Bài giảng Thiết kế mạng: Phần 2 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
lượt xem 5
download
Tiếp nối phần 1 Bài giảng Thiết kế mạng: Phần 2 do trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản như: Công nghệ Wireless; Thiết kế mạng. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thiết kế mạng: Phần 2 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
- Chƣơng 5 CÔNG NGHỆ WIRELESS 5.1. Tổng quan Wireless hay mạng 802.11 là hệ thống mạng không dây sử dụng sóng vô tuyến, giống như điện thoại di động, truyền hình và radio. Hệ thống này hiện nay đang được triển khai rộng rãi tại nhiều điểm công cộng hay tại nhà riêng. Hệ thống cho phép truy cập Internet tại những khu vực có sóng của hệ thống này, hoàn toàn không cần đến cáp nối. Tên gọi 802.11 bắt nguồn từ viện IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers). Viện này tạo ra nhiều chuẩn cho nhiều giao thức khác nhau với một hệ thống số nhằm phân loại chúng, các chuẩn thông dụng của Wireless hiện nay là 802.11a/b/g/n. 5.2. Các chuẩn Wireless a) 802.11 Năm 1997, IEEE đã giới thiệu một chuẩn đầu tiên cho WLAN. Chuẩn này được gọi là 802.11. Tuy nhiên, 802.11chỉ hỗ trợ cho băng tần mạng cực đại lên đến 2Mbps (Chậm đối với hầu hết các ứng dụng). Với lý do đó, các sản phẩm không dây thiết kế theo chuẩn 802.11 ban đầu dần không được sản xuất. b) 802.11b IEEE đã mở rộng trên chuẩn 802.11 gốc vào tháng Bảy năm 1999, đó chính là chuẩn 802.11b. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương đương với Ethernet truyền thống. 802.11b sử dụng tần số vô tuyến (2.4 GHz) giống như chuẩn ban đầu 802.11. Các hãng sản xuất thích sử dụng tần số này để chi phí trong sản xuất của họ được giảm. Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải tần 2.4 GHz. Mặc dù vậy, bằng cách cài đặt các thiết bị 802.11b cách xa các thiết bị như vậy có thể giảm được hiện tượng xuyên nhiễu này. Ưu điểm: Giá thành thấp nhất, phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị cản trở. Nhược điểm: Tốc độ tối đa thấp nhất, các ứng dụng gia đình có thể xuyên nhiễu. c) 802.11a Trong khi 802.11b vẫn đang được phát triển, IEEE đã tạo ra chuẩn có tên gọi 802.11a. Vì 802.11b được sử dụng rộng rãi quá nhanh so với 802.11a, nên một số người cho rằng 802.11a được tạo sau 802.11b. Tuy nhiên trong thực tế, 802.11a và 802.11b được tạo một cách đồng thời. Do giá thành cao hơn nên 802.11a chỉ được sử dụng trong các mạng doanh nghiệp còn 802.11b thích hợp hơn với mạng gia đình. 133
- 802.11a hỗ trợ băng thông lên đến 54 Mbps và sử dụng tần số vô tuyến 5GHz. Tần số của 802.11a cao hơn so với 802.11b chính vì vậy đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn so với các mạng 802.11b. Với tần số này, các tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách tường và các vật cản khác hơn. Do 802.11a và 802.11b sử dụng các tần số khác nhau, nên hai công nghệ này không thể tương thích với nhau. Ưu điểm: Tốc độ cao, tần số 5Ghz tránh được sự xuyên nhiễu từ các thiết bị khác. Nhược điểm: Giá thành đắt, phạm vi hẹp và dễ bị che khuất. d) 802.11g Vào năm 2002 và 2003, các sản phẩm WLAN hỗ trợ một chuẩn mới hơn đó là 802.11g, được đánh giá cao trên thị trường. 802.11g thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa 802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có khả năng tương thích với chuẩn 802.11b, điều đó có nghĩa là các điểm truy cập 802.11g sẽ làm việc với các Adapter mạng không dây 802.11b và ngược lại. Ưu điểm: Tốc độ cao, phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất. Nhược điểm: Giá thành đắt hơn 802.11b, các thiết bị có thể bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng tần. e) 802.11n Đây là chuẩn được thiết kế để cải thiện cho 802.11g bằng cách tận dụng nhiều tín hiệu không dây và các angten (công nghệ MIMO). Khi chuẩn này được đưa ra, các kết nối 802.11n sẽ hỗ trợ băng thông lên đến 100 Mbps. 802.11n cũng cung cấp phạm vi bao phủ tốt hơn so với các chuẩn Wi-Fi trước nó nhờ cường độ tín hiệu mạnh của nó. Thiết bị 802.11n sẽ tương thích với các thiết bị 802.11g, 802.11a. Ưu điểm: Ttốc độ nhanh và phạm vi tín hiệu tốt nhất, khả năng chịu đựng tốt hơn từ việc xuyên nhiễu từ các nguồn bên ngoài. Nhược điểm: Giá thành đắt hơn 802.11g, sử dụng nhiều tín hiệu có thể gây nhiễu với các mạng 802.11b/g ở gần. f) 802.11ac Hoạt động ở tần số 5GHz và cho phép phát sóng tối đa theo 3 luồng. Tốc độ truyền dữ liệu có thể đạt đến 1,3Gbps. 5.3. Thiết lập mạng Wireless LAN 5.3.1. Các thành phần mạng Wireless LAN 1) Card mạng không dây Các máy tính nằm trong vùng phủ sóng WiFi cần có các bộ thu không dây, 134
- Adapter, để có thể kết nối vào mạng. Các bộ này có thể được tích hợp vào các máy tính xách tay, để bàn hiện đại hoặc được thiết kế ở dạng cắm vào khe PC Card, cổng USB hay khe PCI. Khi đã được cài đặt Adapter không dây và phần mềm điều khiển (driver), máy tính có thể tự động nhận diện và hiển thị các mạng không dây đang tồn tại trong khu vực. Hình 5.1. NIC Wireless Hình 5.2. USB Wireless 2) Access Point (AP) AP là thiết bị phổ biến nhất trong WLAN chỉ đứng sau Card không dây. AP cung cấp cho Client một điểm truy cập vào mạng. AP là một thiết bị Half-duplex có mức độ thông minh tương đương với một Switch Ethernet phức tạp. Hình 5.3. Access Point AP có thể giao tiếp với các Client không dây, với mạng có dây và với các AP khác. Có 3 mode hoạt động chính có thể cấu hình trong một AP: Root mode, Repeater 135
- mode, Bridge mode. a) Root mode Root mode được sử dụng khi AP được kết nối với mạng Backbone có dây thông qua giao diện có dây (thường là Ethernet) của nó. Hầu hết các AP sẽ hỗ trợ các mode khác ngoài Root mode, tuy nhiên Root mode là cấu hình mặc định. Khi một AP được kết nối với phân đoạn có dây thông qua cổng Ethernet của nó, nó sẽ được cấu hình để hoạt động trong Root mode. Lúc này, các AP được kết nối với cùng một hệ thống phân phối có dây và có thể giao tiếp được với nhau thông qua phân đoạn có dây. Các Client không dây có thể giao tiếp với các Client không dây khác nằm trong những vùng phủ sóng khác nhau của các AP khác nhau, các AP này giao tiếp với nhau thông qua phân đoạn có dây như ví dụ trong hình dưới. Hình 5.4. Root mode b) Bridge mode Trong Bridge mode, AP hoạt động hoàn toàn giống với một Bridge không dây. Thật vậy, AP sẽ trở thành một Bridge không dây khi được cấu hình theo cách này. Chỉ một số ít các AP trên thị trường có hỗ trợ chức năng Bridge, điều này làm cho thiết bị có giá cao. Bridge được sử dụng để kết nối 2 hoặc nhiều đoạn mạng có dây với nhau bằng kết nối không dây và các Client kết nối với Bridge bằng kết nối có dây Hình 5.5. Bridge mode c) Repeater mode 136
