Bài giảng Lý thuyết các loại hình nghệ thuật (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
lượt xem 8
download
(NB) Bài giảng Lý thuyết các loại hình nghệ thuật cung cấp cho người học những kiến thức như: Nghệ thuật tạo hình; Đại cương nghệ thuật múa; Nghệ thuật sân khấu; Văn học; Âm nhạc; Điện ảnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết các loại hình nghệ thuật (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường Cao đẳng Lào Cai
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Lý thuyết các loại hình nghệ thuật NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Nghệ thuật (tiếng Anh: art) là một loạt những hoạt động khác nhau của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra. Bài viết này chủ yếu tập trung vào các môn nghệ thuật thị giác, bao gồm việc tạo ra những hình ảnh hay vật thể trong những lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, đồ họa in ấn, nhiếp ảnh, và những phương tiện truyền thông hình ảnh khác. Kiến trúc thường được xem là một trong các nghệ thuật thị giác; tuy nhiên, giống như các loại hình nghệ thuật trang trí, nó liên quan đến sự sáng tạo ra các vật thể cho những công dụng cụ thể, một điều hoàn toàn khác với, chẳng hạn, hội họa. Âm nhạc, kịch, điện ảnh, múa, và những môn nghệ thuật trình diễn khác, cũng như văn chương, và những phương tiện truyền thông tương tác, được bao gồm trong một định nghĩa rộng hơn về nghệ thuật, gọi chung là các môn nghệ thuật.[1] Cho đến thế kỷ 17, nghệ thuật được dùng để chỉ bất kỳ kỹ năng hay sự thông thạo nào, và không phân biệt khỏi các môn thủ công mỹ nghệ hay các ngành khoa học, như y học cũng được coi là một nghệ thuật. Trong thời hiện đại, ở các loại hình mỹ thuật, nơi cực kỳ chú trọng đến khía cạnh thẩm mỹ, được phân biệt hẳn khỏi những kỹ năng có được nói chung, chẳng hạn như với các loại hình nghệ thuật trang trí hay nghệ thuật ứng dụng. Những đặc trưng của nghệ thuật có thể được mô tả bởi sự bắt chước (phản ánh cuộc sống), sự thể hiện, trao truyền cảm xúc, và những phẩm chất khác. Trong suốt thời kỳ chủ nghĩa lãng mạn, nghệ thuật được xem là "một lĩnh vực đặc biệt của tâm thức con người, giống như tôn giáo và khoa học".[2] Mặc dù không có một định nghĩa thống nhất về nghệ thuật,[3][4][5] và cách nhìn về nó cũng thay đổi theo thời gian, những mô tả chung về nghệ thuật đề cập đến ý tưởng về một kỹ năng kỹ thuật hay trí tưởng tượng bắt nguồn từ khả năng tác động của con người[6] và sự sáng tạo.[7] 2
- 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương 1: Nghệ thuật tạo hình 04 3. Chương 2:Đại cương nghệ thuật múa 13 4.Chương 3: Nghệ thuật sân khấu 24 5. Chương 4:Văn học . 26 6. Chương 5:Âm nhạc 27 7.Chương 6:Điện ảnh 28 3
- 4 Chương 1: Nghệ thuật tạo hình 1. Mục tiêu: Học xong chương học sinh nắm được những kiến thức về khái niêm, đặc tính cơ bản và những thành tố kết cấu nên chương trình nghệ thuật cùng với cách thức phân loại các chương trình nghệ thuật 2. Nội dung của chương Bài 1: Đặc trưng ngôn ngữ mỹ thuật 1. Kênh thông tin thị giác Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, sự nhìn. Những bộ phận khác nhau cấu thành thị giác được xem như là một tổng thể như là hệ thị giác và được tập trung nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, khoa học nhận thức, khoa học thần kinh và sinh học phân tử. 2. Các yếu tố ngôn ngữ tạo hình Các yếu tố tạo hình, hay còn gọi là ngôn ngữ tạo hình, là kiến thức cơ bản nhất và quan trọng nhất với tất cả những ai làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật thị giác như hội họa, nội thất, đồ mộc, nhiếp ảnh, tạo cảnh, kiến trúc, … Hiểu được các yếu tố này, những gì bạn sáng tạo ra sẽ trở thành những tác phẩm chuyện nghiệp và phong phú đa dạng vô cùng. Một thiết kế là một tác phẩm được cảm thụ bằng mắt mà trong đó thể hiện 1 ý tưởng nghệ thuật được mô tả từ 7 thành phần cơ bản. Đó là đường nét – mảng miếng – hình khối – màu sắc – sắc độ – kết cấu chất liệu và không gian. 3. Đặc trưng ngôn ngữ hội họa, điêu khắc Hội họa là nghệ thuật không gian mặt phẳng – tìm không gian ba chiều trên mặt phẳng. Tuy chỉ ghi được một khoảnh của hành động; song nó vẫn có khả năng thể hiện được ý nghĩa của cử chỉ; động tác của đối tượng và nó cũng thể hiện được hình khối của đối tượng dưới những hình thức cụ thể khác nhau. Khi cảm thụ tác phẩm hội họa chúng ta vẫn có cảm giác được chiều sâu; độ gần xa về khoảng cách của bố cục theo tiêu điểm; diện về mặt đường nét; mầu sắc của đối tượng phản ánh; thậm chí cả cảm giác được cái sinh động; sống động như thật của đối tượng. Trong hội họa đường nét; màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú; tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc; tế nhị về tình cảm. Ánh sáng; bóng tối và sự kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét; màu sắc với các thủ pháp xa – gần (khoảng cách phù hợp) của hội họa tạo ra cảm giác không gian ba chiều. Khả năng tạo hình của hội có ý nghĩa rất lớn; nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. 4
- 5 Song hội họa chỉ có thể gợi lên quá trình phát triển của các biến cố trong phạm vi những khoảnh khắc mà nó thể hiện chứ không miêu tả được đầy đủ quá trình phát triển sinh động của hiện thực như văn chương; điện ảnh; hoặc sân khấu. Về thể loại hội họa có tranh trên giá; tranh hoành tráng; tranh chân dung; tranh phong cảnh; tranh “bố cục”; tranh tĩnh vật… 4. Đặc trưng ngôn ngữ đồ họa Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Đồ họa độc lập (Đồ họa giá vẽ) Đồ họa in ấn Đồ họa máy tính Ở Việt Nam, việc dùng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Ví dụ: đồ họa thương nghiệp, đồ họa vẽ tem, đồ họa quảng cáo vân vân... Và thiết kế đồ họa thực sự là gì vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số trường đại học vẫn theo quan điểm đào tạo đồ họa là trang trí gần với hội họa, một số các trung tâm đào tạo về sử dụng phần mềm đồ họa coi đồ họa là một phần của tin học và một số trường lại tiếp nhận quan điểm của phương Tây coi đồ họa và một lĩnh vực truyền thông. Trong mỹ thuật công nghiệp Trong mỹ thuật công nghiệp, đồ hoạ là môn xử lý hình ảnh trên ngôn ngữ tạo hình là tín hiệu số, qua các thiết bị như máy tính, máy ảnh số, máy quay phim số. Từ các yếu tố có thể bố cục tạo hình trên máy tính, người ta tạo ra một bố cục cân đối hoàn chỉnh. Kèm theo ngành này là chế bản, 2 môn này đan xen và kết hợp với nhau. Các ứng dụng của đồ họa là quảng cáo công nghiệp, thiết kế công nghiệp... Bài 2: Chất liệu đồ họa, điêu khắc, đồ họa 1. Chất liệu hội họa Thể loại này gồm 3 thể loại con sau, trên tổng số 3 thể loại con. ► Sơn dầu (1 tr.) ► Sơn mài (3 tr.) ► Tranh lụa (1 tr.) Màu nước 5
- 6 Men trộn màu Sơn dầu Sơn mài Tranh lụa 1.1. Chất liệu sơn mài Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh. Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình. Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh. Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như: Sơn: khai thác từ cây sơn ta, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thông và nhựa dó... Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian. Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm... Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp... Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp... 6
- 7 Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú. 1.2. Chất liệu sơn dầu, lụa, thuốc nước Sơn dầu (Oil Paint) hay màu dầu là một loại họa phẩm bao gồm các sắc tố màu (pigment) thường có dạng bột khô được nghiền kĩ với dầu hạt lanh. Chất lượng của sơn dầu thay đổi dựa trên chất lượng, mức độ mịn của sắc tố màu được sử dụng và môi trường sử dụng. Do vậy, thành phần của sơn dầu chính bao gồm: sắc tố màu (dạng bột khô) + dầu lanh/dầu cù túc hoặc dầu óc chó. Bạn có thể làm cho sơn dầu lỏng hơn bằng cách pha trộn với nhiều dầu hơn hoặc thêm một dung môi nào đó. Tuy nhiên, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn nếu không muốn sơn dầu bị hỏng bởi những phản ứng hóa học giữa các chất màu. Thường thì sơn dầu ở dạng ổn định nhất của nó khi ở trong ống màu và bạn không nên pha chế gì thêm nếu không có kiến thức gì. Sơn dầu vẽ tranh không thấm nước và có độ dẻo cũng như độ che phủ mạnh. Sơn dầu có thể dễ dàng phủ lên các màu sơn khác. 2. Chất liệu điêu khắc, đồ họa Điêu khắc là gì? Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình bằng khối nổi và chìm, đặc và rỗng trong không gian 3 chiều (ngang, dọc, sâu); riêng điêu khắc đương đại khai thác thêm chiều thứ tư là thời gian. Điêu khắc có thể để màu tự thân của gỗ, đá, đất nung… hoặc cũng có thể phủ màu từ đơn sắc (sơn son) đến tô vẽ hay trộn, đúc tự do đủ màu. * Lược sử điêu khắc? Xuất hiện ngay từ buổi bình minh lịch sử của nhân loại, khi con người còn chưa biết dựng nhà và đang săn bắt – hái lượm. Người nguyên thủy đã làm những bức tượng sơ khai bằng cách nặn đất, gọt sừng – xương – ngà voi, đẽo và mài đá… Pho tượng cổ nhất của nhân loại được tìm thấy và hiện còn lưu giữ là tượng Con voi mammut, phát hiện ở Lonetal (Đức), tạc từ ngà voi, cao 3,7cm, có niên đại khoảng 33.000 năm trCN, tức là cách ngày nay 35.000 năm. Có hai pho tượng cổ thứ nhì là tượng Người đội lốt sư tử, tạc từ ngà voi mamút, cao 28cm và tượng Vệ nữ Galgenberg, đều khai quật tại Đức, với niên đại khoảng 28.000 năm trCN, tức là cách ngày nay 30.000 năm. Tiếp sau đó là các bức tượng Vệ nữ Willendof, tạc đá, cao 11cm, khai quật tại nước Áo, 25.000 năm trCN… Chắc chắn đó là những pho 7
- 8 tượng hoàn toàn chế tác bằng phương pháp thủ công với các kỹ thuật thô sơ nhất: gọt, đẽo, mài bằng các loại dao đá (thuở ấy, con người đang còn ở thời kỳ đồ đá, chưa thể có cong cụ bằng đồng hay sắt). Về mục đích, đáng chú ý là người nguyên thủy không có ý định làm tượng vì cái đẹp, họ định thờ cúng Nữ thần Mẹ với chức năng sinh sản hoặc định bùa chú để khuất phục sức mạnh của mãnh thú, phục vụ cho mục đích săn bắn. * Từ thời Cổ đại đến Trung cổ Điêu khắc rất phát triển ở các nền văn minh lớn như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã. Do được các nhà nước cổ đại và trung cổ hoặc tôn giáo đứng ra huy động nhân công, tổ chức sản xuất, tận dụng năng lực tối đa của mọi nghệ nhân, nghệ sĩ nên điêu khắc đã có bước phát triển nhảy vọt, dựng được những pho tượng kỳ vĩ trong lịch sử nhân loại (tượng Sphinx – Nhân sư cao 20m, dài 57m ở Ai Cập, tượng Phật ngồi cao 71m ở Trung Quốc, tượng Phật đứng cao 53m ở Ápganixtan, tượng thần Zeux cao 13m, lõi gỗ ốp ngà voi – 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại…). Đặc biệt điêu khắc Hy Lạp – La Mã cổ đại đã biết ứng dụng những thành tựu sơ khởi của khoa học: giải phẫu tạo hình, tỷ lệ đầu, kết cấu tượng có điểm tựa và điểm chống, quy hoạch cùng kiến trúc… * Thời Phục hưng (các thế kỷ 14, 15, 16) tại Châu Âu Điêu khắc phát triển nhảy vọt vì được bảo trợ và đặt hàng đặc biệt ưu ái của các triều đại và các quý tộc. Thời kỳ này xuất hiện các thiên tài điêu khắc như Verrocchio, Donattello, nhất là Michelangelo. Khá nhiều tác phẩm điêu khắc tầm cỡ Tuyệt tác của nhân loại đã ra đời (tượng David, tượng thánh Moise… của Michelangelo). * Thời Hiện đại Điêu khắc phát triển toàn diện ở các nước Âu – Mỹ và một số nước tiên tiến trên thế giới: luôn có vị trí thích đáng trong các quy hoạch thành phố, công viên, quảng trường, được sự trợ giúp tối ưu của khoa học – kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa trên cơ sở kế thừa tốt đẹp những tinh hoa của mọi nền điêu khắc trên thế giới. Điêu khắc cũng trở thành môn học cơ bản trong tất cả các trường Mỹ thuật, dù rất ít môn sinh. * Ba xu hướng lớn của điêu khắc trên thế giới - Điêu khắc Âu – Mỹ: hiện phát triển nhất vì có nền tảng khoa học vững chắc, có tính kế thừa cao độ, luôn theo kịp thời đại và luôn sẵn sàng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. - Điêu khắc châu Á: có nguồn gốc từ cổ đại, có tính trang trí, uyển chuyển, hướng tới tài khéo, tinh vi, hiện đang chịu ảnh hưởng mạnh từ Điêu khắc Âu – Mỹ. 8
- 9 - Điêu khắc châu Phi đen và thổ dân châu Đại Dương: đậm đặc chất nguyên sơ, bản năng, tính biểu cảm mạnh mẽ, táo bạo; phát sinh từ những tộc người chậm phát triển nhưng xu hướng điêu khắc này không hề lạc hậu, trái lại mang đến nhiều bài học lý thú cho sáng tạo điêu khắc hiện đại. * Lược sử điêu khắc của người Việt: Ở Việt Nam điêu khắc xuất hiện ngay từ buổi bình minh của lịch sử, trong các nền văn hoá khảo cổ như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở miền Bắc; Sa Huỳnh ở miền Trung hay Óc Eo ở Nam Bộ. Đó thường là những bức tượng cỡ rất nhỏ bằng đá, đất nung và đồng. Thế rồi hơn 1000 năm Bắc thuộc đã làm gián đoạn tiến trình nghệ thuật Việt nói chung và điêu khắc Việt nói riêng trên địa bàn miền Bắc Việt Nam. Trong khi ấy điêu khắc vẫn tiếp tục phát triển ở miền Trung với Chămpa và ở Nam Bộ với Phù Nam rồi Chân Lạp. Phải chờ đến kỷ nguyên độc lập phong kiến kể từ các triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý cho tới Lê – Trịnh và Nguyễn, điêu khắc của người Việt mới phát triển bền vững, lan tỏa rộng và vươn tới đỉnh cao điêu khắc cổ điển của dân tộc. Căn cứ vào lịch sử, có thể tạm phân loại điêu khắc ở Việt Nam như sáu: - Điêu khắc Đại Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với các nền điêu khắc chính: Điêu khắc thời Lý (1009-1225), Điêu khắc thời Trần – Hồ (1225-1407), Điêu khắc thời Lê sơ (1428-1527), Điêu khắc thời Mạc (1527-1592), Điêu khắc thời Lê – Trịnh và Tây Sơn (1592-1802). - Điêu khắc Chămpa ở Trung và Nam Trung Bộ (192-TK 17). - Điêu khắc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam Bộ (từ TK 1 trCN đến TK17). - Điêu khắc nhà mồ của các bộ tộc Tây Nguyên. - Riêng Điêu khắc thời Nguyễn định hình ở Trung và Nam Trung Bộ khi triều đại này còn cát cứ ở đó (TK 17 đến hết TK 18) rồi bao trùm khắp nước khi nhà Nguyễn thống nhất quốc gia (kể từ 1802). Cũng có thể căn cứ vào hình loại để phân chia điêu khắc Việt Nam như sau: - Điêu khắc Nguyên thủy: xuất hiện sớm nhất trong các văn hoá khảo cổ khắp 3 miền, điển hình là Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, kích cỡ rất nhỏ (mini) với các chất liệu đá, đất nung, đồng. - Điêu khắc Tôn giáo gồm: Phật giáo và các tượng Phật và phù điêu trong các chùa tháp cổ; Ấn Độ giáo với các tượng thần và linh vật trong các đền tháp Chămpa – Phù Nam – Khmer; Nho giáo và Đạo giáo trong các đình – đền – quán – miếu. 9
- 10 - Điêu khắc Nguyên sơ của các sắc tộc bản địa trên các vùng núi cao như tượng nhà mồ Tây Nguyên hay mặt nạ gỗ của một số dân tộc khác ở miền Trung và miền Bắc. Nếu phân vùng theo cách nhìn địa – văn hóa, ta sẽ có: Vùng ảnh hưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo nguyên thủy ở Trung và Nam Bộ với ranh giới xa nhất về phía Bắc là đèo Ngang, tạo nên các đặc trưng điêu khắc Chămpa, Phù Nam và Khmer Nam Bộ. Vùng ảnh hưởng của tam giáo (Nho, Lão, Phật giáo đại thừa Bắc phái) đến từ Trung Quốc trước thế kỷ 16 chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rồi sau đó dần dần bao trùm khắp nước. Điêu khắc cung đình trong các lâu đài, thành quách hay các công trình do vua chúa cho xây dựng dù mỹ lệh, tinh tế và hướng tới trau chuốt, hoàn chỉnh nhưng lại bị tàn phá rất nhiều bởi chiến tranh. Ngược lại, điêu khắc dân gian dù thô sơ, dân dã nhưng lan tỏa khắp các làng xã và được dân làng bảo vệ, duy tu khá tốt trong các cụm đình, chùa, đền, miếu… cũng như các sản phẩm điêu khắc trong các kiến trúc nhà cửa, đồ thờ, công cụ và vật dụng. Trước khi xuất hiện sáng tạo của các nghệ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương (từ 1925), có thể nói Điêu khắc Việt Nam đậm chất dân gian. * Ngôn ngữ và chất liệu điêu khắc: - Ngôn ngữ của điêu khắc: khối (đặc và rỗng, nổi và chìm) và mảng. - Các chất liệu của điêu khắc: + Chất liệu cổ điển: đất nung – gốm – sứ, gỗ, ngà – xương, đá, đồng. + Chất liệu hiện đại: sắt, thép, gang, nhôm, inox, thủy tinh, nylon, sáp, sa mốt, xi măng, bê tông… + Chất liệu đương đại: ánh sáng, âm thanh, chuyển động… + Chất liệu trung gian: (có tính tạm thời, trước khi chuyển sang chất liệu chính thức): thạch cao, composit… * Một số loại hình điêu khắc: - Phù điêu (Chạm nổi, đắp nổi): cao, thấp, chìm, thùng, lộng, bong – kênh. - Tượng tròn: chân dung, bán thân, toàn thân, nhóm, tượng vườn, tượng trang trí. - Tượng đài: Là tượng tưởng niệm nhân vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử. Hình thức tượng đài thường rất đồ sộ, chiếm không gian rộng lớn, có nội dung chính trị, lịch sử hay huyền thoại. Tầm cỡ và quy mô quốc gia hay thậm chí quốc tế; tối thiểu là cấp tỉnh, huyện hay vùng. Không có tượng đài tư nhân. 10
- 11 - Dây thép uốn, căng, treo: Là loại tạo hình có giới hạn không gian đặc biệt nhưng bên trong hoàn toàn rỗng. Khi treo thì tạo ra thành phần điêu khắc chuyển động theo ý đồ sáng tạo. - Điêu khắc thiên nhiên: Là điêu khắc hoặc tạo dáng trực tiếp từ các vật thể sống, tồn tại trong thiên nhiên như cây, đá, băng, cát, sỏi… - Điêu khắc địa hình: Là loại hình điêu khắc khổng lồ, người sáng tạo có thể dùng các phương tiện và cách thức hiện đại tạo hình vào núi, đồi, bờ biển, đảo, mặt đất… Bài 3: Thể loại hội họa, điêu khắc, đồ họa 1. Thể loại hội họa 1.1. Tranh chân dung, phong cảnh. Tranh phong cảnh là các bức tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên đất trời như phong cảnh quê hương, phong cảnh nước ngoài, phong cảnh thiên nhiên sông nước… Phong cảnh luôn là nguồn cảm hứng, là đề tài bất tận của người họa sĩ khi vẽ tranh. Người xem tranh được cảm nhận trước vẻ đẹp quyến rũ của sông nước, núi non, mây trời hòa quyện vào nhau Thể loại này gồm 4 thể loại con sau, trên tổng số 4 thể loại con. ► Tranh chân dung theo chủ đề ► Tranh chân dung theo họa sĩ ► Tranh chân dung theo quốc gia ► Tranh chân dung theo thời kỳ 1.2. Tranh sinh hoạt, tĩnh vật, lịch sử Tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ hoa quả, đồ đật được sắp xếp theo bố cục ánh sáng thích hợp và được đôi bàn tay họa sĩ thể hiện bằng cảm xúc cá nhân. Thuật ngữ "tĩnh vật" xuất phát từ từ "stilleven" trong tiếng Hà Lan. Mặc dù tới thế kỷ 16 tranh tĩnh vật mới được truyền bá rộng rãi, thực chất dòng tranh này đã xuất hiện từ thời cổ đại. 3. Thể loại Điêu khắc, Đồ họa 2.1. Thể loại Điêu khắc Điêu khắc là một nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt động trong ba chiều. Đó là một trong những nghệ thuật nhựa. Các quy trình điêu khắc bền bỉ ban đầu sử dụng chạm khắc (loại bỏ vật liệu) và mô hình hóa (bổ sung vật liệu, như đất sét), trong đá, kim loại, gốm sứ, gỗ và các vật liệu khác, nhưng từ thời Hiện đại, đã có sự tự do gần như hoàn toàn của vật liệu và quá trình. Một loạt các vật liệu có thể 11
- 12 được gia công bằng cách loại bỏ, chẳng hạn như chạm khắc, lắp ráp bằng cách hàn hoặc mô hình hóa, hoặc nung khuôn hoặc đúc. Điêu khắc trên đá tồn tại tốt hơn nhiều so với các tác phẩm nghệ thuật bằng vật liệu dễ hỏng và thường đại diện cho phần lớn các tác phẩm còn sót lại (trừ gốm) từ các nền văn hóa cổ đại, mặc dù truyền thống điêu khắc trên gỗ có thể đã biến mất gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm điêu khắc cổ đại đã được vẽ màu rực rỡ, và các màu sắc này đã bị mất.[1] Điêu khắc là trung tâm của việc tôn sùng tôn giáo trong nhiều nền văn hóa, và cho đến những thế kỷ gần đây, những tác phẩm điêu khắc lớn, quá đắt đối với các cá nhân để tạo ra, thường là một biểu hiện của tôn giáo hoặc chính trị. Những nền văn hóa mà các tác phẩm điêu khắc của họ đã tồn tại với số lượng bao gồm các nền văn hóa của Địa Trung Hải cổ đại, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như nhiều văn hóa ở Trung và Nam Mỹ và Châu Phi. Truyền thống điêu khắc phương Tây bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại, và Hy Lạp được coi là nơi sản sinh ra những kiệt tác vĩ đại trong thời kỳ cổ điển. Trong thời trung cổ, điêu khắc gothic đại diện cho sự đau đớn và đam mê của đức tin Kitô giáo. Sự hồi sinh của các mô hình cổ điển trong thời Phục hưng đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như David của Michelangelo. Điêu khắc hiện đại đã tránh xa các quá trình truyền thống và nhấn mạnh vào việc mô tả cơ thể con người, với việc tạo ra các tác phẩm điêu khắc được xây dựng, và trình bày các vật thể tìm thấy như các tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành. 2.1. Thể loại Đồ họaLB Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Đồ họa độc lập (Đồ họa giá vẽ) Đồ họa in ấn Đồ họa máy tính Ở Việt Nam, việc dùng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Ví dụ: đồ họa thương nghiệp, đồ họa vẽ tem, đồ họa quảng cáo vân vân... Và thiết kế đồ họa thực sự là gì vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số trường đại học vẫn theo quan điểm đào tạo đồ họa là trang trí gần với hội họa, một số các trung tâm đào tạo về sử dụng phần mềm đồ họa coi đồ họa là một phần của tin học và một số trường lại tiếp nhận quan điểm của phương Tây coi đồ họa và một lĩnh vực truyền thông. Bài 4: Phân tích tác phẩm 1. Lý luận về phân tích tác phẩm 12
