Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 3 - Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy
lượt xem 20
download
Nhóm là gì, các hình thức chia nhóm, ưu, nhược điểm của phương pháp thảo luận nhóm, hchế của phương pháp thảo luận nhóm,... là những nội dung chính trong phần 3 "Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy" thuộc bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 3 - Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy
- Kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy
- Nhóm là gì? Nhóm là tập hợp những cá thể lại với nhau theo Add những Your Title here nguyên tắc nhất định
- Nhóm là gì? Nhóm là một sự tập hợp của hai hay trên hai người có sự tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu chung
- Nhóm là gì? Nhóm là một tập thể nhỏ được hình thành để thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian xác định.
- Vậy nhóm là gì? Nhóm là sự hợp tác giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở kì vọng chung, trong nhóm có sự phân công nhiệm vụ, sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu chung.
- Các hình thức chia nhóm 1/ Hình thức chia nhóm ngẫu nhiên Đây là cách chia được tiến hành khi giữa các đối tượng học sinh không cần có sự phân biệt. Mọi học sinh đều phải hoạt động để giải quyết vấn đề, cùng chiếm lĩnh tri thức. Nhiệm vụ được giao không khác nhau nhiều về nội dung, ít có sự chênh lệch về độ khó và có cùng chung một yêu cầu. Ở hình thức chia nhóm ngẫu nhiên này, khi chia nhóm GV có thể chia theo bàn, theo tổ hoặc bằng cách điểm vòng tròn.
- Các hình thức chia nhóm 2/ Chia nhóm cùng một trình độ Việc chia nhóm cùng một trình độ được áp dụng khi cần có sự phân hóa về trình độ bởi mức độ khó dễ của nội dung bài học cho từng đối tượng học sinh. Người ta thường dựa vào các trình độ : giỏi, khá, trung bình và yếu để chia thành các nhóm tương ứng . Với cách chia này, GV có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với từng nhóm trong việc giải quyết cùng một nhiệm vụ học tập. Song khi áp dụng hình thức chia nhóm này GV cần phải thận trọng. Bởi vì muốn chia đúng trình độ của học sinh, GV phải nắm chắc trình độ của họ, vì nếu không nắm chắc được trình độ của học sinh mà chia sai nhóm thì sẽ dẫn đến sự phản tác dụng.
- Các hình thức chia nhóm 3/ Chia nhóm gồm đủ trình độ Cách chia này thường được sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn nhau. Trong trường hợp này cần phải xác định vai trò của nhóm trưởng (người có năng lực hơn cả) là rất quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Các hình thức chia nhóm 4/ Chia nhóm theo sở trường Cách chia này thường được tiến hành trong các buổi học tập ngoại khóa, mỗi nhóm sẽ gồm một số học sinh có chung sở trường, hứng thú.
- Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được chia thành các nhóm nhỏ để SV trong nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của GV”.
- Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ nhất: Học theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi, nó tạo ra cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết và quan điểm của mình về nội dung và phương pháp học tập; giúp họ phát triển khả năng diễn đạt, trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng, tăng cường khả năng chịu đựng và sự quan tâm của người học. Điều này đặc biệt có ích đối với những SV nhút nhát, ngại ngùng, ít phát biểu trong lớp.
- Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ hai: Tạo cơ hội thuận lợi để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau. SV tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn và lịch sự, thể hiện quan điểm của mình, cũng như nhận xét đánh giá ý kiến của bạn, điều chỉnh tư duy của mình.
- Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ ba: Tạo cơ hội để các thành viên trong lớp học làm quen, trao đổi và hợp tác với nhau, hình thành thói quen tương tác trong học tập. Góp phần làm tăng bầu không khí hiểu biết, tin cậy thân thiện và đoàn kết giữa các học viên.
- Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ tư: Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm, đặc biệt là trong việc học tập các chủ đề có tính sáng tạo cao. Rèn luyện, phát triển các kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp …
- Ưu điểm của phương pháp thảo luận nhóm Thứ năm: Tạo cơ hội cho GV có thông tin phản hồi về người học. Đây là một trong những ưu điểm nổi trội của PPTLN so với các phương pháp dạy học khác. Mặt khác, GV còn có thể thu được tri thức và kinh nghiệm từ phía người học, qua các phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của SV.
- Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ nhất: Để PPTLN có hiệu quả, đòi hỏi người GV phải có khả năng xây dựng, thiết kế những tri thức trong bài học thành tình huống có vấn đề. Song đó là việc không hề đơn giản với mọi GV và mọi bài học.
- Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ hai: Để tổ chức một buổi học bằng PPTLN có hiệu quả thì cả GV và SV đều phải chuẩn bị, đầu tư nhiều về thời gian và công sức. Đặc biệt là ở những lớp học quá đông thì đây thực sự là một trở ngại. Vì thế học bằng PPTLN sẽ làm mất nhiều thời gian của cả GV và SV.
- Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ ba: Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên trong nhóm, thảo luận chỉ có một vài người tham gia tích cực thì dẫn đến tình trạng có một vài người là chủ nhân còn các thành viên khác là khách ngồi nghe, để mặc cho người khác dẫn dắt và quyết định. Khi đó thảo luận nhóm trở thành sự độc diễn cá nhân, hệt như phương pháp thuyết trình của GV. Còn các thành viên khác trở thành “người ngoài cuộc”– một hiện tượng khá phổ biến trong thảo luận hiện nay.
- Hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm Thứ tư: Sự tác động từ bên ngoài như sự giám sát thường xuyên của GV, yếu tố thi đua giữa các nhóm cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình thảo luận.
- Các hình thức thảo luận nhóm 1/ Nhóm nhỏ thông thường - Giáo viên chia lớp học thành các nhóm nhỏ (3 đến 5 người ) để thảo luận một vấn đề cụ thể nào đó và nhanh chóng đưa ra kết luận tập thể về các vấn đề đó. Hình thức này thường được sử dụng kết hợp với các kĩ thuật dạy học khác trong một bài học, tiết học. Nội dung thảo luận của nhóm thông thường là các nội dung nhỏ, thời gian thảo luận ngắn (5 đến 10 phút)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng an toàn giao thông - Chương 1
6 p | 927 | 154
-
Bài giảng Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
20 p | 450 | 68
-
Đề cương môn học bậc sau đại học môn triết học - Trường ĐH kinh tế Tp,HCM
10 p | 611 | 62
-
Tổng quan về cơ cấu lái ô tô
5 p | 175 | 44
-
Bài giảng Văn học Nhật Bản: Bài 1 - Tổng quan văn hóa Nhật Bản
12 p | 275 | 41
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 6 - Kỹ năng đứng lớp cơ bản
35 p | 163 | 37
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 4 - Kỹ năng chuẩn bị bài giảng
32 p | 205 | 36
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 5 - Tổ chức giảng dạy và đánh giá bài giảng tích hợp
18 p | 119 | 26
-
Bài giảng Tâm lý học pháp lý - NCS Nguyễn Hải Lâm
75 p | 295 | 24
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 2 - Phương pháp dạy học
31 p | 140 | 21
-
Bài giảng Tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp: Phần 1 - Giáo viên dạy nghề
7 p | 124 | 19
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
53 p | 103 | 8
-
bài giảng điện đại học công nghệ phần 1
10 p | 110 | 5
-
Bài giảng Khoa học đương đại và Phật giáo: Chương 3 - Nguyễn Hoàng Hải
20 p | 9 | 4
-
Bài giảng Tương tác, giao thoa khuynh hướng như một hiện tượng Văn học
13 p | 70 | 3
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật
78 p | 98 | 3
-
Bài giảng Kế hoạch hóa phát triển - Chương 6: Kế hoạch hóa phát triển xã hội
10 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn