intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm: Quản trị rủi ro tài chính

Chia sẻ: Phạm Thế Luân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

329
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập nhóm trình bày các nội dung bài tập sau: phần giới thiêu; Bối cảnh kinh tế; Hệ quả kinh tế; Diễn biến; Nguyên nhân của rủi ro tài chính,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm: Quản trị rủi ro tài chính

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  MÔN HỌC: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN: NHÓM 3 GVHD: TS.Hồ Công Hưởng TP.Hồ Chí Minh Tháng 11/2017
  2. Danh Sách Nhóm 3 TÊN SINH VIÊN MàSỐ SINH VIÊN CÔNG VIỆC ĐÁNH GIÁ Tìm hiểu mục 5,   MAI MỸ LINH 030631150492 Thuyết trình  Tốt (mục 5) Trình bày Word,  MAI HOÀNG MINH 030631151233 làm PowerPoint Tốt Tìm hiểu mục 5,  PHẠM THẾ LUÂN 030631151289 thuyết trình  Tốt (mục 1, 2, 3, 4) HUỲNH PHƯƠNG MAI 030630141112 Tìm hiểu mục 1 Tốt 30631151831 Tìm hiểu mục 3,  NGUYỄN THỊ KIỀU DUNG 5, Bài học kinh  Tốt nghiệm  MAI VĂN NGHĨA 30631150606 Tìm hiểu mục 2,  Tốt 4 Mục Lục 1..Giới thiệu 1.1 Khái quát American International Group, Inc  còn được  gọi là AIG, là  một  công ty tài chính và bảo hiểm đa quốc gia của Hoa Kỳ hoạt động tại hơn 80  quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, các công ty   AIG đã tuyển 56.400 nhân viên.  AIG   được   thành   lập   ngày   14   tháng   8   năm   1919,   khi   American  Cornelius Vander Starr (1892­1968) thành lập cơ  quan bảo hiểm tổng quát,  GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 2
  3. Hiệp hội Bảo hiểm Người Mỹ  gốc Á Châu (AAU)  ở  Thượng Hải, Trung   Quốc.  Hai năm sau đó, Starr đã thành lập một công ty bảo hiểm nhân thọ.  Vào cuối những năm 1920, AAU có các chi nhánh khắp Trung Quốc và Đông  Nam Á, bao gồm Philippines, Indonesia và Malaysia. Năm 1926, ông Starr mở  văn phòng đầu tiên tại Hoa Kỳ, Tổ chức Bảo hiểm Quốc tế Hoa Kỳ (AIU)   Ông cũng tập trung vào các cơ  hội  ở  Châu Mỹ  Latinh và cuối những năm  1930, AIU bước vào Havana, Cuba. Năm 1939, ông Starr chuyển trụ  sở  từ  Thượng Hải, Trung Quốc tới thành phố New York. Năm 2005, khi AIG được cấp giấy phép hoạt động và thành lập trụ  sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2 Lĩnh vực hoạt động   Bảo hiểm Thương mại có ba phân đoạn hoạt động: Tai nạn Tài sản,   Đảm bảo Thế  chấp và Thị  trường Thể  chế.Nó cung cấp các sản phẩm  bảo hiểm và dịch vụ cho khách hàng thương mại và thể chế Bảo hiểm Người tiêu dùng cũng có ba phân đoạn hoạt động: Hưu Trí,   Bảo Hiểm Nhân Thọ  và Cá Nhân. Nó mang lại một danh mục các quỹ  hưu trí, bảo hiểm nhân thọ  và các sản phẩm bảo hiểm cá nhân được   cung cấp thông qua các mạng lưới phân phối.  Các doanh nghiệp khác:  hân loại của Tập đoàn và Phân loại Khác bao  công ty mẹ AIG cũng như một số tài sản kế thừa  1.3 Trụ sở Trụ sở chính của AIG nằm ở thành phố New York và công ty cũng có  văn phòng trên khắp thế giới. AIG phục vụ 87% Fortune Global 500 và 83%  Forbes 2000 1.4 Thành tựu AIG đứng thứ 49 trong danh sách năm Fortune 500 năm 2016 Theo danh sách năm 2000 của Forbes Global 2000, AIG là công ty   công cộng lớn thứ 87 trên thế giới ngày 31 tháng 12 năm 2016 AIG có 76,3 tỷ đô la trong cổ phần của cổ đông Năm 2017, DiversityInc đặt tên AIG là một trong 25 công ty đáng chú  ý về  sự  đa dạng. Đây là năm thứ  tư  liên tiếp AIG nhận được giải thưởng   này. Năm thứ sáu liên tiếp, AIG đã đạt được xếp hạng 100% trong Chỉ số  Bình đẳng Công ty về  Quyền Con người và được công nhận là một trong   những nơi tốt nhất để làm việc cho sự bình đẳng của LGBT. Trong 8 năm liền, AIG đứng đầu Bảng xếp hạng Bảo hiểm Thương   mại vì đã cam kết thực hiện các sản phẩm và dịch vụ  quản lý rủi ro sáng  tạo. Năm thứ hai liên tiếp, doanh nghiệp của chúng tôi đã được công nhận  là đã tích hợp công nghệ tiên tiến vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 3
  4. 2. Bối cảnh kinh tế Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ  và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự  sụp đổ  đồng loạt của nhiều định chế  tài chính khổng lồ, thị  trường chứng khoán  khuynh đảo. Năm 2008 cũng chứng kiến nỗ lực chưa từng có của các nền kinh tế  để chống chọi với "bão". Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ  khủng   hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng   phình to đã đặt thị  trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ  cũng như  nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho quả  bong bóng tại   thị  trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không   quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160  tỷ  USD của năm 2001 lên 540 tỷ  vào năm 2004 và bùng nổ  thành 1.300 tỷ  vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị  thị  trường nhà đất Mỹ  là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ  khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ  1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả  trở  thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị  trường bất động sản thời   điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ  chức tài   chính... đã mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm  bảo để  phát hành trái phiếu ra thị  trường. Loại sản phẩm phái sinh này  được đánh giá cao bởi các tổ  chức định giá tín dụng, nên thanh khoản tốt.  Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều công ty bảo hiểm, trong đó có AIG, còn sẵn  sàng bảo lãnh cho những hợp đồng hoán đổi này. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm rủi ro cho những   khoản vay bất động sản. Tuy nhiên, trái lại nó tạo ra hiệu  ứng sụp đổ  dây  chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn . Những bất ổn từ hoạt động cho  vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng.  Cuộc khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị  trường tín   dụng và cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều   nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn phá sản. Những nạn nhân đáng kể  đầu tiên "dính trấu" đều liên quan trực tiếp tới  hoạt động cho vay dưới chuẩn như Northern Rock và Countrywide Financial  vào hai tháng 8 và 9/2007. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 4
  5. Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi   mất thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản,  đã phải cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh. Nhà đầu tư  ùn ùn kéo đến rút  tiền khiến Chính phủ buộc phải tiếp quản tập đoàn ngân hàng này. Trước đó, Country Financial, tập đoàn tài chính chuyên cho vay thế chấp  địa  ốc của Mỹ cũng bị  phá sản do nợ  khó đòi vào tháng 8/2007. Đến tháng   1/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ về giá trị vốn hóa và tiền gửi, Bank of   America, đã mua lại Country Financial với giá 4 tỷ đôla. Tiếp đến, vào ngày 17/2, Nothern Rock chính thức bị  quốc hữu hóa. Sự  kiện Nothern Rock và Country Financial là dấu hiệu báo trước cơn bão sắp  đổ xuống thị trường tài chính toàn cầu cũng như làn sóng sáp nhập, phá sản,  và bị Chính phủ tiếp quản của các định chế tài chính. ­Cơn địa chấn tài chính thực sự  nổ  ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay   cầm cố  khổng lồ  của Mỹ  là Freddie Mac và Fannie Mae  buộc phải được  Chính phủ  tiếp quản để  tránh khỏi nguy cơ  phá sản. Sự  kiện này tiếp tục   châm ngòi cho vụ đổ vỡ với những tên tuổi lớn khác:  Vào ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman  Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản.  Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân  hàng lớn nhất trong lịch sử  với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ  đôla.   Ngoài ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư  số  một   nước Mỹ, Merill Lynch cũng bị thâu tóm bởi Bank of America.   Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla vào AIG, tập đoàn bảo  hiểm lớn nhất thế  giới, để  tránh cho thị  trường tài chính nước này  một kết cục tồi tệ hơn.  Tháng 9 và 10 cũng trở  thành giai đoạn đen tối với phố  Wall   khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày   15/9.  Kể từ sau giai đoạn này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn   với nhiều kỷ lục cả tăng và giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá. ­ Ngày 16/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết chính phủ nước này  vừa đồng ý chi một khoản tiền trị  giá 85 tỷ  USD cứu trợ khẩn cấp cho   AIG, tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới  đang bên bờ vực phá sản. Với 85 tỷ USD đầu tư  vào AIG, Chính phủ  Mỹ  sẽ  tiếp quản 79,9% giá   trị tài sản tại tập đoàn này với nguyên nhân FED cho rằng nếu AIG sụp đổ  thì thị trường tài chính Mỹ cũng lao dốc theo. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 5
  6. Giá cổ  phiếu của AIG đã giảm 1,96 USD, tương đương 41,2%, xuống  còn 2,8 USD lúc đầu giờ  chiều  ngày 17/09/2008. Từ  đầu năm tới nay, cổ  phiếu của AIG đã mất giá 91%. Trong vòng 18 tháng qua, AIG đã lỗ hơn 18   tỷ  USD. Khoản thua lỗ  này bắt nguồn từ  hoạt động đầu tư  vào các loại   chứng khoán được đảm bảo bằng nợ địa ốc và việc bán các hợp đồng hoán  đổi khả  năng vỡ nợ  tín dụng (CDS) ­ những hợp đồng  đạng bảo hiểm đối  với khả  năng vỡ  nợ  của một công ty nào đó. Chỉ  trong hai quý đầu năm   2008, AIG đã chịu khoản thâm hụt tài sản trước thuế lên tới 14,7 tỷ USD