intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức một đoạn văn - Lê Công Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổ chức một đoạn văn do Lê Công Minh biên soạn nhằm giúp cho các bạn biết cách tổ chức một đoạn văn theo thời gian; phân loại; định nghĩa; sự tương phản và sự so sánh; theo không gian; sự quy nạp; sự suy diễn, Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức một đoạn văn - Lê Công Minh

  1. Tổ chức một đoạn văn Lê Công Minh
  2. “Một số rất ít người viết thật sự  biết mình đang làm gì  đến khi hoàn thành nó”  “Very few writers really know what they  are doing until they've done it.” Anne Lamott,  Bird by Bird (NY: Pantheon, 1994)
  3. “Chất lượng không bao giờ là một sự  tình cờ, nó luôn luôn là kết quả  của sự nổ lực thông minh” (“Quality is never an accident. It is always  the result of intelligent effort.”  John Ruskin)
  4. Tổ chức một đoạn văn  Có nhiều cách tổ chức đoạn văn.   Tổ chức một đoạn văn là công việc của  người viết để chắc chắn rằng cấu trúc  hoặc tổ chức của đoạn văn được làm  rõ ràng cho người đọc.   Tổ chức và kiểm soát ý tưởng để phù  hợp nhu cầu người đọc. 
  5. Cách tổ chức một đoạn văn 1. Theo thời gian (Chronological) 2. Phân loại (Classification) 3. Định nghĩa (Definition) 4. Sự tương phản và sự so sánh  (Contrast  and comparison) 5. Theo không gian (Spatial) 6. Sự quy nạp (Induction) 7. Sự suy diễn (Deduction)
  6. Cách tổ chức một đoạn văn Theo thời gian:  Bắt đầu với các gì xảy ra trước.
  7. Theo thời gian Ví dụ: Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên  thực hiện việc khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong  suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng  đầu để xác định chắc chắn có thai hay không. Lần  thứ  hai  vào  ba  tháng  giữa  để  xem  thai  khoẻ  hay  yếu  để  có  kế  hoạch  bồi  dưỡng  cho  người  mẹ  kịp  thời. Lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có  phát  triển  bình  thường  không,  thuận  hay  ngược,  tiên  lượng  cuộc  đẻ  và  dự  kiến  ngày  sinh.  Nếu  có  điều kiện thuận lợi, thai phụ có thể đi khám nhiều  lần  hơn  thì  càng  tốt,  nhất  là  ba  tháng  cuối,  mỗi  tháng nên khám một lần. 
  8. Cách tổ chức một đoạn văn Phân loại: sắp xếp theo trình tự.
  9. Phân loại Ví dụ: Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay  không,  ngoài  việc  quan  sát  các  dấu  hiệu  trên,  cha  mẹ  còn  có  thể  dựa  vào  các  chỉ  số  chuẩn  để  so  sánh  với  con  mình.  Cách  thứ  nhất  là  dựa  vào  cân  nặng theo tuổi. Cách thứ hai là dựa vào  chiều cao theo tuổi. 
  10. Cách tổ chức một đoạn văn Định nghĩa: Sắp xếp thông tin xung  quanh một định nghĩa. 
  11. Định nghĩa Ví dụ:  Để  có  một  gia  đình  hạnh  phúc,  mỗi  gia  đình  cần  thực  hiện  sinh  đẻ  có  kế  hoạch.  Trong  tình  hình  kinh tế chung hiện nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên  có từ một đến hai con. Không nên có con quá sớm,  trước  22  tuổi,  vì  đẻ  sớm  quá  cơ  thể  người  mẹ  chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện cơ quan sinh  dục  và  các  tuyến  nội  tiết.  Không  nên  sinh  quá  muộn sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu,  các dây chằng cứng khó dãn nở, dẫn đến nguy cơ  đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ  ở lứa tuổi 25 đến 30 tuổi  và khoảng cách mỗi lẫn sinh tối thiểu là 3 nǎm. 
  12. Cách tổ chức một đoạn văn Sự tương phản và sự so sánh:  Mô tả sự giống nhau hoặc khác nhau  giữa hai hoặc hơn (người, vật).
  13. Sự tương phản và sự so sánh Ví dụ: Trong số những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng  được đưa đến khám, có không ít trẻ là con  nhà  khá  giả.  Họ  đã  không  tiếc  tiền  trăm,  tiền  triệu  để  mua  cho  con  những  hộp  sữa  ngoại  được  quảng  cáo  là  tốt  nhất  vậy  mà  con  họ  vẫn  còi  xương,  chậm  lớn.  Ngược  lại,  những  gia  đình  nghèo  nhưng  họ  biết  chọn  lựa  thức  ăn  và  cho  trẻ  ăn  bổ  sung  đúng  cách  nên  trẻ  vẫn  phát  triển  bình  thường. 
  14. Cách tổ chức một đoạn văn Theo không gian:  Chọn một phương hướng, từ trên xuống  hoặc từ dưới lên; từ trái sang phải hoặc từ  trước ra sau... để sắp xếp thông tin cho  đúng.
  15. Cách tổ chức một đoạn văn Sự quy nạp:  suy luận một nguyên tắc tổng quát từ  một dòng suy luận. Trong kiểu đoạn  văn này câu chủ đề thường đặt ở cuối  dòng.
  16. Sự quy nạp Ví dụ: Trẻ  chậm  lớn,  răng  mọc  không  đều,  móng tay có màu sắc u ám, da tay nhăn  nheo, bị quáng gà, mắt khô, muốn nhìn  vật gì phải nhìn thật gần mới thấy nhìn  ánh  sáng  lập  tức  chảy  nước  mắt.  Sức  đề  kháng  kém,  hay  ốm  vặt,  trí  nhớ  giảm. Ðó là dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin  A. 
  17. Cách tổ chức một đoạn văn Sự suy diễn:  Câu chủ đề giới thiệu ý tưởng chung,  rồi đi theo bởi những chi tiết và một kết  luận. 
  18. Sự suy diễn Ví dụ: Bệnh  thiếu  máu  có  ảnh  hưởng  nghiêm  trọng  tới sức khoẻ cả mẹ lẫn con. Đối với mẹ, người  mẹ  thiếu  máu  thường  mệt  mỏi,  chóng  mặt,  khó  thở  khi  gắng  sức,  khi  đẻ  có  nhiều  rủi  ro.  Tỷ lệ tử vong khi đẻ  ở những người mẹ thiếu  máu  cao  hơn  hẳn  ở  bà  mẹ  bình  thường.  Đối  với  con,  thiếu  máu  thường  gây  tình  trạng  đẻ  non  và  tử  vong  sơ  sinh  cao.  Thiếu  máu  dinh  dưỡng  ở trẻ sơ sinh thường là do mẹ bị thiếu  sắt nên lượng sắt dự trữ của cơ thể trẻ thấp.
  19. Hiệu chỉnh vi mô  (Micro­editing)  cấu trúc câu văn   ngữ pháp   chấm câu   chính tả   cách dùng từ
  20. Hiệu chỉnh vĩ mô  (Macro­editing)  Thiếu thông tin để người đọc hiểu rõ tài liệu?  Những ví dụ bỗ trợ làm trong sáng những  điểm trong bài viết?  Thừa thông tin (thông tin không cần thiết)?  Những bằng chứng cung cấp trong tài liệu?  Kết cấu phù hợp, logic?  Sự chuyển tiếp giữa các đoạn ?  Bài viết rõ ràng và sáng sủa ?  Tiêu đề, tiêu đề phụ .... làm cho dễ đọc ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2