Bài giảng Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em - TS. Nguyễn Thị Báo
lượt xem 26
download
Bài giảng Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em được biên soạn nhằm giúp cho các bạn biết được quan điểm của Đảng ta về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em; những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em; thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em; phương hướng và giải pháp thúc đẩy việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em - TS. Nguyễn Thị Báo
- PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM TS Nguyễn Thị Báo Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 1
- Mục tiêu: 4 mục tiêu cơ bản Nắm vững quan điểm của Đảng ta về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em Thấy rõ được những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em Thấy rõ được thực trạng thực hiện pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện quyền trẻ em Xác định được phương hướng và giải pháp thúc đẩy việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em 2
- I. Khái quát quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em NỘI II. Thực hiện pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện DUNG quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và vấn đề đặt ra CHÍNH III. Một số phương hướng và giải pháp thúc đẩy việc lồng ghép giới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em 3
- Thông điệp chính 1. Định kiến giới còn tồn tại nên cần phải pháp luật hóa các biện pháp đặc biệt, tạm thời theo kiểu “phân biệt đối xử tích cực” đối với trẻ em gái 2. Bổ sung, sửa đổi hoàn thiện pháp luật phải hướng tới bình đẳng thực chất về cơ hội, về điều kiện tiếp cận quyền cho cả trẻ em trai và trẻ em gái. 3. Đảng ta luôn chú trọng định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm BĐG trong việc thực hiện QTE. 4. Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm BĐG trong việc thực hiện QTE. 4
- KHỞI ĐỘNG Trò chơi “Giỏ cá”: à Yêu cầu các tham dự viên chọn câu hỏi và trả lời. Ra mắt Uỷ ban ASEAN về việc bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em 5
- Câu hỏi 1. Nguyên tắc BĐG được quy định trong văn bản pháp luật nào của Việt Nam? 2. Luật bình đẳng giới năm 2006 quy định mấy nguyên tắc cơ bản về BĐG, tại điều nào? Nêu nội dung của nguyên tắc đầu tiên (số 1)? 3. Luật BĐG có quy định riêng, cụ thể nào về quyền bình đẳng của con trai và con gái không? 4. Bảo đảm nguyên tắc cơ bản về BĐG trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định tại điều nào của Luật BĐG ? 5. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan dân cử trong việc bảo đảm thực hiện BĐG theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam? 6. Hãy nêu ví dụ một điều quy định trong Luật BĐG thể hiện trung tính về giới 6
- Câu trả lời mong đợi Trả lời câu 1: Nguyên tắc BĐG được quy định tại Hiến pháp năm 1992 với tên gọi là nguyên tắc nam nữ bình đẳng; được cụ thể hóa trong nhiều văn bản luật và dưới luật, đặc biệt là trong LBĐG năm 2006. Trả lời câu 2: Có 06 nguyên tắc cơ bản về BĐG, tại Điều 6 Nguyên tắc 1: Nam, nữ bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hộivà gia đình Trả lời câu 3: ( Điều 18).BĐG trong gia đình, Khoản 4: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 7
- Câu trả lời mong đợi (tiếp) Trả lời tiếp câu 3: Điều 30. Trách nhiệm của HLHPN Việt Nam, Khoản 4: chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và TE gái theo quy định của pháp luật. (cụ thể hoá tại Điều 16, Nghị định số 70/2008/NĐCP ngày 4/6/2008 của Chính phủ quy định việc tham gia quản lý nhà nước về b bình đẳng giới của HLHPNVN và Điều 10, Nghị định số 48/2009/NĐCP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm BĐG). Điều 33. Trách nhiệm của gia đình, Khoản 3: đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác. Điều 40, Khoản 7. Các hành vi vi phạm pháp luật về BĐG trong lĩnh vực y tế, điểm b) Lựa chọn giới tính thai nhi Trả lời câu 4: Điều 20. 1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về BĐG. 2. Các nguyên tắc cơ bản về BĐG là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật Trả lời câu 5.QH: có quyền lập hiến và lập pháp, quyết địnhnhững chính sách,nhiệm vụ kinh tế cơ bản; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước trong xây dựng, hoàn thiện và giám sát thực thi pháp luật về BĐG. HĐND các cấp: có quyền ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật về BĐG ở địa phương; trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. 8
- NỘI DUNG I: Khái quát quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em NỘI I.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em DUNG I I.2. Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em 9
- 1.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em 1.1.1. Định hướng chính trị của Đảng trong việc XD và HT PL bảo đảm BĐG trong việc thực hiện quyền TE: Câu hỏi đặt ra: (1) Có văn bản nào của Đảng định hướng riêng cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE ở Việt Nam không? (2) Nội dung các quan điểm của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE? 10
- Khẳng định rằng: Không có định hướng chính trị của Đảng riêng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE hiện nay. Tất cả các QCN, quyền bình đẳng nam nữ đều liên quan đến trẻ em trai và trẻ em gái. Trẻ em hôm nay sẽ là phụ nữ và nam giới ngày mai. Các nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, tuổi tác theo CEDAW và CRC cũng đã thể hiện rõ rằng BĐG là dành cho cả TE và người lớn. Định hướng của Đảng về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE hiện nay được thể hiện chung trong một số văn kiện của Đảng về hoàn thiện pháp luật về bảo đảm BĐG và chăm sóc giáo dục TE. 11
- Định hướng chính trị của Đảng về hoàn thiện pháp luật, về bình đảng giới và chăm sóc, giáo dục trẻ em được thể hiện trong các văn bản sau: Nghị quyết số 48/NQTW năm 2005 của Bộ chính trị về về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Nghị quyết số 11 năm 2007 về Công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đề ra quan điểm và giải pháp xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống, chính sách về bình đẳng giới; tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Chỉ thị số 55CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo c Tôn trọng và bảo đảm cho TE được thực hiện các quyền và bổn phận của mình trước gia đình và xã hội... Đưa các nội dung về BVCS&GD trẻ em vào các hương ước, quy ước, các tiêu chuẩn của "gia đình văn hoá", "làng văn hoá", gắn hoạt động BVCS&GD TE với nội dung xây dựng khu dân cư...Xử lý thích đáng và tạo dư luận xã hội nghiêm khắc lên án những hành vi xâm hại TE. 12
- Nội dung các định hướng chính trị của Đảng về hoàn thiện pháp luật về bình đảng giới và chăm sóc, giáo dục trẻ em 1. Nội luật hóa những nội dung cơ bản của các công ước quốc tế về BĐG; 2. Bảo đảm thực chất về cơ hội tiếp cận quyền; hạn chế các quy định luật trung tính; tức bình đẳng hình thức; 3. Pháp luật hóa các biện pháp tạm thời, biện pháp đặc biệt để tạo cơ hội bình đẳng cho TE trai và TE gái tiếp cận và hưởng thụ quyền; 4. Gắn việc hoàn thiện cơ chế xây dựng với thực thi pháp luật về bảo đảm bình đẳng giới trong thực hiện QTE. 13
- 1.1.2. Những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em Câu hỏi đặt ra: (1) Tại sao Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE? (2) Nội dung của các cam kết đó là gì? Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại lễ ra mắt Uỷ ban ASEAN 14 về việc bảo đảm quyền phụ nữ và trẻ em
- (1) Lý do Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE Việt Nam đã tích cực tham gia, ký kết hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người trong đó có CEDAW và CRC Đó là một quyết định chính trị quan trọng trên cả hai phương diện đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam. Khi tham gia các công ước, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của công ước, trong đó có nghĩa vụ với tư cách là thành viên của CEDAW và CRC. Việt Nam hiện đã tham gia 08 công ước cơ bản và 02 Nghị định thư về quyền con người 15
- (2) Nội dung của các cam kết quốc tế về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE Cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam: 1. Nội luật hóa CEDAW, CRC đảm bảo tính phổ biến và tính đặc thù. 2. Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các quy định của PL 3. Báo cáo việc thực hiện với cơ quan được thành lập theo CƯ Trách nhiệm quốc gia thành viên: Tôn trọng; Bảo vệ; Thực hiện nội dung CEDAW, CRC nhằm bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE. Các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện: Cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò hạt nhân là Đảng, vai trò trung tâm là NN, đặc biệt là vai trò của cơ quan dân cử các cấp. 16
- 1.2. Pháp luật Việt Nam về bảo đảm bình đẳng giới trong việc thực hiện quyền trẻ em 1.2.1. Bình đẳng giới không phân biệt đối xử nguyên tắc cơ bản trong PLVN về quyền trẻ em Câu hỏi đặt ra: (1) BĐG, không phân biệt đối xử đã được quy định trong pháp luật Việt Nam như thế nào? (2) Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm BĐG trong thực hiện QTE? 17
- (1) BĐG, không phân biệt đối xử nguyên tắc cơ bản trong pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em Nguyên tắc Bình đẳng giới và không biệt đối xử trong một số luật cơ bản sau: Hiến pháp: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 52) Được cụ thể hóa trong các luật: Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” (Điều 2). Luật BVCS&GDTE năm 2004: “TE, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật” (Điều 4 ). Luật giáo dục năm 2005: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành” và “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập”(Điều 11,12). Luật bình đẳng giới năm 2006: “Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển” và “ Các nguyên tắc cơ bản về giới là một căn cứ quan trọng của việc rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật” (Khoản 4, Điều 18). 18
- 1.2.2. Quy định của pháp luật về BĐG trong thực hiện các nhóm quyền của TE (1) Quy định của pháp luật về BĐG trong thực hiện QTE theo bốn nhóm. (2) Đánh giá các quy định của pháp luật dưới góc độ giới Quyền được bảo vệ Quyền được sống còn Quyền được phát triển Quyền được tham gia 19
- Câu hỏi đặt ra: 1. Mối quan hệ giữa bốn nhóm quyền này được thể hiện như thế nào? 2. Vấn đề giới được ghi nhận như thế nào trong các điều, khoản của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam? 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam: Bài 1 - ThS. Nguyễn Thị Nguyệt
12 p | 128 | 22
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 3 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
13 p | 128 | 10
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 4 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
6 p | 112 | 9
-
Bài giảng Pháp luật Việt Nam và thế giới về chứng khoán và thị trường chứng khoán
17 p | 125 | 8
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 5 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
13 p | 104 | 7
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 7 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
16 p | 106 | 7
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 6 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
20 p | 104 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật – Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
30 p | 13 | 6
-
Bài giảng Pháp Luật Việt Nam đại cương: Bài 2 - Th.S Vũ Thị Bích Hường
4 p | 121 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Chương giới thiệu – ThS. Ngô Minh Tín
11 p | 9 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 2 – ThS. Ngô Minh Tín
19 p | 1 | 1
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 1 – ThS. Ngô Minh Tín
45 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 3 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 4 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 4 – ThS. Ngô Minh Tín
51 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 5 – ThS. Ngô Minh Tín
47 p | 0 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6A – ThS. Ngô Minh Tín
56 p | 2 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 6 (tt) – ThS. Ngô Minh Tín
30 p | 1 | 0
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Bài 9 – ThS. Ngô Minh Tín
38 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn