
Bài giảng Hướng dẫn triển khai chương trình y tế trường học 2024
lượt xem 1
download

Bài giảng Hướng dẫn triển khai chương trình y tế trường học 2024 nhằm giúp học viên nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, phụ huynh về chăm sóc mắt và phòng chống cận thị. Nâng cao năng lực quản lý tật khúc xạ và kiến thức về chăm sóc mắt của cán bộ y tế trường học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn triển khai chương trình y tế trường học 2024
- HƯỚNG DẪN Triển khai chương trình y tế trường học 2024 Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Mắt
- 1. Mục tiêu: • Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, phụ huynh về chăm sóc mắt và phòng chống cận thị. • Nâng cao năng lực quản lý tật khúc xạ và kiến thức về chăm sóc mắt của cán bộ y tế trường học. • Phấn đấu đạt 100% học sinh ở tất cả các cấp lớp đều được kiểm tra thị lực ít nhất 1lần/năm học, nhằm phát hiện những em học sinh có thị lực kém để chuyển đến cơ sở chuyên khoa mắt can thiệp điều trị. • Phấn đấu đạt 100% các em có thị lực kém phải đến cơ sở chuyên khoa mắt điều trị thông qua năng lực quản lý chương trình mắt của CBYT trường học.
- 2. Hướng dẫn triển khai : a) Đối với Quận/Huyện : - Đào tạo, tập huấn; - Lập kế hoạch hoạt động đầu năm; - Truyền thông giáo dục sức khỏe; - Trang bị phương tiện hoạt động; - Phân loại sức khỏe Mắt theo thị lực; - Thống kê báo cáo.
- b) Đối với Trường học : - Lập kế hoạch hoạt động chương trình Mắt trong năm học; - Rà soát lại cán bộ y tế đã được tập huấn chăm sóc mắt; - Triển khai chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe; - Trang bị góc (nơi) treo bảng thị lực cho học sinh tự kiểm tra thị lực; - Đặc biệt giáo dục cho học sinh khối mầm non và tiểu học tư thế ngồi đọc, ngồi viết đúng để tạo thói quen tốt cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng mắc tật khúc xạ.
- 3. Hướng dẫn sử dụng bảng đo thị lực: Chọn nơi có đủ ánh sáng, học sinh thường tập trung; Khoan gắn chặt bảng thị lực vào tường sao cho bảng cách mặt đất khoảng 1m (đối với trường cấp 1), hoặc 1,2m (đối với trường cấp 2), hoặc 1,5m (đối với trường cấp 3); Kẻ 1 vạch bằng mực không phai hoặc dán băng keo màu lên mặt đất cách bảng thị lực 4m; Hướng dẫn cho học sinh biết cách tự kiểm tra thị lực.
- 4. Hướng dẫn kỹ thuật đo thị lực nhìn xa TIẾN HÀNH - Nếu BN mới đi ngoài sáng vào ta cho họ nghỉ 15 phút để thích nghi với điều kiện ánh sang phòng đo. - BN ngồi đối diện thẳng hàng với bảng TL không ngồi lệch về một bên. - Người đo TL ngồi về một bên BN tránh tầm nhìn của BN và luôn quan sát BN trong quá trình đo để đảm bảo BN làm đúng hướng dẫn, tránh nheo mắt hoặc không che đúng mắt. Người khám có thể tiến lên bảng TL để chỉ chữ trong trường hợp ta muốn BN đọc những chữ theo ý mình. - Hướng dẫn BN cầm miếng che mắt và lưu ý họ che kín mắt không được đo, nhưng đừng đè ép vào mắt. - Trong trường hợp trẻ em ta có thể nhờ phụ huynh cầm miếng che mắt để bảo đảm trẻ không đè ép vào mắt được che vì tay của trẻ cầm chữ E.
- 4. Hướng dẫn kỹ thuật đo thị lực nhìn xa (TT) ⁃ Ta lần lượt chỉ các chữ từ lớn tới nhỏ (để cho nhanh ta có thể yêu cầu BN đọc mỗi hàng 1 chữ từ trên xuống, khi BN đọc sai ta sẽ yêu cầu đọc ngang tất cả các chữ trong hàng thị lực đó nếu đúng 2/3 số chữ của hàng ta ghi nhận BN đạt TL của hàng đó và tiếp tục với hàng chữ nhỏ hơn tiếp theo) ⁃ TL đạt được là hàng chữ nhỏ nhất mà BN ĐỌC ĐÚNG 2/3 SỐ CHỮ. ⁃ Cần khuyến khích BN vì một số người e ngại đọc sai (việc này giúp tránh đánh giá TL thấp hơn khả năng thực của họ) ⁃ Theo nguyễn tắc ta lần lượt đo TL MP rồi MT không được thay đổi trình tự vì TL MP được ghi trước TL MT ⁃ Nếu BN không đọc được hàng chữ lớn nhất của bảng TL ta chuyển sang đếm ngón tay (ĐNT)
- • Đếm ngón tay Được ghi nhận cự ly xa nhất mà BN đếm đúng số ngón tay trước mắt BN Người ta quy ước ĐNT 5m tương ứng thị lực 1/10 Ví dụ MP: ĐNT 2m TL: MT: ĐNT 3m
- Khoa bàn tay trước mắt BN Nếu thị lực BN (20cm →30 cm) • Ta sẽ làm BBT • Cách ghi: MP: BBT
- Tìm cảm giác sáng tối • Đối với những BN có TL thấp hơn nữa tức không xác định được bóng bàn tay khoa trước mắt thì ta thử cảm giác sáng tối. • Ta đặt một nguồn sáng trước mắt BN, BN thấy sáng và khi ta bỏ nguồn sáng đi BN thấy tối → ST (+) • Nếu không còn cảm giác sáng tối → ST (-) → mù tuyệt đối
- Ghi nhận kết quả • Thị lực sau khi đo được sẽ ghi nhận vào hồ sơ hoặc vào phiếu khám bệnh • Nếu TL giảm và cần thử kính lỗ thì kết quả sẽ ghi nhận kế bên VD: : MP: 6/10 KL MP: 10/10 TL MT: 5/10 MT: 10/10
- 5.Thử thị lực với kính lỗ • Khi nào cần thử TL kính lỗ • TL xa từng mắt ≤7/10 thì bao giờ cũng cần thử kính lỗ ở mắt đó • Mục đích thử TL kính lỗ • Thử kính lõ là một khám nghiệm rất đơn giản để giúp ta xác định BN có TL giảm là do tật khúc xạ hay do một bệnh lý về mắt cần phải chuyển cho BS chuyên khoa khám • Kính lỗ • Kính lõ cũng giống như một miếng che mắt thông thương, chỉ khác là có một lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1.5 mm ở giữa để BN nhìn xuyên qua. Kính lỗ có thể có 1 llox hay nhiều lỗ. • Cách thử TL kính lỗ • Nguyên tắc thử TL với kính lỗ cũng giống như khi thử TL thông thường. • Đặt kính lỗ trước mắt cần thử, che kín mắt còn lại hay yêu cầu BN một tay tự cầm kính lỗ đặt trước mắt cần thử kính lỗ, tay kia cầm miếng che để che mắt còn lại, hướng dẫn BN có thể nhích nhẹ kính lỗ qua lại để nhìn qua đúng lỗ • Yêu càu BN đọc bảng thị lực khi nhìn qua lỗ (hay bất kỳ lỗ nào trong các lỗ trên kính nhiều lỗ)
- 5.Thử thị lực với kính lỗ(tt) • Ý nghĩa kết quả thử thị lực kính lỗ Nếu BN có thị lực không kính kém ≤ 7/10, thử với kính lỗ: Thị lực tăng tốt hơn với kính lỗ, điều này nghĩa là mắt BN có khả năng tật khúc xạ, cần được thủ kính nhìn xa. Thị lực không tăng với kính lỗ, điều này có nghĩa là mắt BN có bệnh lý hay bị nhược thị, cần được chuyển dến bác sĩ chuyên khao mắt khám. • Lưu ý: Kính lỗ cũng ít có tác dụng nếu đồng tử co nhỏ. Kính lỗ cũng có thể được dùng nếu sau khi đã thử kính mà BN có thị lực xa với kính kém, không đọc được hàng thị lực 10/10 Thị lực tăng với kính lỗ, không hẳn là mắt bình thường, thị lực không kính kém có thể do phối hợp tật khúc xạ và bệnh lý.
- 6.Giới thiệu một số bảng thị lực Bảng đo thị lực chuẩn
- 6.Giới thiệu một số bảng thị lực(tt) Bảng thị lực rút gọn
- 7. Theo dõi, quản lý, tổ chức đo thị lực cho học sinh : Lập sổ theo dõi kết quả khám mắt, kết quả thị lực; Thông báo về gia đình biết kết quả kiểm tra mắt; Kết nối với giáo viên trong các trường hợp học sinh ngồi học không đúng tư thế để thông báo về gia đình nhắc nhở thêm cho học sinh; Tổ chức sàng lọc thị lực sớm cho các em học sinh nếu lịch khám sức khỏe trể, nhằm giúp các em có thị lực kém đi khám mắt sớm để có thị lực tốt học tập.
- 8. Thống kê, báo cáo: - Số liệu lấy từ hàng “Cộng” trong thống kê của từng trường; - Thống kê theo tiêu chí là có đeo kính khi đo thị lực hay không, trong từng nhóm tiếp tục thống kê theo thị lực; - Thị lực tốt là có thị lực cả hai mắt đạt 7/10 trở lên; - Tổng số học sinh hai nhóm có kính và không kính sẽ bằng tổng số học sinh được khám của từng trường. Tổng số Tổng số học sinh Tổng số học sinh Số học Tổng không đeo kính có đeo kính học sinh sinh số STT Trường được có bệnh học Tổng TL tốt TL kém Tổng TL tốt TL kém khám mắt sinh mắt số >=7/10 =7/10

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Dân số và phát triển: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thành Nghị
15 p |
261 |
51
-
Bài giảng Giới thiệu những mô hình cải tiến chất lượng ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh
59 p |
68 |
7
-
Bài giảng Quá trình triển khai thí điểm đo lường chỉ số chất lượng
32 p |
33 |
2
-
Bài giảng Hướng dẫn triển khai dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2016-2020
54 p |
41 |
2
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
30 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
33 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Giáo viên/Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
21 p |
4 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
54 p |
7 |
1
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu tại Bệnh viện Quận Thủ Đức - DS. Phan Thị Khánh Ngọc
33 p |
37 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
49 p |
2 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
