intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 7: Lý thuyết tiền tệ

Chia sẻ: Estupendo Estupendo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

219
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 7 giúp người học nắm được các nội dung lý thuyết về tiền để thông qua đó hiểu được tiền tệ là gì, tiền đóng những chức năng nào trong nền kinh tế, có những loại tiền tệ nào được chấp nhận trong lưu thông. Từ đó hiểu được tại sao chúng ta lại cần tiền và tiền đóng những vai trò gì trong nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 7: Lý thuyết tiền tệ

  1. CHƯƠNG 7 – LÝ THUYẾT TIỀN TỆ Mục tiêu học tập của chương: 1. Về mặt kiến thức: Nắm được các nội dung lý thuyết về tiền để thông qua đó hiểu được tiền tệ là gì, tiền đóng những chức năng nào trong nền kinh tế, có những loại tiền tệ nào được chấp nhận trong lưu thông. Từ đó hiểu được tại sao chúng ta lại cần tiền và tiền đóng những vai trò gì trong nền kinh tế. Thêm vào đó chúng ta cũng tiếp cận với các lý thuyết về cung và cầu tiền cũng như sự cân bằng cung và cầu tiền trong nền kinh tế sẽ quyết định như thế nào tới giá cả của tiền. 2. Về mặt kỹ năng: Sinh viên sẽ dần được làm quen với việc thu thập dữ liệu thống kê về cung tiền trên thế giới, phân tích một số số liệu liên quan tới cung tiền, đồng thời phân tích một số tình huống kinh tế liên quan tới bài học.
  2. Nội dung Mục tiêu học tập của chương: ......................................................................................................... 1 I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ.............................................................................. 4 1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tiền tệ ............................................................................ 4 2. Khái niệm tiền tệ ..................................................................................................................... 5 3. Lý do chúng ta cần tiền ........................................................................................................... 6 II. Bản chất, chức năng và tính chất của tiền tệ .............................................................................. 8 1. Bản chất của tiền tệ ................................................................................................................. 8 2. Chức năng của tiền tệ .............................................................................................................. 9 2.1. Phương tiện trao đổi ............................................................................................................. 9 2.2. Thước đo giá trị .................................................................................................................. 10 2.3. Phương tiện cất trữ giá trị................................................................................................... 13 2.4. Phương tiện thanh toán....................................................................................................... 15 3. Tính chất của tiền tệ .................................................................................................................. 15 III. Các hình thức tiền tệ ............................................................................................................... 17 IV. Các chế độ tiền tệ .................................................................................................................... 22 V. Cung – Cầu tiền tệ .................................................................................................................... 24 1. Cầu tiền tệ.............................................................................................................................. 24 1.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 24 1.2. Lý thuyết cầu tiền ........................................................................................................... 24 1.2.1. Lý thuyết cầu tiền của Irving Fisher – Lý thuyết số lượng tiền tệ ........................... 25 1.2.2. Lý thuyết về cầu tiền của trường phái Cambridge ................................................... 26 1.2.3. Lý thuyết cầu tiền tệ của Keynes - Lý thuyết ưa thích tiền mặt .............................. 28 1.2.4. Lý thuyết cầu tiền tệ của Milton Friedman - Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại . 30 1.2.5. Mô hình Wong ......................................................................................................... 33 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu tiền .................................................................................. 34 1.3.1. Căn cứ vào nhu cầu nắm giữ tiền ............................................................................. 35 1.3.2. Phân loại theo các lý thuyết về cầu tiền: .................................................................. 37 2. Cung tiền ............................................................................................................................... 38 2.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 38 2.2. Các phép đo cung tiền .................................................................................................... 38 2.3. Chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế ........................................................................... 41
  3. 2.3.1. Ngân hàng trung ương ............................................................................................. 41 2.3.1. Ngân hàng thương mại ............................................................................................. 44 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới cung tiền .............................................................................. 46 3. Cân bằng cung cầu tiền tệ ..................................................................................................... 47
  4. I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ 1. Khái quát sự ra đời và phát triển của tiền tệ Khi nền kinh tế sơ khai, sự trao đổi diễn ra dưới hình thức hiện vận (H – H’), và tiền sử dụng trong trao đổi là hiện vật (tiền hàng hoá) là những loại tiền được làm ra từ các dạng vật chất mà bản thân nó đã có giá trị sử dụng sẵn, nó không do một tổ chức nào phát hành. Khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển, lúc này các loại tiền bằng hàng hóa đơn thuần đã bộc lộ nhiều nhược điểm như cồng kềnh, có độ bền không cao, không được chấp nhận rộng rãi. Lúc này loài người đã tìm kiếm và khai thác được kim loại và được chọn làm vật ngang giá với ưu điểm như: Có độ bền, gọn, giá trị phổ biến. Để thuận tiện cho lưu thông tiền kim loại, ngân hàng đã quy định thống nhất việc đúc tiền như về kích thước, hình dáng, trọng lượng cho mỗi đơn vị tiền tệ, đặt tên cho đồng tiền, quy ước các bộ phận chia nhỏ của đồng tiền. Tiền kim loại do nhà nước và cá nhân đúc nhưng đều phải được nhà nước quản lý, điều này đánh dấu sự ra đời của nghiệp vụ phát hành tiền. Chính nhờ đồng tiền này mà nền kinh tế đi vào ổn định hơn, cũng dựa trên cơ sở đó, nhà nước lúc bấy giờ không chỉ phát hành bằng tiền kim loại mà còn phát hành ra tiền giấy. Như vậy, trong giai đoạn này đã xuất hiện tiền kim loại và tiền giấy, tuy nhiên chưa xuất hiện ngân hàng. Ngân hàng xuất hiện là một hiện tượng khách quan do yêu cầu của nền kinh tế. Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng xuất hiện đầu tiên, trong giai đoạn đầu này hoạt động của ngân hàng còn rất sơ khai, ngân hàng phát hành ra các chứng thư hay các kỳ phiếu đúng bằng giá trị của vàng mà khách hàng gửi vào ngân hàng, do đó khả năng chuyển đổi các giấy tờ đó ra vàng luôn đảm bảo được thuận tiện. Tuy nhiên, với tốc độ buôn bán lưu thông ngày càng tăng, nhu cầu về tiền ngày càng nhiều thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt NHTM. Điều này dẫn tới trong lưu thông có rất nhiều kỳ phiếu ngân hàng khác nhau, nhiều ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận đã phát hành kỳ phiếu ra lưu thông không có vàng để đảm bảo khả năng thanh toán làm cho người dân nghi ngờ và mất uy tín của khách hàng đối với ngân hàng nhỏ và họ đổ xô nhau đến các ngân hàng lớn, do đó ngân hàng lớn có điều kiện mở rộng quy mô và thâu tóm các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó,với nhiều loại giấy được đưa vào lưu thông làm cho tiền tệ mất ổn định, do đó buộc nhà nước phải can thiệp để
  5. thống nhất việc phát hành tiền và đảm bao an toàn cho lưu thông giấy bạc ngân hàng bằng cách chỉ cho một số ngân hàng thực hiện phát hành giấy bạc ngân hàng gọi là ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành là những ngân hàng có vốn lớn, số lượng chi nhánh nhiều, có uy tín trên thị trường. Cuối thế kỷ XIX, một số nước đã hình thành ngân hàng phát hành, các ngân hàng phát hành này đã thực hiện một số chức năng của NHTW. Và đến đầu thế kỷ XX thì các chức năng phát hành tiền đã hoàn toàn tách khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM, đánh dấu sự ra đời của NHTW, và NHTW trở thành cơ quan độc quyền phát hành tiền trong một quốc gia. Quá trình phát triển công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại đã cho phép thay thế một phần giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại do NHTW phát hành bằng tiền điện tử, điều này mang lại một lợi ích to lớn cho bất kỳ một quốc gia nào vì nó giúp cho việc tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế. 2. Khái niệm tiền tệ Những nhà kinh tế học định nghĩa tiền theo nghĩa rộng như là bất cứ thứ gì có thể được chấp nhận rộng rãi như là một trung gian thanh toán hàng hóa và dịch vụ hay là thanh toán nợ nần. Hiểu theo nghĩa rộng này, tiền tệ đã vượt ra khỏi ý nghĩa của đồng tiền pháp định (sẽ được thảo luận kỹ tại các mục sau) hay những phương tiện trung gian trao đổi do nhà nước quy định. Nó có thể là tiền giấy, vàng, bạc, hay là tờ sec. Một tờ sec có thể được dùng để trao đổi hàng hóa nhưng lại không thể dùng để trả nợ (người cho vay không chấp nhận) thì vẫn được gọi là tiền tệ theo cách hiểu này. Hiểu theo nghĩa chặt chẽ hơn, tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy quy định mọi người bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để làm phương tiện trung gian thanh toán và thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Như vậy hiểu theo nghĩa này tiền tệ mang ý nghĩa bắt buộc về mặt luật pháp của một quốc gia hoặc một khu vực. Những người dân trong quốc gia hoặc khu vực đó bắt buộc phải sử dụng một hoặc nhiều hơn một đơn vị tiền tệ (USD, VND, EUR …) theo quy định của pháp luật nước đó để dùng chúng trong cả trung gian thanh toán cho hàng hóa và thanh toán nợ nần.
  6. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi (USD, franc...) hay chỉ có một tên gọi riêng (VND của Việt Nam) và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (dollar Singapore, dollar Úc …). Một quốc gia có thể chỉ sử dụng đồng tiền pháp định của quốc gia khác mà không có đồng tiền riêng (Zimbabwe) hoặc sử dụng đồng tiền chung trong khối (đồng EUR) hoặc sử dụng song song nhiều hơn một đơn vị tiền tệ. Tại Việt Nam, điều 12, Nghị định 64/2001/NĐ – CP, đã quy định các phương tiện thanh toán bao gồm: tiền mặt, sec, lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật. Trên thực tế xã hội có thể ngầm chấp nhận thêm những phương tiện thanh toán khác không được pháp luật cho phép tùy theo nhu cầu của mình. Tại Việt Nam, những giao dịch thanh toán bằng vàng hay USD vẫn được thực hiện ngầm một cách phổ biến giữa những người dân mặc dù nó đã bị chính phủ cấm. Một ví dụ tiếp theo, tại điều 3, Nghị định 222/2013/NĐ – CP, đã quy định tiền mặt bao gồm cả tiền giấy và tiền xu nhưng tiền xu dần dần đã biến mất khỏi thị trường từ những năm 2011 và tới năm 2013 hầu như người dân đã không sử dụng nó như một phương tiện trao đổi hay thanh toán. 3. Lý do chúng ta cần tiền Để sáng tỏ vấn đề này chúng ta cần quay về nền kinh tế trong thời kỳ sử dụng hàng hóa làm phương tiện thanh toán. Trong nền kinh tế này mọi cá nhân có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ để trao đổi trực tiếp với nhau. Ví dụ một người nuôi lợn sẽ dùng lớn để trao đổi với dê của người hàng xóm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Về mặt nguyên lý thì người dân trong nền kinh tế sử dụng hàng hóa làm vật trung gian trao đổi có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu mà không cần tiền làm vật trung gian trao đổi. Nhưng trên thực tế thì nền kinh tế này hoạt động không hiệu quả. vì năm lý do sau: Thứ nhất, những người mua hoặc người bán phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để tìm kiếm đối tác phù hợp. Người nuôi lợn trong ví dụ trên có thể không muốn đổi lấy dê của người hàng xóm. Và như vậy ông ta sẽ phải tốn thời gian để tìm ra một hàng hóa trao đổi thích hợp. Nhưng lại phát sinh ra một vấn đề mới là người sở hữu hàng hóa mà ông ta muốn trao
  7. đổi cũng phải thích lợn. Như vậy muốn trao đổi được thì phải xuất hiện một sự trùng lặp ngẫu nhiên về nhu cầu (Double-coincidence of wants). Sự trùng lặp này phải diễn ra cùng thời gian và cùng không gian. Chính vì điều này đã làm cho chi phí giao dịch hay chi phí thời gian dành cho việc trao đổi tăng lên cao. Thứ hai, do khó khăn gặp ở trên, người nuôi lợn muốn tăng cơ hội giao dịch ông ta sẽ phải sản xuất ra nhiều loại sản phẩm hơn. Hoặc ông ta sẽ làm điều này để thỏa mãn nhu cầu bởi vì ông ta biết rằng thật khó để tìm ra những người sẵn sàng trao đổi hàng hóa. Khi đó ông ta đã phân tán nguồn lực thay vì chuyên biệt hóa vào việc nuôi lợn. Và điều này sẽ khiến cho năng suất lao động của ông ta giảm do không thể chuyên môn hóa và việc nuôi lợn, công việc mà ông có khả năng tốt nhất. Thứ ba, ở nền kinh tế sử dụng hàng hóa để trao đổi, mỗi loại hàng hóa có rất nhiều loại giá cả. Người nuôi lợn có thể đổi đổi hai con lợn lấy một con dê, 10 giạ gạo để đổi lấy một cái cày, hay một cái bàn đổi lấy mười chai rượu nếp. Một câu hỏi đặt ra là giá cả của một con lợn, một con dê, một cái bàn, hay một chai rượu là bao nhiêu? Theo thống kê, một nền kinh tế sử dụng hàng hóa làm vật trao đổi thì nếu nền kinh tế đó có 100 loại hàng hóa thì sẽ có 4,950 loại giá cả, nếu có 10,000 hàng hóa thì sẽ có 49,995,000 loại giá cả1. Hãy tưởng tượng bạn vào một cái chợ có 1,000 loại hàng hóa khác nhau, bạn có đủ thời gian để so sánh giá cả của những sản phẩm này không? Cũng có thể nhưng thời gian và công sức bỏ ra là rất lớn. Chính vì vậy chi phí giao dịch sẽ tăng lên đáng kể. Thứ tư, trong nền kinh tế này thiếu sự tiêu chuẩn hóa. Tất cả những con lợn và con dê không giống nhau do đó giá của dê được tính theo lợn sẽ phải chỉ rõ kích cỡ và những đặc điểm khác của chúng. Ngoài ra những hàng hóa này sẽ thay đổi tính chất vật lý theo thời gian hoặc do các tác nhân khác. Những điều này sẽ là rào cản cho việc trao đổi. Thứ năm, việc tích lũy tài sản sẽ trở nên khó khăn. Chỉ có một cách duy nhất để tích lũy tài sản là chất đống những tài sản khác nhau này lại. 1 Công thức tính số loại giá cả = N(N – 1)/2. Trong đó N là số loại hàng hóa.
  8. Sự thiếu hiệu quả trong nền kinh tế sử dụng hàng hóa làm vật trao đổi sẽ ép mọi người trở về hình thức tự cung tự cấp. Hoặc nó không làm cho người ta có động lực tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Nếu một cái bàn có thể đổi được 10 chai rượu thì cái bàn đó phải thật tốt hay tốt vừa hay không cần tốt. Khi đó nền kinh tế dạng này gặp vấn đề về tăng trưởng. Để cải thiện điều này, người ta đã phải có động cơ tìm ra một loại sản phẩm đặc thù mà được chấp nhận rộng rãi làm vật trung gian trao đổi chung. Giả sử trong ví dụ trên da dê được chấp nhận là vật trung gian trao đổi rộng rãi khi đó người nuôi lợn dù có không thích da dê thì vẫn chấp nhận đổi lợn lấy da dê vì ông ta biết rằng ông ta có thể sử dụng tấm da dê để đổi lấy bất cứ thứ hàng nào mà ông ta muốn có. Và khi đó ông ta cũng sẽ có động cơ cải thiện năng suất để có thể đổi lấy được nhiều tấm da dê hơn. Nhiều tấm da dê hơn có nghĩa là ông ta sẽ giàu hơn. Lúc này một loại hàng hóa nào đó được dùng làm trung gian trao đổi mà có giá trị độc lập với giá trị sử dụng được gọi là hóa tệ (hàng hóa được dùng làm tiền tệ - commondity currency/money) Một khi tiền được phát minh, chi phí giao dịch giảm xuống đáng kể cũng như cải thiện những vấn đề mà nền kinh tế hàng đổi hàng gặp phải. Nó cho phép mọi người có thể chuyên môn hóa, tạo ra năng suất cao hơn, và thu nhập cao hơn. Và đó cũng chính là lý do chúng ta cần tiền. II. Bản chất, chức năng và tính chất của tiền tệ 1. Bản chất của tiền tệ Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:  Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư
  9. cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.  Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Có những loại tiền chỉ mang dấu hiệu của giá trị (tiền giấy bất khả hoán) và có những loại tiền mang đầy đủ giá trị thật của nó (vàng, bạc ...) 2. Chức năng của tiền tệ Phần trên chúng ta đã khảo sát sơ lược lý do tại sao chúng ta cần tiền. Bằng việc tìm hiểu cặn kẽ về các chức năng của tiền tệ chúng ta cũng sẽ nắm bắt rõ ràng hơn vấn đề tại sao chúng ta lại cần tiền đến như thế. Tiền tệ thực hiện bốn chức năng chính trong nền kinh tế:  Phương tiện trao đổi;  Thước đo giá trị;  Phương tiện tích lũy;  Phương tiện thanh toán 2.1. Phương tiện trao đổi Trong nền kinh tế hàng đổi hàng, việc sử dụng các hàng hóa trao đổi trực tiệp với nhau (H – H) đã dần được thay thế bằng việc trao đổi hàng với tiền. Người nuôi lợn thay vì phải đi tìm ra cho được con dê để trao đổi thì nay ông ta chỉ cần dùng nó để đổi lấy tiền (trong ví dụ trên là tấm da dê) sau đó cất trữ và dùng tiền đó để đổi ra bất cứ thứ gì mình thích ở một thời điểm thích hợp. Lúc này mô hình trao đổi sẽ là H – T – H’. Đôi khi việc trao đổi chỉ diễn ra theo hình thức H – T với mục đích tích lũy của cải. Việc không phải trao đổi trực tiếp hàng với hàng sẽ giúp cho người lao động tạo lập tính chuyên môn hóa cao mà không lo lắng việc hàng hóa hoặc dịch vụ của mình làm ra sẽ không tìm được sự trao đổi thích ứng. Ngoài ra, nó giúp đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế thông qua việc khắc phục những hạn chế khác của trao đổi hàng hoá trực tiếp, đó là những hạn chế về nhu cầu trao đổi (chỉ có thể trao đổi giữa những người có nhu cầu phù hợp), hạn chế về thời gian (việc mua và bán phải diễn ra đồng thời), hạn chế về không gian
  10. (việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm). Bằng việc đưa tiền vào lưu thông, con người đã tránh được những chi phí về thời gian và công sức dành cho việc trao đổi hàng hoá (chúng ta chỉ cần bán hàng hoá của mình lấy tiền rồi sau đó có thể mua những hàng hoá mà mình muốn bất cứ lúc nào và ở đâu mà mình muốn). Nhờ đó, việc lưu thông hàng hoá có thể diễn ra nhanh hơn, sản xuất cũng được thuận lợi, tránh được ách tắc, tạo động lực cho kinh tế phát triển. Với chức năng này, tiền tệ được ví như chất dầu nhờn bôi trơn giúp cho guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hoá hoạt động trơn tru, dễ dàng. Chúng ta cần lưu ý là khi thực hiện chức năng là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được xem là phương tiện chứ không phải là mục đích của trao đổi. Vì vậy tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện trao đổi không nhất thiết phải là tiền tệ có đầy đủ giá trị (ví dụ dưới dạng tiền vàng). Đối với những hàng hóa đặc biệt được sử dụng như là tiền tệ (hóa tệ) thì nó mang đầy đủ giá trị (giá trị sức lao động kết tinh trong hàng hóa đó) đối với những loại tiền tệ như tiền giấy thì không cần mang đầy đủ giá trị. Tuy nhiên tiền tệ sẽ không thể làm trọng vẹn nhiệm vụ là phương tiện trao đổi nếu như nó thiếu chức năng là thước đo giá trị. 2.2. Thước đo giá trị Việc sử dụng tiền tệ như là một trung gian trao đổi đã đem lại thêm một lợi ích khác: Thay vì phải yết giá một loại hàng hóa theo rất nhiều hàng hóa khác (trong nền kinh tế hàng đổi hàng) thì nó chỉ phải yết giá theo một phương tiện làm trung gian trao đổi là tiền tệ với những thước đo phù hợp. Ví dụ một kg gạo bằng 15,000 VNĐ, một kg thịt lợn bằng 80,000 VNĐ … Chức năng này cung cấp cho nền kinh tế thước đo về giá trị được tính bằng tiền. Điều này cũng giúp cho chúng ta có thể dễ dàng so sánh được giá trị của các loại hàng hóa khác nhau theo các đơn vị tính khác nhau. Ví dụ, nếu trong nền kinh tế hàng đổi hàng chúng ta rất khó để so sánh giá trị của một cái bàn và một con lợn thì ở trong nền kinh tế có xuất hiện tiền tệ thì chúng ta dễ dàng có thể so sánh giá trị của chúng với nhau thông qua thước đo giá trị của tiền tệ. Như vậy bất kể loại hàng hóa nào với bất kỳ đơn vị tính toán nào theo tính chất vật lý (kg, m, lít,…) hay phi vật lý (giờ công, buổi xem phim, …)
  11. đều quy được về một loại đơn vị giá trị tiền tệ duy nhất (ở Mỹ giá trị này là USD, ở Việt Nam là đồng). Chúng ta sử dụng bảng so sánh về số lượng loại giá cả trong nền kinh tế sử dụng hàng hóa trao đổi trực tiếp và sử dụng tiền tệ làm phương tiện trung gian trao đổi. Bảng 2. So sánh về số lượng loại giá cả Số lượng hàng Số lượng giá trong nền kinh tế hóa Sử dụng hàng hóa trao đổi trực tiếp Sử dụng tiền làm trung gian trao đổi 1 Không xuất hiện giá Không xuất hiện giá 2 1 2 3 3 3 4 6 4 10 45 10 100 4,950 100 1,000 499,500 1,000 10,000 49,995,000 10,000 Chúng ta có thể thấy rằng việc dùng tiền để đo lường làm giảm hẳn chi phí thời gian để giao dịch trong một nền kinh tế, nhất là giảm hẳn số giá cần phải xem xét. Cái lợi của chức năng này của tiền tăng lên khi nền kinh tế trở nên phức tạp hơn. Thông qua các phân tích trên chúng ta có thể suy ra một điều rằng những loại đồng tiền nào càng dễ phân chia giá trị thì loại tiền đó càng dễ trở thành một loại trung gian thanh toán mạnh hơn. Chúng ta thử xem xét ba loại tiền tệ làm trung gian thanh toán bao gồm tấm da dê trong ví dụ trên, vàng và tiền giấy do nhà nước phát hành. Chúng ta dễ dàng có thể nhận thấy tiền giấy là loại tiền dễ phân chia giá trị nhất sau đó là tới vàng và tấm da dê. Chúng ta có thể cắt nhỏ tấm da dê ra để đổi hàng hóa không? Tất nhiên là có thể nhưng không nên. Vàng cũng có thể cắt nhỏ ra để trao đổi nhưng chi phí để chia nhỏ chúng cũng như là độ chính xác trong việc phân chia là một vấn đề lớn. Đối với tiền giấy do nhà nước bảo chứng phát hành, việc làm của nhà nước đơn giản là đưa nhiều loại mệnh giá phù hợp với giá trị của hàng hóa khi lưu thông (tại Việt Nam hiện nay có những mệnh giá như 500; 1,000; 2,000; 5000; 10,000; 100,000; 500,000). Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhớ rằng đây
  12. chỉ là một trong những điều kiện khiến cho một loại đồng tiền này mạnh hơn đồng tiền khác trong lưu thông. Để thực hiện chức năng thước đo giá trị như đã phân tích trên, tiền tệ bản thân nó phải có giá trị để trao đổi với giá trị của hàng hóa (được biểu hiện bằng giá cả). Cũng giống như khi dùng quả cân để đo trọng lượng một vật thì bản thân quả cân đó phải có trọng lượng. Giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi khái niệm sức mua tiền tệ, tức là khả năng trao đổi của đồng tiền. Khi tiền tệ tồn tại dưới dạng hàng hoá (tiền có đầy đủ giá trị - hóa tệ) thì sức mua của tiền phụ thuộc vào giá trị của bản thân tiền. Khi xã hội chuyển sang sử dụng tiền dưới dạng dấu hiệu của giá trị (tiền giấy, tiền tín dụng v.v.) thì giá trị của tiền không được đảm bảo bằng giá trị của nguyên liệu dùng để tạo ra nó (vì giá trị đó quá thấp so với giá trị mà nó đại diện) mà phụ thuộc vào tình hình cung cầu tiền tệ trên thị trường, mức độ lạm phát, vào tình trạng hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế và cả niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó. Để tiện cho việc đo lường giá trị của hàng hoá, cần có một đơn vị tiền tệ chuẩn. Đơn vị tiền tệ được đặc trưng bởi tên gọi và tiêu chuẩn giá cả. Tên gọi của tiền ban đầu do dân chúng lựa chọn tự phát, sau đó do chính quyền lựa chọn và quy định trong pháp luật từng nước, chẳng hạn đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR) v.v…Tiêu chuẩn giá cả là giá trị của các đơn vị tiền tệ chuẩn. Khi tiền vàng hoặc tiền giấy có khả năng đổi ra vàng cùng được lưu thông, tiêu chuẩn giá cả là giá trị của một hàm lượng vàng nguyên chất nhất định chứa trong một đơn vị tiền tệ. Ví dụ hàm lượng vàng của Bảng Anh (GBP) năm 1987 là 7,32238 gam vàng nguyên chất; hàng lượng vàng của đô la Mỹ công bố tháng 1 năm 1939 là 0,888671 gam vàng nguyên chất. Ngày nay, khi tiền giấy không được đổi ra vàng, hàm lượng vàng không có ý nghĩa thực tế. Hàm lượng vàng và tiêu chuẩn giá cả tách rời nhau. Hàm lượng vàng đứng im không đổi, trong khi đó tiêu chuẩn giá cả biến động và hình thành tiêu chuẩn giá cả danh nghĩa và tiêu chuẩn giá cả thực. Ngày nay, một đồng tiền muốn được sử dụng rộng rãi trong cả nước làm đơn vị tính toán để đo lường giá trị hàng hoá phải được nhà nước chính thức định nghĩa, theo những tiêu chuẩn nhất định. Nói cách khác đồng tiền đó phải được pháp luật qui định và bảo vệ. Nhưng
  13. đây chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ là phải được dân chúng chấp nhận sử dụng. Song muốn được dân chúng chấp nhận, đơn vị tính toán đó phải có một giá trị ổn định lâu dài. Trong lịch sử tiền tệ của các nước, không thiếu những trường hợp dân chúng lại sử dụng một đơn vị đo lường giá trị khác với đơn vị đo lường giá trị do nhà nước qui định. 2.3. Phương tiện cất trữ giá trị. Chức năng cất trữ giá trị này của tiền thể hiện ở hai điểm: Thứ nhất, khi tiền tạm thời rút ra khỏi lưu thông nó có thể trở lại ở một khoảng thời gian sau đó để thực hiện chức năng trao đổi. Người nuôi lợn sau khi đổi lợn lấy tiền, ông ta có thể cất trữ tiền lại để sau đó sử dụng vào trao đổi những hàng hóa hoặc dịch vụ khác mà ông ta cần. Thứ hai, tiền được sử dụng như là một phương tiện để tích lũy của cải. Người nuôi lợn nếu không có tiền để tích lũy tài sản thì ông ta sẽ dùng gì? Dùng chính những con lợn hay dùng những hàng hóa mà ông ta trao đổi được? Thật sự là không khả thi. Chúng ta cần bàn luận về vấn đề này sâu hơn một chút. Khi tiền tệ chưa xuất hiện, người ta thường thực hiện tích lũy dưới hình thái hiện vật, hình thái này không tiện lợi vì nó đòi hỏi phải có chỗ rộng rãi, phải tốn nhiều chi phí bảo quản, dễ hư hỏng, khó lưu thông và it sinh lời. Khi tiền tệ xuất hiện, người ta dần dần thay thế tích lũy dưới hình thái hiện vật bằng hình thái tích lũy dưới dạng tiền tệ. Hình thái này có nhiều ưu điểm, điểm nổi bật là dễ lưu thông và thanh khoản. Tuy nhiên, tích lũy dưới hình thái tiền tệ (những loại tiền có dấu hiệu giá trị như tiền giấy) có nhược điểm là có thể dễ mất giá khi nền kinh tế gặp lạm phát. Khi hàng hóa tăng giá lên quá cao như trường hợp của Zimbabwe trong những năm 2008 đã được đề cập ở phần đầu chương này thì tiền tệ đã mất cả chức năng lưu thông lẫn chức năng lưu trữ giá trị. Khi đó người ta sẽ có xu hướng lựa chọn một loại tiền tệ khác có giá trị ổn định hoặc một loại tài sản khác mà có tính thanh khoản cao. Một câu hỏi được đặt ra là không chỉ có tiền mới có chức năng lưu trữ giá trị nhưng tại sao người ta vẫn lựa chọn tiền là phương tiện tốt duy nhất có chức năng lưu trữ giá trị? Câu trả
  14. lời ở đây là tính thanh khoản. Cổ phiếu của Vinamilk, trái phiếu của chính phủ, đất đai … đều là những phương tiện thể hiện sự cất trữ giá trị. Nhưng những tài sản này có dễ dàng để bán không? Muốn bán cổ phiếu Vinamilk chúng ta phải tìm người mua trên thị trường chứng khoán và thực hiện hàng loạt các thủ tục như khớp lệnh, các khoản phí giao dịch … có nghĩa là bạn phải mất thời gian và chi phí mới đổi được nó sang tiền và sử dụng tiền để mua hàng hóa khác khi cần. Trong khi đó nếu bạn nắm tiền thì ngay tức khắc bạn có thể dùng tiền để mua hàng hóa bạn cần miễn là nó có mặt trên thị trường và bạn đủ tiền để mua nó. Có một điều chúng ta cần lưu ý là với mục đích cất trữ giá trị cho những nhu cầu trong tương lai gần, người ta có xu hướng cất trữ giá trị dưới dạng tiền có dấu hiệu giá trị. Song vì loại tiền này, không có một sự đảm bảo chắc chắn về sự nguyên vẹn giá trị từ khi nhận cho đến khi đem ra sử dụng, thêm vào đó giá cả của các loại hàng hóa có xu hướng tăng trong dài hạn nên tiền sẽ không phải là cách lựa chọn tốt nhất khi muốn dự trữ giá trị trong thời gian dài. Cất trữ giá trị: Dùng vàng hay tiền giấy? Tiền giấy vốn là loại tiền có dấu hiệu giá trị do nhà nước bảo chứng phát hành hay còn gọi là tiền pháp tệ. Loại tiền này tuy rất thuận tiện trong lưu thông, trong lưu trữ giá trị trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn nó chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro đầu tiên có thể nhận thấy là sức mua của tiền tệ giảm khi nền kinh tế bị lạm phát, điều này đồng nghĩa với việc tổng giá trị tích lũy của những người dùng tiền giấy bị giảm xuống. Rủi ro thứ hai là khi gặp các thảm họa tự nhiên hay chiến tranh loạn lạc dẫn đến sự sụp đổ của Nhà nước thì tiền giấy cũng trở nên vô giá trị. Rủi ro thứ ba có thể nhận thấy là khi chính quyền trung ương yếu kém trong việc quản lý kinh tế hoặc không thể đảm bảo được tình hình an ninh chính trị thì giá trị của tiền giấy cũng bị giảm xuống. Người Châu Á thường có thói quen có tâm lý tích trữ vàng nhiều hơn các lục địa khác là vì trong lịch sử người dân ở đây đã chịu nhiều chiến tranh/loạn lạc nên họ đã học được kinh nghiệm rằng trong số tất cả các loại assets (đất đai, nhà cửa, hàng hóa, gia súc...) chỉ có vàng là có thể dễ dàng cất giấu và vận chuyển để bảo toàn tài sản cho tương lai (store of value). Vì sao vậy? Vàng là một loại tài sản được lựa chọn tự nhiên qua hàng nghìn thử nghiệm của loài người để làm phương tiện thanh toán. Nó thỏa mãn rất nhiều các điều kiện như tính bền vững, gọn nhẹ, sự ưa thích của con người, nguồn cung không tập trung. Thêm vào đó đây là loại tài sản quí hiếm, nhưng không quá hiếm như Rhodium hay Palladium để đến tận thế kỷ 18 con người mới phát hiện ra; bền vững, nhưng không quá khó nóng chảy (để đúc thành tiền) như Platinum có nhiệt độ nóng chảy trên 3000 độ; có bề ngoài bắt mắt, không như bạc dễ bị nhầm với các kim loại rẻ tiền khác; không độc hại gây nguy hiểm như rất nhiều nguyên tố hiếm khác trong bản tuần hoàn (có phóng xạ). Hơn nữa vàng rất khó làm giả nhưng lại rất dễ kiểm chứng nên dễ được chấp
  15. nhận làm trung gian thanh toán ở những quốc gia khác nhau. Khi đó người nắm giữ vàng dù có đi tới đâu cũng không lo nó bị mất giá trị. 2.4. Phương tiện thanh toán Thuật ngữ “standard of deferred payment” thường được dịch là phương tiện thanh toán nhưng nếu hiểu sát nghĩa thì nó được coi là phương tiện thanh toán trả chậm (deferred payment). Khi thực hiện chức năng phương tiện thanh toán sự vận động của tiền tệ tách rời sự vận động của hàng hóa và làm cho số lượng tiền mặt cần thiết cho lưu thông giảm đi tương đối vì sự mua bán chịu, thực hiện thanh toán bù trừ lẫn nhau. Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ. Khi tiền tệ thực hiện chức năng là phương tiện trao đổi và thước đo giá trị thì tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi diễn ra ngay lập tức. Khi nó thực hiện chức năng lưu trữ giá trị và chức năng thanh toán thì nó tạo điều kiện cho việc trao đổi diễn ra ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai. Ví dụ trong một hợp đồng thương mại có đoạn “Bên A cung cấp cho bên B 400 tấn gạo tám thơm Hải Hậu loại 1 với giá 1,758,000 đồng/tấn, thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng ngay khi giao hàng, 50% còn lại thanh toán sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng”. Những tài sản gì có thể được dùng như tiền? Rõ ràng một nền kinh tế nếu sử dụng tiền như là một trung gian trao đổi sẽ trở nên hiệu quả hơn. Nhưng một câu hỏi đặt ra là những tài sản nào có thể được dùng như tiền? Bất kể tài sản nào cũng có thể sử dụng như là tiền nếu nó thỏa mãn đồng thời những tiêu chí sau: 1. Được chấp nhận bởi hầu hết mọi người; 2. Tiêu chuẩn hóa về chất lượng, các đơn vị tài sản khác nhau đều có chất lượng đồng nhất; 3. Bền vững, tài sản phải được sử dụng lâu dài, không dễ hư hỏng; 4. Giá trị của nó liên quan tới khối lượng. Phải có một lượng đủ lớn để đưa vào lưu thông và giúp cho việc trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn; 5. Dễ dàng phân chia giá trị phù hợp với bất cứ giá trị nào của các hàng hóa và dịch vụ mà nó thanh toán. 3. Tính chất của tiền tệ Phần trên chúng ta đã khảo sát sơ lược về việc những tài sản nào có thể được dùng như tiền. Tại phần này chúng ta tìm hiểu đầy đủ hơn tính chất của tiền để hiểu vì sao tiền có thể thực hiện được các chức năng của tiền. Tiền tệ có các tính chất cơ bản sau đây:
  16.  Tính được chấp nhận rộng rãi: đây là tính chất quan trong nhất của tiền tệ, người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một phương tiện trao đổi.  Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác.  Tính có thể chia nhỏ được: tiền tệ phải có các loại mênh giá khác nhau sao cho người bán được nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức hàng đổi hàng: nếu một người mang một con bò đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn mức anh ta cần trong khi lại không có được những thứ khác cũng cần thiết không kém.  Tính lâu bền: tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm bằng kim loại bền chắc.  Tính dễ vận chuyển: để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ rộng ví dụ như khổ A4.  Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc được dùng làm tiền tệ và ngày nay ngân hàng trung ương chỉ phát hành một lượng giới hạn tiền giấy và tiền xu.
  17.  Tính đồng nhất: tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong trao đổi. III. Các hình thức tiền tệ Tiền tệ tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử của nó. Để nắm bắt về các loại hình tiền tệ, chúng ta sẽ xem xét các thời kỳ phát triển của tiền và các hình thức tiền tệ tồn tại ở các thời kỳ đó. Có thể tóm gọn các thời kỳ phát triển của tiền ở hai giai đoạn, giai đoạn hóa tệ và giai đoạn tiền là dấu hiệu giá trị. Giai đoạn hóa tệ Hóa tệ tức là tiền bằng hàng hóa, là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hoá dùng làm tiền tệ trong trao đổi phải có giá trị thực sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này phải ngang bằng với giá trị hàng hoá đem trao đổi, tức là trao đổi ngang giá hàng hoá thông thường lấy hàng hoá đặc biệt - tiền tệ. Hoá tệ lần lượt xuất hiện dưới hai dạng: Hoá tệ phi kim loại và hoá tệ kim loại.  Hóa tệ phi kim: Đây là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thông dụng trong các xã hội cổ truyền. Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương và từng khu vực, người ta dùng những hàng hóa khác nhau để làm trung gian trao đổi, chẳng hạn, ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng bò, trâu, ở Tây Tạng người ta dùng trà đóng thành bánh, ở Châu Phi dùng lụa vải, vỏ sò, vỏ hến để làm tiền. Hóa tệ phi kim loại có nhiều điều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ, như: tính chất không đồng nhất, dễ hư hỏng, khó phân chia hay gộp lại, khó bảo quản cũng như vận chuyển, nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương. Do vậy, hóa tệ không phải kim loại dần dần bị loại bá và người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế hóa tệ không kim loại.
  18.  Hóa tệ kim loại: Là việc lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim loại được dùng để đúc thành tiền là đồng, kẽm, bạc, vàng... Kim loại có nhiều ưu điểm hơn hàng hóa không phải kim loại khi sử dụng làm đơn vị tiền tệ, như: phẩm chất, trọng lượng có thể qui định chính xác hơn, dễ dàng hơn, bền hơn, hao mòn chậm, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi... Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn 2 kim loại quý dùng làm tiền lâu dài hơn là bạc và vàng. Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài hơn là vì bản thân nó có những thuộc tính đặc biệt mà các hàng hóa khác không có như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông. Sau này vàng vượt bạc, trở thành hoá tệ kim loại độc quyền được dùng làm tiền tệ. Tuy có những đặc điểm rất thích hợp cho việc dùng làm tiền tệ, tiền vàng không thể đáp ứng được nhu cầu trao đổi của xã hội khi nền sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến mức cao. Một loạt lý do sau đây đã khiến cho việc sử dụng tiền vàng ngày càng trở nên bất tiện, không thực hiện được chức năng tiền tệ nữa: (1) Quy mô và trình độ sản xuất hàng hoá phát triển, khối lượng và chủng loại hàng hóa ngày càng tăng và đa dạng, trong khi đó lượng vàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu về tiền tệ (nhu cầu trao đổi) của nền kinh tế. (2) Giá trị tương đối của vàng so với các hàng hóa khác tăng lên do năng suất lao động trong ngành khai thác vàng không tăng theo kịp năng suất lao động chung của các ngành sản xuất hàng hoá khác. Điều đó dẫn đến việc giá trị của vàng trở nên quá lớn, không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một số lĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán hàng hoá tiêu dùng… (3). Giá trị thật của nó rất dễ bị hạ thấp bởi chính phủ. Một thực tế đã xảy ra ở thời kỳ đế chế La Mã khi họ quyết định gia tăng thêm ngân khố bằng cách nung chảy những đồng tiền vàng và bạc sau đó đúc lại chúng với những hỗn hợp kim loại khác kém giá trị. Điều này làm cho đồng tiền vàng bị giảm giá trị và dần dần bị mất niềm tin trong dân chúng.
  19. (4). Giá trị thật bị giảm bởi khối lượng của đồng tiền giảm do ma sát trong quá trình cất trữ và giao dịch. (5). Việc nắm giữ vàng rất dễ bị cướp bóc khi người dân phải vận chuyển một khối lượng vàng lớn để đem đi giao dịch. Việc tìm kiếm một loại hình tiền tệ mới, thay thế cho vàng trong lưu thông trở nên cần thiết. Giai đoạn tiền mang dấu hiệu giá trị Để giải quyết những vấn đề này, vào đầu thế kỷ 16 sau Công nguyên, một số chính phủ tại Châu Âu và những ngân hàng tư nhân đã bắt đầu cho gửi vàng tại những nơi an toàn và cấp những giấy chứng nhận cho người gửi vàng. Bất cứ ai nhận được giấy chứng nhận này có thể yêu cầu một lượng vàng tương đương. Miễn là mọi người tin rằng vàng luôn sẵn có ngay khi họ yêu cầu nó thì loại giấy chứng nhận này được lưu hành như là một trung gian trao đổi. Như vậy tiền giấy đã được phát minh. Loại tiền này được gọi là tiền giấy khả hoán. Có nghĩa là người sử dụng nó có thể đem nó tới ngân hàng để đổi lấy giá trị vàng tương ứng được ghi trên tờ tiền này. Ngày nay tiền giấy khả hoán không được dùng nữa do lượng vàng khai thác được tăng trưởng không nhanh so với sự tăng trưởng của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra. Ngoài ra một số chính phủ đã phát hành thêm những tờ giấy bảo chứng mà không có đủ vàng trong ngân khố đã khiến cho đồng tiền này không còn được tin dùng. Lúc này đồng tiền danh nghĩa ra đời. Như đã đề cập tại phần trên, tiền danh nghĩa là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (chỉ là dấu hiệu giá trị) song do chính phủ chỉ định nó là đồng tiền pháp định được dùng trong thanh toán và do sự tín nhiệm của mọi người mà nó được sử dụng rộng rãi. Người dân không thể sử dụng đồng tiền này để tới ngân hàng đổi ra vàng. Những loại tiền tệ thuộc loại này bao gồm tiền xu, tiền giấy bất khả hoán, tiền điện tử, tiền tín dụng.
  20. Tiền giấy vẫn có những trở ngại của nó. Chi phí giao dịch sẽ trở nên đắt đỏ hơn nếu nó là trung gian thanh toán cho những giao dịch thương mại lớn hoặc những giao dịch tài chính diễn ra liên tục. Chúng ta hãy tưởng tượng cảnh phải mang hàng va li tiền mặt để đi mua một căn biệt thự giá 10 tỷ đồng sẽ mất nhiều thời gian di chuyển, rủi ro cướp bóc và thời gian để đếm tiền như thế nào. Một phát minh lớn trong hệ thống thanh toán đã sảy ra ở những năm đầu tiên của thế kỷ 20 bằng việc phát minh ra tiền tín dụng. Tiền tín dụng là tiền nằm trong các tài khoản mở ở ngân hàng và được hình thành trên cơ sở các khoản tiền gửi vào ngân hàng. Khi khách hàng gửi một khoản tiền giấy vào ngân hàng, ngân hàng sẽ mở một tài khoản và ghi có số tiền đó. Tiền giấy của khách hàng như thế đã chuyển thành tiền tín dụng. Tiền tín dụng thực chất là cam kết của ngân hàng cho phép người sở hữu tài khoản tiền gửi (hay tiền tín dụng) được rút ra một lượng tiền giấy đúng bằng số dư có ghi trong tài khoản. Do cam kết này được mọi người tin tưởng nên họ có thể sử dụng luôn các cam kết ấy như tiền mà không phải đổi ra tiền giấy trong các hoạt động thanh toán. Tuy nhiên các hoạt động thanh toán bằng tiền tín dụng phải thông qua hệ thống ngân hàng làm trung gian. Cũng vì vậy mà tiền tín dụng còn có một tên gọi khác là tiền ngân hàng (bank money). Để thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng, các ngân hàng sẽ ký kết với nhau các hợp đồng đại lý mà theo đó các ngân hàng sẽ mở cho nhau các tài khoản để ghi chép các khoản tiền di chuyển giữa họ. Khi đó thay vì phải chuyển giao tiền một cách thực sự giữa các ngân hàng, họ chỉ việc ghi có hoặc nợ vào các tài khoản này. Hoạt động chuyển tiền thực sự chỉ xảy ra định kỳ theo thoả thuận giữa các ngân hàng – hoạt động thanh toán bù trừ. Cơ chế hoạt động này làm tăng rất nhanh tốc độ thanh toán. Chính vì vậy hoạt động thanh toán qua ngân hàng rất được ưa chuộng do tính nhanh gọn và an toàn của nó. Do tiền tín dụng thực chất chỉ là những con số ghi trên tài khoản tại ngân hàng cho nên có thể nói tiền tín dụng là đồng tiền phi vật chất và nó cũng là loại tiền mang dấu hiệu giá trị như tiền giấy. Để sử dụng tiền tín dụng, những người chủ sở hữu phải sử dụng các lệnh thanh toán để ra lệnh cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản thanh toán hộ mình. Có nhiều loại lệnh thanh toán khác nhau, nhưng dạng phổ biến nhất là séc. Tuy nhiên loại tiền này vẫn tạo ra những phí tổn lớn về chi phí giao dịch mà cụ thể ở đây là chi phí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2