- 13 Phân tích toàn tác phẩm: phân tích các bộ phận để nêu ra nhận định, đánh giá về toàn bộ tác phẩm, cả nội đung lẫn nghệ thuật (yêu cầu toàn diện). + Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề: nội dung, nghệ thuật hay nhân vật (yêu cầu từng mặt). Người làm bài căn cứ yêu cầu của đề mà giới thiệu hướng phân tích của bài làm. - Phân tích từng phần của tác phẩm: Đây là phần trọng tâm tạo thành nội dung cơ bản của bài làm. Tác phẩm có thể chia làm bao nhiêu bộ phận thì việc phân tích phải có từng ấy bộ phận. Nếu phân tích theo một vấn đề thì vấn đề ấy có thể chia ra làm mấy khía cạnh, mỗi khía cạnh phải chiếm một phần của bài làm. 2. Phân tích tác phẩm Phân tích toàn tác phẩm: phân tích các bộ phận để nêu ra nhận định, đánh giá về toàn bộ tác phẩm, cả nội đung lẫn nghệ thuật (yêu cầu toàn diện). + Phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề: nội dung, nghệ thuật hay nhân vật (yêu cầu từng mặt). Người làm bài căn cứ yêu cầu của đề mà giới thiệu hướng phân tích của bài làm. - Phân tích từng phần của tác phẩm: Đây là phần trọng tâm tạo thành nội dung cơ bản của bài làm. Tác phẩm có thể chia làm bao nhiêu bộ phận thì việc phân tích phải có từng ấy bộ phận. Nếu phân tích theo một vấn đề thì vấn đề ấy có thể chia ra làm mấy khía cạnh, mỗi khía cạnh phải chiếm một phần của bài làm. Kiểm tra Chương 2:Đại cương nghệ thuật múa 1. Mục tiêu: Học xong chương học sinh nắm những kiến thức lí thuyết cầnthiết về phương pháp tư duy nghệ thuật, cách thức bố cục chương trình và những kĩ năng cơ bản để biên tập đề cương hoặc kịch bản các loại chương trình nghệ thuật. 2. Nội dung của chương Bài I. Nguồn gốc và sự hình thành của nghệ thuật múa I. Nguồn gốc. Nền nghệ thuật ấy đến nay còn tiếp tục khám phá, đề xướng nhiều thuyết nguồn gốc ra đời chưa thể khẳng định. Sau đổi mới, hệ thông tin mở, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều thuyết nguồn gốc để tham khảo, nghiên cứu thực tiễn nghệ thuật thời nguyên thuỷ. 13
- 14 Thuyết thứ nhất, nghệ thuật là “ bắt chước” do Aristotte khởi xướng 384 – 322 trước công nguyên. Theo ông, nghệ thuật do con người sáng tạo bằng sự bắt chước thế giới khách quan, (trang 13 cuốn Nghệ thuật thơ ca, Nhà xuất bản Văn hoá nghệ thuật – năm 64), Aristotte viết: “sử thi, bi kịch cũng như hài kịch, thơ ca, đại bộ phận nói chung là những nghệ thuật bắt chước.” Theo nghĩa rộng ông nói sự bắt chước của nghệ thuật lấy thế giới tự nhiên bắt chước, tái tạo lại các hiện tượng tự nhiên xã hội. Thuyết này, Aristotte chỉ đúng về cảm nhận khách quan các hiện tượng tự nhiên mà nghệ thuật phản ánh, tác động ảnh hưởng biểu hiện qua cảm xúc. Đây là học thuyết sơ khai về nguồn gốc nghệ thuật. Tính bắt chước ở thời đại ông còn thô sơ, nghệ thuật mang tính mô tả hiện thực. Thuyết thứ hai, nghệ thuật ra đời từ trò chơi du hý, do sự hứng khởi của con người nghĩ ra những trò chơi bởi thời gian giải trí dư thừa. Thuyết này, do Kant, Schiller khởi xướng, sau là Markov đầu thế kỷ 20. Những năm ấy, ở nước ta chưa cho phép phổ cập thuyết này, Nhà thơ Nguyễn Du đồng cảm bằng hai câu thơ trong truyện Kiều: Lời quê chấp nhặt dông dài Mua vui cũng được một vài trống canh. Nguyễn Du quan niệm thơ ca là nghệ thuật mua vui du hý, làm phong phú tâm hồn con người, tâm sự cùng công chúng. Nhà nghệ thuật học Probert Pro nói: Văn học là trò diễn ngôn ngữ, trong văn học có yếu tố mua vui. Thuyết này, nhìn vào giá trị nghệ thuật xảy ra các hiện tượng mê hoặc người đọc, người xem hào hứng quên những vất vả bức xúc đời thường, thậm chí âm nhạc giúp mọi người giải trí trực tiếp tại chỗ. Thuyết du hý, chỉ ra nghệ thuật là du hý mua vui, biểu hiện qua hiện tượng chưa nhìn thấy bản chất nghệ thuật. Thuyết thứ ba, nghệ thuật từ ma thuật mang tính tôn giáo. Những người khởi xướng: Eduard Bunettylor, Glorage trazet, Trozart từ xa xưa, sau này vào năm 1914, quan niệm trước khi xuất hiện công cụ lao động có ma thuật từ những điệu hát múa, nhạc cụ xúc cảm, thể hiện tâm linh con người như tiền định. Họ cho rằng từ tôn giáo ra đời các loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc… sử dụng biểu trưng nghi lễ trở thành nghệ thuật. Thuyết này, là một phát hiện mới nhiều người hưởng ứng, chỉ mô tả một cách ngẫu nhiên những biểu tượng tôn giáo, nghi thức, nghi lễ, còn nghệ thuật đã ra đời trước những ý niệm nghi lễ. Thuyết thứ tư, biểu hiện, người khởi xướng Maritime, đến nhà văn Anh Lawrence khoảng những năm 20 thế kỷ 20 cho rằng: khi viết những nỗi đau đời vào từng trang sách để mọi người cùng trải nghiệm là biểu hiện trực giác sáng tạo. Nghệ thuật ra đời từ cảm xúc muốn biểu hiện mình, để mọi người biết tới cuộc sống xã 14
- 15 hội và cuốn hút họ vào niềm đam mê giải trí. Những thuyết ma thuật, biểu hiện là biến tướng của nghệ thuật trò chơi du hý, họ phát hiện ra những đặc tính riêng nghệ thuật và người nghệ sĩ, là con người muốn vươn tới những đỉnh cao trí tuệ tình cảm khát vọng cái đẹp. Thuyết thứ năm, tổng sinh lực và sinh lực thừa. Một nhóm người biên soạn sách giáo khoa cho là học thuyết riêng của bộ môn Nghệ thuật học Trường Đại học quốc gia Hà Nội đề xuất, (trích trang 8 sách do Trường Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản). Theo nhóm biên soạn, thuyết tổng sinh lực và sinh lựa thừa, lý giải nguồn gốc nghệ thuật một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất. Thuyết này, tiếp thu tất cả thuyết trước đây, họ đưa các thuyết đó vào hệ thống của mình để làm nổi bật nguồn gốc cơ bản nhất của nghệ thuật. Thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, dựa trên luận cứ cho rằng: “nguồn gốc nghệ thuật là con người khi đạt tới trình độ sáng tạo trong lao động bền bỉ đến lúc làm ra sinh lực thừa, một nguồn sinh lực trên mức đáp ứng nhu cầu sống sinh học, nảy sinh nhu cầu sống thẩm mỹ, khi đó nghệ thuật từ cái thực dụng bước ra, tạo nên một hiện tượng độc đáo chỉ riêng loài người mới có”. Đoạn trích trên, thuyết này công nhận các thuyết nêu ra là đúng nằm trong hệ thống của họ. Học thuyết nhóm biên soạn trường Đại học quốc gia Hà Nội khởi xướng, gồm bốn thuyết hợp thành thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa, là thuyết tổng hợp các luận thuyết. Một lý thuyết nêu ra quá nhiều hệ thống tổng hợp các thuyết, không biết nên dựa vào hệ thống nào mới hoàn hảo. Theo tuyên ngôn của nhóm biên soạn thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa là của bộ môn nghệ thuật trường Đại học quốc gia Hà Nội đề xuất. Nghiên cứu lại các thuyết nguồn gốc nghệ thuật thời nguyên thuỷ, thì thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa xuất hiện vào những năm 1860 do Speer đề xướng phát triển tiếp quan niệm nghệ thuật là trò chơi du hý của Kant, Shiller… lý luận về sinh lực thừa. Những nhà khởi xướng thuyết tổng sinh lực và sinh lực thừa cho rằng: khi con người đủ nhu cầu về ăn ở họ chuyển sang hoạt động sáng tạo cao hơn, nảy sinh hoạt động nghệ thuật. Nguồn gốc nghệ thuật là sự phát triển sinh lực thừa, do thời gian nhàn rỗi đẽo gọt tượng, vòng đá, bầy trò chơi là bản chất nguồn gốc nghệ thuật từ trò chơi ở trình độ cao hơn. Thuyết thứ sáu, nghệ thuật ra đời từ lao động, là thuyết truyền thống theo quan niệm Marx. Thuyết này, phân tích lao động là quá trình biến đổi con người từ vượn thành người, phát triển ngôn ngữ giao tiếp. Lao động tạo nhịp điệu, tiết tấu theo Bucher, Lỗ Tấn: tiếng “dô ta” làm nảy sinh những điệu hò ra đời ngôn ngữ âm nhạc, những làn điệu dân ca tồn tại cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật. 15
- 16 Thuyết này phát hiện mối quan hệ cùng tồn tại văn hoá, lao động thời nguyên thuỷ. Lao động sáng tạo sản phẩm vật chất không thể cho rằng nghệ thuật ra đời từ lao động. Những người lao động chỉ là lao động sản phẩm của cải vật chất xã hội, còn các phương thức cải tiến kỹ thuật, quan hệ sản xuất, văn hoá nghệ thuật… thuộc về nhóm người đặc biệt. Nhóm người ấy, xuất hiện trong mọi xã hội thời đại. Ngay thời nguyên thuỷ, họ là lớp người không đơn giản lao động chân tay, săn bắn hái lượm thoả mãn sự sống, họ còn biết biểu hiện mình bằng vẽ tranh, ca múa, đẽo gọt đồ trang sức. Nhóm người ấy, luôn nghĩ đến cải tiến công cụ, phát minh sáng kiến, phương thức lao động hiệu quả. Còn những người khác, nghĩ cách miêu tả hiện thực cuộc sống bằng múa hát. Những nhóm người ấy, ngày nay là bác học, thiên văn học, địa lý, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà văn, nhạc sĩ, biên đạo múa, nhà biên kịch… Thời nguyên thuỷ, nhóm người đặc biệt ấy lẫn vào bầy người lao động giản đơn, săn bắn, hái lượm, kiếm sống nhưng luôn hướng tới thú vui biểu hiện mình trước đám đông. Những nhóm người ấy trong cộng đồng nguời nguyên thuỷ, hoạt động tồn tại giống như nghệ thuật Folklor – nguyên hợp – hỗn đồng – phi lịch sử, chưa tách khỏi nghệ thuật và mục đích đời sống. Vào những thời đại xã hội phát triển, nhóm người đặc biệt ấy tách ra thành nhóm người hoạt động riêng từng chuyên ngành, thiếu họ không có nền văn hoá nghệ thuật, văn minh nhân loại. Dựa vào thực tiễn hoạt động nghệ thuật thời nguyên thuỷ, tôi đề xướng thuyết thứ bẩy. Dù nhìn nhận dưới góc độ thời đại nào, các thuyết nguồn gốc bắt nguồn từ lao động sản xuất, nghệ thuật nguyên thuỷ, chiếu sáng những nhận định khách quan hoạt động sáng tạo cảm hứng con người. Lao động sản xuất xã hội nguyên thuỷ biểu hiện hai khả năng: – Lao động sản xuất phát triển xã hội. – Biểu hiện mình trong nhóm người đặc biệt. Khả năng lao động nâng cao nhận thức cải tạo tự nhiên, xây dựng xã hội loài người, tạo ra ý thức hệ thời đại. Lao động phát triển con người, xã hội, là điều không thể phủ nhận. Những thành quả lao động tự thân mang tính biểu hiện ở các cấp độ xã hội, là những cái đẹp. Người nguyên thuỷ biểu hiện cái đẹp đẽo gọt, rìu đá, vòng đá, tranh tượng, những đường cong hình khối… Thời đại công nghiệp, công nghệ, chế tác kim cương, hệ điều hành máy chủ, nghệ thuật tổng hợp, tư duy đa tầng, đa phương tiện, biểu hiện ký hiệu thông tin vì nhu cầu con người, xã hội công nghệ. Những thành quả nghệ thuật ấy, thuộc về 16
- 17 nhiều nhóm người đặc biệt, sản xuất ra nền văn hoá tinh thần nhân loại. Thời nguyên thuỷ, họ là nhóm người có khả năng tự biểu hiện mình, hoạt động vì cái đẹp cộng đồng xã hội. Nhóm người đặc biệt ấy, là những người có năng khiếu nghệ thuật, văn học, hội hoạ, khoa học… họ là nguồn gốc ra đời, phát triển nghệ thuật. Thuyết thứ bẩy: Nghệ thuật ra đời do nhóm người đặc biệt có năng khiếu sáng tạo, hoạt động nghệ thuật từ xã hội nguyên thuỷ di truyền đến ngày nay. Những nhóm người ấy, chủ nhân của mọi giá trị đời sống văn hoá tinh thần nhân loại, còn số đông hàng triệu triệu người lao động khác không thể rực sáng như Leonardo da Vinci, Michelangelo, Newton, Betthoven, Picasso, Michel Jackson… Nghệ thuật và các hoạt động thượng tầng trí tuệ thuộc về nhóm người thiên tài, sáng tạo ra các nền văn minh nhân loại ở mọi thời đại. II. Các học thuyết của Nghệ thuật múa. 1. Bản năng sinh vật. Trong Giáo trình triết học Mác –Lênin (giáo trình chuẩn quốc gia) gần đây mới cũng chỉ phân tích hành vi lao động sản xuất của con vật lên hành vi lao động sản xuất phổ biến của con người- tức từ bản năng sinh vật lên bản năng xã hội- tức là bản năng có ý thức (1). Còn vấn đề bản năng và văn hóa với tư cách là một cặp phạm trù chưa được phát hiện và phân tích sâu. Các công trình về văn hóa học cũng chỉ mới khẳng định rằng, bản năng là cái "vốn có" gắn với sự sống, là cái tự nhiên, không phải là văn hóa, con người cũng như con vật đều có, "văn hóa là sự chế ngự bản năng". Con vật thì bản năng là cái thống trị, còn ở con người thì cái văn hóa là cái chủ đạo, nó điều hòa bản năng và cơ chế xã hội (2). Nhưng vấn đề cần nghiên cứu là ở chỗ văn hóa (xã hội) và bản năng có phải là một cặp phạm trù của triết học nhân văn hay không, chúng có chuyển hóa qua lại hay không? Có thể khẳng dịnh con người có bản năng sinh vật và bản năng xã hội. Đôi khi có sự có sự hòa nhập giữa chúng, tức có sự chuyển hóa, khó phân biệt rạch ròi. Bản năng hay phản xạ bản năng thường là phản xạ tự động từ hệ thần kinh thực vật như đói thì thèm ăn, khát thì thèm uống. Bản năng này là bản năng sinh vật. Nhưng các phản xạ này nếu thực hiện vào một giờ nhất định như ăn vào 10 giờ sáng thì đến giờ đó là thèm ăn, do cảm giác đói gây nên. Thấy chanh thì chảy nước bọt. Nhưng đó vẫn là cảm ứng và thể hiện nhu cầu bản năng sinh tồn của con người. Bản năng là vốn có, có khả năng di truyền, nên là "thói quen", nhưng thói quen thì không hẵn là bản năng mà gần như bản năng. Thói quen là do tập luyện mà thành. Nhưng trong đời sống xã hội thì thói quen do xã hội được tạo nên mang tính rộng lớn, ở chiều sâu văn hóa xã hội và tác động lâu dài là tập tính xã hội = 17
- 18 bản năng xã hội. Tập tính hay bản năng xã hội = bản năng văn hóa = "hằng số văn hóa" là có khả năng "di truyền xã hội, di truyền văn hóa" (2) 2. Theo học thuyết tôn giáo: 3. Học thuyết duy vật. 4. Nghệ thuật múa bắt nguồn từ lao động, cuộc sống con người sáng tạo ra múa. III. Sự hình thành của nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc. Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội. Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật múa là đối tượng chính yếu của các công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa. Nhận biết, thấu hiểu những giá trị, đặc trưng, vai trò của nghệ thuật múa trong văn hóa, xã hội và tiến trình lịch sử hình thành phát triển một loại hình nghệ thuật có đặc thù riêng biệt, kể từ thời xa xưa đến ngày nay, nghệ thuật múa đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, văn hóa học, nghệ thuật học, trong đó có nghệ thuật múa. Xuất phát từ tình yêu, trách nhiệm nghề nghiệp, các nhà khoa học, nghệ sĩ múa đã tiến hành nhiều công trình khoa học với các cấp nghiên cứu khác nhau. Đó cũng là quá trình hình thành đội ngũ lý luận nghiên cứu nghệ thuật múa, tuy còn khiêm tốn, nhưng chính đội ngũ này đã gặt hái được những thành quả nhất định. Chỉ tính từ thời điểm sau Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đến nay, ngành nghệ thuật múa đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo nghệ thuật múa và luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ về đề tài nghệ thuật múa đã bảo vệ thành công. Nghệ thuật múa thực sự là đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn, thu hút nhiều nghệ sĩ múa, nhiều nhà khoa học để tâm nghiên cứu. Theo thống kê chưa đầy đủ, ngành nghệ thuật múa đã có những kết quả sau: 28 công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố, cấp Tỉnh, cấp ngành, trong đó có các phần, chương, mục về nghệ thuật múa; 5 công trình độc lập chuyên về nghệ thuật múa, thuộc công trình cấp Bộ, cấp thành phố Hà Nội; 57 công trình sách nhiều loại, nhiều nội dung chuyên ngành về nghệ thuật 18
- 19 múa; 60 đề tài luận văn chuyên về nghệ thuật múa dân tộc, hiện đại đã bảo vệ thành công và nhận học vị thạc sĩ, 5 đề tài luận án chuyên về nghệ thuật múa đã bảo vệ thành công và nhận học vị tiến sĩ… Từ kết quả trên, có thể kể đến những công trình, sách, đề tài, luận văn, luận án có tính đại diện để minh chứng cho những kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành nghệ thuật múa Việt Nam. II. Khái luận về Nghệ thuật múa 1.Khái niệm Nghệ thuật múa Múa là gì? Múa là một trong những loại hình nghệ thuật. - Múa được ra đời từ rất sớm của loài người. - Múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người (văn hóa, xã hội) - Múa không lập lại nguyên xi động tác như kịch, điện ảnh mà phải được cách điệu hóa và phải tuân theo quy luật của cái đẹp II. Hình thái của múa 2.1 Múa dân gian: Múa dân gian là một hình thái múa phổ biến trong nhân dân. Thông qua các diệu múa, chúng ta thấy nó mang dấu ấn một cách sinh động cuộc sống lao động, chiến đấu, tình cảm, cách nghĩ và những quan điểm thẩm mĩ của các cộng đồng, các tộc người, xuất phát từ những điều kiện địa lí, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau. 2.2.1 Các loại múa dân gian: Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của dân tộc mình. Các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng nghệ thuật múa quý giá. Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là cơ sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người. Trong một xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển, di sản múa dân gian đối với sự phát triển của ngành múa chuyện nghiệp Việt Nam trở nên rất quan trọng. Muốn đổi mới, cách tân thì cần phải nghiên cứu, xác định và hiểu đâu là giá trị đích thực cần phải kế thừa. Nói cách khác, cần phải tìm ra hằng số giá trị của múa dân gian. Quan sát, nghiên cứu các điệu múa dân gian, chúng ta có thể nhận biết được thái độ, ý thức, thẩm mĩ trong lao động của người xưa. Những hình ảnh trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong các mối quan hệ xã hội, trong phong tục tập quán, trong đời sống tâm linh... được thể hiện trong múa dân gian có vị trí và ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá của các tộc người. Múa dân gian biểu hiện tri thức văn hoá của quần chúng nhân dân, biểu hiện bản chất múa của văn hoá dân tộc. Múa dân gian phản ánh sức sáng tạo, tài năng của nhân dân. Ngoài ra, múa dân gian còn có tác dụng thiết thực đối với tình cảm và đời sống của con người. Múa dân gian được thể hiện trong các lễ thức (múa tín ngưỡng). Những động tác biểu hiện thế giới tâm linh của con người (cầu mong sự che chở, phù hộ 19
- 20 của các đấng thần linh, trời, Phật... ). Ngoài ra, từ thuở xa xưa, qua các điệu múa, người dân còn muốn truyền lại các kinh nghiệm lao động sản xuất, săn bắt... Múa dân gian còn thể hiện những hành vi ứng xử của con người, tạo môi trường không gian để con người đến với nhau. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hoá dân gian ở làng, bản như xoè vòng của dân tộc Thái, xoè chiêng của dân tộc Tày. Hoặc có thể lấy ví dụ rõ hơn như múa lăm vông của người Lào. Có những điệu múa dân gian cũng mang ý nghĩa đạo đức nhưng được thể hiện ở góc độ khác nhau. Ví dụ một số điệu múa dân gian như múa dô (gắn với tục thờ Tản Viên), múa dậm (gắn với tục thờ Lý Thường Kiệt), múa cờ lau tập trận (trong hội Hoa Lư), múa chèo tàu (gắn với tục thờ các tướng của Hai Bà Trưng), hay là múa dân gian trong hội đền Hùng, hội Gióng (gắn với tục thờ Phù Đổng Thiên Vương). Những điệu múa đó tuy đơn giản, phức tạp khác nhau, mức độ, quy mô khác nhau tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, từng cộng đồng người... những đều thể hiện tình cảm của con người, đồng thời qua đó phản ánh những giá trị đạo đức cổ truyền của nhân dân. Đó là lòng tôn kính và biết ơn với các anh hùng dân tộc. Những giá trị đó được lưu giữ và tồn tại có tính bền vững trong dân chúng. Bài học đạo đức được thể hiện qua múa dân gian có ý nghĩa giáo dục đối với các thế hệ; đó là lòng yêu nước, cuộc sống tình nghĩa, tình yêu quê hương, thiên nhiên... Nếu như so sánh múa dân gian người Việt nói chung với múa dân gian của các nước khác, như múa dân gian Nga chẳng hạn, chỉ nghiên cứu riêng về “cường độ” (độ mạnh, nhẹ), tiết tấu (nhanh, chậm) đã có sự khác nhau cơ bản. Đa số các bước chân của múa dân gian dân tộc Việt đều bước đi rất nhẹ nhàng. Có nhà nghiên cứu cho rằng, do người Việt chủ yếu là cư dân nông nghiệp sống ở đồng bằng, địa hình bằng phẳng, có thói quen đi chân đất, thích một cuộc sống hiền lành, êm đềm... Vì thế, phong cách sống của họ đã ảnh hưởng đến bước đi trong múa. Ngược lại, dân tộc Nga ở xứ lạnh, đương nhiên không ai đi chân không trên tuyết. Đôi giày đối với họ hết sức quan trọng. Vào mùa đông, đi từ nơi khác về đến trước cửa nhà , mọi người đều có thói quen dẫm thật mạnh nhiều lần trên bậc cửa cho tuyết rơi xuống đất. Thói quen đó đã được đưa vào múa dân gian. Nhiều điệu múa dân gian Nga, từ đầu cho đến cuối tác phẩm, môtip chính chỉ là động tác dậm chân. Những động tác đó được thể hiện ở những cường độ, tiết tấu khác nhau, tạo nên sức hấp dẫn khác nhau. Nếu so sánh về tiết tấu, nhịp độ thì múa Nga nhanh và mạnh hơn hẳn múa Việt. Nhanh và chậm đó cũng là biểu hiện sắc thái, tình cảm, thẩm mĩ rất quan trọng trong nghệ thuật múa, bản sắc dân tộc của múa. Qua ví dụ vừa nêu, có thể thấy rằng, một trong những đặc điểm của múa dân gian của người Việt là tính chất nhẹ nhàng, uyển chuyển, chậm rãi. Do luôn luôn tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, múa dân gian thường không có một cấu trúc ổn định, hay nói cách khác, đó là cấu trúc mở. Do có cấu trúc mở, múa dân gian không ngừng được bồi đắp và bổ sung những sáng tạo mới của các thế hệ tiếp theo với mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu văn hoá của cộng đồng, khu vực, quốc gia. Những bồi đắp mới, bổ sung mới được dân chúng chấp nhận, lưu 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương bài giảng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - lenin PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng
47 p | 1702 | 713
-
BÀI TẬP LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ Giảng viên: Nguyễn Ngọc Trung
10 p | 506 | 142
-
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ
44 p | 581 | 90
-
Lý thuyết dịch
10 p | 558 | 42
-
Giáo trình kinh tế vi mô_Chương 2: lý thuyết cung cầu
96 p | 189 | 37
-
Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
109 p | 102 | 22
-
Bài giảng Hệ thống thông tin - TS. Đỗ Quang Vinh
88 p | 117 | 13
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 2 - Trường ĐH Thương Mại
25 p | 86 | 12
-
Bài giảng Logic học đại cương: Chương 7 - ThS. Trần Thị Hà Nghĩa
17 p | 44 | 12
-
Bài giảng bệnh lý học thú y : Phân loại viêm part 2
5 p | 138 | 10
-
Bài giảng về Tổng quan thị trường tài chính
42 p | 73 | 10
-
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 4
20 p | 72 | 7
-
Bài giảng Lôgích học: Chương 6 - ĐH Kinh tế TP.HCM
17 p | 70 | 6
-
LÝ THUYẾT TIỀN TỆ - SẢN XUẤT HÀNG HÓA - TIỀN TỆ VÀ NHÀ NƯỚC - 4
23 p | 96 | 5
-
Ứng dụng ChatGPT trong lý thuyết xác suất
3 p | 10 | 3
-
Hình ảnh dưới góc nhìn giáo học pháp – từ lý thuyết đến thực tiễn
4 p | 12 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết các học thuyết kinh tế: Chương 11 - Một số lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế
29 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn