intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thuốc sát khuẩn - BS. Nguyễn Phương Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thuốc sát khuẩn trình bày các nội dung chính sau: Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc sát khuẩn thông thường; Nêu được tác dụng, tác dụng ngoại ý (hoặc độc tính) và áp dụng lâm sàng của thuốc sát khuẩn thông thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thuốc sát khuẩn - BS. Nguyễn Phương Thanh

  1. Nguyễn Phương Thanh, MD, MSc Bộ môn Dược lý – Trung tâm DLLS
  2. CÁC PHẦN TRÌNH BÀY  Mục tiêu 1. Trình bày được cơ chế tác dụng của thuốc sát khuẩn thông thường. 2. Nêu được tác dụng, tác dụng ngoại ý (hoặc độc tính) và áp dụng lâm sàng của thuốc sát khuẩn thông thường.
  3. I. ĐẠI CƯƠNG  Thuốc sát khuẩn (antiseptics): Các chất sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Thuốc sát khuẩn ức chế vi khuẩn ở cả in vitro và in vivo khi bôi lên bề mặt mô sống.  Thuốc tẩy uế (disinfectants): Các chất có tác dụng diệt khuẩn trên dụng cụ, đồ đạc, môi trường.
  4. I. ĐẠI CƯƠNG  Đặc điểm của thuốc sát khuẩn:  Ít hoặc không có độc tính đặc hiệu  Tác dụng phụ thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc Thuốc sát khuẩn lý tưởng: Tác dụng ở nồng độ loãng Không độc Ổn định, không mùi, tác dụng nhanh. Rẻ
  5. I. ĐẠI CƯƠNG  Phân loại thuốc sát khuẩn theo cơ chế:  Oxy hóa: H2O2, phức hợp có clo, KMnO4  Alkyl hoá: Ethylenoxyd, Formaldehyd, Glutaraldehyd  Làm biến chất protein: cồn, phức hợp phenol, iod, kim loại nặng  Chất diện hoạt: các phức hợp amino bậc 4  Ion hoá cation: chất nhuộm  Chất gây tổn thương màng: clorhexidin
  6. 1. ACID BORIC  Tên khác: Hydrogen borat, acid boracic, ...  Sử dụng:  Dung dịch boric được sử dụng để rửa mắt  Điều trị nấm như nhiễm candida.
  7. 2. CỒN  Chất sát trùng phổ biến, thường dùng ethylic 70%.  Cơ chế: Biến chất protein Tác dụng: Diệt khuẩn, nấm, siêu vi. Không tác dụng trên bào tử.
  8. 3. IOD  Chứa iod và các dạng phức hợp  Tương đối an toàn và không kích ứng.  Tác dụng diệt khuẩn rộng  Cơ chế: kết tủa protein + oxy hóa enzym.  Chế phẩm: Betadin + Povidin.
  9. 4. CLO  Cơ chế: Chưa được biết rõ ràng. Phản ứng với nước tạo HOCl: Tủa protein hoặc oxy hóa.  Không dùng làm sát khuẩn do kích ứng, thường dùng làm chất tẩy uế.  Chế phẩm: Cloramin, Halazon.
  10. 5. Các chất oxy hóa  Thường dùng H2O2, thuốc tím KMnO4.  Tác dụng: Diệt vi khuẩn, virus và có thể diệt được bào tử.  Nước oxy già có thể chậm liền sẹo vết thương.
  11. 6. Bạc  Cơ chế: Bạc ion gây kết tủa protein và ngăn cản hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn.  Các chế phẩm: Bạc nitrat, bạc sulfadiazin, bạc dạng keo có tác dụng tốt, ít tổn thương mô (argyrol)  Thuốc bị hủy dưới ánh sáng, để trong lọ màu.  Không dùng lâu vì có thể gây nhiễm bạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2