intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 Kiểm soát nội bộ trong một số lĩnh vực cụ thể, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các hướng phát triển của kiểm soát nội bộ; Kiểm soát nội bộ trong một số lĩnh vực cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ

  1. CHƯƠNG 3: KSNB TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ 3.1. Các hướng phát triển của KSNB 3.2. KSNB trong một số lĩnh vực cụ thể TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  2. 3.1. Các hướng phát triển của KSNB 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị 3.1.2. KSNB trong kiểm toán độc lập 3.1.3. KSNB trong kiểm toán nội bộ 3.1.4. KSNB đối với lập và trình bày BCTC cho bên ngoài TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  3. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở Báo cáo COSO 1992. Khuôn mẫu ERM được chính thức ban hành vào năm 2004. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  4. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - Theo Báo cáo của COSO (2004) thì: “Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quá trình do hội đồng quản trị, các cấp quản lý và các nhân viên của đơn vị chi phối, được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược liên quan đến toàn đơn vị và áp dụng cho tất cả các cấp độ trong đơn vị, được thiết kế để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến đơn vị và quản trị rủi ro trong phạm vi chấp nhận được của rủi ro nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu của đơn vị” TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  5. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - Quản trị RRDN là một quá trình - Quản trị RRDN được thiết kế và vận hành bởi con người - Quản trị RR được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược - Quản trị RR áp dụng cho toàn đơn vị - Quản trị RR được thiết kế để nhận dạng các sự kiện - Quản trị RR đem lại một sự đảm bảo hợp lý - Quản trị RR là phương tiện để đạt được mục tiêu. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  6. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - Quản trị RRDN là một quá trình: Bao gồm một chuỗi các hoạt động liên tục tác động đến toàn đơn vị thông qua những hoạt động quản lý để điều hành sự hoạt động của đơn vị. Quá trình quản trị RRDN giúp đơn vị tác động trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra và góp phần hoàn thành sứ mạng của đơn vị. - Quản trị RRDN được thiết kế và vận hành bởi con người: Quản trị RR không chỉ đơn thuần là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu,... Mà phải bao gồm những con người trong đơn vị như hội đồng quản trị, ban giám đốc và các nhân viên khác. Mỗi cá nhân trong đơn vị với những đặc điểm riêng sẽ tác động đến cách thức người đó nhận dạng, đánh giá và phản ứng với rủi ro. Với quản trị RR, đơn vị cung cấp cho mọi người khuôn khổ chung về rủi ro trong phạm vi mục tiêu hoạt động của đơn vị. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  7. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - Quản trị RR được áp dụng trong việc thiết lập các chiến lược: Mỗi đơn vị thường thiết lập các sứ mạng cho tổ chức của mình và các mục tiêu liên quan để đạt đến sứ mạng đó. Với mỗi mục tiêu, đơn vị thiết lập các chiến lược tương ứng để thực hiện và cũng có thể thiết lập các mục tiêu liên quan ở cấp độ thấp hơn. Khi đó, quản trị RR hỗ trợ cho các cấp quản lý xem xét các rủi ro liên quan đến việc lựa chọn các chiến lược thay thế khác nhau. - Quản trị RR áp dụng cho toàn đơn vị: Quản trị RR không xem xét RR trong một sự kiện riêng biệt hoặc cấp độ riêng rẽ mà xem xét hoạt động trên tất cả các cấp độ của đơn vị, từ cấp độ toàn đơn vị như kế hoạch chiến lược và phân bổ nguồn lực đến các mảng hoạt động cụ thể như hoạt động marketing, nguồn nhân lực và đến các chu trình nghiệp vụ như chu trình sản xuất, xem xét hạn mức tín dụng của khách hàng, TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  8. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - QTRR được thiết kế để nhận dạng các sự kiện: các sự kiện tiềm tàng tác động đến đơn vị phải được nhận dạng thông qua QTRR. Khi sự kiện tiềm tàng được nhận dạng, đơn vị đánh giá được RR và cơ hội liên quan đến các sự kiện, từ đó xây dựng các cách thức quản lý rủi ro liên quan trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận của đơn vị. + Mức rủi ro có thể chấp nhận: là mức độ rủi ro mà đơn vị sẵn sàng chấp nhận để thực hiện việc làm tăng giá trị xét trên bình diện toàn đơn vị. Nó phản ánh triết lý về rủi ro và phong cách văn hoá của đơn vị. Rủi ro có thể chấp nhận có thể được xem xét một cách định lượng hoặc định tính. Theo phương thức định tính, rủi ro được chia thành các cấp độ như cao, trung bình và thấp,.. còn theo phương thức định lượng thì rủi ro được xem xét trong sự tương quan với các mức độ tăng trưởng và lợi nhuận. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  9. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị + Rủi ro bộ phận: là mức rủi ro liên quan đến từng mục tiêu cụ thể. Rủi ro bộ phận là mức rủi ro chấp nhận được trong việc thực hiện những mục tiêu cụ thể. Việc xác định mức rủi ro có thể chấp nhận giúp định hướng phân bổ các nguồn lực trong đơn vị dựa trên tương quan giữa kết quả kỳ vọng và nguồn lực đã đầu tư. Các nhà quản lý xem xét mức rủi ro có thể chấp nhận trong sự phù hợp với cơ cấu tổ chức, con người, quá trình thực hiện và qua đó thiết lập các yếu tố cần thiết phản ứng và giám sát rủi ro một cách hữu hiệu. o QTRR đem lại một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải là đảm bảo tuyệt đối, là các mục tiêu sẽ được thực hiện. Vì những sự kiện không chắc chắn và rủi ro thuộc về tương lai, do đó không ai có thể dự đoán tuyệt đối chính xác. Hơn nữa QTRR được vận hành bởi con người do đó những sai sót do con người gây ra là không thể tránh. Mặt khác, các hoạt động kiểm soát dù có được thiết kế và hoàn thiện đến thế nào đi chăng nữa vẫn không thể kiểm soát hết được tất cả các sự kiệniên quan đến đơn vị TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  10. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị o QTRR là phương tiện để đạt được mục tiêu: trong phạm vi sứ mạng của đơn vị đã được thiết lập, các nhà quản lý xây dựng các mục tiêu chiến lược, lựa chọn cách thức tiến hành và thiết lập các mục tiêu liên quan. ERM, với sự phân loại các mục tiêu, sẽ phân định rõ từng nội dung mà đơn vị hướng đến. o Các mục tiêu của đơn vị bao gồm: + Mục tiêu chiến lược: liên quan đến các mục tiêu tổng thể và phục vụ cho sứ mạng của đơn vị. + Mục tiêu hoạt động: liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực một cách hữu hiệu và hiệu quả. + Mục tiêu báo cáo: liên quan đến sự trung thực và đáng tin cậy của các báo cáo liên quan đến đơn vị. + Mục tiêu tuân thủ: đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  11. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị - ERM mà COSO đưa ra bao gồm 8 bộ phận: Môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin – truyền thông và giám sát - ERM đề cập đến các chủ đề rộng hơn KSNB, trong đó trọng tâm là quản trị rủi ro. KSNB là một phần của quản trị rủi ro doanh nghiệp và quản trị rủi ro doanh nghiệp là một phần của quản trị công ty. => Báo cáo COSO 2013 về KSNB không thay thế cho Báo cáo COSO 2004 về quản trị rủi ro doanh nghiệp. Mặc dù 2 báo cáo này hướng đến 2 đối tượng khác nhau, tuy vậy 2 báo cáo này vẫn bổ sung cho nhau ở một chừng mực nhất định TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  12. 3.1.1. KSNB theo hướng quản trị Một hệ thống KSNB theo hướng quản trị rủi ro sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: - Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, - Bảo vệ tài sản, tiền bạc, thông tin,… - Đảm bảo tính chính xác của các số liệu - Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp - Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  13. 3.1.2. KSNB theo hướng kiểm toán độc lập Sau khi Báo cáo COSO được ban hành, các Chuẩn mực kiểm toán ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam cũng chuyển sang sử dụng Báo cáo COSO làm nền tảng đánh giá hệ thống KSNB, cụ thể như: - Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ SAS 55 “Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC”, SAS 94 “Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC” đã đưa các nội dung liên quan đến định nghĩa, các bộ phận cấu thành của Báo cáo COSO vào các chuẩn mực này. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  14. 3.1.2. KSNB theo hướng kiểm toán độc lập - Các chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh, môi trường hoạt động đơn vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu”; ISA 265 “Thông báo về những khiếm khuyết của KSNB” đều sử dụng Báo cáo COSO khi xem xét hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  15. 3.1.2. KSNB theo hướng kiểm toán độc lập - Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”, VSA 265 “Trao đổi về những khiếm khuyết trong KSNB với Ban quản trị và Ban giám đốc được kiểm toán” cũng sử dụng các nội dung của Báo cáo COSO để xem xét. Cụ thể: TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  16. 3.1.2. KSNB theo hướng kiểm toán độc lập • Trong VSA 315, khi xem xét KSNB của đơn vị được kiểm toán, KTV cũng phải xem xét 5 yếu tố cấu thành bao gồm: Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị, hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày BCTC, các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán, giám sát các kiểm soát. Các thành phần trong 5 yếu tố cấu thành đều dựa trên Báo cáo COSO để xem xét. • Trong VSA 265, các khiếm khuyết trong KSNB cũng được dựa trên những khiếm khuyết mà Báo cáo COSO đề cập đến.
  17. 3.1.3. KSNB theo hướng kiểm toán nội bộ Phân biệt KSNB và kiểm toán nội bộ? TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  18. 3.1.3. KSNB theo hướng kiểm toán nội bộ - Phân biệt KSNB và kiểm toán nội bộ trong DN + KSNB: Là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố, nhằm đảm bảo cho DN hoạt động theo ý chí của lãnh đạo DN. Biểu hiện của chúng chính là những chính sách,quy chế, quy định của pháp luật, DN mà bắt buộc mọi thành viên trong DN phải tuân theo. + KTNB: Là một bộ phận có chức năng đánh giá độc lập, được DN thiết lập để đánh giá và kiểm tra các chức năng, hoạt động khác của doanh nghiệp nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro. => Như vậy, KTNB là một bộ máy nằm trong hệ thống KSNB của DN. Hệ thống KSNB là một quy trình, còn KTNB là một thực thể tồn tại trong DN. Do đó, hệ thống KSNB tồn tại dù cho DN ở bất kỳ quy mô hay lĩnh vực KD nào, đó là điều kiện tiên quyết để DN tồn tại và phát triển. KTNB là một bộ phận đặc thù trong DN, song không bắt buộc phải có. DN có thể thiết lập một bộ máy KTNB nếu nhận thấy cần phải có thêm một biện pháp kiểm soát hữu hiệu. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  19. 3.1.3. KSNB theo hướng kiểm toán nội bộ Việc nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này dẫn tới một số ảnh hưởng đối với hoạt động của DN như sau: + Thiết lập hệ thống KSNB và KTNB không khoa học và hiệu quả + Các biện pháp kiểm soát, hoạt động kiểm soát dễ bị chồng chép do nhiệm vụ không phân định rõ ràng, gây cản trở công việc của các bộ phận khác và gây tâm lý ức chế trong công việc của các nhân viên trong công ty + Khối lượng công việc và trách nhiệm của những nhân viên đảm nhiệm nhiệm vụ kiểm soát quá nhiều, gây quá tải, sức ép lớn dễ dẫn đến sai sót trong chính việc kiểm tra, kiểm soát TS. Lê Thị Thanh Mỹ
  20. 3.1.3. KSNB theo hướng kiểm toán nội bộ Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ định nghĩa các mục tiêu của KSNB bao gồm: - Độ tin cậy và tính trung thực của thông tin - Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định. - Bảo vệ tài sản - Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực - Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động hoặc chương trình. TS. Lê Thị Thanh Mỹ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2