3. Hội chứng thần kinh ­ Trường hợp nhẹ: bệnh nhân lơ mơ hoặc vật vã, quấy khóc (trẻ em). ­ Trường hợp nặng: bệnh nhân co giật, có khi li bì hoặc hôn mê. Bệnh nhân thường biểu hiện sốt cao, rối loạn tim mạch và hô hấp như mạch nhanh, huyết áp hạ,  rối loạn nhịp thở. 3. Điều trị 3.1. Trường hợp tiêu chảy chưa có mất nước Cho bệnh nhân uống nước cháo muối hoặc dung dịch Oresol. Cứ sau mỗi lần đi ngoài lại cho bệnh  nhân uống từ 100 – 200 ml. Nếu sau 2 ngày không đỡ, có dấu hiệu mất nước phải chuyển đến cơ  sở y tế để điều trị 3.2. Trường hợp tiêu chảy có mất nước Trước hết cần truyền nước và các chất điện giải để khôi phục khối lượng tuần hoàn bằng các  dung dịch: glucose 5%, NaHCO3 12.5% ­ Điều trị các triệu chứng như hạ nhiệt, an thần, chống co giật… ­ Dùng kháng sinh đường ruột: biseptol. 4. Phòng bệnh ­ Ăn uống hợp vệ sinh, khoa học, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. ­ Tích cực chăm sóc, bảo vệ nguồn sữa mẹ cho trẻ còn bú mẹ ­ Diệt ruồi nhặng, xử lý tốt các nguồn phân, rác. ­ Điều trị triệt để các ổ vi khuẩn ở tai, mũi, họng… III. BỆNH TẢ 1. Đại cương Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh có khi thành những vụ đại dịch. Bệnh  do phẩy khuẩn gram âm Vibrio choleara gây nên. ­ Mầm bệnh có trong phân của bệnh nhân và cả người lành mang vi khuẩn. ­ Bệnh lây từ người này qua người khác bằng đường tiêu hóa 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thời kỳ ủ bệnh Nhanh nhất là 4 giờ, lâu nhất là 4 ngày 2.2. Thời kỳ khởi phát
  4. Thường xảy ra đột ngột, với triệu chứng nôn và tiêu chảy liên tục. Có trường hợp đi tiêu chảy vài  ngày mới chuyển sang đi tả. 2.3. Thời kỳ toàn phát ­ Tiêu chảy nhiều, liên tục, có khi hàng trăm lần/ngày, phân toàn nước trắng như nước vo gạo, có  cục trắng như hạt gạo, không có máu, không thối. ­ Kèm theo nôn nhiều nước, có khi lẫn mật ­ Do tiêu chảy và nôn nhiều nên bệnh nhân mất nước và muối, biểu hiện da khô, mắt trũng, má lõm,  toan máu, hay bị chuột rút làm bệnh nhân đau đớn cơ bắp, tay chân co cứng, hàm cứng… ­ Đái ít nước hoặc vô niệu, huyết áp hạ, chân tay lạnh, mạch nhanh, thở nhanh, với trẻ em dễ bị co  giật  tử vong cao (tới 50%) 3. Điều trị 3.1. Bù nước và các chất điện giải để chống truy tim mạch là chủ yếu Dùng dung dịch Lactat Ringer là tốt nhất, hoặc các loại huyết thanh mặn ngọt, kiềm (truyền tĩnh  mạch liên tục), kết hợp uống Oresol… 3.2. Trợ tim mạch: Long não, Ouabain… 3.3. Dùng kháng sinh đặc hiệu ­ Tetracyclin 250mg ­ Biseptol 480 mg x 6 viên/ngày ­ Ampicillin 250 mg x 6 viên/ngày 4. Phòng bệnh 4.1. Chưa có dịch ­ Vệ sinh ăn uống, quản lý phân nước thật tốt, diệt ruồi nhặng. ­ Tiêm phòng vaccin tả. 4.2. Khi có dịch ­ Điều tra ổ bệnh đầu tiên, cách ly, bao vây chặt chẽ. ­ Uống thuốc dự phòng khi vào vùng dịch: tetracyclin. ­ Tẩy uế chất nôn, phân bệnh nhân bằng nước vôi. ­ Nếu người chết, phải chôn sâu, rắt vôi bột hoặc thiêu xác. IV. BỆNH LỴ 1. Đại cương Bệnh lỵ là một bệnh truyền nhiễm dễ lây và có khi gây thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu  là do trực khuẩn Shigella và ký sinh trùng amib gây nên viêm đại tràng co thắt, tiết nhày và chảy  máu. Mầm bệnh có ở phân người bệnh và cả người lành mang khuẩn, lây qua đường thức ăn và nước  uống. Bệnh lỵ trực khuẩn và lỵ amib có một số triệu chứng giống nhau và một số triệu chứng khác nhau  cần phân biệt rõ để điều trị đúng nguyên nhân. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Những triệu chứng chung (còn gọi là hội chứng lỵ)
  5. ­ Bệnh nhân đau quặn bụng từng cơn. ­ Mót rặn nhiều lần ­ Ỉa phân có máu lẫn nhày 2.2. Những triệu chứng khác nhau Lỵ trực khuẩn Lỵ amib Có hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao, môi khô,  Thường không sốt, thể trạng ít ảnh hưởng lưỡi dơ, thiểu niệu, mạch nhanh. Đau bụng, mót rặn nhiều lần, liên miên hàng  Đau bụng mót rặn ít (vài lần/24 giờ) chục lần (20­60 lần/24 giờ) Phân có nhiều máu, nhày, có khi toàn máu hoặc  Phân có nước lẫn máu với nhày, lượng phân  nhày, lượng phân ít. nhiều hơn Hay phát thành dịch Ít khi thành dịch Ít khi chuyển thành mạn tính, ít biến chứng Để lại di chứng mạn tính hoặc có biến  chứng: Viêm ruột mạn, Abces gan, trĩ… 3. Điều trị 3.1. Điều trị chung ­ Bù nước và điện giải bằng cách cho uống Oresol hoặc cho nước cháo muối. Nếu mất nước nặng  phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch ­ Cho ăn nhẹ, ăn lỏng, giàu chất dinh dưỡng 3.2. Điều trị lỵ trực khuẩn ­ Cotrimoxazol (Bactrim) 480 mg x 2­3 viên/ngày, uống với nhiều nước ­ Ampicillin uống 1­2 g/ngày hoặc Tetracyclin uống 1­2 g/ngày ­ Có thể kết hợp uống Berberin 10­20 viên/ngày chia làm nhiều lần. ­ Đông y: dùng lá mơ với trứng gà, cỏ sữa, vỏ lựu 3.3. Điều trị lỵ amib ­ Emetin 0,04 g x 1­2 ống/ngày, tiêm bắp sâu. Tổng liều 1mg/kg cân nặng/ 1 đợt điều trị chia ra trong  7 ngày. Nên phối hợp với vitamin B1 và Strichnin. ­ Metronidazol (Flagyl, Klion) 250 mg x 1­2 viên/ngày x 7 ngày, uống trong bữa ăn. ­ Đông y: dùng mộc hoa trắng, nha đảm tử 4. Phòng bệnh ­ Quản lý tốt phân, nước, rác, không phóng uế bừa bãi ­ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: xử lý phân bằng hố xí 2 ngăn, hố xí tự hoại. ­ Vệ sinh ăn uống, bảo vệ nguồn nước, ăn uống hợp vệ sinh. ­ Điều trị tích cực sau khi bị lỵ cấp tính. V. BỆNH GIUN SÁN 1. Đại cương