vì  loại hình hợp đồng này. 3. Hệ quả Chính phủ  Mỹ  sẽ nắm giữ  79,9% cổ phần của AIG và quyền thay thế  ban  lãnh đạo công ty  , kèm theo đó là những điều kiện FED đưa ra khá ngặt  nghèo: lãi suất vay rất cao, chính phủ có quyền bác bỏ bất cứ khoản cổ tức  nào và AIG sẽ phải bán tài sản để trả nợ trong hai năm tới. Hãng tin AP cho biết  vụ tiếp quản này đã làm dấy lên câu hỏi trong dư luận   Mỹ về việc chính phủ  dùng tiền thuế  của dân để  giải cứu các tập đoàn tư  nhân   và   tại   sao   Washington   lại   cứu   AIG   mà   không   phải   là   Ngân   hàng  Lehman Brothers. Tuy nhiên, AP dẫn tuyên bố  của FED khẳng định nếu  AIG sụp đổ, nền kinh tế  toàn cầu và các thị  trường tài chính vốn đang lao  đao sẽ càng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. AIG sở hữu tới 1.100 tỉ USD   tài sản và bảo hiểm 88 tỉ USD tài sản, bao gồm các khoản vay thế chấp và  vay doanh nghiệp của 740 triệu khách hàng tại 130 quốc gia trên toàn thế  giới. Các chuyên gia tài chính khẳng định sự sụp đổ của AIG sẽ có tác động   toàn cầu lớn hơn nhiều so với Lehman Brothers. Sau khi FED công bố kế hoạch cứu AIG, thị trường chứng khoán Mỹ đã có   phản  ứng tích cực. Chỉ  số  Dow Jones tăng 1,3%, Standard & Poor’s tăng  1,75% và Nasdaq tăng 1,28%. Thị  trường chứng khoán châu Á cũng tỏ  dấu  hiệu khởi sắc sau ngày thứ  ba 16­9 đen tối. Tại Nhật, chỉ  số  Nikkei tăng   2,1%, trong khi chỉ  số  chứng khoán châu Á ­ Thái Bình Dương (trừ  Nhật)   vọt lên 2,4%. Đồng USD phần nào phục hồi khi tăng giá 0,8%, lên mức 1   USD đổi được 106,2 yen Nhật, cao hơn hẳn so với mức thấp kỷ lục 103,5   yen của ngày 16­9.  Thị  trường chứng khoán Nga cũng bị   ảnh hưởng khá  mạnh. Hãng tin RIA Novosti dẫn lời Thủ tướng Vladimir Putin tuyên bố Bộ  Tài chính Nga đã đầu tư 6 tỉ USD vào thị trường tài chính nhằm giảm nguy   cơ khủng hoảng và dự kiến đầu tư thêm 14 tỉ USD.  GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 6
  7. 4.Diễn biến o 2003: Mỹ mở rộng chính tín dụng: cho phép những người không bao   giờ trả được nợ vay tiền. o 10/2006: Giá nhà ở Mỹ đã trải qua đợt suy giảm mạnh. o 2/2007: Các khoản vay dưới chuẩn đang bị  vỡ  nợ  với con số kỷ  lục   (thời hạn lãi suất thấp cố định đã hết). Các tổ  chức tài chính ngày càng trở  nên bất ổn. o 15/9: Ngay sau khi thông tin về  sự  sụp đổ  của Lehman Brothers và  Merrill Lynch phải bán lại cho đối thủ Bank of America , phố Wall trải qua   ngày giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 7 năm trở  lại đây, khi Dow Jones sụt  một mạch trên 500 điểm. Chỉ vài giờ sau, Bank of America cũng tuyên bố chi   50 tỷ USD để mua lại Merrill Lynch, một tên tuổi lớn khác của phố Wall. o Khi khủng hoảng nổ  ra, đã gây ra một cú sốc đối với thu nhập của  AIG. AIG FP sụp đổ  gây ra 25 tỷ  USD thiệt hại. Giá cổ  phiếu của công ty  mẹ AIG lao dốc, mất 90% giá trị. Xếp hạng tín nhiệm của AIG bị hạ xuống.   Chưa hết, hãng bảo hiểm lớn nhất Mỹ AIG thông báo bán một phần tài sản   để tăng thanh khoản và lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư. Tình hình tài chính   của AIG càng xấu đi và tổ chức này có khả năng trở thành định chế tài chính   lớn tiếp theo của Mỹ bị phá sản. Với tổng tài sản 1.000 tỷ USD và 74 triệu   khách hàng trên khắp thế giới, sự sụp đổ  của AIG sẽ  là thảm họa với kinh   tế Mỹ.   o 16/9 Cục dự trữ liên bang Mỹ đã thông qua gói cứu trợ đặc biệt dành  cho AIG trị giá 85 tỷ USD đổi lại 80% cổ phần của AIG. Sau một thời gian   các điều khoản đã được sửa đổi và gói cứu trợ lên đến 150 tỷ USD. 5.Nguyên nhân 5.1 Công ty Tài chính AIG – AIG Financial Products. Tâm chấn của sự  sụp đổ  AIG là  ở  một văn phòng  ở  London. Một công ty   con được gọi là Công ty Tài chính AIG (AIG FP) đã gây nên sự sụp đổ một trụ cột   của chủ nghĩa tư bản Mỹ. AIG   FP   được   thành  lập  năm  1987  như   là   bộ   phận  của   AIG,   trụ   sở   tại  London. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 7
  8. Trong nhiều năm qua, AIG FP đã bán bảo hiểm đối với các khoản đầu tư  không tốt như là bảo hiểm chống lại biến động lãi suất, hoặc những vấn đề  kinh   tế bất khả kháng.  o Năm 1998 AIG FP bước vào thị  trường hoán đổi nợ  xấu doanh nghiệp: nó   bán bảo hiểm cho các ngân hàng nhằm phòng chống rủi ro vỡ  nợ  từ  số  lượng lớn các doanh nghiệp đại chúng có rủi ro vỡ nợ thấp. Một lượng lớn   các doanh nghiệp có rủi ro vỡ  nợ  thấp  ở  các quốc gia và các ngành khác   nhau thực sự không thể vỡ nợ cùng một lúc. Các CDS ­ hợp đồng hoán đổi  nợ xấu gồm một rổ các khoản vay như vậy do AIG FP bán ra được xem là  một kênh kinh doanh tốt. Năm 2001, AIG FP được điều hành bởi CEO Joe  Cassano đã mang về 300 triệu USD/năm (15% tổng lợi nhuận của AIG). o Năm 2000, với logic như  đã áp dụng các khoản vay doanh nghiệp: “Chúng  đủ  đa dạng đến mức không thể  cùng xấu đi cùng một lúc”. AIG FP đã mở  rộng thị trường hợp đồng hoán đổi nợ xấu đến các khoản vay tiêu dùng, các  khoản vay thế chấp chuẩn, vay mua ô tô, ... o Cuối năm 2004, các công ty lớn  ở  phố  Wall đã yêu cầu AIG FP bảo hiểm   các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, mới đầu chỉ 2% nhưng sau đó đã tăng  lên 95%.  o Cũng thời gian này, một công cụ  tài chính mới ra đời, CDO ( Collateralized  Debt Obligation) – Nghĩa vụ  nợ có thế  chấp: Một sản phẩm tài chính phân   lớp sao cho nó ghép những tài sản tạo ra dòng tiền thành các rổ sau đó đóng  gói lại thành các tranche cụ  thể  bán lại cho các nhà đầu tư. Mục đích ban  đầu của các trái phiếu được đảm bảo bằng thế  chấp này là phân phối lại  rủi ro của hoạt động cho vay mua nhà có thế chấp, khiến cho thị trường tài   chính hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có lẽ chúng đã bị  sử dụng cho mục đích sai  trái: nhằm che dấu rủi ro bằng cách phức tạp hoá chúng lên. Tiếp đến là sự  xuất hiện của “CDO tổng hợp” – một dạng CDO toàn những hợp đồng   hoán đổi nợ xấu CDS. o AIG FP đã được trình bày với 1 ý tưởng rắng: Tại sao không đảm bảo các  CDO chống lại sự vỡ nợ thông qua 1 sản phẩm tài chính được biết đến như  là một hợp đồng hoán đổi nợ  ­ cơ hội phải bỏ tiền thanh toán các khoản nợ  là  rất khó (các  nhà quản trị  nghĩ vậy). Trong một khoảng thời gian, kế  hoạch bảo hiểm các CDO đã rất thành công: trong 5 năm, doanh thu của  GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 8
  9. AIG FP đã tăng từ  737 triệu USD lên đến hơn 3 tỷ USD ( 17,5% doanh thu   toàn bộ AIG). o AIG tin rằng những gì họ bảo hiểm sẽ không bao giờ được bảo hiểm, hoặc   nếu có thì số lượng sẽ không đáng kể. 5.2. Nguyên nhân khách quan: Có nhiều nguyên nhân đã làm cho ban quản trị  của AIG FP không phát hiện ra  những rủi ro tiềm ẩn.   Sự vô trách nhiệm của các công ty xếp hạng nổi tiếng như Moody’s,   Standard & Poor’s. Có vẻ như họ đã không hiểu rõ các trái phiếu dưới chuẩn  phức tạp mà họ đã xếp hạng. Các lỗ hổng lớn trong mô hình đánh giá rủi ro  vỡ  nợ  cùng với áp lực từ  các công ty tài chính trả  tiền cho việc xếp hạng.   Họ  sẵn sàng xếp hạng 80% rổ các khoản vay thế chấp rủi ro  ở mức AAA   ngang bằng với trái phiếu kho bạc Mỹ. Từ 2000 – 2007, Moody’s xếp hạng   các chứng khoán liên quan đến thế  chấp  ở  mức triple­A và sau đó 83% các  chứng khoán tài sản thế chấp đều bị hạ xếp hạng. Rõ ràng, các công ty xếp   hạng đã không làm tròn vai trò của mình.  Thị  trường nhà đất của Mỹ  lúc bấy giờ  đang tăng giá  ổn định, làm  nền tảng cơ sở cho thị trường trái phiếu thế chấp dưới chuẩn.   Các quy định pháp lý về  các phái sinh còn nhiều lỗ  hổng. Các định   chế  tài chính sử  dụng hệ  số  đòn bẩy cao (Bear Stearns, Goldman Sachs,   Lehman Brothers, Merrill Lynch, Morgan Stanley có hệ số đòn bẩy 40/1. Giá  trị  tài sản chỉ  cần giảm 3% thì công ty sẽ  đứng trên bờ  vực phá sản; Hiệp  hội vay thế chấp quốc gia Fannie Mae và Freddie Mac có hệ số đòn bẩy cao   nhất 70:1). Tuy nhiên hệ số đòn bẩy cao này được ẩn dấu vào vị trí các sản  phẩm phái sinh, ở ngoại bảng Bảng CĐKT. Điều này giúp cho bảng cân đối  của họ  tốt hơn, làm các nhà đầu tư  tin trưởng vào sự  phát triển bền vững  của thị trường hơn.  GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 9
  10.  Sự  lỏng lẻo trong việc giám sát các sản phẩm phái sinh OTC, bao  gồm hợp đồng hoán đổi nợ  xấu. Thị  trường phái sinh OTC thiếu minh tính  minh bạch, khó xác định giá trị. AIG tham gia vào thị trường bằng cách thành  lập một doanh nghiệp lớn kinh doanh các sản phẩm phái sinh không được   kiểm soát, và chọn đặt trụ sở tại London, nơi có một cơ quan điều tiết yếu   kém, cơ  quan giám sát dự  trữ  (The Office of Thrift Supervison – OTS). OTS   không thực hiện hiệu quả quyền hạn của mình đối với AIG. Họ thiếu khả  năng giám sát một tổ  chức có quy mô và phức tạp như  AIG, không nhận ra  những rủi ro liên quan đến việc bán các hợp đồng hoán đổi nợ  của AIG và  không hiểu trách nhiệm giám sát toàn bộ  công ty, bao gồm cả  công ty con  AIG FP. Hơn nữa, do dỡ bỏ các quy định về các phái sinh OTC, các nhà giám   sát bảo hiểm không quản lý CDS mặc dù chúng cũng tương tự  như  là hợp   đồng bảo hiểm. AIG sẽ phải duy trì đủ vốn dự trữ, không thể tham gia vào   các hợp đồng đòi hỏi việc ký quỹ  và không thể  cung cấp các hợp đồng   phòng vệ cho các nhà đầu cơ.  CDS thường được so sánh với sản phẩm bảo hiểm: người bán được  mô tả  như  là bảo hiểm chống lại sự  vỡ  nợ  đối với tài sản cơ  bản. Tuy   nhiên, trong khi CDS tương tự như bảo hiềm thì, chúng không bị quản lý bởi   cơ  quan giám sát bảo hiểm bởi vì chúng được xem như  là bãi bỏ  quy định  đối với các OTC phái sinh. Điều khiến các CDS khác với sản phẩm bảo   hiểm. Ít nhất là 2 điều quan trọng. Thứ  nhất, chỉ 1 người duy nhất với lợi   ích bảo hiểm có thể  bao gồm chính sách bảo hiểm Ví dụ: chủ  sở  hữu ô tô  bảo hiểm chiếc xe người đó sở hữu – không phải xe của người khác. Nhưng  một người mua CDS có thể  sử  dụng nó để  đầu cơ  bằng sự  vỡ  nợ  của   khoản nợ mà người mua không sở hữu. Điều đó thường được gọi là “CDS   vô danh” và có thể thổi phồng các khoản thua lỗ tiềm năng và không tương   ứng với khoản lãi trên sự vỡ nợ của khoản nợ hoặc một tổ chức. 5.3. Nguyên nhân chủ quan: Hoạt động của AIG có thể chia làm 4 lĩnh vực chính: hoạt động bảo hiểm   tổng quát ( bảo hiểm phi nhân thọ), bảo hiểm nhân thọ, quản lí tài sản và cung cấp  các dịch vụ  tài chính. Tuy nhiên, nguồn gốc thất bại của AIG lại không nằm  ở  hoạt động kinh doanh chính của nó, mà lại có nguồn gốc từ các sản phẩm tài chính  mà AIG đang cung cấp trên thị trường. AIG FP đã sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao: AIG FP đã bán ra số nợ cao hơn  tài sản cơ sở của mình. Điều này khiến AIG FP không đáp ứng được  những quy định trong kinh doanh bảo hiểm.AIG FP không có mô hình  riêng của mình hoặc cách thức khác để đánh giá danh mục CDO mà công  ty đảm bảo thông qua các hợp đồng hoán đổi. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 10
  11. Ban quản lý cấp cao của AIG FP đóng “vai trò” rất quan trọng trong vụ  bê bối này. Chính bởi sự không thật sự hiểu rõ các CDS mà công ty mình  đang bán, phong cách lãnh đạo áp đảo, quá coi trọng ý kiến chủ quan của   ông Joe Cassano – CEO của AIG FP đã phần nào đưa AIG đến bờ  vực   phá sản. +7/2005: Một nhân viên tên Gene Park và những đồng sự khác đã cảm  nhận được những rủi ro tiềm  ẩn trong các CDS. Họ  nghĩ rằng AIG   FP sẽ vẫn nhận được phí bảo hiểm nếu giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng  mãi. Họ  nhận ra rằng, số  tiền phí bảo hiểm mà họ  nhận được sẽ  không đủ chi trả nếu sự kiện xấu xảy ra. Park và những đồng nghiệp   khác đã thuyết phục Cassano và Frost về việc dừng bán các CDS. Vì  họ nhận thấy thị trường các CDO của các thế chấp dưới chuẩn đang  ngày càng ít đa dạng hơn, các giao dịch trên thị  trường tập trung quá  nhiều vào tài sản thế  chấp dưới chuẩn từ  thị  trường nhà đất. Họ  nhận thấy các tiêu chuẩn bảo đảm ngày càng xấu đi, và xu hướng giá   cả  nhà đất đang chững lại. Nhưng Cassano vẫn tiếp tục để  AIG FP  tiếp tục thực hiện các hợp đồng hoán đổi này.  + 2/2006, Cassano đã đồng ý công khai công ty sẽ dừng việc bán các   CDS và vẫn tiếp tục cho những khoản họ đã bảo hiểm. Gene Park đề  nghị mua một hợp đồng phòng vệ từ UBS, ngân hàng Thuỵ Sĩ, nhưng   Andrew Forster, người đứng đầu bộ  phận kinh doanh tín dụng tại  AIG FP đã từ chối ý tưởng đó bởi vì phí phải trả cho sự phòng hộ đó  sẽ lớn phí mà AIG FP nhận được khi thực hiện các CDS. Do đó AIG   FP dựa vào mô hình tính toán rủi ro cái mà không cung cấp được công  cụ cho việc đánh giá giá trị thị trường của các CDO. Mô hình đó được  phát triển bởi Gary Gorton, người bắt đầu làm tư  vấn cho AIG FP,   ông rất thân thiết với CEO Joe Cassano. Mô hình này xác định với độ  tin cậy 99.85% rằng chủ  sở  hữu các tranche siêu cao cấp của các  CDO được bảo vệ bởi AIG FP sẽ không bao giờ bị tổn thất thực tế,   ngay cả  trong một nền kinh tế  khó khăn như  là thời điểm suy thoái  sau Chiến tranh II. + Kiểm toán viên của PricewaterhouseCoopers (PwC), người dường   như không hiểu rõ các yêu cầu về tài sản thế chấp, đã kết luận rằng  “Rủi ro vỡ  nợ  trong danh mục của AIG đã được loại bỏ  một cách   hiệu quả  và như  một quan điểm về  quản lý rủi ro, không có rủi ro   kinh tế  đáng kể  trong danh mục đầu tư  và kết quả  là giá trị  hợp lý  của bảo hiểm trách nhiệm  ở  vị  thế này từ  quan điểm quản trị  rủi ro   có thể được xem là bằng không.” + Cassano đã kiên quyết khẳng định rằng, các hợp đồng CDS đã được  phòng vệ một cách hiệu quả. Ông cho rằng AIG không bao giờ có thể  bị thua lỗ trong các hợp đồng hoán đổi, bởi vì hợp đồng CDS của AIG  chỉ đảm bảo cho các chứng khoán được đánh giá cao nhất. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 11
  12. BÀI HỌC KINH NGHIỆM  Tại các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm, các sản phẩm khác nhau  cần được phân tích khác nhau bằng việc sử  dụng các mô hình khác   nhau. Họ cần cải cách làm giảm thiểu sự xung đột lợi ích đối với các  khách hàng và họ phải chịu trách nhiệm về những đánh giá của mình.   Các  hợp  đồng  phái  sinh cần  phải  chuẩn hóa  và  giao  dịch trên  thị  trường chứng khoán mở  để  đảm bảo tính minh bạch, cạnh tranh và  biên lợi nhuận đủ  an toàn. Bảo hiểm vỡ nợ tín dụng phải được hạn  chế đối với các nhà đầu tư có rủi ro bảo hiểm được, hoặc cấm hoàn  toàn.  Hoạt   động   của   ngân   hàng  thương   mại   phải   được   tách  khỏi   hoạt  động ngân hàng đầu tư  rủi ro. Coi trọng quản trị  rủi ro tín dụng và  rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng thương mại. Tín dụng là  hoạt động cơ bản đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng thương  mại, song cũng tiềm  ẩn nhiều rủi ro với những hậu quả khó lường.   Quản trị  rủi ro tín dụng trước hết cần tập trung kiểm soát các hoạt  động cho vay vào các lĩnh vực mạo hiểm, như bất động sản, chứng  khoán, các sản phẩm tín dụng phái sinh.  Đứng từ  góc độ  công ty, ban quản trị  cần chú trọng hơn đến việc   quản trị  rủi ro của công ty và ít phụ  thuộc hơn vào các tổ  chức đánh   giá mức độ tín nhiệm. Warren Buffet đã nói rằng: “Bạn nên hiểu bạn  đang mua các gì.”  + Xây dựng riêng các mô hình định giá, mô hình đánh giá rủi  ro,... + Thực hiện những nghiên cứu nghiêm túc về  động thái thị  trường. + Xây dựng nhiều kịch bản và đưa ra phương án xử  lý phù   hợp, đặc biệt trong môi trường thị xấu. + Thường xuyên đánh giá  lại giá  trị  công ty theo giá  trị  thị  trường. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 12
  13. Quan trọng nhất, chúng ta cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của tín   dụng: Biết sản phẩm của bạn và hiểu rõ khách hàng của bạn. GVHD: TS.Hồ Công Hưởng Page 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2