- Trong Repeater mode, AP có khả năng cung cấp một đường kết nối không dây Upstream vào mạng có dây thay vì một kết nối có dây bình thường. Hình 5.6. Repeater mode Trong mô hình mạng trên, một AP hoạt động là một Root AP và AP còn lại hoạt động như là một Repeater không dây. AP trong Repeater mode kết nối với các Client như là một AP và kết nối với Upstream AP như là một Client. Không nên sử dụng AP trong Repeater mode trừ khi cần thiết bởi vì vùng phủ sóng xung quanh mỗi AP Repeater mode phải chồng lên nhau ít nhất 50%. Lúc này sẽ làm giảm phạm vi một Client có thể kết nối đến AP Repeater mode. Thêm vào đó, AP Repeater mode giao tiếp cả với client và với Upstream AP thông qua kết nối không dây, điều này sẽ làm giảm băng thông trên đoạn mạng không dây. Thông thường nên Disable cổng Ethernet khi hoạt động trong AP Repeater mode. 5.3.2. Thiết lập mạng Wireless LAN 1) Các mô hình mạng Wireless LAN a) Mô hình mạng độc lập (IBSS) Mô hình mạng IBSS (Independent Basic Service Set) còn gọi là mô hình mạng Ad-hoc, trong mô hình này các Client liên lạc trực tiếp với nhau mà không cần AP nhưng chỉ hoạt động được trong phạm vi hẹp và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn. Khi kết thúc liên lạc thì mô hình IBSS cũng được giải phóng. Hình 5.7. Mô hình mạng độc lập 137
- b) Mô hình mạng cơ sở (BSS) Mô hình mạng BSS (Basic Service Set) là một mô hình cơ bản của mạng không dây. Trong mô hình này có một AP duy nhất với một hoặc nhiều Client. Các Client kết nối với sóng Wireless của AP và giao tiếp thông qua AP, chúng không thể kết nối trực tiếp với nhau. Hình 5.8. Mô hình mạng cơ sở c) Mô hình mạng mở rộng (ESS) Trong mô hình mạng ESS (Extended Service Set) có hai hoặc nhiều BSS kết nối với nhau thông qua hệ thống phân phối. Mục đích của ESS là tạo nhiều điểm truy cập cho Client nhằm tạo kết nối liên tục khi Client chuyển vùng. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ khuyến nghị vùng phủ sóng của các AP chồng lên nhau khoảng 10% - 15% để đảm bảo kết nối liên tục trong quá trình chuyển vùng. Hình 5.9. Mô hình mạng mở rộng 138
- 2) Thiết lập mạng Wireless LAN cơ sở Thiết kế mô hình mạng không dây cho một văn phòng nhỏ như hình dưới đây. Thiết lập các thông số của AP để mạng có thể hoạt động. Hình 5.10. Mô hình mạng không dây Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế, chọn Access Point (Linksys WRT300N) để bắt đầu thiết lập các thông số. Trên tab Setup -> Basic Setup, điền địa chỉ IP và mặt nạ mạng cho Access Point ở mục IP Address và Subnet Mask. Tiếp theo, thiết lập để Access Point cung cấp địa chỉ IP động cho các máy trạm (wireless client) trong mạng bằng cách chọn Enabled ở mục DHCP Server, đồng thời điền địa chỉ IP bắt đầu vào mục Start IP Address. Muốn cung cấp địa chỉ IP động cho tối đa bao nhiêu máy tính, điền vào mục Maximum number of Users. Hình 5.11. Mục Basic Setup 139
- Trên tab Wireless -> Basic Wireless Settings, điền tên mạng không dây vào mục Network Name (SSID), ví dụ: HoangHac. Đây là tên được các máy trạm sử dụng để kết nối vào mạng không dây. Tiếp theo, ở mục Wireless Security, chọn một trong các hình thức cấu hình chế độ bảo mật: Nếu với những nơi cho phép truy cập không dây miễn phí (nơi công cộng, nhà hàng,...), ở mục Security Mode chọn Disabled. Nếu với những nơi yêu cầu khóa khi truy cập, ở mục Security Mode chọn phương pháp bảo mật phù hợp, sau đó điền khóa (key). Sau khi thực hiện xong, bấm nút Save Settings để lưu các thiết lập đã thực hiện. Hình 5.12. Mục Wireless Security Lưu ý: Nếu không điền được khóa bước này thì chọn tab Config. Trong khung bên trái chọn tab Wireless, trong khung bên phải tương ứng điền khóa vào mục Key. Đến đây, việc cấu hình thiết bị phát sóng đã hoàn thành. Tiếp theo sẽ sử dụng máy trạm để kết nối vào mạng không dây. Để thực hiện điều này, trên tab Physical của máy PC (ở khung bên trái) Click chọn Linksys- WMP300N. Sau đó bấm vào biểu tượng Power để tắt máy PC. Cuối cùng Click chuột vào biểu tượng Wireless Interface ở góc dưới phải và kéo lên vị trí tương ứng trên máy PC. 140
- Hình 5.13. Lắp NIC Wireless cho PC Trên tab Desktop của máy PC, Click chọn PC Wireless. Trên tab Connect, bấm nút Refresh để hiển thị các thông tin của Access Point đã cấu hình, sau đó bấm nút Connect. Nếu có thiết lập bảo mật thì cần điền khóa đã thiết lập trên Access Point và bấm nút Connect một lần nữa. Hình 5.14. Kết nối vào mạng Sau bước trên, máy PC đã kết nối thành công đến Access Point vừa cấu hình. 141
- Chƣơng 6 THIẾT KẾ MẠNG 6.1. Các mô hình thiết kế mạng 6.1.1. Mô hình phân cấp (Hierarchical model) Hình 6.1. Mô hình phân cấp Cấu trúc Lớp lõi (Core Layer) là trục xương sống của mạng (Backbone) thường dùng các bộ chuyển mạch có tốc độ cao (High speed switching), thường có các đặc tính như độ tin cậy cao, có công suất dư thừa, có khả năng tự khắc phục lỗi, có khả năng thích nghi cao, đáp ứng nhanh, dễ quản lý, có khả năng lọc gói, hay lọc các tiến trình đang truyền trong mạng. Lớp phân tán (Distribution Layer) là gianh giới giữa lớp truy nhập và lớp lõi của mạng. Lớp phân tán thực hiện các chức năng như đảm bảo gửi dữ liệu đến từng phân đoạn mạng, đảm bảo an ninh-an toàn, phân đoạn mạng theo nhóm công tác, chia miền Broadcast/multicast, định tuyến giữa các LAN ảo, chuyển môi trường truyền dẫn, định tuyến giữa các miền, tạo biên giới giữa các miền trong định tuyến tĩnh và động, thực hiện các bộ lọc gói (theo địa chỉ, theo số hiệu cổng,...), thực hiện các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS. Lớp truy nhập (Access Layer): Lớp truy nhập cung cấp các khả năng truy nhập cho người dùng cục bộ hay từ xa truy nhập vào mạng. Thường được thực hiện bằng các bộ chuyển mạch. 142
- 6.1.2. Mô hình an ninh-an toàn (Secure model) Mô hình an ninh-an toàn hay còn gọi là mô hình hệ thống tường lửa 3 phần (Three-Part Firewall System), đây là mô hình quan trọng trong thiết kế WAN. Hình 6.2. Mô hình an ninh-an toàn Trong mô hình này có các phần như sau: Phần mạng LAN cô lập làm vùng đệm giữa mạng bên trong với mạng bên ngoài (LAN cô lập được gọi là vùng đệm DMZ (Demilitarized Zone)). Thiết bị định tuyến trong có cài đặt bộ lọc gói, được đặt giữa DMZ và mạng bên trong. Thiết bị định tuyến ngoài có cài đặt bộ lọc gói, được đặt giữa DMZ và mạng bên ngoài. 6.2. Các bƣớc thiết kế mạng 6.2.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng trên hệ thống mạng mà ta sắp xây dựng. Những vấn đề cần được thực hiện trong giai đoạn này là: - Thiết lập mạng để làm gì? Sử dụng nó cho mục đích gì? - Các máy tính nào sẽ được nối mạng? - Những người nào sẽ được sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng của từng người/nhóm người như thế nào? - Trong vòng 3-5 năm tới có kết nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có thì ở đâu và số lượng bao nhiêu? Phương pháp thực hiện của giai đoạn này là phải phỏng vấn khách hàng. Thông thường các đối tượng phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không có chuyên môn về mạng. Cho nên cần tránh sử dụng những thuật ngữ chuyên môn để trao đổi 143
- với họ. Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là ―Quan sát thực địa‖ để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai máy tính trong mạng, dự kiến đường đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và ảnh hưởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý về mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đường dây mạng bên trong nó. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp sơ đồ thiết kế của công trình kiến trúc mà mạng đi qua. Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời cũng cần tìm hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan, mức độ thường xuyên và lượng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng. 6.2.2. Phân tích yêu cầu Khi đã có yêu cầu của khách hàng, bước kế tiếp là phân tích yêu cầu để xây dựng bảng ―Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng‖, trong đó xác định rõ những vấn đề sau: - Những dịch vụ mạng cần có trên mạng? (Dịch vụ chia sẻ tập tin, chia sẻ máy in, dịch vụ web, dịch vụ thư điện tử, truy cập Internet,...). - Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client/Server?...). - Mức độ yêu cầu an toàn mạng. - Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng. 6.2.3. Thiết kế giải pháp Bước kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng ―Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng‖. Việc chọn lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể như sau: - Kinh phí dành cho hệ thống mạng. - Công nghệ phổ biến trên thị trường. - Thói quen về công nghệ của khách hàng. - Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng. - Ràng buộc về pháp lý. Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ưu tiên, sự chi phối của các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng được mô tả như sau: 1) Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic Thiết kế sơ đồ mạng ở mức logic liên quan đến việc chọn lựa mô hình mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng mạng. Mô hình mạng được chọn phải hỗ trợ được tất cả các dịch vụ đã được mô tả 144
- trong bảng ―Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng‖. Mô hình mạng có thể chọn là Workgroup hay Domain (Client/Server) đi kèm với giao thức TCP/IP, NETBEUI hay IPX/SPX. Ví dụ: - Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ và không đặt nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn mô hình Workgroup. - Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thư mục giữa những người dùng trong mạng cục bộ nhưng có yêu cầu quản lý người dùng trên mạng thì phải chọn mô hình Domain. - Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ Email hoặc kích thước mạng mở rộng, số lượng máy tính trong mạng lớn thì cần lưu ý thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP. - Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là: Đặt tên cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy, định cổng cho từng dịch vụ, phân chia mạng con, thực hiện chọn đường đi cho thông tin trên mạng. 2) Thiết kế sơ đồ mạng ở mức vật lý Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức logic, kết hợp với kết quả khảo sát thực địa, ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ mạng ở mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị kết nối mạng như Switch, Hub, Router, AP, vị trí các máy chủ và các máy trạm. Từ đó đưa ra được một bảng dự trù các thiết bị mạng cần mua. Trong đó mỗi thiết bị cần nêu rõ: Tên thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giá,… 3) Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng Một mô hình mạng có thể được cài đặt dưới nhiều hệ điều hành khác nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn như: Windows Server, Netware, Unix, Linux,... Tương tự, các giao thức thông dụng như TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng được hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều hành. Quyết định chọn lựa hệ điều hành mạng thông thường dựa vào các yếu tố như: Giá thành phần mềm, sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm, sự quen thuộc của người xây dựng mạng đối với phần mềm. Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó. Giá thành phần mềm không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành được chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy trên nó. Hiện nay có 2 xu hướng chọn lựa hệ điều hành mạng là các hệ điều hành mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Unix. Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bước kế tiếp là tiến hành chọn các phần 145
- mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tương thích với hệ điều hành đã chọn. 6.2.4. Cài đặt mạng Khi bản thiết kế đã được thẩm định, bước kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế. 1) Lắp đặt phần cứng Lắp đặt phần cứng sẽ liên quan đến việc đi dây mạng, lắp đặt các thiết bị nối kết mạng (Hub, Switch, Router, AP) vào đúng vị trí như trong thiết kế mạng ở mức vật lý đã mô tả. 2) Cài đặt và cấu hình Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm: - Cài đặt hệ điều hành mạng cho các Server, các máy trạm. - Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng. - Tạo người dùng, phân quyền sử dụng mạng cho người dùng. Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải đảm bảo việc phân quyền cho người dùng theo đúng chiến lược khai thác và quản lý tài nguyên mạng. Nếu trong mạng có sử dụng Router hay phân nhánh mạng con thì phải thực hiện bước xây dựng bảng chọn đường trên các Router. 6.2.5. Kiểm thử mạng Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã được nối vào mạng. Bước kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng. Trước tiên, kiểm tra kết nối giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của người dùng vào các dịch vụ và mức độ an toàn của hệ thống. Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã được xác định lúc đầu. 6.2.6. Bảo trì hệ thống Mạng sau khi đã cài đặt xong cần được bảo trì một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt mạng. 6.3. Thực hành thiết kế và mô phỏng mạng cho một công ty Mô tả bài toán: Một công ty A có 2 cơ sở, cơ sở chính được đặt ở Hà Nội và cơ sở còn lại đặt ở TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở tại Hà Nội làm việc trong tòa nhà 1 tầng gồm 3 phòng: 1 phòng giám đốc (Nguyễn Thành), 1 phòng phó giám đốc (Nguyễn Thu) và 1 phòng dành cho nhân viên (có 4 nhân viên: Nguyễn A, Trần Văn, Bùi Bình, Trần Đức) 146
