intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỉ XIX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện đề tài này với tư cách là một người dân tộc miền núi phía bắc. Trước hết, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu sâu về tình hình kinh tế - văn hóa khu vực miền núi phía bắc nửa đầu thế kỉ XIX trong đó có huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và cư dân miền núi phía bắc nói riêng, lâu nay còn ít người quan tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Nhân văn: Kinh tế, văn hóa huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỉ XIX

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ DUNG KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2017
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HOÀNG THỊ DUNG KINH TẾ, VĂN HÓA HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đàm Thị Uyên Thái Nguyên, năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Thái Nguyên, năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Dung i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam, những người thầy đã trang bị cho tôi tri thức và kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực khoa học giáo dục. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Đào tạo sau đại học, khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong khóa học. Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn PGS.TS Đàm Thị Uyên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, năm 2017 Tác giả luận văn Hoàng Thị Dung ii
  5. Trang Trang bìa phụ L i cam đoan ................................................................................................................... i L m ơn ...................................................................................................................... ii Mục lục .........................................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................ iv Danh mục các bảng ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................6 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................6 6. Đóng góp của luận văn ...............................................................................................7 7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................8 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI ...................11 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. .........................................................................11 1.2. Lịch sử hành chính huyện Văn Chấn .....................................................................15 1.3. Đặc điểm cư dân và các thành phần dân tộc ..........................................................19 1.4. Tình hình chính trị - xã hội ....................................................................................23 Tiểu kết chương 1 .........................................................................................................30 Chƣơng 2. KINH TẾ CỦA HUYỆN VĂN CHẤN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX........31 2.1. Tình hình ruộng đất ở huyện Văn Chấn nửa đầu thế kỉ XIX. ...............................31 2.1.1. Sở hữu ruộng đất huyện Văn Chấn theo địa bạ Gia Long 4 (1805)...........................32 2.1.2. Sở hữu ruộng đất huyện Văn Chấn theo địa bạ thời Minh Mệnh 21 (1840) ......39 2.1.3. So sánh sở hữu ruộng đất ở Văn Chấn theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ...................................................................................................46 2.2. Hoạt động kinh tế ...................................................................................................51 2.2.1. Nông nghiệp ........................................................................................................51 2.2.2.Thủ công nghiệp và thương nghiệp .....................................................................53 iii
  6. 2.3. Thuế khóa ..............................................................................................................56 Tiểu kết chương 2 .........................................................................................................58 Chƣơng 3. VĂN HÓA HUYỆN VĂN CHẤN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ...............59 3.1. Làng bản và nhà cửa ..............................................................................................59 3.2. Ẩm thực .................................................................................................................63 3.3. Trang phục .............................................................................................................67 3.4. Phong tục, tập quán ................................................................................................69 3.5. Lễ hội .....................................................................................................................81 Tiểu kết chương 3 .........................................................................................................87 KẾT LUẬN ..................................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................91 PHỤ LỤC.....................................................................................................................95 iv
