intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Bộ truyền đai

Chia sẻ: Ha Minh Hung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

445
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời bạn đọc cùng tham khảo 10 bài tập trong tài liệu "Bài tập Bộ truyền đai" dưới đây để ôn tập, hệ thống và củng cố kiến thức về xác định khoảng cách trục của bộ truyền, xác định số dây đai, chiều dài dây,...Chúc bạn học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Bộ truyền đai

BÀI TẬP BỘ TRUYỀN ĐAI Bài 1 Bộ truyền đai có đường kính bánh đai nhỏ d1=125mm, tỷ số truyền u=2,5, góc ôm trên bánh đai nhỏ α1=1600. Xách định khoảng cách trục a của bộ truyền và chiều dài dây đai L. Bài 2 Bộ truyền đai thang truyền động với công suất P1=2kW, số vòng quay trục dẫn n1=1250 vòng/phút, tỷ số truyền u=3, đường kính bánh đai nhỏ d1=112mm, khoảng cách trục a=350mm, tải trọng tĩnh. Xách định số dây đai Z và tiết diện đai. Bài 3 Bộ truyền đai dẹt truyền công suất P=8kW, số vòng quay bánh dẫn n1=980 vòng/phút, số vòng quay bánh bị dẫn n2=329 vòng/phút, đường kính bánh đai nhỏ d1=180mm, khoảng cách trục a=1800mm. Hãy xác định: a) Góc ôm α1, chiều dài dây đai L. b) Giả sử căng đai với lực căng ban đầu F0=800N. Xác định hệ số ma sát f tối thiểu giữa đai và bánh đai để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. Bài 4 Bộ truyền đai dẹt có đường kính các bánh đai: d1=200mm, d2=400mm, truyền công suất P=3kW, số vòng quay bánh dẫn n1=800 vòng/phút. Hệ số ma sát giữa đai và bánh đai là f=0,24. Giả sử ta căng đai với lực căng ban đầu F0=550N.Hãy xách định (bỏ qua lực căng phụ FV): a) Lực vòng có ích Ft. b) Khoảng cách a tối thiểu là bao nhiêu để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. c) Tuổi thọ của dây đai thay đổi thế nào nếu ta tăng khoảng cách trục a trong khi các thông số khác không thay đổi? Giải thích.<br /> <br /> Bài 5 Bộ truyền đai dẹt (vải cao su) có số vòng quay bánh dẫn n1=2960 vòng/phút, số vòng quay bánh bị dẫn n2=1480 vòng/ phút, đường kính d1=200mm, bộ truyền nằm ngang, tải trọng tĩnh, khoảng cách trục a=1800mm. a) Tính góc ôm α1 và chiều dài dây đai L b) Giả sử lực căng ban đầu F0=600N, hệ số ma sát giữa đai và bánh đai f=0,3. Nếu tính đến lực căng phụ Fv do lực ly tâm gây nên (khối lượng 1m dây đai 8/13/2013<br /> <br /> qm=0,02kg/m), hãy xác định công suất truyền lớn nhất của bộ truyền đai theo điều kiện không xảy ra hiện tượng trượt trơn. c) Với công suất truyền P=6kW chiều dày đai δ=5mm, hãy xác định chiều rộng b của đai? (Trong trường hợp này vận tốc đai là vận tốc cao) Chú ý câu b và c độc lập nhau. Bài 6 Bộ truyền đai dẹt (đai vải cao su) truyền động giữa hai trục song song ngược chiều nhau như hình vẽ, truyền công suất P=7,5kW. Biết trước: đường kính các bánh đai d1=250mm, d2=500mm, khoảng cách trục a=1250mm, số vòng quay bánh đai dẫn n1=1000 vòng/ phút, chiều dày đai δ=6mm. Bộ truyền nằm ngang, làm việc có dao động nhẹ. Yêu cầu: a) Tìm công thức và xác định giá trị góc ôm α1 và chiều dài L. b) Xác định chiều rộng b của đai.<br /> <br /> Bài 7 Bộ truyền đai dẹt có đường kính bánh đai d1=200mm, khoảng cách trục a=1500mm, truyền công suất P=4kW, số vòng quay bánh dẫn n1=1000 vòng/phút, hệ số ma sát giữa đai và bánh đai là f=0,24. Giả sử ta căng đai với lực căng ban đầu là F0=800N. Hãy xác định (bỏ qua lực căng phụ Fv): a) Lực vòng có ích Ft. b) Tỷ số truyền lớn nhất của bộ truyền để không xảy ra hiện tượng trượt trơn.<br /> <br /> Bài 8 Bộ truyền đai thang có một dây đai với số vòng quay bánh dẫn n1=1240 vòng/phút, d1=200mm, góc chêm đai γ=360. Số vòng quay bánh bị dẫn n2=620<br /> <br /> 8/13/2013<br /> <br /> vòng/phút. Khoảng cách trục a=500mm. Cho biết trước hệ số ma sát giữa đai và bánh đai f=0,2, công suất truyền P1=2kW. Hãy xác định: a) Lực trên nhánh căng F1 và trên nhánh chùng F2. b) Lực căng đai ban đầu F0 để không xảy ra hiện tượng trượt trơn. c) Giá trị F1, F2, F0 thay đổi như thế nào nếu ta thay thế đai thang bằng đai dẹt. Bài 9 Bộ truyền đai dẹt nằm ngang truyền động giữa hai trục song song nhưng ngược chiều nhau, có đường kính d1=200mm, u=2, khoảng cách trục a=1480mm. Đai vải cao su có chiều dày đai δ=5mm, chiều rộng đai b=225mm. Số vòng quay bánh dẫn 980 vòng/phút. Tải trọng tĩnh. Hãy xác định: a) Góc ôm α1, chiều dài dây đai tiêu chuẩn L và vận tốc v. b) Khả năng tải của bộ truyền (công suất P) c) Nếu thay đổi chiều dày đai =3,75mm, chiều rộng đai b=300mm thì khả năng tải và tuổi thọ đai thay đổi như thế nào. Bài 10 Bộ truyền đai dẹt công suất P1=5kW, vòng quay n1=500vg/ph và tỷ số truyền u=1, đường kính bánh đai d=250mm, b=60mm, =7,5mm, hệ số ma sát giữa đai và bánh đai f=0,25, modul đàn hồi dây đai E=100Mpa, giới hạn mỏi dây đai r=6Mpa, chiều dài đai L=3000mm. Bỏ qua lực căng phụ F do lưc ly tâm gây nên và dây đai thỏa độ bền kéo. Xác định: a) Lực căng đai ban đầu F0 để không xảy ra hiện tượng trượt trơn và lực tác dụng lên trục Fr. b) Tính tuổi thọ dây đai. c) Khi tăng hệ số ma sát lên f=0,35 thì F0, Fr thay đổi như thế nào? Tuổi thọ dây đai có thay đổi không? d) Tại sao phải giới hạn đường kính bánh đai nhỏ d và chiều dày đai ? Khi thay đổi kích thước dây đai b=100mm, =4,5mm thì khả năng tải và tuổi thọ đai thay đổi như thế nào?<br /> <br /> 8/13/2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2