- Phòng Giám đốc Phòng P. Giám đốc Phòng Nhân viên Hành lang Hình 6.3. Sơ đồ cơ sở Hà Nội Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh làm việc trong tòa nhà 1 tầng gồm 2 phòng: 1 phòng phó giám đốc (Trần Thanh) và 1 phòng dành cho nhân viên (có 3 nhân viên: Bùi Kiên, Trần Thọ, Nguyễn Thủy). Phòng P. Giám đốc Phòng Nhân viên Hành lang Hình 6.4. Sơ đồ cơ sở TP. Hồ Chí Minh Để thuận tiện cho công việc công ty A có nhu cầu kết nối các máy tính ở cơ sở Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh. Biết rằng: - Mỗi người trong công ty có 1 máy tính để sử dụng - Mỗi cơ sở có 1 switch và 1 Router - 2 cở sở nối với nhau thông qua Router - Có 2 máy chủ được cài hệ điều hành Windows Server và đặt ở phòng phó giám đốc cơ sở Hà Nội - Thiết bị mạng đặt ở phòng phó giám đốc. - Công ty ®· ®¨ng ký víi nhµ cung cÊp m¹ng vµ ®-îc sö dông ®Þa chØ IP: 170.7.0.0/22 Yêu cầu: 1. Dùng phần mềm Visio thiết kế sơ đồ vật lý mô hình mạng cho công ty A. 2. Dùng phần mềm Packet trace mô phỏng sơ đồ mạng đã thiết kế. 3. Hoạch định địa chỉ IP. 4. Cấu hình thiết bị mạng. Sơ đồ vật lý: 147
- wp2 wp2 P. Gi¸m §èc wp2 P. Nh©n Viªn Hµnh lang wp2 Hµnh lang 6U 6U P. Phã Gi¸m §èc P. Phã Gi¸m §èc wp2 P. Nh©n Viªn wp2 C¬ së TP. Hå ChÝ Minh wp2 C¬ së Hµ Néi Hình 6.5. Sơ đồ vật lý công ty A Mô phỏng sơ đồ mạng: Hình 6.6. Mô phỏng sơ đồ mạng công ty A 148
- Hoạch định địa chỉ IP: Device IP Address Subnet Mask S0/0: 170.7.4.1 Router HCM 255.255.252.0 Fe0/0: 170.7.8.1 S0/0: 170.7.4.2 Router HN 255.255.252.0 Fe0/0: 170.7.12.1 Server HCM Fe0/0: 170.7.8.2 255.255.252.0 Server HN Fe0/0: 170.7.12.2 255.255.252.0 PC Tran Thanh Fe0/0: 170.7.8.3 255.255.252.0 PC Bui Kiên Fe0/0: 170.7.8.4 255.255.252.0 PC Tran Tho Fe0/0: 170.7.8.5 255.255.252.0 PC Nguyen Thuy Fe0/0: 170.7.8.6 255.255.252.0 PC Nguyen Thanh Fe0/0: 170.7.12.3 255.255.252.0 PC Nguyen Thu Fe0/0: 170.7.12.4 255.255.252.0 PC Nguyen A Fe0/0: 170.7.12.5 255.255.252.0 PC Tran Van Fe0/0: 170.7.12.6 255.255.252.0 PC Bui Binh Fe0/0: 170.7.12.7 255.255.252.0 PC Tran Duc Fe0/0: 170.7.12.8 255.255.252.0 Bảng 6.1. Bảng hoạch định địa chỉ IP Cấu hình thiết bị mạng: - Đặt địa chỉ IP cho các PC và Server. - Sử dụng giao thức chọn đường RIPv2 để thiết lập bảng chọn đường cho các Router. Kiểm tra hoạt động của hệ thống mạng bằng lệnh Ping. 149
- PHẦN BÀI TẬP 1. Bài tập chƣơng 1 & 2 1.1. Chọn câu trả lời đúng: 1) Thiết bị Hub nằm ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng 1. B. Tầng 2. C. Tầng 3. D. Tất cả đều sai. 2) Thiết bị Switch thông thường nằm ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng 1. B. Tầng 2. C. Tầng 3. D. Tất cả đều sai. 3) Thiết bị Bridge nằm ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng 1. B. Tầng 2. C. Tầng 3. D. Tất cả đều sai. 4) Thiết bị Repeater nằm ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng 1. B. Tầng 2. C. Tầng 3. D. Tất cả đều sai. 5) Thiết bị Router nằm ở tầng nào của mô hình OSI? A. Tầng 1. B. Tầng 2. C. Từ tầng 3 trở lên. D. Tất cả đều sai. 6) Thiết bị Hub có bao nhiêu miền xung đột? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 7) Thiết bị Switch có bao nhiêu miền xung đột? A. 1 miền xung đột. B. 2 miền xung đột. 150
- C. 1 miền xung đột/1 cổng. D. Tất cả đều đúng. 8) Thiết bị Switch có bao nhiêu miền quảng bá? A. 1. B. 2. C. 3. D. Tất cả đều sai. 9) Thiết bị Hub có bao nhiêu miền quảng bá? A. 1. B. 2. C. 3. D. Tất cả đều đúng. 10) Thiết bị Router có bao nhiêu miền xung đột? A. 1. B. 2. C. 3. D. Tất cả đều sai. 11) Thiết bị router có bao nhiêu miền quảng bá? A. 1 miền quảng bá /1cổng. B. 2. C. 3. D. 4. 12) Cáp UTP có thể kết nối tối đa bao nhiêu mét? A. 10. B. 20. C. 100. D. 200. 13) Cáp quang có thể kết nối tối đa bao nhiêu mét? A. 1000. B. 2000. C. Lớn hơn 1000. D. Tất cả đều sai. 14) Để nối Router và máy tính ta phải bấm cáp kiểu nào? A. Thẳng. B. Chéo. 151
- C. Kiểu nào cũng được . D. Tất cả đều sai . 15) Thiết bị nào là thiết bị ở tầng Physical (chọn 2): A. Switch. B. Cáp truyền dữ liệu. C. Hub và Repeater. D. Router. 16) Các thiết bị nào thuộc tầng thứ hai trong mô hình OSI: A. Hub. B. Bridge. C. Router. D. Switch. 17) Các thiết bị nào thuộc tầng thứ ba trong mô hình OSI? A. Repeater. B. Hub. C. Router. D. Switch. 18) Các thiết bị nào thuộc tầng thứ tư trong mô hình OSI? A. Bridge. B. Router. C. Switch. D. Tất cả đều sai. 19) Thiết bị Repeater xử lý ở: A. Tầng 1: Vật lý. B. Tầng 2: Data Link. C. Tầng 3: Network. D. Tầng 4 trở lên. 20) Thiết bị Hub xử lý ở: A. Tầng 1: Vật lý. B. Tầng 2: Data Link. C. Tầng 3: Network. D. Tầng 4 trở lên. 21) Thiết bị Bridge xử lý ở: A. Tầng 1: Vật lý. B. Tầng 2: Data Link. C. Tầng 3: Network. D. Tầng 4 trở lên. 152
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng thiết kế hệ thống điện ( ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM ) - Phần 1
6 p | 446 | 178
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống điện
0 p | 334 | 123
-
Bài giảng thiết kế hệ thống điện ( ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM ) - Phần 5
30 p | 240 | 109
-
Bài giảng thiết kế hệ thống điện ( ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM ) - Phần 2
5 p | 216 | 76
-
Bài giảng thiết kế hệ thống điện ( ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM ) - Phần 3
0 p | 168 | 63
-
Bài giảng thiết kế hệ thống điện ( ĐH Sư phạm kỹ thuật Tp HCM ) - Phần 4
9 p | 167 | 63
-
Bài giảng Mạng truyền thông công nghiệp và SCADA - Đỗ Văn Cần
136 p | 243 | 42
-
Bài giảng: Cấp nước sinh hoạt và công nghiệp (Chương 5 - Hệ thống cấp nước trong nhà)
20 p | 161 | 24
-
Bài giảng Thiết kế điện công trình: Chương 3
18 p | 54 | 9
-
Bài giảng Thiết kế mạng lưới điện: Chương 2 - Th.S Phạm Năng Văn
48 p | 18 | 4
-
Bài giảng Thiết kế mạng lưới điện: Chương 1 - Th.S Phạm Năng Văn
12 p | 19 | 4
-
Bài giảng Thiết kế mạng: Phần 1 - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
144 p | 41 | 4
-
Bài giảng Thiết kế đường dây và trạm biến áp: Chương 6 - TS. Nguyễn Nhật Nam, TS. Huỳnh Quốc Việt
16 p | 37 | 4
-
Bài giảng Thiết kế mạng lưới điện: Chương 4 - Th.S Phạm Năng Văn
14 p | 21 | 4
-
Bài giảng Thiết kế nền mặt đường - Chương 5: Thiết kế kết cấu áo đường cứng
36 p | 18 | 3
-
Bài giảng Thiết kế đường dây và trạm biến áp: Chương 3 - TS. Nguyễn Nhật Nam, TS. Huỳnh Quốc Việt
31 p | 26 | 3
-
Bài giảng Cấp điện công trình xây dựng: Phần 1 - Nguyễn Mạnh Hà
99 p | 28 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn