intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 7: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí minh về văn hóa; Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 7 - ThS. Vũ Thị Thanh Tình

  1. CHƯƠNG VII TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Giảng viên: ThS. Vũ Thị Thanh Tình Bộ môn TTHCM, khoa Lý luận chính trị, HVTC Sđt: 0946483579 Mail.: tinh.hvtc11@gmail.com
  2. A. MỞ ĐẦU 2. Kết cấu bài giảng Bài giảng gồm có 3 phần: I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí minh về văn hóa. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới
  3. I.Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 1.Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới 1.1. Định nghĩa về văn hóa Một số định nghĩa về văn hóa: • Khởi đầu văn hoá được hiểu là canh tác, trồng trọt (cultus). Có hai loại trồng trọt: trồng trọt ngoài đồng và trồng trọt tinh thần, tức là giáo dục bồi dưỡng con người. • Văn hóa được hiểu một cách chung nhất là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong cuộc sống.
  4. • Quan điểm của tổ chức UNESCO Năm 1988, trong chương trình Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (1988- 1997) do UNESCO phát động, định nghĩa về văn hoá đã được ông Mayor, nguyên tổng giám đốc UNESCO nêu ra: “Văn hoá đó là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
  5. Lý luận Mác – Lênin về văn hoá: Con người sáng tạo ra VH và là chủ thể của VH Phương thức kiếm sống và phương thức sử dụng sp làm ra quy định trình độ phát triển của VH và ngược lại. Lao động – nguồn gốc của VH Quá trình do con người sáng tạo ra lịch sử, cũng là quá trình con người sáng tạo ra VH. VH tiên tiến là văn hóa yêu nước, tiến bộ
  6. Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh Trong Mục đọc sách ở cuối của tác phẩm Nhật ký trong tù Người viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
  7. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới 1.2. Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới - Trong Chánh cương vắn tắt của Đảng năm 1930 có nêu: “Nam nữ bình quyền/Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”. - Năm 1943, Người đã có dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc gồm 5 điểm lớn: “1. Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lí: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế”.
  8. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng + Trong quan hệ với chính trị, xã hội: văn hóa có vài trò quan trọng ngang với kinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. + Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng.
  9. 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.1. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội Hai là, văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế + Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển + Văn hóa ở trong chính trị: văn hóa tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia vào cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội + Văn hóa ở trong kinh tế: văn hóa phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế + Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị: chính trị và kinh tế phải có tính văn hóa.
  10. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951), Hồ Chí Minh khẳng định phải “xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng”. *) Tính dân tộc - Là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác - Tính dân tộc của văn hóa là sự thể hiện của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa - Tính dân tộc của văn hóa phải thể hiện được cốt cách và tâm hồn con người Việt Nam - Tính dân tộc của văn hóa còn được thể hiện ở hình thức và phương tiện diễn đạt - Yêu cầu cán bộ làm VH phải đi sâu vào quần chúng ND, hiểu lịch sử dân tộc..
  11. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá *) Tính khoa học: “Nay nước ta đã được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân”. - Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của thời đại: hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống duy tâm thần bí; tuyên truyền tư tưởng mácxít - Đội ngũ những người làm công tác văn hoá: có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, có lý luận và xây dựng được một chiến lược văn hoá.
  12. *) Tính khoa học: Chủ tịch HCM đã viết các tp: Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc, nhằm: + tuyên truyền nếp sống vệ sinh, phong cách sống và làm việc theo KH + tổ chức lại các quan hệ VH từ trong một nhà, một làng, một trường học đến các cơ quan, đơn vị bộ đội, v.v. sao cho việc ăn, ở. học tập, lao động... phải tuân theo Đời sống mới, + bài trừ các phong tục tập quán cổ hủ + làm cho nếp sống XH mỗi ngày 1 tiến bộ hơn, hợp với KH và văn minh.
  13. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.2. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá *) Tính đại chúng Đây là vấn đề thuộc về tính ND, về chủ thể sáng tạo và đối tượng phục vụ của VH - nghệ thuật. Trước kia, trong XH cũ, VH- nghệ thuật được coi là món ăn tinh thần sang trọng, chỉ dành riêng cho một thiểu số người ăn trên ngồi chốc. Đó là một trong những điều bất công của XH cũ. • Thể hiện qua việc qcnd tham gia vào sáng tạo, sáng tác VH “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng qc không chỉ sáng tạo ra những của cải vc cho XH. Quần chúng còn là người sáng tác nữa… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của qc, các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn chứ không trường giang đại hải, dây cà ra dây muống” (Năm 1958, tại Hội nghị cán bộ văn hóa)
  14. *) Tính đại chúng • Thể hiện ở đối tượng phục vụ của VH là quần chúng ND. Theo Người, văn hóa phải phục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, ý chí của ND. Người thường xuyên nhắc nhở người cầm bút: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? Viết cho đại đa số: Công - Nông - Binh. Viết để làm gỉ? Để gd, giải thích, cổ động, phê bình. Để phục vụ qc”; VH phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của qc”
  15. *) Tính đại chúng Tính đại chúng của văn hóa đòi hỏi các nhà làm văn hóa phải: + tăng cường liên hệ với thực tế + đi sâu vào cuộc sống của nhân dân + vừa để tìm hiểu và phản ánh những nỗi lo âu và suy nghĩ, khát vọng và tình yêu, cuộc đời và số phận của nhân dân; vừa để đem ánh sáng VH đến mọi người mọi nhà, nhất là các vùng sâu, vùng xa. "Phải thấy rằng nói chung văn hóa của ta còn loanh quanh trong thành phố, chỗ dễ ăn. chứ chưa đến chỗ đồng bào Mèo, đồng bào Mán”
  16. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa 2.3. Quan điểm về chức năng của văn hoá. - Thứ nhất, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp - Thứ hai, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí - Thứ ba, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ, để hoàn thiện bản thân
  17. I. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa 3. Quan điểm Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá
  18. II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức Khái niệm: Là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về vị trí, vai trò, sức mạnh của đạo đức, các chuẩn mực đạo đức cơ bản, nguyên tắc đạo đức. Nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người trong thời đại mới. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức: - Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, là tiêu chuẩn hàng đầu của người lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền. - Đạo đức được HCM xem xét trong mối quan hệ với tài năng. - Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2