intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính công: Chương 7 - Nguyễn Thế Khang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung Chương 7 - Cân đối tài chính công, nêu một số vấn đề cơ bản như khái niệm về cân đối ngân sách nhà nước, các lý thuyết về cân đối ngân sách; khái quát chung về thâm hụt ngân sách, nguyên nhân phát sinh và các biện pháp bù đắp thâm hụt, cách thức tính toán và nguyên tắc cân đối ngân sách

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính công: Chương 7 - Nguyễn Thế Khang

  1. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG Nội dung chương nêu một số vấn đề cơ bản như khái niệm về cân đối ngân sách nhà nước, các lý thuyết về cân đối ngân sách; khái quát chung về thâm hụt ngân sách, nguyên nhân phát sinh và các biện pháp bù đắp thâm hụt, cách thức tính toán và nguyên tắc cân đối ngân sách. sách.
  2. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.1. Khái niệm Bước sang thuế kỷ XX, đặc biệt sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế thế giới có những thay đổi quan trọng, chứng kiến sự ra đời của nền kinh tế kế hoạch hóa và kinh tế thị trường với sự xuất hiện của các học thuyết kinh tế học hiện đại đã nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế của các quốc gia. Trong bối cảnh đó, vai trò của ngân sách nhà nước cũng có sự thay đổi rõ rệt, trong đó nhấn mạnh tới hoạt động cân đối ngân sách. Cụ thể: Thứ nhất, bản chất ngân sách nhà nước vẫn phải đảm bảo chức năng truyền thống là công cụ tài chính quan trọng để phân phối thu nhập quốc dân, phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước như: Hoạt động hành chính, quản lý hành chính, tư pháp, quốc phòng, ngoại giao…từ đó hình thành nên các khoản thu và các khoản chi ngân sách. Thứ hai, về nôi dung, các khoản thu và chi của ngân sách phải duy trì mối quan hệ hữu cơ với nhau và dựa trên nguyên tắc hai bộ phân này phải được cân đối.
  3. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.1. Khái niệm Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, việc cân đối ưu tiên cho chi đầu tư, sau đó mới chi tiêu dùng thường xuyên, nhưng số thu thường thấp, do đó chính phủ thường phát hành tiền ngoài dự kiến, dẫn đến lạm phát.
  4. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.1. Khái niệm Trong cơ chế thị trường, đòi hỏi việc quản lý ngân sách phải thích hợp và phù hợp với thông lệ quốc tế, các khoản thu và chi phải đảm bảo sự cân đối, dựa trên mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Cụ thể: - Thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí, lợi tức cổ phần nhà nước, cho thuê, bán tài sản…là những khoản thu không hoàn lại gọi là thu trong cân đối ngân sách, sử dụng ưu tiên cho tiêu dùng thường xuyên của chính phủ, phần còn lại dành cho chi đầu tư phát triển. - Thu từ viện trợ và vay của chính phủ, dùng để bù đắp số thiếu hụt từ chênh lệch giữa tổng chi và thu trong cân đối. Khoản thu này gọi là thu bù đắp thiếu hụt ngân sách. Các khoản thu từ vay chỉ phục vụ chi chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của chính phủ.
  5. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.1. Khái niệm Như vậy, cân đối ngân sách nhà nước là hoạt động nhằm đảm bảo tài chính cho nhà nước thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ của mình, đảm bảo tổng thu cân đối với tổng chi trên cơ sở xây dựng một cơ cấu thu chi hợp lý.
  6. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.2. Thâm hụt ngân sách 7.2.1. Khái niệm Hay còn gọi là bội chi ngân sách, là tình trạng các khoản chi của ngân sách lớn hơn các khoản thu và phần chênh lệch này chính là thâm hụt ngân sách, trường hợp ngược lại gọi là thặng dư ngân sách. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường dùng các chỉ tiêu như tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng thu trong ngân sách. Các thành phần cơ bản trong ngân sách nhà nước như sau:
  7. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.2. Thâm hụt ngân sách 7.2.1. Khái niệm Thâm hụt ngân sách một năm sẽ được xác định bằng: Tổng chi – Tổng thu = C C = (D + E + F) – (A + B)
  8. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.2. Thâm hụt ngân sách 7.2.2. Nguyên nhân phát sinh thâm hụt ngân sách Thứ nhất, do tác động của chu kỳ kinh tế hay còn gọi là thâm hụt chu kỳ. Thứ hai, do những chính sách tùy biến của chính phủ theo tính hiệu của nền kinh tế và của xã hội, chính trị, ngoại giao...
  9. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.2. Thâm hụt ngân sách 7.2.3. Các biên pháp bù đắp Có nhiều biện pháp để bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thuế, phí, lệ phí, giảm chi, vay, phát hành tiền, chính sách hành chính...Việc chọn cách nào là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách vĩ mô của tùng thời kỳ. - Phát hành tiền: Nếu phát hành nhiều tiền và thường xuyên dễ gây nên lam phát. - Vay nợ trong và ngoài nước: Dễ dẫn đến phụ thuộc nước ngoài, làm giảm dự trữ goại hóa dẫn đến nguy cơ khủng hảng tỷ giá. Vay trong nước nhiều làm tăng lãi suất
  10. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.2. Thâm hụt ngân sách 7.2.3. Các biên pháp bù đắp - Tăng thu thuế: Tăng thuế không hợp lý dẫn đến giảm phúc lợi xã hội, triệt tiêu động lực. - Tiết kiệm đầu tư công: Cần phải đánh giá đúng đối tượng giảm chi tiêu công nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. - Chính sách mạng tính hành chính: Đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.
  11. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Học thuyết cổ điển Theo quan điểm cổ điển thì nhà nước chỉ nên thực hiện các chức năng liên quan đến hoạt động chính trị, quản lý hành chính, tư pháp, quốc phòng hay ngoại giao…. Còn các hoạt động khác để cho tư nhân thực hiện, nhà nước không can thiệp mà để cho quy luật thị trường vận hành. Do vậy, cân bằng ngân sách được xây dựng trên hai nguyên tắc: Thứ nhất, nhà nước chỉ được phép chi tiêu trong số thuế thu được và chỉ được sử dụng nguồn thuế để trang trải chi tiêu thường xuyên của chính phủ. Thứ hai, số thu từ thuế không được lớn hơn số chi ngân sách.
  12. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Học thuyết cổ điển Như vậy, bội thu hay bội chi ngân sách đều không được chấp nhận, biện pháp tài trợ là giảm chi tiêu công. Ưu điểm (1) Phù hợp cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn (2) dễ thực hiện vì trong phạm vi chính phủ (3) Không tạo nợ công. Tuy nhiên việc cắt giảm chi tiêu công gây những trở ngại cho phát triển và xung đột từ công chúng.
  13. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Học thuyết hiện đại Từ cuộc suy thoai1929-2930 cho thấy nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh không tự điều tiết để duy trì sự phát triển bền vững, mà cần phải có bàn tay của nhà nước trong quản lý nền kinh tế quốc gia. Do vậy, việc sử dụng ngân sách nhà nước như là một công cụ hỗ trợ, can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tế. Học thuyết về việc cân đối ngân sách có những thay đổi sau:
  14. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Học thuyết hiện đại + Ngân sách chu kỳ: Quan điểm này cho rằng nền kinh tế gồm có ba chu kỳ: Phồn thịnh – Khủng hoảng – Suy thoái. Trong giai đoạn phồn thịnh, ngân sách có thể thu nhiều hơn chi. Trong giai đoạn suy thoái, của cải làm ra ít đi, chính phủ nên thực hiện giảm thuế và tăng chi tiêu để kích thích nền kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng thặng dư ngân sách trong giai đoạn phồn thịnh để gia tăng chi tiêu. Biên pháp tài trợ thâm hụt là điều chỉnh chi tiêu công và điều chỉnh thuế theo các giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
  15. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Học thuyết hiện đại + Ngân sách nhà nước cố ý thiếu hụt: Nền kinh tế đang trì trệ, suy thoái thì cho phép thâm hụt ngân sách để đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn. Biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách là phát hành tiền và vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên có nhiều bàn cãi xoay quanh vấn đề này.
  16. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam Pháp luật hiện hành quy định rõ nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước cụ thể nhu sau: “Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.”
  17. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam Với quy định trên cho thấy rõ nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, số bội chi bị khống chế luôn nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Điều này có nghĩa là: Do nhu cầu đầu tư nhà nước lớn mới làm cho ngân sách nhà nước bội chi, việc tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước cũng chính là việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho phát triển.
  18. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam Bội chi ngân sách nhà nước là bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách trung ương và tổng số thu ngân sách trung ương của năm ngân sách. Theo quy đinh trên của pháp luật bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta được xác định trong một năm ngân sách là số chênh lệch giữa chi ngân sách trung ương lớn hơn thu ngân sách trung ương ở năm ngân sách đó. Các tính chi ngân sách trung ương ở Việt Nam bao gồm cả chi nợ gốc và lãi, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại. Theo thông lệ quốc tế thì chi ngân sách nhà nước chỉ bao gồm các khoản trả nợ lãi chứ không bao gồm trả nợ gốc. Đây là quy định của pháp luật Việt nam có sự khác biệt so với thông lệ quốc tế.
  19. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam Về biện pháp xử lý bội chi ngân sách nhà nước được pháp luật quy định rõ: “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Như vậy, xử lý bội chi ngân sách nhà nước bằng biện pháp vay nợ, hiện tại nước ta không sử dụng biện pháp phát hành tiền để xử lý bội chi ngân sách nhà nước.
  20. CHƯƠNG 7. CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH CÔNG 7.3. Nguyên tắc thực hiện cân đối ngân sách Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước ở Viêt Nam Đối với ngân sách địa phương pháp luật cũng quy định rõ: “Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2