Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 3 - Nguyễn Thu Hằng
lượt xem 7
download
Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 3 Hợp đồng hoán đổi, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm hợp đồng hoán đổi; Hợp đồng đồng hoán đổi lãi suất; Hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro tài chính: Chương 3 - Nguyễn Thu Hằng
- CHƯƠNG 3 HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI (SWAP)
- Nội dung chính I. Khái niệm hợp đồng hoán đổi II. Hợp đồng đồng hoán đổi lãi suất 1. Khái niệm 2. Ứng dụng của HĐ HĐLS 3. Tận dụng lợi thế so sánh trong HĐ HĐLS 4. Định giá HĐ HĐLS III. Hợp đồng hoán đổi tiền tệ 1. Khái niệm 2. Ứng dụng của HĐ HĐTT 3. Tận dụng lợi thế so sánh trong HĐ HĐTT 4. Định giá HĐ HĐTT
- Khái niệm hợp đồng hoán đổi: Swaps là một hợp đồng giữa hai công ty, cam kết hoán đổi cho nhau một dòng tiền trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định ngày mà hai bên thực hiện việc hoán đổi dòng tiền và cách thức tính dòng tiền. Thông thường dòng tiền được tính trên cơ sở giá trị tương lai của một hoặc một số biến số Có 2 loại chủ yếu: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ 3
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps) Hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn (Plain Vanilla) là phổ biến. Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn giữa công ty A và công ty B, công ty B chấp thuận trả cho công ty A dòng tiền tương đương với mức lãi suất cố định (fixed rate) tính trên một số vốn danh nghĩa trong một số năm, ngược lại công ty A chấp thuận trả công ty B dòng tiền tương đương với mức lãi suất thả nổi (floating rate) tính trên cùng một số vốn danh nghĩa trong cùng một số năm. Lãi suất thả nổi hay được áp dụng ở đây là lãi suất LIBOR (London Interbank Offer rate) (lãi suất liên ngân hàng trên thị trường London). 4
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps) Vì khoản vốn danh nghĩa là như nhau cho cả hai bên với cùng một loại tiền tệ, nên thông thường không có sự trao đổi vốn danh nghĩa giữa hai bên. Lãi suất thả nổi được sử dụng là mức lãi suất công bố ở đầu kỳ, nhưng tiền lãi được tính vào thời điểm cuối kỳ. Vì tiền lãi được tính trên cùng một đơn vị tiền tệ nên không cần thiết có sự trao đổi thực tế các dòng tiền theo định kỳ mà thông thường 2 bên trong hợp đồng chỉ thanh toán khoản chênh lệch giữa các dòng tiền cố định và thả nổi. Như vậy khoản lợi nhuận của bên này chính là phần lỗ của bên kia. Swap được coi là zero-sum game 5
- Ví dụ về hợp đồng hoán đổi lãi suất Xem xét hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn thời hạn 3 năm giữa Microsoft và Intel được bắt đầu ngày ngày 5/3/2007: - Microsoft chấp thuận trả cho Intel lãi suất 5% năm tính trên số vốn danh nghĩa 100 triệu USD - Intel chấp thuận trả công ty Microsoft mức lãi suất LIBOR kỳ hạn 6 tháng tính trên cùng một số vốn danh nghĩa. - Hoán đổi lãi suất định kỳ 6 tháng 1 lần. 6
- • Dòng tiền nhận được và dòng tiền phải trả của Microsoft
- Ứng dụng của hợp đồng hoán đổi lãi suất Sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp công ty chuyển đổi một khoản nợ với lãi suất thả nổi thành khoản nợ với lãi suất cố định hoặc ngược lại. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp công ty chuyển đổi tài sản đầu tư từ tài sản với lãi suất cố định thành tài sản với lãi suất thả nổi hoặc ngược lại. 8
- Ví dụ chuyển đổi tính chất khoản nợ • Microsoft vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD với lãi suất LIBOR + 10 điểm cơ bản (basis points), tức là lãi suất LIBOR +0,1% năm. Nếu Microsoft sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của Micrisoft sẽ như sau: + Trả lãi suất LIBOR +0,1% năm cho người cho vay + Nhận lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất + Trả lãi suất 5% từ hợp đồng hoán đổi lãi suất Như vậy Microsoft đã chuyển khoản nợ với lãi suất thả nổi thành khoản nợ với là suất cố định 5,1% năm. 9
- Ví dụ chuyển đổi tính chất khoản nợ • Intel vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD với lãi suất cố định 5,2% năm. Bằng cách tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của Intel như sau: +Trả 5,2% năm cho người cho vay + Trả lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất + Nhận 5% năm từ hợp đồng hoán đổi lãi suất Vậy Intel đã chuyển được khoản nợ với lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi tương đương lãi suất LIBOR 6 tháng +20 điểm cơ bản. . 10
- • Ví dụ về chuyển đổi tính chất một khoản nợ
- Ví dụ chuyển đổi tính chất một tài sản • Giả sử Microsoft đầu tư vào một tài sản trị giá 100 triệu USD mang lại lãi suất cố định 4.7%/năm trong vòng 3 năm tới. Microsoft tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất, dòng tiền của Microsoft như sau: + Nhận 4.7% từ khoản đầu tư, + Nhận lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi + Trả 5% cho Intel trong hợp đồng hoán đổi • Vậy Microsoft đã chuyển đổi một tài sản với lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi LIBOR – 30 điểm cơ bản
- Ví dụ chuyển đổi tính chất một tài sản • Intel tham gia đầu tư vào tài sản có giá trị 100 triệu USD mang lại lãi suất LIBOR – 20 điểm cơ bản. Sau khi tham gia hợp đồng hoán đổi lãi suất, dòng tiền của LIBOR như sau: + Nhận lãi suất LIBOR-20 điểm cơ bản từ tài sản + Trả lãi suất LIBOR cho Microsoft + Nhận 5% từ hợp đồng hoán đổi • Vậy Intel đã chuyển được thành lãi suất cố định 4.8%/năm.
- Ví dụ chuyển đổi tính chất một tài sản
- Vai trò của các định chế tài chính trong HĐ HĐLS • Trên thực tế, để thực hiện một hợp đồng hoán đổi lãi suất, hai công ty Microsoft và Intel thường không trực tiếp gặp gỡ nhau mà thường thông qua một tổ chức tài chính trung gian. • Trung gian tài chính sẽ ký kết 2 hợp đồng hoán đổi riêng rẽ với cùng vốn gốc danh nghĩa 100 triệu. Trong trường hợp như vậy, tổ chức tài chính thường thu tất cả khoảng 3 đến 4 điểm chuẩn (0.03% đến 0.04%) từ hai phía.
- • HĐ HĐLS khi có sự tham gia của trung gian tài chính
- Ví dụ về lãi suất chào trong hợp đồng hoán đổi Maturity Bid (%) Offer Swap Rate (%) (%) 2 years 6.03 6.06 6.045 3 years 6.21 6.24 6.225 4 years 6.35 6.39 6.370 5 years 6.47 6.51 6.490 7 years 6.65 6.68 6.665 10 years 6.83 6.87 6.850
- Tận dụng lợi thế so sánh trong HĐ HĐLS • 2 công ty AAA và BBB cùng muốn vay một khoản trị giá 10 triệu USD trong khoảng thời gian 5 năm. • Công ty AAA muốn vay với lãi suất thả nổi. Công ty BBB muốn vay với lãi suất cố định.
- Tận dụng lợi thế so sánh trong HĐ HĐLS • Xem xét hợp đồng hoán đổi lãi suất: công ty AAA chấp thuận trả công ty BBB lãi suất LIBOR 6 tháng, công ty BBB chấp thuận trả công ty AAA lãi suất cố định 4.35% năm cho khoản vốn danh nghĩa 10 triệu. • Công ty AAA vay từ ngân hàng lãi suất cố định, công ty BBB vay từ ngân hàng lãi suất thả nổi.
- Tận dụng lợi thế so sánh trong HĐ HĐLS • Dòng tiền của Công ty AAA: - Trả lãi suất 4.0% năm cho ngân hàng - Nhận lãi suất 4.35 % năm từ công ty BBB - Trả lãi suất LIBOR cho công ty BBB • Về mặt tổng thể, công ty AAA phải trả lãi suất LIBOR -0,35% cho khoản vay 10 triệu USD, mức lãi suất thả nổi này thấp hơn 0,25% so với mức mà ngân hàng đưa ra.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị rủi ro (Risk Management)
113 p | 1915 | 701
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS.Ngô Quang Huân
150 p | 1017 | 336
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - TS. Nguyễn Hải Quang
175 p | 604 | 213
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - ĐH Thương mại
74 p | 874 | 139
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Rủi ro đối với tài sản
12 p | 599 | 87
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Giới thiệu về rủi ro và sự bất định
16 p | 580 | 83
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 7: Kiểm soát rủi ro
17 p | 461 | 81
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 8: Kỹ thuật tài trợ rủi ro
15 p | 572 | 79
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 2: Giới thiệu về quản trị rủi ro
10 p | 512 | 60
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Đo lường rủi ro
4 p | 226 | 23
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Trường ĐH Thương Mại
0 p | 298 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro
14 p | 54 | 15
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 4 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
22 p | 92 | 14
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Bài 1 - ThS. Nguyễn Ngọc Dương
26 p | 101 | 13
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 5: Quản trị rủi ro tài sản
9 p | 42 | 10
-
Bài giảng Quản trị rủi ro - Chương 4: Quản trị rủi ro nhân lực
8 p | 33 | 9
-
Bài giảng Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Nguyễn Hải Đường
21 p | 18 | 8
-
Bài giảng Quản trị rủi ro doanh nghiệp - Chương 3: Các nguyên tắc cơ bản về Quản lý rủi ro
15 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn