•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
BỆNH LÝ THÚ Y<br />
(Chuyên ngành Thú Y)<br />
1. Tên môn học: Bệnh Lý Thú Y<br />
Veterinary Pathology<br />
2. Số tín chỉ: 6<br />
3. Giáo viên phụ trách: TS. Nguyễn Hữu Nam.<br />
4. Mục tiêu của môn học: Mục tiêu của môn<br />
học nhằm trang bị cho học viên những nguyên lý<br />
chung nhất, phương pháp suy luận tổng hợp và khả<br />
năng vận dụng những hiểu biết đã được học trong<br />
phần kiến thức cơ bản, cơ sở… để giải thích tại sao<br />
và do đâu mà có những triệu chứng ở cơ thể bệnh,<br />
nhằm cung cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm<br />
sóc lâm sàng và điều trị bệnh.<br />
<br />
•<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
NộI DUNG<br />
Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn<br />
thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cương<br />
và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay<br />
đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế<br />
bào, mô và các cơ quan bị bệnh.<br />
Bằng cách sử dụng các kỹ nghệ phân tử, vi<br />
sinh vật học, miễn dịch học và hình thái học,<br />
bệnh lý học giải thích tại sao và do đâu mà có<br />
những triệu chứng ở cơ thể bệnh nhằm cung<br />
cấp các thông tin cơ sở cho việc chăm sóc<br />
lâm sàng và điều trị bệnh.<br />
<br />
•<br />
<br />
Theo truyền thống, nghiên cứu bệnh lý<br />
được chia thành bệnh lý học đại cương và<br />
bệnh lý học chuyên khoa.<br />
•<br />
Bệnh lý đại cương có liên quan trực tiếp với<br />
các phản ứng cơ bản của tế bào và mô với các<br />
kích thích bất thường của bệnh, đáp ứng của<br />
mô và các cơ quan.<br />
•<br />
Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ<br />
bản của quá trình bệnh là: nguyên nhân bệnh,<br />
cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế<br />
bào, mô và các cơ quan của cơ thể bệnh và<br />
hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối<br />
loạn chức năng)<br />
<br />
• - Giải phẫu bệnh lý học (Anatomical Pathology)<br />
• - Hình thái bệnh lý học (Morphological Pathology)<br />
•<br />
Chuyên nghiên cứu biến đổi về hình thái, cấu trúc<br />
của tế bào, mô và các cơ quan do bệnh tật gây nên<br />
trong cơ thể.<br />
•<br />
Bao gồm: + Bệnh lý đại thể<br />
•<br />
+ Bệnh lý vi thể<br />
•<br />
+ Bệnh lý siêu vi thể<br />
•<br />
+ Bệnh lý phân tử<br />
•<br />
Thực tế, Giải phẫu bệnh là môn chẩn đoán bệnh<br />
về mặt hình thái học.<br />
•<br />
Biến đổi bệnh lý là những khác thường về: Vị trí,<br />
hình dáng, kích thước, màu sắc, khối lượng, trạng thái<br />
và mối liên quan giữa các vùng…<br />
<br />
• SƠ LƯỢC LỊCH SỬ MÔN HỌC<br />
<br />
•<br />
<br />
• Giai đoạn 1: Bệnh lý đại thể - từ thời cổ đại;<br />
•<br />
Chủ yếu là quan sát, cảm nhận<br />
• Giai đoạn 2: Thế kỷ 17 – 19:<br />
• Kính hiển vi ra đời, thuốc nhuộm tế bào đã<br />
cho phép quan sát chi tiết tế bào và mô, Bệnh<br />
lý tế bào – Bệnh lý vi thể<br />
• Giai đoạn 3: Từ thế kỷ 20 đến nay.<br />
• Với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại như:<br />
Kính hiển vi điện tử, kính hiển vi đồng tụ laze,<br />
kỹ thuật tự chụp phóng xạ, nội soi, MRI, chụp<br />
cắt lớp, công nghệ thông tin…; Bệnh lý học<br />
phân tử ra đời<br />
<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
+ Mổ khám đại thể<br />
+ Phương pháp sinh thiết<br />
+ Phương pháp mô bệnh học<br />
+ Phương pháp thí nghiệm trên động vật<br />
Kỹ thuật mổ khám gia súc, gia cầm<br />
Phương pháp quan sát và viết biên bản mổ<br />
khám<br />
Phương pháp lấy, bảo quản gửi các mẫu vật đi<br />
xét nghiệm<br />
Phương pháp quan sát tiêu bản vi thể (mô<br />
bệnh học) Histopathology<br />
<br />
•<br />
• CÁC CHƯƠNG CỦA PHẦN BỆNH LÍ I<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
•<br />
<br />
- Giới thiệu môn học. Các khái niệm cơ bản<br />
- Rối loạn điều hoà thân nhiệt<br />
- Tổn thương cơ bản của tế bào và mộ<br />
- Tổn thương do rối loạn chuyển hoá các chất<br />
- Tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ<br />
- Viêm và tu sửa vết thương<br />
<br />
•<br />
<br />
I.KHÁI NIỆM VỀ BỆNH<br />
<br />
•<br />
<br />
Người thày thuốc muốn chữa bệnh có hiệu<br />
quả thì phải hiểu rõ đối tượng của mình tức là<br />
phải có quan niệm đúng đắn về bệnh. Vậy<br />
bệnh là gì? Câu hỏi này đã được đặt ra từ<br />
ngàn xưa, khi con người có mặt trên trái đất,<br />
nhưng câu trả lời lại luôn luôn thay đổi qua<br />
các thời đại. Nó phản ánh sự tiến bộ của khoa<br />
học và các quan điểm triết học đương thời,<br />
phản ánh trình độ hiểu biết giới tự nhiên của<br />
con người.<br />
<br />
• Nền văn minh cổ đại<br />
• Nhân loại đã trải qua những nền văn minh cổ đại phát<br />
triển khá cao, đặc biệt là về lĩnh vực y học như ở<br />
Trung Quốc, Ai cập, Ấn Độ, Hylạp - La mã.<br />
• Trong thời kỳ cổ Trung Hoa, quan điểm về vũ trụ là<br />
vạn vật đều do hai lực âm - dương và năm nguyên tố<br />
(kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ) hình thành.<br />
• Âm và Dương được coi như 2 lực đối kháng và bổ<br />
cứu cho nhau trong sự hình thành vạn vật như đực<br />
với cái, nóng với lạnh, sống với chết.<br />
• Ngũ hành tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc.<br />
Tương sinh: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh<br />
Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc.<br />
• Tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc<br />
Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ.<br />
<br />
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN<br />
<br />
• Trong quá trình phát triển của khoa học nói<br />
chung, y học và thú y học nói riêng bao giờ<br />
cũng hình thành một số khái niệm cơ bản. Đây<br />
là những vấn đề lớn, khái quát hoá các mối<br />
quan hệ giữa các hiện tượng bệnh lý, các quy<br />
luật đúc kết từ thấp đến cao.<br />
• Những khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm về<br />
bệnh, về yếu tố bệnh nguyên, về cơ chế sinh<br />
bệnh, quá trình lành bệnh, tử vong và bệnh lý<br />
miễn dịch.<br />
• Nắm vững các khái niệm cơ bản có vai trò<br />
quan trọng việc chẩn đoán và điều trị bệnh.<br />
<br />
• 1. 1. Sơ lược khái niệm về bệnh qua các<br />
thời đại<br />
• Trong thời đại nguyên thuỷ<br />
• Vào buổi sơ khai con người con hoàn toàn bất<br />
lực trước sức mạnh của thiên nhiên, mọi thứ<br />
đều ghê gớm, thần bí, với ông sấm, bà sét, ông<br />
thiện ông ác, với ma tà và quỷ dữ, với thiên<br />
đường và địa ngục. Do đó quan điểm mắc bệnh<br />
là do trời đánh, thánh vật, do quỷ tha, ma bắt.<br />
Và tất nhiên với quan điểm như vậy thì việc<br />
chữa bệnh phải cần đến thày cúng, thày phù<br />
thuỷ hoặc phải cầu xin thượng đế phù hộ.<br />
<br />
Vßng trßn ©m d¬ng<br />
<br />
Ngũ hành<br />
Mộc<br />
<br />
Thủy<br />
<br />
Hỏa<br />
<br />
Kim<br />
<br />
Thổ<br />
<br />
• Quan niệm cổ Ai cập cho rằng: sự sống là do chất<br />
"khí"(pneuma) và hô hấp là thu chất khí đó vào trong<br />
cơ thể.<br />
• Khi chất khí trong sạch thì khoẻ mạnh còn khi chất khí<br />
nhơ bẩn thì sinh ra bệnh tật.<br />
• Triết lý về sự sống thời cổ của Ấn Độ là triết lý của<br />
đạo phật và sống - chết chỉ là luân hồi, chết chỉ là<br />
một giai đoạn của sống,<br />
• Cơ thể vật chất vô tri vô giác mà trong đó linh hồn vận<br />
động, đảm bảo sự thống nhất các bộ phận của cơ thể,<br />
sự lành mạnh bình thường của các chức phận.<br />
• Khi linh hồn rời cơ thể để sang một thế giới khác thì<br />
đó là sự chết. Vậy bệnh chính là sự đấu tranh của linh<br />
hồn nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.<br />
<br />
Thời kỳ trung cổ - Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ<br />
12, khoa học nói chung hầu như không phát<br />
triển.<br />
Đó là một thời kỳ trì trệ, tôn giáo và phong<br />
kiến đã kìm hãm mọi phát triển khoa học.<br />
Y học nằm trong tay các thày dòng, cha cố,…<br />
Nhà thờ thiên chúa giáo cho rằng bệnh tật là<br />
sự trừng phạt của đấng tối cao đối với những<br />
tội lỗi mà con người và chúng sinh đã mắc<br />
phải, muốn khỏi bệnh thì phải cầu nguyện cho<br />
đức chúa buông tha.<br />
<br />
• Trong vũ trụ và vạn vật, mọi trạng thái đều phụ<br />
thuộc vào tình trạng cân bằng giữa hai lực Âm Dương và ngũ hành, khi có rối loạn cân bằng<br />
Âm - Dương hoặc có thay đổi trong quy luật<br />
tương sinh, tương khắc của ngũ hành sẽ sinh<br />
ra bệnh tật. Chính vì vậy các thuật ngữ âm<br />
thịnh dương suy, chân thuỷ, chân hoả, thể hàn<br />
thể nhiệt thường được dùng trong y học cổ đại.<br />
• Về mặt triết lý thì khoẻ mạnh là nhờ tình trạng<br />
cân bằng hoà hợp của vật chất trong cơ thể<br />
nên quan điểm này cũng phù hợp với quan<br />
điểm duy vật biện chứng, tuy còn thô sơ song<br />
quan điểm cổ đại này cũng rất tiến bộ và y học<br />
cổ truyền cũng đã tích luỹ được nhiều kinh<br />
nghiệm chữa bệnh quý báu.<br />
<br />
Nền văn minh Hy lạp - La mã cổ cũng có nhiều<br />
nhà bác học nổi tiếng trong lĩnh vực y học.<br />
Hypocratus (460 - 377 tr.cn) xây dựng thuyết<br />
thể dịch cho rằng chức năng của cơ thể do<br />
hoạt động cân bằng của 4 loại dịch là:<br />
Đỏ là máu của tim tiết ra - biểu hiện tính nóng;<br />
Đen do máu của lách - biểu hiện tính ẩm;<br />
Vàng là Mật ở gan - biểu hiện tính khô;<br />
Trắng là dịch ở não - biểu hiện tính lạnh.<br />
Từ đó rút ra nguyên lý điều trị bệnh là phục hồi<br />
lại sự cân bằng nhờ các toa thuốc mát hay<br />
thuốc nóng.<br />
Đây chính là những cơ sở lâm sàng đầu tiên<br />
trong y học.<br />
<br />
• Thời kỳ phục hưng: Cuối thời kỳ trung cổ<br />
nhiều nhà khoa học đã dũng cảm NCKH nên Y<br />
học có nhiều tiến bộ vượt bậc.<br />
• Năm 1543 Andre Vesale, người Bỉ đã xuất bản<br />
quyển sách " Cấu trúc cơ thể người“ - đặt nền<br />
móng cho các môn hình thái học.<br />
• Năm 1616, William Harvey đã phát minh ra<br />
tuần hoàn của máu.<br />
• Harvey cho rằng cơ thể bị bệnh là khi bộ máy<br />
sinh vật bị hư hỏng giống như máy hết nhiên<br />
liệu hoặc các bánh răng mòn, gãy…<br />
• Sylvius nghiên cứu các dịch lại cho rằng bệnh<br />
tật là do rối loạn hoá học trong cơ thể.<br />
<br />
• Đến thế kỷ 18 - 19: Kính hiển vi đã ra đời và<br />
<br />
ngày càng hoàn thiện, thuốc nhuộm TB cũng<br />
được sử dụng rộng rãi trong NC hình thái vi<br />
thể, do đó nảy nở khái niệm giải phẫu cục bộ<br />
về bệnh, NC về bệnh cảnh lâm sàng được so<br />
sánh với tổn thương thấy được khi mổ khám<br />
xác chết.<br />
• Wirchov đã cho rằng nguyên nhân của bệnh là<br />
do TTTB: bệnh sẽ chỉ xuất hiện tại các chỗ mà<br />
tác nhân gây bệnh làm TTTB, theo ông thì<br />
không phải toàn bộ cơ thể phản ứng với các<br />
yếu tố gây bệnh mà chỉ cục bộ các nhóm TB<br />
tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Quan niệm<br />
này coi cơ thể đa bào chỉ là sự liên kết đơn<br />
thuần chứ không phải là một khối thống nhất<br />
toàn vẹn.<br />
<br />
• Clot Becna (1865) nêu lên mối quan hệ khăng<br />
khít giữa nội môi và ngoại môi.<br />
• Ngoại môi luôn luôn thay đổi nên để giữ cho<br />
nội môi không thay đổi, cơ thể sống phải có<br />
hàng loạt các chức năng bảo vệ và điều hoà,<br />
bệnh và chết chỉ là sự tan vỡ hoặc rối loạn cơ<br />
chế điều hoà đó.<br />
• Đến nửa sau của thế kỷ 19, nhờ những đóng<br />
góp to lớn của Pasteur (1821- 1895), Koch<br />
(1843 - 1900), Metnhicop, Eclich (1854 - 1915),<br />
tìm ra vai trò gây bệnh của nhiều loại vi sinh<br />
vật.<br />
<br />
• Đến thể kỷ 20 - Thế kỷ của điện tử và cũng là thế kỷ<br />
của sinh học, các ngành sinh học phát triển mạnh mẽ<br />
như: di truyền học, MD học, sinh học phân tử... nên<br />
cũng có rất nhiều khái niệm về bệnh.<br />
• Pavlov đưa ra học thuyết TK của bệnh.<br />
• Nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất, hoạt<br />
động của TK cao cấp đóng vai trò quyết định khả<br />
năng thích ứng của cơ thể (tức nội môi) đối với những<br />
thay đổi của bên ngoài.<br />
• Theo Pavlov: trong mỗi bệnh luôn luôn có hai quá<br />
trình tồn tại song song, quá trình bảo vệ sinh lý và quá<br />
trình huỷ hoại bệnh lý.<br />
• " Bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ TK; rối<br />
loạn tương quan giữa các khu vực khác nhau của hệ<br />
TK.", quan niệm này quá nhấn mạnh vai trò của<br />
TKTW.<br />
<br />
Hans Selye cho rằng bệnh là sự rối loạn khả năng<br />
thích nghi.<br />
Trong khi nghiên cứu phản ứng không đặc hiệu của<br />
cơ thể chống lại các tác nhân stress bên ngoài, Selye<br />
nhận thấy: bao giờ cơ thể cũng đáp ứng bằng sự thay<br />
đổi hoạt động của hệ nội tiết: - thần kinh hạ não thượng thận; kết quả là có sự đối kháng giữa 2 loại<br />
hormon corticoit, loại thứ nhất tiết ra nhằm dồn<br />
nguyên liệu trong cơ thể tới chỗ bị đe doạ, nó ức chế<br />
quá trình viêm và quá trình phát triển tổ chức xơ, còn<br />
loại thứ hai có tác dụng làm vết thương mau lành<br />
bằng cách tăng sinh chất keo và phát triển TCLK.<br />
Hai hệ thống này hoạt động cân bằng nhau nhằm bảo<br />
vệ cơ thể, khi mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh - dạng<br />
bệnh thích nghi.<br />
<br />
Mỗi quan điểm chỉ giải thích được cơ chế sinh<br />
bệnh của một nhóm bệnh mà thôi.<br />
Từ những quan niệm như vậy về sinh vật,<br />
chúng ta có thể nêu lên một khái niệm về bệnh<br />
một cách tương đối như sau:<br />
" Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của<br />
cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây<br />
bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh<br />
phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và<br />
hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả<br />
năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh"<br />
<br />
• 1.2. Những điều cần chú trọng trong khái niệm về<br />
bệnh<br />
Bệnh có TC một cân bằng mới kém bền vững<br />
• Cơ thể sống là một cân bằng động. Khi có yếu tố gây<br />
bệnh tác động vào cơ thể thì cân bằng bị phá vỡ,<br />
nhưng lập tức cơ thể đó có phản ứng bảo vệ, sẽ có<br />
những hoạt động nhằm khôi phục tình trạng cân bằng<br />
bị nhiễu loạn bởi yếu tố ấy.<br />
• Chính cuộc đấu tranh này tạo ra một cân bằng mới (vì<br />
có thêm yếu tố bệnh lý, phản ứng bảo vệ và các sản<br />
phẩm của chúng), nhưng cân bằng mới này không<br />
kéo dài, thường có xu hướng phục hồi về cân bằng cũ<br />
tức là lành bệnh, khi không thể phục hồi được thì tiến<br />
triển càng bất lợi cho cơ thể, vượt quá khả năng bảo<br />
vệ của cơ thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là tính kém<br />
bền vững của cân bằng mới.<br />
• Như vậy: sống và chết; lành và bệnh là hai mặt của<br />
hiện tượng sinh học.<br />
<br />
• Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể<br />
Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại<br />
đòi hỏi một tình trạng hằng định tương đối thì cơ thể<br />
luôn luôn phải tìm cách thích ứng với biến đổi của<br />
ngoại cảnh.<br />
Trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường bên<br />
ngoài, cơ thể phải vận dụng những cơ chế thích ứng<br />
mạnh mẽ, thậm chí có thể dẫn đến một tình trạng<br />
bệnh lý mà Selye đã coi như “bệnh thích nghi”.<br />
• Khi yếu tố gây bệnh tạo nên tình trạng bệnh lý, khả<br />
năng thích nghi của cơ thể sống vẫn còn nhưng đã bị<br />
hạn chế, Thí dụ khi sốt, khả năng điều hoà nhiệt của<br />
cơ thể vẫn còn nhưng rất hạn chế chứ không thể như<br />
cơ thể khoẻ mạnh.<br />
• Trong công tác điều trị người thày thuốc phải tìm cách<br />
phát huy tối đa khả năng thích nghi của cơ thể để<br />
mang lại hiệu quả điều trị cao.<br />
<br />
•<br />
<br />
II. KHÁI NIỆM VỀ NGUYªN NHÂN BỆNH<br />
<br />
•<br />
<br />
Nguyên nhân bệnh học là môn khoa học<br />
nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh và điều<br />
kiện phát sinh ra bệnh.<br />
Việc nghiên cứu nguyên nhân bệnh có ý<br />
nghĩa rất lớn trong công tác phòng trị bệnh<br />
cho gia súc, gia cầm. Vì có nắm được nguyên<br />
nhân bệnh thì mới định ra được phương pháp<br />
điều trị bệnh chính xác và có biện pháp hữu<br />
hiệu ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng vào<br />
cơ thể.<br />
2.1. Một số quan niệm sai lầm về nguyªn<br />
nh©n bệnh học<br />
<br />
•<br />
<br />
•<br />
<br />
• Thuyết nguyên nhân đơn thuần cho rằng VK là<br />
nguyên nhân của mọi bệnh, cứ có VK là có<br />
bệnh, với thái độ cực đoan quá nhấn mạnh đến<br />
vai trò gây bệnh của VK, thuyết này đã bỏ qua<br />
vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố khác trong<br />
quá trình phát sinh bệnh, cũng không quan tâm<br />
đến cơ chế bảo vệ của cơ thể.<br />
• Trong thực tế hiện nay nhiều bệnh không phải<br />
do VK gây ra và thực nghiệm khi tiêm VK vào<br />
cơ thể cũng không gây được bệnh.<br />
• Thuyết điều kiện đơn thuần cho rằng bệnh tật là<br />
do kết quả tác động tổng hợp của một số điều<br />
kiện và những điều kiện đó có thể gây bệnh mà<br />
không cần nguyên nhân bệnh đặc hiệu.<br />
<br />
Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vì các điều<br />
kiện chỉ làm cho các quá trình phát sinh bệnh<br />
dễ dàng hơn chứ không thể thay thế được<br />
nguyên nhân bệnh.<br />
Học thuyết này mang tính tiêu cực, gây trở ngại<br />
cho công tác phòng trị bệnh.<br />
Thuyết thể tạng cho rằng nguyên nhân bệnh<br />
không phải từ bên ngoài tới mà là do đặc điểm<br />
của cơ thể, do thể tạng của con vật.<br />
Đây là quan niệm của thuyết di truyền máy<br />
móc, nó không đề cập tới các yếu tố ngoại<br />
cảnh, như vậy nó chống lại khâu vệ sinh phòng<br />
bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tật.<br />
<br />
• 2.2. Quan niệm khoa học về nguyªn nh©n<br />
bệnh học<br />
Quan niệm đúng đắn về nguyên nhân bệnh học<br />
phải nêu lên được mối liên hệ chặt chẽ giữa<br />
nguyên nhân bệnh và điều kiện gây bệnh.<br />
• Nguyên nhân bệnh có vai trò quyết định còn<br />
điều kiện thì phát huy tác dụng của nguyên<br />
nhân bệnh.<br />
• Nguyên nhân bệnh là yếu tố có hại, khi tác<br />
động lên cơ thể sẽ quyết định bệnh phát sinh<br />
và các đặc điểm phát triển của bệnh.<br />
• Tuy nhiên yếu tố gây bệnh phải đạt tới một<br />
cường độ nhất định (độc lực, liều lượng...) mới<br />
gây bệnh được.<br />
<br />
• Như vậy, khi có nguyên nhân bệnh thì bệnh sẽ<br />
phát ra trong những điều kiện nhất định; ngược<br />
lại, nếu có đầy đủ các điều kiện mà không có<br />
nguyên nhân bệnh thì bệnh cũng không thể<br />
phát ra được.<br />
• Trong những điều kiện nhất định thì nguyên<br />
nhân bệnh có thể trở thành điều kiện gây bệnh.<br />
Thí dụ: nuôi dưỡng kém là nguyên nhân của<br />
bệnh suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin là nguyên<br />
nhân của bệnh thiếu Vitamin, nhưng nó lại là<br />
điều kiện để con vật bị nhiễm khuẩn, là điều<br />
kiện của các bệnh truyền nhiễm.<br />
<br />