  6. Bệnh giun sán là bệnh phổ biến ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm và vệ sinh kém. Tỷ lệ mắc bệnh  giun sán ở nước ta rất cao (từ 70­90% số dân), một người có thể mắc 2­3 loại giun khác nhau. Với đặc điểm của bệnh là gây tác hại âm thầm, ít rầm rộ nên công tác phòng và điều trị gặp nhiều  khó khăn. 2. Một số bệnh giun sán thường gặp 2.1. Bệnh giun đũa ­ Giun đũa ký sinh ở ruột non, chiếm chất dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời gây rối loạn tiêu hóa,  viêm ruột, tắc ruột, abces gan… ­ Triệu chứng: bệnh nhân biểu hiện buồn nôn, nôn, ăn chậm tiêu, đau bụng lâm râm vùng quanh  rốn, ứa nước dãi và gầy. Có thể nôn hoặc đi ngoài ra giun. ­ Điều trị: + Dùng Mebendazol (Vermox): viên 100 mg x 2 lần/ngày x 3 ngày + Có thể dùng Piperazin    3 g/ngày x 3 ngày/liều đối với người lớn.     0,2 g/tuổi/ngày x 3 ngày/liều đối với trẻ em. 2.2. Bệnh giun móc ­ Giun móc ký sinh ở tá tràng, hút máu đồng thời tiết ra chất chống đông máu, chất ức chế cơ quan  tạo máu. ­ Triệu chứng: bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị, kèm theo rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, da xanh,  niêm mạc nhợt nhạt. ­ Điều trị: + Dùng Mebendazol (giống như điều trị giun đũa) + Tetrachloetylen 3 ml. Cứ 15 phút uống 1 ml, sau lần uống cuối cùng uống thuốc tẩy muối  Na2SO4 15g. + Cần thiết phải bổ sung thêm viêm sắt để giúp cơ thể tổng hợp hồng cầu. 2.3. Bệnh giun kim ­ Giun kim thường ký sinh ở cuối ruột non, đầu ruột già, hút chất dinh dưỡng. ­ Triệu chứng: bệnh nhân đau bụng vùng quanh rốn, cơ thể xanh xao, trẻ em hay bị ngứa hậu môn,  ngủ hay nghiến răng, giật mình. ­ Điều trị: + Dùng Piperazin 0,2 g/tuổi/ngày x 5 ngày liên tục + Vermox giống như điều trị giun đũa + Vệ sinh hậu môn hằng ngày bằng cách rửa xà phòng để tránh tái nhiễm. 2.4. Bệnh sán lá gan ­ Sán lá gan hình dạng giống cái lá, màu nâu nhạt. Sán lá gan ký sinh ở gan, đường dẫn mật nên dễ  gây viêm tắc mật và xơ gan ­ Triệu chứng: bệnh nhân bị đau bụng vùng gan, sốt kéo dài hàng tháng, cơ thể gầy xanh. Cần phải  xét nghiệm phân tìm trứng sán để chẩn đoán. ­ Điều trị: rất khó khăn, phải kiên trì lâu dài. Dùng Chloroquin 0,4 mg/kg/ngày x 40 ngày hoặc dùng các thuốc như Metronidazol, Emetin. 2.5. Bệnh sán dây
  7. ­ Sán dây là loại sán dài tới vài mét, có nhiều đốt. Sán dây bám vào ruột non bằng mồm ngoặm đồng  thời hút chất dinh dưỡng. Có 2 loại sán dây là sán bò và sán lợn. Ấu trùng sán dây có thể xâm nhập  vào cơ, não, mắt… ­ Triệu chứng: bệnh nhân hay bị đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, kèm theo đầy hơi và táo  bón. Cần xét nghiệm phân tìm đốt sán và trứng sán để chẩn đoán. ­ Điều trị:  Quinacrin uống 1 lần từ 0,8­1,2 g Dùng hạt bí ngô 200 g, nghiền nhỏ trộn với đường, ăn vào sáng sớm, lúc đói. 3. Phòng bệnh giun sán ­ Thực hiện ăn sạch, uống sạch, uống nước chín, không ăn rau sống, gỏi cá, tôm, cua, thịt tái… ­ Vệ sinh môi trường thật tốt, đặc biệt cần xử lý phân bằng hố xí 2 ngăn, hố xí tự hoại. ­ Thực hiện uống thuốc diệt giun thường kỳ 6 tháng 1 lần. VI. VIÊM RUỘT THỪA CẤP 1. Đại cương Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dài từ 5­6 cm, nằm ở góc hồi manh tràng. Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu hay gặp nhất trong các bệnh lý ngoại khoa về bụng. Đây là  bệnh cần phải chẩn đoán và xử trí sớm để tránh những biến chứng có thể gây tử vong. 2. Triệu chứng lâm sàng ­ Đau bụng: lúc đầu đau ở vùng thượng vị, sau đó cơn đau lan xuống hố chậu phải. ­ Bệnh nhân thường sốt từ 38­390C. Bên cạnh sốt, bệnh nhân còn có dấu hiệu nhiễm khuẩn như  môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt nhiễm trùng, nhiễm độc, thiểu niệu… ­ Bệnh nhân nôn. ­ Trong trường hợp nặng, có thể tiêu chảy ­ Khám bụng: ấn vào điểm ruột thừa (Mac Burney), bệnh nhân đau chói. 3. Tiến triển và biến chứng Nếu không xử lý kịp thời, viêm ruột thừa cấp có thể gây ra những biến chứng: 3.1. Tạo đám quánh ruột thừa Khi ruột thừa bị viêm, các tạng lân cận đến bao bọc quanh ruột thừa. Bệnh nhân biểu hiện giảm  sốt, giảm đau. Vùng hố chậu phải có một đám cứng như mo cau, ranh giới không rõ rệt. Trường  hợp này không mổ, chờ 6 tháng sau sẽ mổ để lấy ruột thừa ra. 3.2. Abces ruột thừa Do ruột thừa viêm mủ, vỡ ra được các tổ chức đến giới hạn lại, tạo nên ổ abces. Bệnh nhân biểu  hiện đau tăng dần lên, sốt cao liên tục, cơ thể suy nhược. Vùng hố chậu phải có một khối u lồi,  mềm, ranh giới rõ rệt. Trường hợp này phải mổ để dẫn lưu mủ. 3.3. Viêm phúc mạc (màng bụng) do thủng ruột thừa Đây là biến chứng rất nặng. Bệnh nhân biểu hiện sốt cao, toàn thân suy sụp nhanh, có dấu hiệu  nhiễm khuẩn nặng. Bệnh nhân đau khắp bụng, bụng co cứng, nôn liên tục và bí trung, đại tiện.  Trường hợp này cần phải mổ sớm và dùng kháng sinh liều cao.
  8. 4. Điều trị Cách duy nhất là cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt. Tốt nhất là mổ trước 6 giờ. VII. BỆNH VIÊM GAN VIRUS 1. Đại cương Viêm gan virus là bệnh gây tổn thương nhu mô gan do virus gây nên. Có nhiều loại virus gây nên  bệnh như virus A, B, C, D, E. Ở Việt Nam có 2 loại virus A, B hay gặp hơn cả. ­ Bệnh viêm gan do virus A lây theo đường tiêu hóa, gọi là bệnh Borkin ­ Bệnh viêm gan do virus B lây theo đường tiêm truyền gọi là viêm gan huyết thanh.  Tuy khác nhau về nguyên nhân sinh bệnh nhưng diễn biến lâm sàng gần giống nhau. 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Thời kỳ ủ bệnh ­ Viêm gan virus A: thời gian từ 20­40 ngày ­ Viêm gan virus B: thời gian từ 60­120 ngày 2.2. Thời kỳ khởi phát: (còn gọi là thời kỳ tiền vàng da), thường từ 3­5 ngày. Bệnh nhân có biểu  hiện ­ Sốt: thường sốt nhẹ hoặc không sốt ­ Rối loạn tiêu hóa như chán ăn, tiêu chảy hay táo bón, đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn ­ Mệt nhọc, bơ phờ 2.3. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ vàng da) ­ Vàng da xuất hiện khi hết sốt, vàng da toàn thân, kèm theo vàng mắt. ­ Bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu màu vàng sậm. Có trường hợp đại tiện phân trắng như phân cò. ­ Gan lách to, có khi ngứa toàn thân do nhiễm độc muối mật Thời kỳ này thường kéo dài từ 5­7 ngày, cũng có khi tới 2­3 tuần 2.4. Thời kỳ lui bệnh ­ Bệnh thuyên giảm dần, bệnh nhân đi tiểu nhiều, vàng da, vàng mắt giảm nhưng còn mệt mỏi kéo  dài ­ Một số trường hợp trước khi lui bệnh có cơn kịch biến. Trong cơn, tất cả các triệu chứng đều  tăng rồi mới giảm. 3. Di chứng ­ Vàng da tái phát: vàng da xuất hiện phải tháng hoặc vài năm sau lần viêm đầu tiên. ­ Phản ứng túi mật: bệnh nhân đau vùng gan, buồn nôn hay nôn ra mật, nhức đầu, chóng mặt. ­ Xơ gan là di chứng gặp do nhiễm virus viêm gan B. 4. Điều trị 4.1. Chế độ sinh hoạt ­ Bệnh nhân nghỉ ngơi tuyệt đối từ khi phát bệnh cho đến khi các xét nghiệm trở lại bình thường. 4.2. Chế độ ăn uống ­ Ăn uống nhiều nước hoa quả, đảm bảo chất lượng đường, đạm, giảm mỡ. 4.3. Thuốc điều trị
  9. ­ Chống viêm: thường dùng corticoid: Prednisolon 25 mg/ngày, sau giảm liều dần, mỗi đợt từ 15­20  ngày ­ Các loại vitamin nhóm B, vitamin nhóm C. ­ Các acid amin cần thiết: methionin, cholin... ­ Trường hợp nặng phải truyền máu, huyết thanh. ­ Khi cần thiết có thể dùng kháng sinh như: Tetracyclin, Ampicillin… ­ Khi ổn định dùng thêm các loại dược liệu như thuốc lợi mật, lợi tiểu: nhân trần, rau má… 5. Phòng bệnh ­ Cách ly sớm và điều trị tích cực cho người bệnh ­ Phải tiệt trùng kỹ dụng cụ tiêm truyền trước khi sử dụng ­ Xử lý tốt chất thải của người bệnh như chất nôn, phân… ­ Xử lý phân, nước, rác hợp vệ sinh ­ Tiêm phòng vaccin chống viêm gan virus VIII. BỆNH XƠ GAN 1. Đại cương Xơ gan là quá trình xơ hóa làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan và chức năng gan bị suy giảm.  Nó là hậu quả cuối cùng của các bệnh về gan, mật. Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, nhưng thường gặp là: ­ Nhiễm khuẩn + Viêm gan virus B, C + Nhiễm ký sinh trùng sốt rét, sán lá gan… ­ Nhiễm độc + Nhiễm độc thuốc: INH, Methyldopa, sulphamid… + Nhiễm độc rượu do nghiện rượu + Nhiễm độc hóa chất lâu ngày: DDT, tetrachlorur carbon… ­ Rối loạn dinh dưỡng, kém hấp thu, thiếu acid amin cần cho gan như methionin, lysin… 2. Triệu chứng lâm sàng 2.1. Xơ gan giai đoạn sớm Người bệnh có thể gần như bình thường trong thời gian dài hoặc có thể biểu hiện: ­ Đau nhẹ hạ sườn phải ­ Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn khó tiêu, chướng hơi nhẹ ở bụng ­ Nhức đầu, khó ngủ. ­ Sốt nhẹ, da hơi vàng 2.2. Xơ gan giai đoạn muộn ­ Có thể vàng da, thường không vàng đậm nhưng hay kèm theo ngứa, gãi gây ra xây sát toàn thân. ­ Sức khỏe suy sụp, ăn kém, khả năng làm việc giảm. ­ Có thể xuất huyết dưới da tạo những đám thâm tím, chảy máu chân răng, chảy máu cam, chảy  máu dạ dày ruột, trĩ chảy máu…
  10. ­ Phù toàn thân, phù mềm, ấn lõm kèm theo cổ trướng (có nước trong khoang màng bụng), tĩnh  mạch nổi rõ vùng bụng trên rốn. ­ Trường hợp nặng: bệnh nhân mê sảng, vật vã, hôn mê, trụy tim mạch ­ Xét nghiệm các chức năng gan đều giảm. 3. Điều trị 3.1. Chế độ sinh hoạt ­ Nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, tránh gắng sức, tránh lạnh. ­ Ăn tăng đạm, đường, vitamin, giảm mỡ, không uống rượu 3.2. Thuốc ­ Tinh chất gan, các vitamin nhóm B, vitamin C và các acid amin như methinonin, moriamin… ­ Trường hợp nặng: truyền máu, huyết thanh. ­ Thuốc lợi tiểu: hypothiazid, furosemid. ­ Dùng Prednisolon 20­25 mg/24h x 1­2 tuần, sau đó dùng liều 5­10 mg/24h x 1 tháng 4. Phòng bệnh ­ Điều trị với các bệnh gan mật dễ dẫn đến xơ gan như viêm gan virus, sán lá gan… ­ Không uống rượu nhiều ­ Chế độ dinh dưỡng đủ đạm, đủ vitamin IX. BỆNH SỎI MẬT  1. Đại cương ­ Sỏi mật là do mật bị cô đặc lại thành cục ở đường dẫn mật. Số lượng sỏi có thể ít (1­2 sỏi to)  hoặc có thể nhiều (hàng trăm sỏi nhỏ), có khi chỉ là sỏi bùn. ­ Sỏi có thể ở trong gan, ở túi mật, ống túi mật, ống mật chủ. Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn năm từ 3­4  lần. 2. Triệu chứng lâm sàng ­ Cơn đau bụng gan Bệnh nhân thường đau đột ngột, dữ dội ở vùng gan (hạ sườn phải) lan lên vai phải hoặc bả vai, có  khi lan ra sau lưng, vã mồ hôi làm bệnh nhân phải kêu la, cơn đau kéo dài 1 vài giờ và đặc biệt đau  tăng lên sau bữa ăn nhiều mỡ. ­ Rối loạn tiêu hóa: kém ăn, chậm tiêu, bụng chướng hơi. ­ Sốt: xuất hiện sau đau 1­2 ngày, sốt nóng kèm sốt rét, có khi sốt dao động kéo dài, đau và sốt  thường đi đôi với nhau (đau nhiều thì sốt nhiều). ­ Vàng da: xuất hiện sau sốt 1­2 ngày, vàng da từ từ tăng dần, nước tiểu vàng. ­ Ngứa toàn thân: do nhiễm độc muối mật. Những triệu chứng đau hạ sườn phải, sốt, vàng da  thường biểu hiện theo một trình tự nhất định và hay tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt  tiến triển có thể vài tuần, vài tháng hoặc vài năm tùy từng người bệnh 3. Biến chứng ­ Viêm túi mật cấp tính ­ Viêm đường dẫn mật
  11. ­ Xơ gan do ứ mật 4. Điều trị 4.1. Chế độ sinh hoạt ­ Ăn giảm năng lượng, giảm mỡ động vật. ­ Nên ăn uống các loại thức ăn có tác dụng lợi mật như nghệ, nước nhân trần… 4.2. Điều trị nội khoa ­ Giảm đau bằng các loại thuốc: atropin, spasmaverin… ­ Dùng các thuốc kháng sinh như ampicillin, amoxicillin, gentamycin… ­ Thuốc làm tan sỏi: có thể dùng chenodex viên 250 mg, chelar viên 200 mg với thời gian 6 tháng liên  tục. Các thuốc làm tan sỏi chỉ dùng cho sỏi nhỏ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2