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân TS Tiến sỹ PGS Phó Giáo sư GS Giáo sư TƯ Trung ương QSQTN Quốc sử quán triều Nguyễn TCN Trước công nguyên TTLTQGI Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Nxb Nhà xuất bản Tr Trang iv
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần các dân tộc huyện Văn Chấn ......................................... 22 Bảng 2.1. Tình hình ruộng đất huyện Văn Chấn thời Gia Long (1805) ............ 33 Bảng 2.2. Bình quân thửa và bình quân số chủ thời Gia Long (1805) .............. 35 Bảng 2.3: Quy mô sở hữu ruộng đất tư thời Gia Long (1805) .......................... 36 Bảng 2.4: Sự phân bố ruộng đất các nhóm họ thời Gia Long (1805) ................ 37 Bảng 2.5: Chức sắc thời Gia Long 4 (1805) ...................................................... 38 Bảng 2.6: Thống kê tình hình ruộng đất thời Minh Mệnh 21 (1840) ................ 40 Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng đất thời Minh Mệnh 21 (1840) ...................... 41 Bảng 2.8: Bình quân thửa và bình quân sở hữu một chủ thời Minh Mệnh ....... 42 Bảng 2.9: Sở hữu ruộng đất nhóm họ theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ......... 43 Bảng 2.10: Sở hữu ruộng đất các chức dịch thời Minh Mệnh 21 (1840) .......... 44 Bảng 2.11: Quy mô chức sắc thời Minh Mệnh 21 (1840) ................................. 45 Bảng 2.12: So sánh ruộng đất thời Gia Long (1805) và Minh Mệnh (1840) .... 46 Bảng 2.13: Quy mô sở hữu thời Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ..... 48 Bảng 2.14: So sánh chức sắc thời Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840) ... 49 Bảng 2.15: So sánh nhóm họ thời Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840)... 50 Bảng 2.16: Biểu thuế ruộng công, tư năm 1803 ................................................ 57 Bảng 2.17. Biểu thuế thời Minh Mệnh năm 1840 ............................................. 57 v
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử dân tộc là lịch sử chung, bên cạnh đó mỗi địa phương lại có lịch sử riêng về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán có khác nhau. Đó là một thực tế khách quan, vừa mang tính địa phương vừa hòa đồng với quốc gia, dân tộc chung. Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX - thời Nguyễn, các triều vua Gia Long, Minh Mệnh đã thực hiện nhiều chính sách tích cực về kinh tế, chính trị, đặc biệt là việc cho lập địa bạ trong quản lí ruộng đất của nhà nước trên phạm vi toàn quốc và tiến hành cải cách hành chính. Do vậy, thời điểm lịch sử này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà sử học, nhằm đánh giá lại một cách khách quan, cụ thể và hệ thống hơn. Trong cuộc hội thảo quốc gia về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX (ngày 18,19/10/2008, tại Thanh Hóa), GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định: thời kì các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là một thời kì lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau có những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lí thuyết hình thái kinh tế xã hội là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề và chịu nhiều phán xét không công bằng [43, tr.11] Văn Chấn, là huyện miền núi của tây bắc nằm ở phía tây nam tỉnh Yên Bái, có lịch sử lâu đời. Thời Hùng Vương, thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm lịch sử, nhiều lần thay đổi địa danh, địa giới hành chính, đến triều Nguyễn (Thế kỉ XIX) thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá. Hiện nay, huyện Văn Chấn có tổng diện tích tự nhiên 121.090,02 ha. Đây là vùng có địa hình khá phức tạp nên chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò), vùng ngoài và vùng cao thượng huyện. Giao thông khá thuận lợi có đường quốc lộ 32 và 37 đi qua nên có thể thông thương với các tỉnh miền xuôi và miền núi. Văn Chấn là vùng đất có thể coi “đất lành chim đậu” nơi 1
  10. hội tụ của nhiều dân tộc. Trên địa bàn Văn Chấn có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống. Dân tộc Thái, Tày là những người cư trú trên địa bàn từ lâu đời. Mường Lò - Văn Chấn còn là trung tâm đầu tiên của người Thái ở Việt Nam rồi từ đây toả đi các địa bàn khác. Các tộc người ở Văn Chấn mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau, có dân tộc là cư dân bản địa, có dân tộc hay bộ phận dân tộc từ miền xuôi lên, có dân tộc từ các vùng khác nhau của Trung Quốc di cư sang vào những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng khi đã định cư tại địa phương họ đã cùng nhau khai sơn lập nghiệp, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản mới sinh sống lâu dài. Văn Chấn trở thành quê hương của nhiều tộc người. Quá trình cộng cư của nhiều thành phần tộc người gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước. Việc xây dựng cộng đồng chính trị - xã hội trong lịch sử không tách rời việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc bao gồm nhiều thành phần dân tộc. Trong lịch sử, các triều đại phong kiến Việt Nam đã có những chính sách cụ thể để đoàn kết cư dân vùng miền núi, củng cố quốc gia thống nhất, đẩy lùi các thế lực cát cứ và các thế lực can thiệp từ bên ngoài. Việc nghiên cứu lịch sử của huyện miền núi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền trở nên quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải có sự hiểu biết đầy đủ hơn, khách quan hơn về Lịch sử dân tộc, về quá trình dựng nước và đấu tranh giữ nước của cha ông ta. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc mà trong đó có cả việc hay việc dở. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, một bộ phận người dân Việt Nam chưa có những hiểu biết căn bản về Lịch sử dân tộc, chưa quan tâm đến lịch sử địa phương nơi mình sinh ra. Là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông thuộc khu vực miền núi tây bắc, nay được tham gia khóa học cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, được lĩnh hội những kiến thức lịch sử quý báu do các Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ truyền thụ, đây vừa là vinh dự vừa là cơ hội để bản thân trau dồi kiến thức, được nghiên cứu sâu sắc hơn về Lịch sử dân tộc. Tôi nhận thức được 2
  11. vai trò đặc biệt quan trọng của Lịch sử dân tộc trong đó có lịch sử địa phương, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng khối đoàn kết các dân tộc khu vực miền núi phía bắc. Đến nay, việc nghiên cứu lịch sử địa phương huyện Văn Chấn một cách có hệ thống, nhất là giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, chưa được các nhà sử học quan tâm, nghiên cứu. Từ đó, tôi lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ, đó là: “ Kinh tế, văn hóa huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỉ XIX”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phạm Thận Duật viết: Tiên nho xưa cho rằng “Miệng muốn nói hãy nói bằng miệng của người xưa. Tay muốn viết hãy viết bằng tay của người xưa”. Có lẽ vì cái mà người xưa nói đã rất đầy đủ rồi, người sau không nên nói thêm nữa [9, tr.121]. Có thể thấy việc nghiên cứu lịch sử là rất quan trọng. Nhưng trước khi nghiên cứu một vấn đề lịch sử việc đầu tiên quan trọng nhất đó là việc tiếp cận các nguồn tài liệu đặc biệt là các nguồn tài liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề đang nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tôi được thừa hưởng khá nhiều các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Bởi vì, một công trình nghiên cứu về một huyện trong thời gian như đã giới hạn vào nửa đầu thế kỉ XIX từ trước tới nay chưa được thực hiện. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này một cách trực tiếp hay gián tiếp. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiếp cận được với các nguồn tài liệu của các tác giả có uy tín liên quan đến đề tài nghiên cứu. Những nguồn tài liệu này là cơ sở quan trọng tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Trước hết là cuốn Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1825 - 1858) là tác phẩm được viết bằng chữ Hán năm 1856 khi ông đang làm tri châu ở Tuần Giáo, tỉnh Hưng Hóa. Trong cuộc đời hoạt động chính trị và văn hóa đa diện của mình, Phạm Thận Duật trên phương diện học thuật đã để lại cho đời một tác phẩm địa phương chí đặc sắc. Hưng Hóa kí lược gồm 12 mục, trình bày các phương diện lịch sử, địa lí, kinh tế và văn hóa ... của tỉnh Hưng Hóa trong đó có huyện Văn Chấn lúc bấy giờ. Hưng Hóa là tên một đạo trong 13 đạo thừa tuyên lập ra từ niên hiệu Quang Thuận của vua Lê Thánh Tông, đến đầu thời Nguyễn (năm 1831) là một tỉnh gồm 3 phủ, 5 huyện 16 châu, địa vực khá rộng, phía đông liền với huyện Sơn Vi, phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây; 3
  12. phía tây giáp các huyện Kiến Thủy, Văn Sơn, phủ Khai Hóa nước Trung Quốc và các nước Nam Chưởng, Xa Lí, phía nam giáp huyện Trình Cố, châu Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa và huyện Lạc Yên, tỉnh Ninh Bình; phía bắc giáp châu Thu, tỉnh Tuyên Quang. Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, tác phẩm nghiên cứu về địa lí hành chính để nhận định cương vực của nước Việt Nam và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời từ thời Văn Lang - Âu Lạc cho đến thời Nguyễn. Đây là một bức tranh rộng lớn, mô tả sự phát triển và biến đổi của lãnh thổ Việt Nam. Cuốn Đồng Khánh địa dư chí và Đại Nam nhất thống chí đã khái quát về vị trí địa lí, khí hậu, sông ngòi, phong tục tập quán…của các huyện, tỉnh trong cả nước, trong đó có huyện Văn Chấn. Trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia Chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX do Hội khoa học Lịch sử Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, ngày 18-19/10/2008. Cuốn Kỷ yếu này đã được Nxb Thế Giới ấn hành năm 2008. Nội dung cơ bản của cuộc Hội thảo là nhìn nhận và đánh giá toàn diện, cả mặt tích cực lẫn mặt hạn chế đối với chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Điều cần nhấn mạnh là trong cuốn kỷ yếu này có một số bài dù nội dung không liên quan trực tiếp tới đề tài nhưng đã giúp cho tác giả luận văn có thêm nhận thức. Có thể kể đến Vấn đề ruộng đất trong chính sách đối nội của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Vũ Văn Quân; Bộ máy hành chính làng xã thời Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX) của tác giả Vũ Duy Mền; Sự phục hồi kinh tế và sự phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước Trung Việt vào những năm đầu nhà Nguyễn (1802 – 1858) của tác giả Lương Chí Minh; Ruộng của các chùa ở Thừa Thiên Huế dưới thời Nguyễn (1802 - 1945) của Nguyễn Văn Phụng (Thiện Tuệ); Quản lý ruộng đất của nhà Nguyễn qua tư liệu địa bạ của Phan Phương Thảo; Triều Nguyễn với thành tựu khai hoang ở đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XIX của tác giả Đào Tố Uyên; Cải cách hành chính mới dưới triều Minh Mệnh (1820 - 1840) của tác giả Nguyễn Minh Tường. Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Xuyên (2015), kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX. Luận văn nghiên cứu sâu sắc, toàn cảnh về kinh tế, văn hóa huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thế kỷ XIX. Huyện Trấn Yên phía nam giáp huyện Văn Chấn 4
  13. Cuốn Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam của Cầm Trọng, cuốn sách gồm hai phần: phần chung và phần cụ thể. Cuốn sách tổng hợp những bài viết của một số nhà nghiên cứu Thái học ở Việt Nam bao gồm về ngôn ngữ Thái, hình thái kinh tế, xã hội, văn hóa của người Thái ở miền Bắc từ thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, đặc biệt là người Thái ở khu vực tây bắc. Luật tục của người Thái ở Việt Nam của Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng. Luật tục Thái phản ánh các sự chuyển động của cư dân Thái theo hai con sông Đà và sông Thao suốt trong thời kì trung cổ cho đến thời kì cận đại, do đó những tài liệu trong luật tục Thái rất có ích cho việc nghiên cứu địa lý, lịch sử của vùng tây bắc Việt Nam. Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Yên Bái đã xuất bản cuốn Tỉnh Yên Bái một thế kỷ (Nxb Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2000), cuốn sách trình bày về lịch sử Yên Bái với điều kiện tự nhiên và các nền văn hóa cổ đã từng tồn tại trên đất Yên Bái xưa và về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, truyền thống yêu nước, cách mạng, sáng tạo của nhân dân Yên Bái từ đó đến nay. Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ biên đã nghiên cứu một cách sâu sắc về vấn đề ruộng đất và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn. Cuối cùng là bộ Văn Hóa dân gian gồm 11 tập, Sở văn hóa- thông tin tỉnh Yên Bái đã tập hợp các phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo… của các tộc người trong tỉnh Yên Bái. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái đặc biệt là giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX. Bởi vậy, còn nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, nguồn gốc các dân tộc. Tuy nhiên, tôi vẫn xem các thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho tôi tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Thực hiện đề tài này với tư cách là một người dân tộc miền núi phía bắc. Trước hết, việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu sâu về tình hình kinh tế - văn hóa khu vực 5
  14. miền núi phía bắc nửa đầu thế kỉ XIX trong đó có huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và cư dân miền núi phía bắc nói riêng, lâu nay còn ít người quan tâm. Rút ra những kết luận, đánh giá khách quan trên sở khoa học và rút ra bài học kinh nghiệm cho thực tiễn. Với mong muốn góp phần tái hiện một cách chân thực, khách quan, khoa học về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và con người trên mảnh đất Văn Chấn, Yên Bái trong quá khứ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ vấn đề kinh tế của huyện Văn Chấn ở nửa đầu thế kỷ XIX. Trình bày văn hóa của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỷ XIX . Nhận xét một cách khách quan về những vấn đề kinh tế, văn hóa huyện Văn Chấn 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu về kinh tế, văn hóa huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỷ XIX. Ngoài ra đề tài còn đề cập đến các vấn đề về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư hồi nửa đầu thế kỉ XIX và hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Nửa đầu thế kỉ XIX. Phạm vi không gian: Văn Chấn thuộc phủ Quy Hóa tỉnh Hưng Hóa, đến nay Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái. Tác giả tập trung nghiên cứu theo địa danh lãnh thổ với hai thời kì: thời Gia Long 4 (năm 1805) gồm 9 xã (Thượng Bằng La, Hạ Lộ, Phù Nham, Sơn Bộc, Thạch Lương, Hương Sơn, Tú Dung, Hạ Bằng La và Đại Lịch) và thời Minh Mệnh 21 (năm 1840) gồm 4 tổng 7 xã (Tổng Sơn A: xã Sơn A, Gia Nguyên; tổng Phù Nham: xã Hạ Lộ, Sơn Bộc; tổng Hương Sơn: xã Hương Sơn, Thạch Lương và tổng Đại Lịch: xã Đại Lịch). 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đồng Khánh Dư địa chí, Kiến Văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí… 6
  15. Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Yên Bái; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn, Tỉnh Yên Bái một thế kỉ… Nguồn tư liệu địa bạ được sử dụng trong công trình nghiên cứu gồm 16 đơn vị địa bạ trong đó 9 đơn vị địa bạ thời Gia Long 4 (năm 1805) và 7 đơn vị địa bạ thời Minh Mệnh 21 (năm 1840), có 5 đơn vị địa bạ trùng nhau ở hai thời điểm. Các bản địa bạ trên hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để tác giả phục hồi lại các đơn vị hành chính cơ sở ở địa phương và phần nào kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Nguồn tư liệu điền dã: Nguồn tư liệu lịch sử có liên quan đến vấn đề kết cấu kinh tế, xã hội, văn hóa, tổ chức chính trị ở khu vực miền núi ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX rất ít. Do vậy, tác giả đã đi thực tế tại địa phương, thu thập được một số tài liệu do địa phương cung cấp, trực tiếp đến làng bản của đồng bào dân tộc thiểu số quan sát, phỏng vấn, ghi chép về phong tục tập quán, sinh hoạt, các câu ca dao, tục ngữ, cốt truyện truyền miệng của họ nhằm liên hệ với các vấn đề có thật trong lịch sử. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Đây là đề tài lịch sử nên tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân tích, mô tả, so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, hệ thống hóa. Đề tài sử dụng nhiều tư liệu địa bạ nên khâu giám định tư liệu là đặc biệt quan trọng, nhất là các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó. Đồng thời, kết hợp với việc khảo cứu các nguồn tư liệu thành văn và tư liệu điền dã thực tế tại địa phương để làm rõ nội dung chính của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp với một số phương pháp liên ngành như địa lí học, văn hóa học để từ đó rút ra những nhận xét, luận điểm khoa học. Phương pháp đồng đại và lịch đại giúp tác giả đặt việc nghiên cứu lịch sử địa phương Văn Chấn nửa đầu thế kỉ XIX trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc để thấy được những tác động ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài bước đầu nghiên cứu một cách cụ thể về kinh tế, văn hóa của huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái nửa đầu thế kỷ XIX. Dựa vào nguồn tài liệu khai thác được, luận 7
  16. văn bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bức tranh về kinh tế, mối quan hệ tộc người, những bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân, gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền. Luận văn lần đầu công bố 16 đơn vị địa bạ của huyện Văn Chấn nửa đầu thế kỉ XIX. Từ tài liệu địa bạ giúp chúng ta hiểu được chế độ sở hữu ruộng đất và đơn vị hành chính cơ sở của huyện Văn Chấn dưới thời Nguyễn. Đồng thời, góp phần tìm hiểu những nét chính về quan hệ cộng đồng làng xã, phong tục tập quán, tín ngưỡng và sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người trên địa bàn. Luận văn còn có thể là tài liệu giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy tham khảo. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, Tài liệu tham khảo, phụ lục, cầu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái. Chương 2: Kinh tế huyện Văn Chấn nửa đầu thế kỷ XIX. Chương 3: Văn hóa huyện Văn Chấn nửa đầu thế kỷ XIX 8
  17. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH YÊN BÁI Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái 9
  18. BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Văn Chấn 10
  19. Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý Nửa đầu thế kỉ XIX, huyện Văn Chấn thuộc phủ Quy Hóa tỉnh Hưng Hóa. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: huyện Văn Chấn đông tây cách nhau 184 (164) dặm, nam bắc cách nhau 149 dặm, phía đông đến địa giới huyện Hạ Hòa tỉnh Sơn Tây 22 dặm, phía tây đến địa giới châu Quỳnh Nhai 142 dặm, phía nam đến địa giới châu Phù Yên 111 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Trấn Yên 38 dặm. Xét Hưng hóa phong thổ lục của Hoàng Trọng Chính chép: đất huyện Văn Chấn phía trên giáp các châu Quỳnh Nhai và Sơn La, phía dưới giáp huyện Yên Lập, phía nam giáp châu Phù Hoa và huyện Thanh Xuyên, phía bắc giáp huyện Trấn Yên và sông Thao [18, tr.327]. Sách Đồng Khánh địa dư chí chép như sau: “Văn Chấn là huyện thống hạt của phủ Quy Hóa. Huyện lỵ đặt ở xã Đại Lịch, chu vi 40 trượng, bốn phía trồng rào tre, mở một cửa trước. Huyện hạt phía đông giáp huyện Hạ Hòa tỉnh Sơn Tây, phía tây giáp châu Quỳnh Nhai, phía nam giáp châu Phù Yên, phía bắc giáp huyện Trấn Yên. Đông tây cách nhau 164 dặm, nam bắc cách nhau 149 dặm” [13, tr.725]. Theo Hưng Hóa ký lược: huyện Văn Chấn, đông giáp huyện Hạ Hòa, tây giáp châu Quỳnh Nhai, nam giáp châu Sơn La, Phù Yên; bắc giáp huyện Trấn Yên [9, tr.148]. Văn Chấn ngày nay là một huyện miền núi, tổng diện tích tự nhiên là 121.090,02 ha, chiếm 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp huyện Mù Cang Chải, phía đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, phía tây giáp huyện Trạm Tấu, phía nam giáp tỉnh Sơn La. Văn Chấn cách trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá tỉnh 72 km; cách thị xã Nghĩa Lộ 10 km; cách Hà Nội 200 km. Với vị trí địa lí này Văn Chấn có thể giao lưu với các huyện miền núi phía bắc và một số tỉnh thuộc Trung du, đây là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu. Như vậy, trải qua những biến đổi về lịch sử địa giới hành chính và diện tích, huyện Văn Chấn xưa rộng hơn nhiều so với ngày nay. 11
  20. Điều kiện tự nhiên Những cuộc vận động kiến tạo địa chất từ hàng chục triệu năm trước đây đã tạo ra cho Văn Chấn một địa hình phức tạp có rừng, núi, hang động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Văn Chấn nằm ở sườn phía đông bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 400m. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Đất này bốn mặt đều là núi. Hạ Lộ có núi Khau Bút [18, tr.328]. “Xã Thượng Bằng La có núi Chi Sơn, xã Đại Lịch có núi Khau Bút” [13, tr.726], “núi Khau Bút ở huyện Văn Chấn, núi nhiều rắn độc, không ai dám qua” [18, tr.259]. Sách Hưng Hóa ký lược viết: huyện Văn Chấn có núi Khau Bút (tục gọi là Đèo Chiến), có nhiều rắn độc, không ai dám đến; có Khe Vận, Khe Uyển, Khe Lao và ở xã Hạ Lộ có nhiều suối độc [9, tr.155]. Vùng thượng huyện có một bộ phận thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ kéo dài quá đông bắc Mù Cang Chải về gần đến Tú Lệ hình thành đèo Khau Phạ nổi tiếng. Vùng ngoài có đèo Lũng Lô và dãy núi Đá Xô, đèo ách hùng vĩ. Đồng bằng Mường Lò, phía đông có dãy núi Bu và núi Dông; phía tây là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra như một vành đai kiên cố bảo vệ 9 xã vùng đồng bằng Mường Lò. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan niệm xưa, đây là thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một địa thế để dựng nghiệp muôn đời. Bên cạnh đó, Văn Chấn còn có các hang Thẩm Lé, Thẩm Han, Thẩm Kia, Thẩm Thoóng, Thẩm Bu. Địa hình khá phức tạp, chia thành 3 tiểu vùng kinh tế: Vùng trong (vùng cánh đồng Mường Lò) gồm 12 xã, là vùng tương đối bằng phẳng, có cánh đồng Mường Lò rộng trên 2.400 ha đứng thứ 2 trong 4 cánh đồng Tây Bắc. Vùng ngoài: gồm 9 xã, thị trấn, có lợi thế về phát triển vườn đồi, vườn rừng và trồng lúa nước. Vùng cao thượng huyện: gồm 10 xã, có độ cao trung bình 600m trở lên, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, chăn nuôi đại gia súc. Sản vật tự nhiên khá phong phú và đa dạng mang đặc trưng của miền núi phía bắc. Tài nguyên khoáng sản, có mỏ bạc Tú Lệ, mỏ chì, kẽm có trữ lượng hàng triệu tấn, mỏ sắt ở Mỵ, mỏ nhiên liệu như than đá ở Phù Nham, vật liệu xây dựng như đá vôi ở Đồng Khê. Theo ghi chép trong sách Đại Nam nhất thống chí: “Hương Sơn có mỏ bạc, Sơn A có mỏ diêm tiêu” [18, tr.328], “Vàng…mỏ Gia Nguyên huyện Văn Chấn đều có thuế” [18, tr.383]. Và, “Lúa thì có ngô, lúa nếp, lúa tẻ. Tre thì có tre 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2