intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán, điều trị động kinh - ThS. BS Phạm Thành Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chẩn đoán, điều trị động kinh gồm có những mục tiêu: Nhận biết cơn động kinh; phân biệt khái niệm cơn động kinh, động kinh, hội chứng động kinh; cách phân loại cơn động kinh, động kinh, hội chứng động kinh; nguyên tắc điều trị; lựa chọn thuốc động kinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán, điều trị động kinh - ThS. BS Phạm Thành Trung

  1. Ths.BS Phạm Thành Trung Bộ môn Thần kinh – ĐHYD Tp Hồ Chí Minh
  2.  Nhận biết cơn động kinh  Phân biệt khái niệm cơn động kinh, động kinh, hội chứng động kinh  Cách phân loại cơn động kinh, động kinh, hội chứng động kinh  Nguyên tắc điều trị  Lựa chọn thuốc động kinh
  3.  Cơn động kinh (seizure): biểu hiện nhất thời các triệu chứng cơ năng hay thực thể do hoạt động quá mức bất thường hay đồng bộ bất thường các tín hiệu thần kinh ở não. Video 0, video 1
  4.  Chẩn đoán cơn động kinh: lâm sàng và điện não • Lâm sàng: oCơn xuất hiện đột ngột oCơn lặp lại giống nhau, tính định hình. oCác biểu hiện phù hợp với một loại cơn ĐK nhất định. oBiểu hiện khác: rối loạn ý thức, cắn phải lưỡi, tiêu tiểu không tự chủ, liệt sau cơn. • Điện não: oTrong cơn: sóng ĐK điển hình oNgoài cơn: có thể không có sóng ĐK điển hình; hay bình thường. Video 2, video 3
  5.  Chẩn đoán phân biệt cơn ĐK • Ngất • Đau nửa đầu • Cơn thoáng thiếu máu não • Rối loạn vận động • Rối loạn giấc ngủ • Rối loạn chuyển hóa, độc chất • Rối loạn tâm thần
  6.  Liên hội Quốc tế chống Động kinh (International League Against Epilepsy – ILAE)  Gồm: • Cơn động kinh cục bộ • Cơn động kinh toàn thể • Cơn động kinh không phân loại
  7.  Cơn động kinh cục bộ • Cơn cục bộ đơn giản  Với dấu hiệu vận động  Với dấu hiệu cảm giác  Với dấu hiệu hoặc triệu chứng thực vật  Với dấu hiệu tâm thần • Cơn động kinh cục bộ phức tạp  Khởi phát với cơn cục bộ đơn giản, tiếp theo là rối loạn ý thức  Bắt đầu với rối loạn ý thức ngay từ khi khởi phát Video 4
  8.  Cơn động kinh cục bộ • Cơn động kinh cục bộ toàn thể hóa thứ phát  Cơn ĐK cục bộ đơn giản → toàn thể hóa  Cơn ĐK cục bộ phức tạp → toàn thể hóa  Cơn ĐK cục bộ đơn giản→ phức tạp → toàn thể hóa Video 1
  9.  Cơn động kinh toàn thể • Cơn kiểu vắng ý thức ▪ Cơn vắng ý thức điển hình o Rối loạn ý thức đơn thuần. o Kèm theo yếu tố giật cơ (clonic) o Kèm theo yếu tố mất trương lực (atonic) o Kèm theo yếu tố tăng trương lực (tonic) o Kèm theo biểu hiện tự động. o Kèm theo yếu tố thực vật. ▪ Cơn vắng ý thức không điển hình có thể có: o Biến đổi trương lực nặng hơn cơn vắng ý thức điển hình. o Khởi phát và/ hoặc kết thúc ít đột ngột. • Cơn giật cơ (myoclonic). • Cơn co giật (clonic). • Cơn co cứng (tonic). • Cơn co cứng – co giật (tonic - clonic). • Cơn mất trương lực (atonic).
  10.  Cơn động kinh không phân loại
  11.  Động kinh (epilepsy): tình trạng rối loạn não được đặc trưng bởi các cơn động kinh tái phát và ảnh hưởng đến sinh học thần kinh, nhận thức, tâm lý và xã hội của bệnh nhân.
  12.  Chẩn đoán động kinh (định nghĩa năm 2014) • Có ít nhất hai cơn động kinh tự phát (hay phản xạ) cách nhau trên 24 giờ • Một cơn động kinh tự phát (hay phản xạ) và khả năng xuất hiện một cơn động kinh tiếp theo, trong 10 năm kế tiếp, tương tự với nguy cơ tái phát nói chung sau hai cơn tự phát (ít nhất 60%) • Chẩn đoán hội chứng động kinh
  13.  Động kinh được xem là lui bệnh (resolved) khi • Được chẩn đoán hội chứng động kinh liên quan tuổi và hiện nằm ngoài độ tuổi mắc bệnh • Không có cơn động kinh trong 10 năm trong đó 5 năm cuối không dùng thuốc động kinh.
  14.  Hội chứng động kinh được định nghĩa là rối loạn lâm sàng riêng biệt và được nhận biết thông qua tổng thể đặc điểm lâm sàng, triệu chứng cơ năng và thực thể.  Chẩn đoán hội chứng cung cấp thông tin toàn diện liên quan căn nguyên, diễn tiến bệnh và tiên lượng.
  15.  Khởi phát từ 3-5 tuổi, có thể xảy ra trên trẻ đã bị hội chứng West trước đó hay trẻ bình thường  Tam chứng • Cơn ĐK nhiều thể lâm sàng o Co cứng (Tonic seizures) o Mất trương lực (Atonic seizures) o Giật cơ (Myoclonic seizures) o Vắng ý thức không điển hình o Cơn cục bộ • Chậm phát triển tâm thần kinh • Điện não đồ: gai sóng chậm 2 chu kỳ giây  Dự hậu rất nặng vì động kinh kháng trị  Điều trị: valproic acid, lamotrigine, topiramate và felbatol
  16.  Sơ đồ phân loại bao gồm ba bước. 1) Định nghĩa loại cơn động kinh thành cục bộ hay toàn thể. 2) Xếp loại căn nguyên vào một trong ba nhóm: oVô căn (không có căn nguyên xác định rõ) oTriệu chứng (có tổn thương trong não) oCăn nguyên ẩn. 3) Xếp loại vào một trong các hội chứng động kinh đã được biết đến.
  17.  Độngkinh và hội chứng động kinh liên quan đến vị trí (cục bộ, khu trú) • ĐK vô căn (nguyên phát) với khởi phát liên quan đến tuổi oĐộng kinh lành tính ở trẻ nhỏ có hoạt động kịch phát vùng trung tâm – thái dương (vùng Rolando) oĐộng kinh lành tính trẻ nhỏ với hoạt động kịch phát vùng chẩm oĐộng kinh lành tính trẻ nhỏ với triệu chứng cảm xúc oĐộng kinh nguyên phát khi đọc
  18.  Độngkinh và hội chứng động kinh liên quan đến vị trí (cục bộ, khu trú) • Động kinh triệu chứng oĐộng kinh cục bộ liên tục, tiến triển mạn tính của trẻ nhỏ (hội chứng Kojewnikow) oCác hội chứng động kinh ở thuỳ thái dương, trán, đỉnh, chẩm; cơn xuất hiện khi có một tán trợ đặc biệt • Động kinh căn nguyên ẩn
  19.  Động kinh và hội chứng động kinh toàn thể • Động kinh vô căn (nguyên phát) có khởi phát liên quan đến tuổi o Co giật sơ sinh lành tính có tính gia đình o Co giật sơ sinh lành tính o Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ nhỏ (< 12 tháng tuổi) o Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ o Động kinh vắng ý thức ở tuổi thiếu niên o Động kinh giật cơ ở tuổi thanh thiếu niên o Động kinh cơn lớn khi thức giấc o Động kinh xuất hiện khi có tác nhân tán trợ (một số hoàn cảnh đặc biệt: nhai, súc miệng) o Động kinh toàn thể không nằm trong các hội chứng trên.
  20.  Động kinh và hội chứng động kinh toàn thể • Động kinh căn nguyên ẩn hay triệu chứng o Các cơn co thắt tuổi thơ (hội chứng West) o Hội chứng Lennox- Gastaut o Động kinh với những cơn giật cơ ngã xụm o Động kinh với những cơn giật cơ mất ý thức • Động kinh triệu chứng o Động kinh không có căn nguyên đặc hiệu ▪ Bệnh não giật cơ sớm ▪ Bệnh não tuổi thơ xuất hiện sớm với hoạt động bùng phát - dập tắt (hội chứng Ohtahara) ▪ Các cơn khác (chưa nêu ở trên) o Các hội chứng đặc hiệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2