Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - ThS. Phạm Thị Hóa
lượt xem 28
download
Bài giảng Thuốc bổ dưỡng trình bày định nghĩa, thuốc bổ âm, thuốc bổ dương, thuốc bổ khí, thuốc bổ huyết, các chú ý khi sử dụng; trình bày các loại thuốc bổ dưỡng thông dụng, công dụng, chỉ định, các lưu ý khi sử dụng mỗi loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thuốc bổ dưỡng - ThS. Phạm Thị Hóa
- THUỐC BỔ DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG : DSĐH BIÊN SOẠN : ThS. Phạm Thị Hoá 1
- ĐỊNH NGHĨA Những thuốc dùng để tu bổ thân thể con người khi khí, huyết, âm, dương bất túc gọi là thuốc bổ dưỡng. Cần xem khí, huyết, âm, dương hư ở phần nào mà sử dụng thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương cho phù hợp. 2
- THUỐC BỔ KHÍ Tác dụng: YHHĐ: Nâng cao sức lực, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. YHCT: Khí của Tỳ và Phế là 2 nguồn khí cơ bản quan trọng nhất trong cơ thể, do đó thuốc bổ khí chủ yếu là bổ 2 tạng này (Kiện tỳ, bổ phế) Công dụng: Chữa chứng khí hư (khí tỳ, khí phế bị hư) biểu hiện: Mệt mỏi, vô lực, hô hấp ít khí, cử động là ho suyễn, sắc mặt nhợt nhạt, ăn không ngon, lười nói chuyện, ruột kêu ong óc, tiện tướt Nhân sâm, Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo 3
- THUỐC BỔ HUYẾT Tác dụng: YHHĐ: chữa thiếu máu YHCT: Tạo huyết, dưỡng huyết Công dụng: Chữa chứng huyết hư, biểu hiện: Đầu váng, mắt hoa, mặt môi trắng nhợt, tai điếc, tai kêu, tim hồi hộp, mất ngủ, mặt không tươi, chân tay tê dại, vô lực. Chú ý: "Tỳ ích khí sinh huyết" Thục địa, Đương qui, Hà thủ ô đỏ, A giao… 4
- THUỐC BỔ ÂM Tác dụng: Bổ âm, sinh tân dịch Công dụng: Chữa chứng tâm, can, thận âm hư, biểu hiện: Nhiễm khuẩn mạn tính, thân thể gầy yếu, hình dung tiều tụy, miệng khô, họng ráo, da khô, lòng bàn tay chân nóng, cảm giác nóng trong người, mất ngủ, tiểu đỏ, tiện táo, nóng trong xương, mồ hôi trộm, ho suyễn, gò má đỏ, lưỡi đỏ, chứng tiêu khát (tiểu đường) Hoàng tinh, Thiên môn, Bách hợp, Sa sâm, Câu kỷ tử…. 5
- THUỐC BỔ DƯƠNG Tác dụng: YHHĐ: Các loại thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng vỏ thượng thận, tăng sản nhiệt, tăng cường chức năng sinh dục và tăng sức đề kháng của cơ thể. YHCT: Làm tăng cường dương khí trong cơ thể, thúc đẩy chức năng khí hóa trong các phủ tạng. Bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt. Công dụng: Chữa chứng thận dương hư, biểu hiện: Eo lưng đầu gối đau, từ eo lưng trở xuống thấy lạnh, chi dưới mềm yếu, tiểu tiện không thông lợi, đi tiểu rồi còn nhỏ giọt, tiểu nhiều lần không tự chủ, di tinh, liệt dương, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, lãnh cảm, vô sinh... 6
- THUỐC BỔ DƯƠNG Thuốc thường được phân ra làm hai loại: * Loại thứ nhất là thuốc trị đau xương cốt, đau lưng mỏi gối, gồm các vị Cẩu tích, Cốt toái bổ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Đau xương... * Loại thứ hai thiên về bổ thận dương, bổ nội tiết, sinh lý, dùng trong các trường hợp tảo tiết (xuất tinh sớm, hoạt tinh), dương nuy (suy nhược sinh dục), lãnh tinh (tinh ít, tinh loãng, tinh lạnh).. Gồm các vị Dâm dương hoắc, Ba kích, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Nhục thung dung... 7
- TÍNH CHẤT BỔ ÂM BỔ DƯƠNG BỔ KHÍ BỔ HUYẾT MÀU SẮC Nhầy, nhớt Nhầy nhớt THỂ CHẤT Đỏ VỊ Ngọt Ngọt, cay Ngọt Ngọt TÍNH Hàn Ôn Bình, Ôn Hàn -> Ôn Can, Thận, Tâm, Can, QUI KINH Thận, Can Tỳ, Phế Phế Tỳ 8
- Thuốc bổ dương thường quy kinh can, thận vì can thận cùng một nguồn, can tàng huyết, thận tàng tinh, âm của can thận tự sinh lẫn nhau. Can âm sung túc thì tàng ở thận, thận âm vượng thịnh thì nuôi cho can. Thuốc bổ khí thường quy kinh tỳ phế vì tỳ sinh khí, khí túc giáng lên phế, tỳ khí vượng thì phế khí đủ. Thuốc bổ huyết thường quy kinh tâm, can, tỳ vì tâm chủ huyết, can tàng huyết, tỳ thống nhiếp huyết 9
- CHÚ Ý SỬ DỤNG Thuốc bổ âm và bổ huyết đa số có tính lạnh, thể chất nhầy nhớt, dễ sinh nê trệ, ăn uống không tiêu, cần kết hợp thuốc bổ khí, kiện tỳ. Thuốc bổ dương đa số có tính ôn, táo, có thể gây hao tổn tân dịch, không nên dùng trong thời gian kéo dài. Thường dùng thuốc bổ khi bệnh đã lui và bệnh nhân còn yếu. Tuy nhiên khi chính khí đã suy mà bệnh chưa hết vẫn có thể sử dụng thuốc bổ để nâng đở thể trạng Nếu suy nhược lâu ngày cần dùng thuốc từ từ và bắt đầu liều thấp Nếu âm dương khí huyết hư đột ngột cần dùng ngay liều cao 10
- PHỐI HỢP THUỐC Bổ khí, bổ huyết tuy có đặc thù, tuy nhiên khi dùng cần phối hợp. “ Huyết không thể tự sinh, phải có thuốc sinh ra dương khí, huyết tự nhiên vượng” ( Lý Đông Viên) “ Huyết hư lấy Nhân sâm mà bổ. Dương vượng thì sinh âm huyết” ( Lý Đông Viên) Âm dương thường giúp đở nhau, khi dùng cũng cần phối hợp Ngòai ra cũng cần chú ý tới tạng phủ nào đó hư nhược mà bổ và cũng cần chú ý tới sự tương hổ của chúng 11
- Mộc Thủy Hỏa Kim Thổ QUI LUẬT TƯƠNG SINH 12
- THUỐC BỔ KHÍ 13
- NHÂN SÂM Panax ginseng C.A.Mey họ Ngũ gia bì Araliaceae 14
- BPD: rễ TPHH: saponin TD: Chống mệt mỏi, tăng sức lao động trí óc và chân tay, tăng cường khả năng thực bào của hệ thống võng nội mô, tăng chuyển hóa lympho bào, tăng kháng thể IgM, qua đó tăng tính miễn dịch. Bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) sử dụng Nhân sâm rất tốt. CD: Đại bổ nguyên khí - Trị suy nhược cơ thể, suy tim kiệt sức - Ho suyễn do phế hư, tỳ vị hư - Liệt dương - Tăng khả năng làm việc trí óc LD: 2 - 12g/ ng Chú ý, không dùng sâm và các chế phẩm có Nhân sâm khi bị sôi bụng, tiêu chảy (tỳ hàn). Những người huyết áp thấp dùng tốt, song người huyết áp cao không nên dùng, với người bị mất ngủ không nên uống sâm vào buổi tối (do tăng hưng phấn) 15
- BẠCH BIỂN ĐẬU TKH: Lablab vulgaris L. Họ Đậu Fabaceae BPD: Hạt 16
- TPHH: : Tinh bột, protid, lipid, men, vitamin, các chất vô cơ CD: -Chữa tỳ hư gây tiêu chảy -Giải độc, chữa trúng độc gây nôn -Chữa cảm nắng LD: 8 - 16g/ ng 17
- ĐẢNG SÂM TKH: Codonopsis tangshen Họ Hoa chuông Campanulaceae BPD: rễ 18
- TPHH: Saponin, đường CD: Hạ huyết áp Tăng hồng cầu, bạch cầu Chữa kém ăn, kém ngủ Chữa ho do phế khí hư Tăng miễn dịch Chữa phù do thận. LD: 12 - 20g/ ng 19
- HUỲNH KỲ TKH: Astragalus membranaceus (Fish) Bunge Họ Đậu Fabaceae BPD: rễ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Không khí nhân tạo - BS. Dương Chí Úy
181 p | 113 | 25
-
Bài giảng Phương thuốc bổ - ThS. Lê Ngọc Thanh
67 p | 127 | 19
-
Bài giảng Thuốc sử dụng đường xông - hít: Nguyên lý và chỉ định - ThS. Nguyễn Như Vinh
34 p | 127 | 18
-
Hỏi đáp về thuốc bổ
5 p | 188 | 16
-
Bài giảng Thuốc bổ dưỡng
198 p | 125 | 14
-
Bài giảng Phương thuốc an thần - Ths. Lê Ngọc Thanh
30 p | 224 | 14
-
Thuốc bổ dưỡng nguồn gốc thảo dược
133 p | 88 | 13
-
Bài giảng Cập nhật toàn diện điều trị đái tháo đường type 2
39 p | 20 | 8
-
Bài giảng bộ môn Bào chế: Kĩ thuật bào chế thuốc tiêm - tiêm truyền - Đại học Nguyễn Tất Thành
24 p | 97 | 8
-
Bài giảng Thuốc bổ dương (15 trang)
15 p | 111 | 8
-
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Cách sử dụng thuốc kháng sinh
4 p | 39 | 6
-
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Khái niệm về dược lý học
21 p | 46 | 5
-
Bài giảng Hóa dược 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
166 p | 7 | 4
-
Bài giảng Não bộ và tủy gai - ThS. BS. Võ Thành Nghĩa
65 p | 4 | 3
-
Bài giảng Hệ thống bổ thể - Đại học Lạc Hồng
25 p | 21 | 2
-
Bài giảng Dự phòng biến cố và tử vong tim mạch ở bn đái tháo đường có bệnh mạch vành - BS. Trần Bá Hiếu
37 p | 21 | 2
-
Bài giảng Thuốc khử hàn
0 p | 185 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn