intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ sở Khảo cổ học - Bài: Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:37

132
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng, hai phạm trù thao tác, khảo cổ học hiện đại có ba mục tiêu chính, xác định niên đại,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ sở Khảo cổ học - Bài: Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng

  1. 4 Các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học trong phòng PGS.TS. Lâm Thị Mỹ Dung
  2. Hai phạm trù thao tác Một là: Nghiên cứu tài liệu vật chất theo nghĩa rộng như thăm dò, khai quật, phương pháp lấy tài liệu, phương pháp bảo tồn tại chỗ, hay đem về phòng xét nghiệm. Hai là: Thao tác về tinh thần hay thao tác về tư duy nhằm đi tìm tính chất, niên đại, phân bố địa lý, khôi phục sự kiện lịch sử, cấu trúc xã hội, các hoạt động kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng và kỹ thuật học. Thu thập Tài liệu Bình luận Mệnh đề nhận xét.
  3. Khảo cổ học hiện đại có ba mục tiêu chính 1. Niên đại, 2. Phục dựng và 3. Diễn giải. Niên đại là xác lập tuổi của hiện vật và di tích khảo cổ. Phục dựng là khôi phục lối sống của con người trong quá khứ từ di tích cụ thể đến môi trường sống. Diễn giải là những lý thuyết khoa học nhằm giải thích con người đã sống như thế nào, họ làm gì, nghĩ gì và những mô thức sống cụ thể theo thời gian, theo khu vực, theo tộc người.
  4. Tiến trình nghiên cứu khảo cổ trong phòng gồm có ba giai đoạn Chỉnh lý tư liệu Hoàn thành báo cáo khai quật Nghiên cứu tổng hợp
  5. Chỉnh lý tài liệu Làm sạch hiện vật Phân loại theo chất liệu, kiểm kê số lượng, Lập hồ sơ cho từng hiện vật Khôi phục hình dáng Phân loại và xác định công dụng của hiện vật Xác định thuộc tính Xác định loại hiện vật Xác định hạng hiện vật Xác định loại hình: Việc ứng dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên, nhất là việc ứng dụng thống kê toán học, định lượng, biểu đồ, đồ thị vào việc phân loại và mô tả, đã giúp cho khảo cổ học có thể xác định một cách khách quan và chắc chắn hàng loạt hiện vật.
  6. Làm sạch hiện vật
  7. Khôi phục hình dáng
  8. Giải phẫu hiện vật: Nghiên cứu kỹ nghệ thời cổ phương pháp truyền thống, việc ứng dụng nhiều phương pháp khoa học tự nhiên như các phương pháp phân tích quang phổ, phân tích hoá học, phân tích kích hoạt Nơtron (tóc), phương pháp phân tích nhiệt (đồ gốm), phương pháp kim tướng học, phân tích Rơnghen (kim loại), nham thạch học, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, phân tích bằng kính lúp hai mặt, phân tích hoá học…
  9. Thực nghiệm chế tác công cụ đá Đại học Harvard, Mỹ tháng 5 năm 2007
  10. Xác định niên đại Niên đại tương đối là xác định tuổi của hiện vật và di tích nào đó trong mối quan hệ với những hiện vật và di tích khác. Niên đại tương đối dựa trên luật chồng xếp. Ứng dụng quan trọng nhất của phương pháp này là để thiết lập chuỗi niên đại trước - sau, sớm - muộn, trên - dưới. Phương pháp truyền thống như phân loại hình thức, so sánh đối chiếu, địa tầng, phân bố địa lý Phương pháp khoa học tự nhiên: So sánh hàm lượng chứa Flo trong hoá thạch, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa; đo vận tốc truyền âm trong xương; đo độ phủ patina…
  11. Phương pháp địa tầng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2