intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: định nghĩa lịch sự âm tính; biểu hiện của lịch sự âm tính; các chiến lược của lịch sự âm tính;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 4: Các chiến lược lịch sự âm tính trong giao tiếp

  1. 8/4/2020 Bài 4 CÁC CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ ÂM TÍNH TRONG GIAO TIẾP ĐỊNH NGHĨA  “Một hành động đền bù cho thể diện âm tính của người nghe: nhu cầu của anh ta rằng việc tự do hành động của mình không bị ngăn chặn và sự quan tâm của mình không bị cản trở” (Brown and Levinson, 1990).  “Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự âm tính của ta sẽ có xu hướng tỏ ra tôn trọng, nhấn mạnh vào tầm quan trọng về thời gian và sự quan tâm của người khác, và thậm chí bao gồm cả sự xin lỗi vì đã áp đặt hoặc xen ngang” (Yule, 1997)  “Lịch sự âm tính có thể tóm lược một cách ngắn gọn là ‘chú tâm tới việc làm sao đừng áp đặt lên người khác hoặc hạn chế tự do của họ, nhưng có giữ khoảng cách’” (Bentahila & Davies, 1989)  Lịch sự âm tính là bất cứ hành động giao tiếp nào (ngôn từ và/ hoặc phi ngôn từ) được tạo lập một cách có chủ định và phù hợp nhằm tỏ ra rằng người nói không muốn xâm phạm vào vùng riêng tư của người nghe, và do vậy, duy trì khoảng cách giữa họ trong các chu cảnh tình huống và văn hóa cụ thể (Nguyễn Quang, 2002) 53
  2. 8/4/2020 Lịch sự dương tính và Lịch sự âm tính Xin lỗi, phiền anh cho tôi hỏi đây có phải Lịch sự âm tính nhà anh Chí Quang không ạ? Bác ơi, bác cho em hỏi đây là nhà bác Lịch sự dương tính Chí Quang, bác nhỉ? Lịch sự dương tính Lịch sự âm tính • Quan tâm đến người khác • Không quan tâm đến chuyện riêng tư • Kéo gần khoảng cách • Giữ khoảng cách • Thân mật, gần gũi • Tôn trọng, khoảng cách Lịch sự dương tính và Lịch sự âm tính Lịch sự dương tính Lịch sự âm tính Lịch sự dương tính và âm tính trong tương tác giữa A và B 54
  3. 8/4/2020 BIỂU HIỆN CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH Nói trực ngôn Không đoán định / thừa nhận Không ép buộc người nghe Nêu ra nhu cầu của người nói là không muốn làm phiền người nghe Đền bù các nhu cầu khác của người nghe, phát sinh từ thể diện âm tính CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Gián tiếp ước lệ: việc sử dụng các đoản ngữ và câu mà ý nghĩa của chúng xét theo ngữ cảnh là tường minh (bởi tính ước lệ hóa) và khác với nghĩa trực trần của chúng (Brown và Levinson, 1990). Mục đích: phát ngôn đảm bảo tính công khai và nêu ra được sự áy náy / miễn cưỡng khi đưa ra phát ngôn đó. Tính công khai cao = mức độ gián tiếp ước lệ thấp Tính công khai thấp = mức độ gián tiếp ước lệ cao. 55
  4. 8/4/2020 Tính Mối quan hệ giữa tính công khai và mức độ gián tiếp ước lệ Gián công khai Can you lend me the book? tiếp Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không? ước lệ cao thấp Could you lend me the book? Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? Could you please lend me the book? Anh có thể làm ơn cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? I wonder if you could lend me the book? Không hiểu anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? I was wondering if you could lend me the book? Dạ, không hiểu anh có thể cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? Gián Tính tiếp công I was wondering if you could possibly lend me the book? ước lệ khai thấp Dạ, không hiểu anh có thể làm ơn cho tôi mượn cuốn sách ấy được không ạ? cao Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Gián tiếp ước lệ trong giao tiếp nội ngôn luôn gắn với hành động lời nói gián tiếp. Các câu đều mang trong cấu trúc của chúng các hiển thị về việc sử dụng hệ hình (lực ngôn trung). Hành động lời nói gián tiếp Phát ngôn trực tiếp • Câu hỏi: khẳng định, đề nghị • Câu hỏi: hỏi thông tin Cậu không phải đã bán xe rồi đấy chứ? • Câu khẳng định: phát Cậu có muốn uống chút gì đó không? ngôn về thực tế • Câu khẳng định: ra lệnh • Câu mệnh lệnh: ra lệnh Các sĩ quan sẽ mặc dạ phục • Câu mệnh lệnh: mời Uống thêm nữa đi 56
  5. 8/4/2020 Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Các hành động lời nói gián tiếp về chức năng dụng học đóng vai trò như các dấu hiệu ngôn ngữ được sử dụng để che chắn độ hiển thị của lực ngôn trung  lời nói lịch sự hơn Lịch sự, trang trọng và xa cách  Anh có thể qua tôi vào sáng mai để ta bàn tiếp vấn đề này được không? Chỉ che chắn bằng dấu hiệu thỉnh đồng, khả năng lựa chọn bị giảm thiểu  Anh qua tôi vào sáng mai để ta bàn Không sử dụng phương tiện che chắn, kể tiếp vấn đề này nhé? cả dấu hiệu từ vựng – tình thái  không  Anh qua tôi vào sáng mai để ta bàn có khả năng lựa chọn tiếp vấn đề này. Sử dụng động từ ngữ vi có mức độ áp  Tôi đề nghị anh qua tôi vào sáng mai đặt cao, không sử dụng phương tiện che để ta bàn tiếp vấn đề này. chắn  không có khả năgn lựa chọn, bị áp đặt, đe dọa thể diện cao Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Hành động lời nói gián tiếp không phải là phương tiện duy nhất và mạnh mẽ nhất để tạo ra tính lịch sự âm tính. Hành động lời nói trực tiếp với yếu tố đền bù có thể tạo ra phát ngôn không kém phần lịch sự (thậm chí có phần lịch sự hơn). Hành động lời nói gián tiếp  Anh có thể lấy cho tôi cuốn sách trên bàn kia được không?  Anh làm ơn lấy giúp tôi cuốn sách trên bàn với. Hành động lời nói trực tiếp + các tôn ngôn 57
  6. 8/4/2020 Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Tính tôn ti được thể hiện mạnh mẽ hơn trong ngôn ngữ - văn hóa Việt so với các thực thể ngôn ngữ văn hóa Âu-Mĩ. Do đó, phát ngôn trực tiếp trong đó tính thượng phong của đối thể giao tiếp được cảm nhận hoặc biểu lộ dễ được người nghe cho là lịch sự (âm tính) hơn so với phát ngôn gián tiếp. ‘Đối tác giao tiếp’ có thể vào được không?  Hành động lời nói gián tiếp, hướng tới người nói  May I come in?  Thầy cho em vào lớp ạ Hành động lời nói trực tiếp, hướng tới người nghe, xác định thế thượng phong của người nghe Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ Trong tiếng Anh, một cách tạo lập hành động lời nói gián tiếp phổ biến là đặt câu hỏi về điều kiện thuận hành: tức là để một lời đề nghị được thuận thành (thành công), người nghe phải được coi là có khả năng thực hiện được lời đề nghị, người đề nghị muốn sự việc đó được đề nghị… ‘Hành động lời nói gián tiếp với các điều kiện thuận  Could you take a quick thành đầy đủ: look at the translation • Người nghe giỏi hơn người nói về trình độ ngoại for me please? ngữ • Người nghe và người nói có quan hệ tích cực  I would like you to take • Bản dịch không quá dài và quá khó với người a quick look at the nghe • Người nghe không mất nhiều thời gian cho việc translation for me này 58
  7. 8/4/2020 Chiến lược 1: Sử dụng gián tiếp ước lệ  Trong nhiều cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong nhiều tình huống giao tiếp cụ thể, hành động đề nghị có thể được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của câu hỏi phát ngôn đề nghị gián tiếp ước lệ hóa).  Ví dụ: Can you clean up the floor? Anh có thể lau nhà được không?  Trong một số cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa, trong một số tình huống giao tiếp khác, câu hỏi có thể được hiểu trực ngôn như một câu hỏi về khả năng của người nghe  người nói có thể thêm nhã hiệu (please) trong tiếng Anh hoặc tôn ngôn, khiêm ngôn (làm ơn, phiều, giúp, giùm) để làm sáng tỏ đích ngôn của hành động đề nghị.  Ví dụ: Can you please clean up the floor? Anh có thể làm ơn lau nhà được không ạ? Một số mẫu đề nghị ước lệ hóa trong tiếng Việt * Đối tác giao tiếp:  ĐTGT có thể… (một chút) được không (ạ)? ĐTGT  ĐTGT có thể… giúp/giùm CTGT (một chút) được không (ạ)? * Chủ thể giao tiếp:  ĐTGT (có thể) làm ơn … (một chút) được không (ạ)? CTGT  ĐTGT (có thể) làm ơn … (một chút) được không (ạ)?  ĐTGT (có thể) làm ơn … giúp CTGT (một chút) được không (ạ)?  ĐTGT (có thể) làm ơn giúp CTGT … được không (ạ)?  (Có thể) phiền ĐTGT … (một chút) được không (ạ)?  Phiền ĐTGT (có thể)… (một chút) được không (ạ)?  Không hiểu ĐTGT có thể … (giúp) (một chút) được không (ạ)?  Không hiểu có thể phiền ĐTGT … (giúp) CTGT (một chút) được không (ạ)? 59
  8. 8/4/2020 Một số mẫu đề nghị ước lệ hóa trong tiếng Anh  Are you (by any chance) able to…?  Will / Won’t you + V…?  Are / Aren’t you + Ving…?  Can / Could you (possibly / by any chance)… (please)?  You couldn’t possibly / by any chance …, could you?  You couldn’t, I suppose, … could you?  You couldn’t perhaps…, could you? CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón “Người nói càng tỏ ra nỗ lực trong việc giữ gìn thể diện bao nhiêu thì anh ta sẽ càng được nhìn nhận như đang cố gắng thỏa mãn các nhu cầu thể diện của người nghe bấy nhiêu.” (Brown & Levinson, 1990)  “Ở nơi mà người nói cố gắng tỏ ra lịch sự âm tính một cách tối đa, ta có thể có được một sự sắp xếp mang tính trực cảm sau đây về trật tự của các lời đề nghị lịch sự (từ nhiều nhất đến ít nhất)” (Brown & Levinson, 1990) 60
  9. 8/4/2020 Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón  There wouldn’t I suppose be any chance of your being able to lend me your car for just a few minutes, would there?  Could you possibly by any chance lend me your car for just a few minutes? Lịch sự  Would you have any objection to my borrowing your car for a while?  I’d like to borrow your car, if you wouldn’t mind.  May I borrow your car please?  Lend me your car. Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón  [a] Ba lời đề nghị được coi là lịch sự hơn cả đều được hiện thực hóa một cách gián tiếp ở dạng câu hỏi  đặt câu hỏi là một chiến lược hữu hiệu của lịch sự âm tính.  [d] Lời đề nghị được coi là lịch sự nhất được đưa ra ở dạng phủ định. Đây là một chiến lược của lịch sự âm tính với ý nghĩa ước lệ và tỏ ra bi quan (pessimistic) nhằm một mặt biểu thị rằng người nói không nghĩ là sự việc đó, có cơ hội đó hay khả năng đó có thể được thực hiện, mặt khác tạo ra lối thoát từ chối rộng rãi hơn cho người nghe.  [c] Các lối nói rào đón (được hiện thực hóa bằng nhiều yếu tố nội ngôn khác nhau) càng được sử dụng nhiều thì tích lịch sự âm tính của phát ngôn lại càng nổi bật.  [d] Lịch sự âm tính tương thuận với gián tiếp ước lệ và cách nói qui thức. 61
  10. 8/4/2020 Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón  Các nhận xét [a], [c] và [d] cũng tỏ ra phù hợp trong ngôn ngữ - văn hóa Việt Nam.  Dạ, phiền anh có thể cho tôi mượn xe một phút được không ạ?  Dạ, anh làm ơn cho tôi mượn xe một phút được không ạ?  Tôi có thể mượn anh cái xe một phút được không ạ?  Anh cho tôi mượn xe một chút nhé.  Cho mượn cái xe.  Việc sử dụng cách nói rào đón cũng phát xuất từ ý muốn (hay ý định muốn tỏ ra) rằng người nói không muốn ép buộc người nghe hay nói năng võ đoán, hàm hồ Chiến lược 2: Đặt câu hỏi và sử dụng lối nói rào đón  Các dấu hiệu rào đón ‘được sử dụng để tránh sự chính xác của định đề’ Nguyễn Quang (2002)  Dấu hiệu rào đón là một tiểu từ, một từ, hoặc một đoản ngữ bổ nghĩa cho mức độ thành viên của một vị ngữ hay một đoản ngữ danh từ trong một tập hợp; dấu hiệu rào đón cho thấy rằng tính thành viên đó là cục bộ, hoặc chỉ đúng ở những khía cạnh nhất định, hoặc có lẽ là đúng hơn và hoàn chỉnh hơn sơ với mong đợi (Brown & Levinson, 1990)  Dấu hiệu rào đón là những lưu ý diễn tả cách thức phát ngôn được tiếp nhận ra sao, ví dụ, ‘theo tôi được biết’ được sử dụng khi đưa ra một thông tin nào đó (Yule, 1997) 62
  11. 8/4/2020 Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990) 4 bình diện hợp tác trong giao tiếp của Grice:  CHÂN (QUALITY): Không giả mạo, chân thực  TÚC (QUANTITY): Nói không thiếu, không thừa  TRỰC (RELEVANCE): Nói thẳng vào vấn đề  MINH (MANNER): Nói năng rõ ràng, hiển ngôn Các dấu hiệu rào đón được sử dụng nhằm tạo ra lịch sự âm tính:  CHÂN: tạo ra các điều kiện chân thực  TÚC: tạo ra các điều kiện tổng quan  TRỰC: tạo ra các điều kiện chuẩn bị  MINH: tạo ra các điều kiện hiển ngôn hóa Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)  Các dấu hiệu rào đón CHÂN:  Được sử dụng nhằm giảm độ chân xác của phát ngôn, giúp người nói ít phải chịu trách nhiệm hơn về tính chân thực trong phát ngôn.  I’m not quite certain, but it seems to me that nothing has been done about it so far.  Tôi không chắc lắm, nhưng theo tôi thì hình như là lâu nay người ta vẫn chưa làm được gì để giải quyết vấn đề này.  Được sử dụng để nhấn mạnh trách nhiệm của người nói đối với tính xác thực của phát ngôn mà họ đưa ra.  I’m honest enough to admit that it’s not my concern.  Tôi cứ xin thật thà mà thú nhận rằng đây không phải là mối quan tâm của tôi.  Giúp lôi kéo người nghe vào việc xác nhận tính chân thực của phát ngôn bằng cách cho rằng người nghe hoặc nhiều người cũng cho là như vậy.  As you know, nothing in the world is done without purpose  Như anh biết đấy, ở đời này người ta chẳng làm gì mà không có mục đích cả. 63
  12. 8/4/2020 Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)  Các dấu hiệu rào đón TÚC:  Được sử dụng nhằm lưu ý người nghe rằng thông tin người nói đưa ra có thể không đầy đủ và chính xác như người nghe mong đợi. Người nói tỏ ra rằng mình không chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của thông tin mệnh đề.  To some extent, electronic games can be beneficial.  Ở một chừng mực nào đó, trò chơi điện tử cũng mang lại lợi ích đấy chứ.  Được dùng để đưa đẩy thông tin để vừa gợi lên lịch sự âm tính, vừa làm giảm áp lực của nguyên tắc túc.  I’d say she’s got it made.  Phải nói là cô ấy đúng là có số sướng. Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)  Các dấu hiệu rào đón TRỰC:  Bản chất của TRỰC là người nói đi thẳng vào vấn đề. Để tránh tính đe dọa của thông tin mệnh đề, người nói có xu hướng vi phạm nguyên tắc này bằng cách viện tới các dấu hiệu rào đón để tạo các điều kiện chuẩn bị (điều kiện quan trọng trong các điều kiện thuận hành, nhất là với các hành động có mức độ đe dọa thể diện cao)  I regret to inform you that your proposal was not accepted.  Tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo rằng đề xuất của anh đã không được thông qua  Được sử dụng nhằm che chắn cho người nói khi người nói không chắc về việc liệu nội dung mệnh đề được nêu ra trong hành động lời nói có thực sự quan yếu trong thực tế hay không.  She’s not the right woman for you, in case you want to know.  Nếu cậu muốn biết thì tôi xin được nói rằng cô ấy không hợp với cậu đâu 64
  13. 8/4/2020 Một số dấu hiệu rào đón (Brown & Levinson, 1990)  Các dấu hiệu rào đón MINH:  Được sử dụng để dọn đường cho việc tường minh hóa các chủ định giao tiếp. Chúng gián tiếp đền bù cho việc vi phạm nguyên tắc MINH trước đó, tức là gián tiếp ‘thú nhận’ rằng những điều được nói trước đó chưa đủ độ tường minh để người nghe có thể hiểu rõ được.  To put it more simply, I’m leaving New York tomorrow night  Nói một cách đơn giản là ngày mai tôi sẽ đi New York  Được sử dụng để kiểm tra xem liệu người nghe đã hiểu rõ ý kiến, thông tin, hàm ý, chủ định của người nói hay chưa  We won’t start until we are told to do so. Got it?  Chúng ta sẽ không làm gì cho đến khi được thông báo. Các bạn hiểu chưa?  Được sử dụng khi người nghe muốn đảm bảo rằng những điều họ được nghe từ đối tác giao tiếp là chính xác.  I’m not quite with you. Do you mean that the decision has yet been made?  Tôi chưa hiểu ý anh lắm. Ý anh là quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra đúng không? CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH  Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan  Là chiến lược quan trọng nhằm duy trì khoảng cách giữa ĐTGT, giảm thiểu mức độ áp đặt của phát ngôn, tránh ép buộc người nghe.  Đối với những hành động đe dọa thể diện (đề nghị trợ giúp, đề nghị chấp nhận…), sự đền bù thể diện âm tính có thể được thực hiện bằng việc tránh ép buộc người nghe phải trả lời. Điều này có thể được tiến hành bằng cách công khai đưa ra khả năng KHÔNG hành động cho người nghe. Việc tránh ép buộc người nghe có thể được thực hiện bằng cách cố gắng giảm thiểu tính đe dọa của sự ép buộc bằng cách nêu rõ quan điểm của người nói về các giá trị “Quyền lực” (P), “Khoảng cách” (D) và “Mức độ áp đặt” (R). (Brown & Levinson, 1990).  Có 3 cách để thực hiện chiến lược này: Sử dụng thức giả định, sử dụng dấu hiệu uyển thanh và sử dụng cách nói phủ định. 65
  14. 8/4/2020 Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan  Cách 1: Sử dụng thức giả định  Được sử dụng nhằm giảm nhẹ sự ép buộc đối với người nghe, tạo ra cảm giác ‘phi hiện thực’ của nội dung mệnh đề.  Will you open the door, please?  Would you open the door, please?  Can you open the door, please?  Could you open the door, please?  Would /Could biểu thị mức độ lịch sự (âm tính) cao hơn bởi giúp người nghe cảm thấy ít bị ép buộc hơn. Yếu tố tiền giả định mang tính ‘bi quan’ rằng người nói chỉ coi đây là một giả định có khả năng được thực hiện.  Trong tiếng Việt, thức giả định được thực hiện qua các nhã hiệu mang tính tôn vinh như “ạ”, “dạ”, “giá (mà)”… Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan  Cách 2: Sử dụng dấu hiệu uyển thanh (dấu hiệu che chắn bi quan)  Được sử dụng nhằm giảm tính chắc chắn của nội dung mệnh đề.  Tỏ ra rằng người nói không dám chắc là hành động có được người nghe thực hiện hay không, hoặc thông tin mệnh đề có đúng đắn hay không.  Có lẽ anh mua giùm cho cuốn sách đó nhé.  Perhaps you’d care to buy me that book.  Nên chăng ta đứng ngoài cuộc thì hơn.  It might be an idea to stay out of the game. 66
  15. 8/4/2020 Chiến lược 3: Tỏ ra bi quan  Cách 3: Sử dụng cách nói phủ định  Có thể được diễn giải là chiến lược lịch sự dương tính hoặc âm tính phụ thuộc vào chủ định giao tiếp của người nói và diễn giải của người nghe.  Nếu được sử dụng để hàm chỉ việc người nói tỏ ra bi quan và nghi ngờ về việc liệu người nghe sẽ thực hiện điều được nêu ra hay sẽ coi điều được nêu ra là đúng đắn thì cách nói này là tiểu chiến lược âm tính.  Không hiểu sáng mai anh có thể qua đón tôi được không ạ?  I don’t suppose there’d be any hope of you picking me up tomorrow morning. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH  Chiến lược 4: Giảm thiểu sự áp đặt  Được sử dụng phù hợp trong các tình huống nhờ vả, làm phiền…  Người nói thường viện đến một số dấu hiệu uyển thanh (chỉ, chỉ xin, chỉ dám, chỉ định, just, only, simply..) và dấu hiệu hạ ngôn (một chút, một tí, tí chút, một loáng, a bit, a little, just a bit…)  Phiền chị cho tôi mượn giấy bút để ghi mấy lời nhắn cho anh ấy (thực chất là xin giấy và mượn bút)  I just want to ask you if I could borrow some reference books.  Tôi nếm một miếng được không? (thực chất là cả chiếc bánh)  Could I have a taste of that cake? 67
  16. 8/4/2020 CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH  Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng  Là chiến lược cực kì quan trọng trong các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa.  Có 2 cách thức thực hiện: nâng tầm người nghe và hạ tầm người nói  Can I help you, sir?  Thưa ông, tôi có thể giúp gì cho ông được không ạ?  Come to my hovel whenever you find yourself free.  Lúc nào rỗi, mời anh qua tệ xá tôi chơi. Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng  Trong các cộng đồng có tính tôn ti cao, hệ thống các tôn ngôn rất đa dạng và tinh tế, không chỉ bao gồm từ vựng mà còn ngữ pháp và ngữ âm; không chỉ hiện hữu ở yếu tố nội ngôn và cả cận ngôn và ngoại ngôn.  Trong nhiều trường hợp, có thể kết hợp cả hai cách: người nói sử dụng tôn ngôn cho người nghe và khiêm ngôn cho bản thân.  Ngày mai, xin được mời hai bác quá bộ đến dùng bữa cơm muối với gia đình nhà tôi ạ. Tôn ngôn Khiêm ngôn 68
  17. 8/4/2020 Chiến lược 5: Tỏ ra tôn trọng  Ngoài việc sử dụng tôn ngôn cho người nghe và khiêm ngôn cho bản thân, người nói còn có thể dùng cách nói mang tính hạ mình để gián tiếp tỏ thái độ tôn trọng đối với người nghe.  Tôi ngu quá đi mất. Nhẽ ra phải hỏi ý kiến anh trước mới phải.  Phòng này tuềnh toàng quá. Thôi thì anh nghỉ tạm vậy nhé  I must be stupid. I should have asked you.  Not much left, I’m afraid. But it’ll hold us over. CÁC CHIẾN LƯỢC CỦA LỊCH SỰ ÂM TÍNH  Chiến lược 6: Nhận lỗi  Là chiến lược được viện tới khi người nói muốn tỏ ra rằng họ ý thức được việc mình sắp làm phiền người nghe hoặc sắp nêu ra một điều gì đó không hay đối với người nghe và rất lấy làm áy náy về hành động đe dọa thể diện âm tính này.  Có thể được thực hiện bằng ngôn từ và/hoặc phi ngôn từ, trực tiếp hoặc gián tiếp.  Trong giao tiếp ngôn từ, có 2 kiểu nhận lỗi: nhận lỗi trực tiếp (xin lỗi + xin tha lỗi) và nhận lỗi gián tiếp (thừa nhận làm phiền, tỏ ra miễn cưỡng, nêu lý do bất khả kháng, hy vọng và hứa hẹn). 69
  18. 8/4/2020 Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi trực tiếp: công khai xin lỗi  Người nói công khai chấp nhận lỗi của mình trong việc gây phiền toái cho người nghe. Người nói nêu ra một điều gì đó không hay đối với người nghe nhưng không phải người nói gây ra/tạo ra (thông báo tin buồn). Tiểu chiến lược này cũng được sử dụng với hàm ý tỏ ra thông cảm và chia sẻ với người nghe. Công khai  Xin lỗi phải ngắt lời anh, nhưng đấy không phải là ý tôi muốn nói xin lỗi  Sorry to interrupt, but that’s not the point I was trying to make.  Tôi xin lỗi phải thông báo với anh rằng chúng tôi không thể nhận Tỏ ra thông anh vào công ty được cảm chia sẻ  I take it as a regret to inform you that you’re not the successful applicant for this job. Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi trực tiếp: xin tha lỗi  Người nói xin người nghe tha thứ về việc đã / đang / sắp làm phiền người nghe. Để xin tha lỗi, việc tôn vinh thế thượng phong của người nghe được thể hiện rất rõ nét.  Xin lỗi anh, nhưng chúng tôi không được phép xuất hàng mà không có hóa đơn.  Xin anh tha lỗi cho, chúng tôi không được phép xuất hàng mà không có hóa đơn. 70
  19. 8/4/2020 Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi gián tiếp: thừa nhận việc làm phiền  Làm phiền người khác là hành động đe dọa thể diện âm tính của người đó. Với tiểu chiến lược này, người nói thừa nhận họ ý thức được việc mình làm đã/đang/sẽ làm phiền người nghe, do đó gián tiếp xin lỗi người nghe.  Tôi biết anh chị rất bận, nhưng liệu tôi có thể hỏi anh chị một vài câu hỏi trong bảng phỏng vấn này được không ạ?  I know this is a bore - but can you cater for a vegetarian on the evening menu? Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi gián tiếp: tỏ ra miễn cưỡng  Được sử dụng với đích giao tiếp/ngôn trong là tỏ ra rằng thực tâm người nói không muốn làm phiền người nghe hoặc người nói không muốn từ chối lời đề nghị / lời mời của người nghe. Với việc tỏ ra miễn cưỡng phải làm phiền hay từ chối người nghe, người nói muốn gián tiếp xin lỗi về hành động đe dọa thể diện này.  Thực ra tôi cũng rất ngại phải phiền chị, nhưng quả thật tôi có việc gấp phải đi mà không ai có nhà để trông chừng con bé được. Chị có thể cho tôi gửi bé sang nhà một lúc được không ạ?  I feel bad about troubling you, but may I borrow your car this weekend? 71
  20. 8/4/2020 Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi gián tiếp: than phiền và hạ bệ bản thân  Là cách trực tiếp hoặc gián tiếp tỏ ra rằng người nói không đủ khả năng, trình độ, kiến thức, tiềm lực… để thực hiện một việc gì đó do người nghe đề nghị, nhờ vả, gợi ý. Đó cũng là cách gián tiếp xin lỗi người nghe về việc không thể đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người nghe.  Về khoản tính toán cộng trừ thì tôi dở lắm.  I’m afraid I’ve been rather a nuisance Chiến lược 6: Nhận lỗi  Nhận lỗi gián tiếp: nêu lý do bất khả kháng  Là tiểu chiến lược hiệu quả trong lịch sự âm tính. Nêu lý do bất khả kháng là việc ít nhiều trực tiếp tỏ ra rằng người nói hoàn toàn không muốn làm phiền người nghe. Việc tạo ra hành động đe dọa thể hiện âm tính của người nghe là việc không thể dừng được nhưng xét theo biểu hiện của hành động nhận lỗi, khi nêu lý do bất khả kháng của hành động đe dọa thể diện, người nói gián tiếp thể hiện sự xin lỗi đối với người nghe.  Anh đóng giúp tôi cửa phòng nhé. Tay tôi dầu mỡ bẩn quá.  Could you proof-read this paper for me? I can think of no one else who could help me. 72
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2