Bài giảng Giới thiệu văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN
lượt xem 12
download
Bài giảng Giới thiệu văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp nhằm trình bày về những căn cứ xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giới thiệu văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN
- GiỚI THIỆU VĂN BẢN QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CLGD TRƯỜNG TCCN (Văn bản hợp nhất số 07 /VBHN-BGDĐT hợp nhất Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư số 37/2012/TT-BGDĐT) MOET GDETA
- NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHUẨN ĐGCLGD TRƯỜNGTCCN Luật Giáo dục 2005; Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Điều lệ trường TCCN; Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010; Tình hình hiện nay và xu thế phát triển của GD.
- BỘ TIÊU CHUẨN ĐGCLGD TRƯỜNGTCCN ĐÃ THAM KHẢO Kinh nghiệm về KĐCLGD của các nước trên thế giới. Bộ tiêu chuẩn KĐCL trường ĐH, CĐ. Ý kiến của các chuyên gia về KĐCLGD trong nước và nước ngoài. Ý kiến của các cơ quan quản lý giáo dục và của chính các trường TCCN.
- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN THỐNG NHẤT Quan điểm tiếp cận: Chất lượng là sự đáp ứng mục tiêu. Làm quen và chấp nhận những khái niệm có tính chất định tính trong kiểm định chất lượng giáo dục. Bộ tiêu chuẩn KHÔNG phải là công cụ để xếp hạng các nhà trường.
- NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ TRONG BỘ TIÊU CHUẨN Phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp (Điều 33, Luật Giáo dục - 2005). Các tiêu chí phù hợp với các văn bản QPPL liên quan đến GDNN (Luật, Chính sách, Điều lệ, Quy chế, Quy định,...). Một số tiêu chí định hướng tương lai. Phù hợp với tính thực tiễn và khả thi. Các tiêu chí bao quát toàn diện về các điều kiện đảm bảo CLGD (Đầu vào), các hoạt động giáo dục (các hoạt động đảm bảo CLGD) và kết quả giáo dục (Đầu ra) của nhà trường.
- Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp Mục tiêu của GDNN là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. TCCN nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
- Bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN được sử dụng làm công cụ để: 1. Trường TCCN tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; 2. Giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; 3. Cơ quan chức năng đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường TCCN đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; 4. Người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
- HAI KHÁI NIỆM CẦN LƯU Ý Tiêu chuẩn: Mức độ yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải đáp ứng. Tiêu chí: Mức độ yêu cầu và điều kiện cần thực hiện ở một khía cạnh của tiêu chuẩn.
- CẤU TRÚC VĂN BẢN Gồm 3 chương: Chương I: Quy định chung (3 điều). Chương II: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TCCN (10 điều). Chương III: Tổ chức thực hiện (2 điều).
- CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Văn bản này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp. 2. Quy định này được áp dụng đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp thuộc loại hình công lập và tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Điều 2. Chất lượng giáo dục và tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN 1. Chất lượng giáo dục trường TCCN là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục TCCN của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành. 2. Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường TCCN phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD.
- Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường TCCN được ban hành làm công cụ để trường TCCN tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo; để cơ quan chức năng đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường TCCN đạt tiêu chuẩn CLGD; để người học có cơ sở lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
- Chương II TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CL TRƯỜNG TCCN Có 10 Điều với 10 Tiêu chuẩn, gồm 57 tiêu chí Mỗi tiêu chí có 2 mức độ đo: Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Công nhận đạt tiêu chuẩn CLGD: Có ít nhất 80% (từ 46/57) số tiêu chí đạt
- Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của trường TCCN 1. Mục tiêu của trường TCCN được xác định rõ ràng, cụ thể, được công bố công khai, phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ TCCN quy định tại Luật Giáo dục phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của nhà trường; đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của địa phương, của ngành, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
- Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của trường TCCN 2. Mục tiêu của trường TCCN là căn cứ cho việc triển khai và đánh giá các hoạt động của nhà trường, được rà soát và điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo cho từng khoá học.
- Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (8 tiêu chí) 1. Cơ cấu tổ chức của trường TCCN được thực hiện theo quy định của Điều lệ trường TCCN và được cụ thể hoá trong quy chế về tổ chức và hoạt động của nhà trường. 2. Có hệ thống văn bản quy định để tổ chức, quản lý một cách có hiệu quả các hoạt động của nhà trường.
- Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (8 tiêu chí) 3. Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể trong trường TCCN hoạt động theo quy định của pháp luật; hằng năm được đánh giá tốt, có vai trò tích cực trong hoạt động của nhà trường; công tác kết nạp đảng viên mới, đoàn viên mới trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học được chú trọng. 4. Nội dung mới: Xây dựng và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng đào tạo đối với mỗi ngành đào tạo theo kế hoạch đã đề ra của nhà trường; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng đảm bảo và nâng cao chất lượng cho từng khoá học. Nội dung cũ: Nhà trường xây dựng và thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với mỗi ngành nghề đào tạo; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng duy trì và nâng cao chất lượng cho từng khoá học.
- Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (8 tiêu chí) 5. Công tác kiểm tra và đánh giá các hoạt động của nhà trường được định kỳ cải tiến; kết quả kiểm tra và đánh giá được sử dụng vào quá trình nâng cao chất lượng đào tạo của trường. 6. Có biện pháp bảo vệ tài sản; đảm bảo an toàn về thân thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học; đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh; có hệ thống y tế học đường hoạt động hiệu quả.
- Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (8 tiêu chí) 7. Thực hiện quy chế dân chủ, tạo điều kiện để giáo viên, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường; giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý về các hoạt động của trường, lưu trữ đầy đủ các báo cáo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - ThS. Huỳnh Thị Thùy Trinh
23 p | 759 | 193
-
Bài giảng Chương 7: Đường lối xây dựng phát triển văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội
68 p | 772 | 190
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa Việt Nam, sự thống nhất trong đa dạng
51 p | 1213 | 110
-
Bài giảng Giới thiệu một số loại vũ khí bộ binh - Lê Xuân Luyện
61 p | 463 | 78
-
Bài giảng Khái quát Văn học Việt Nam sau 1975
25 p | 752 | 61
-
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Hình thái và mô hình văn hóa
30 p | 549 | 60
-
Tập bài giảng Nghiệp vụ văn thư
65 p | 273 | 58
-
Bài giảng: Nhập môn báo chí truyền hình - ThS. Nguyễn Văn Tú
27 p | 300 | 55
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài mở đầu - Trần Văn Kham
15 p | 240 | 48
-
Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học
11 p | 728 | 48
-
Bài giảng Đoàn kết vận động cựu chiến binh phát huy vai trò, tiềm năng của các thế hệ cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới
30 p | 244 | 21
-
Bài giảng Giới thiệu hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning
49 p | 111 | 21
-
Đề cương bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
13 p | 180 | 20
-
Bài giảng Văn học Ấn Độ: Bài 1 - Giới thiệu môn học
9 p | 165 | 16
-
Bài giảng Giới thiệu bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học
25 p | 124 | 14
-
Bài giảng Giới thiệu công cụ tham vấn - GV. Vi Lam Sơn
17 p | 91 | 5
-
Bài giảng Giới thiệu Nội quy kỳ họp Quốc hội: Quy trình thủ tục tiến hành công tác tổ chức nhân sự tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII - Nguyễn Văn Bính
28 p | 106 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn