intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV

Chia sẻ: Phạm Hữu Tài | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

139
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu cung cấp 8 tình huống bài tập về xử lý nợ xấu của ngân hàng BIDV với các nội dung như đất của hộ gia đình, tranh chấp hợp đồng tín dụng, thời gian là vàng trong các vụ án giải quyết nợ tồn đọng, hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu, thực hành nợ xấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập tình huống xử lý nợ xấu BIDV

  1. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG XỬ LÝ NỢ XẤU BIDV Bài 1 DNTN A hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, có quan hệ tín dụng với  BIDV từ  năm 2008 với hạn mức tín dụng là 8 tỷ  đồng cho vay ngắn hạn hạn mức 3  tháng, tài sản đảm bảo là bất động sản định giá 12 tỷ  đồng, gồm 2 cây xăng và 5 QSD   đất, trong đó có 1 thửa đất tại trung tâm huyện TH giá thị trường trên 3 tỷ đồng đảm bảo  nợ vay 1,2 tỷ đồng (Ngân hàng định giá 2 tỷ đồng).  Chủ doanh nghiệp đã đầu tư mua đất và xây dựng cây xăng ngay trung tâm huyện  VT (huyện mới tách) chi phí khoảng 4 tỷ  đồng.Do đầu tư  mới từ  vốn lưu động, dòng   tiền của doanh nghiệp yếu dần, lượng xăng tồn kho không nhiều, các khoản công nợ trả  chậm cho người bán kéo dài. Các khoản nợ đến hạn trả rất khó khăn. DN đề nghị Ngân  hàng tăng hạn mức 12 tỷ đồng. Sau khi phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích, bên cạnh đó vợ  của chủ doanh   nghiệp có biểu hiện làm chủ hụi.  Câu hỏi: 1/ Anh chi nhận dạng rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng? 2/ Có chấp nhận tăng hạn mức không? Tại sao? 3/ Phương án xử lý khách hàng này? Bài 2 Công ty CP A hoạt động trong lĩnh vực lương thực và nuôi trồng thủy sản (chủ  yếu nuôi cá tra thịt) quan hệ tín dụng với BIDV từ năm 2009 với hạn mức tín dụng là 20   tỷ  đồng cho vay ngắn hạn, nguồn tiền của đơn vị  chuyển qua BIDV rất tốt, chính sách  cho vay Công ty A lúc đó là 30% dư nợ vay được tín chấp. Đến năm 2011, ngành thủy sản đặc biệt con cá tra lâm vào tình thế khó khăn, hầu   như  sản phẩm cá bị  lỗ  do giá cá xuống thấp làm cho lợi nhuận chung của công ty  ảnh   hưởng theo. Đồng thời Cty cũng vay thêm bên SHB để tăng vốn lưu động. Công ty bắt đầu có tình hình tài chính suy giảm, hệ  số  nợ  trên vốn chủ  sở  hữu  tăng từ 3 lần lên 5,5 lần so vốn chủ sở hữu. Thời điểm này giá TSBĐ cũng bắt đầu suy   giảm. Mối quan hệ của BIDV lúc này với khách hàng đang duy trì tốt, nhất là mối quan  hệ tốt với kế toán trưởng công ty ­ người cân đối dòng tiền của khách hàng.  Thời gian này kinh tế  thế  giới rơi vào khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu cá tra   cũng suy giảm, Việt Nam vẫn đang đối mặt với vụ kiện bán phá giá của hiệp hội nuôi cá   Mỹ, Công ty A cũng có trong danh sách phải áp thuế chống bán phá giá. Vùng nguyên liệu đầu vào của Công ty chưa có mối liên kết chặt chẽ  với nông   dân, chất lượng nuôi trồng của nông dân cũng có vùng chưa tuân thủ  quy trình nuôi nên   có lô hàng có dư lượng chất kháng sinh cao, có lô hàng xuất đi Nhật bị trả về. Thông tin được biết thì trong 06 tháng đầu năm 2013 công ty đã thua lỗ. Bên cạnh   đó dư  nợ  vay tại SHB bằng ngoại tệ đến 90% trên tổng dư  nợ, tỷ  giá biến động, khả 
  2. năng cân đối ngoại tệ trả nợ theo đơn hàng xuất chưa cân đối được, nguy cơ thanh toán   nợ đến hạn gặp nhiều khó khăn. Với 700 công nhân nhưng việc làm không đều; Một số cán bộ chủ chốt của Công  ty đã ra đi khi thấy lương bị giảm thấp do Công ty gặp khó khăn. Câu hỏi: 1/ Anh chi nhận diện rủi ro của khách hàng này 2/ Đưa ra phương án tổng thể xử lý khách hàng: ­ Mục tiêu đặt ra xử lý với KH ­ Các biện pháp ­ Kỹ năng xử lý nợ cần áp dụng ­ Lộ trình thực hiện Bài 3  Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất HLP là khách hàng hoạt động trong 2 lĩnh  vực chính: 1. Kinh doanh xây dựng, bất động sản (đang có dự án bất động sản là khu căn hộ  HP ­ Nhà Bè, đang xây dựng dở dang đến tầng 2). 2. Kinh doanh xăng dầu (lĩnh vực xăng dầu khách hàng mới thực hiện mở  rộng   vào năm 2010).  Khách hàng đã được 1 Phòng giao dịch thuộc chi nhánh cấp hạn mức tín dụng,   (qua thẩm định rủi ro và đã được Giám đốc chi nhánh ký quyết định), chi tiết hạn mức   như sau: + Hạn mức tín dụng được cấp: 70.000 triệu đồng + Mục đích: Bổ sung vốn lưu động kinh doanh xăng dầu. + Tài sản đảm bảo:Căn nhà mặt tiền đường LTT, Quận 1, Tp.HCM, giá trị  định  giá 90.000 triệu đồng (đơn giá đất định giá 600 triệu/m2), đảm bảo 100% hạn mức tín  dụng. Tại phòng giao dịch đã thực hiện ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế  chấp và   chuyển giao về  hội sở  chi nhánh cho cán bộ  RM tiếp quản  để  thực hiện việc công   chứng, giao dịch đảm bảo tài sản và thực hiện giải ngân.Khi nhận bàn giao hồ sơ khách   hàng này, qua quá trình rà soát hồ sơ, RM nhận thấy có một số tình hình của  khách hàng,   cụ thể: ­ Công ty chuyên hoạt động kinh doanh bất động sản có bước chuyển sang kinh doanh   xăng dầu, hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau mà lĩnh vực xăng dầu mới kinh doanh   được 1 năm,  đầu vào ­ đầu ra có phương án, có TSBĐ nhưng đây là lĩnh vực mới hoàn   toàn đối với Công ty. ­ Hóa đơn xăng dầu do Công ty cung cấp có giá trị rất lớn hàng chục tỷ đồng trở lên, có   hóa đơn lên đến 70 tỷ đồng nhưng trên sao kê tài khoản không thể hiện những khoản   này. ­ Ngành xăng dầu là ngành kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng đủ  điều kiện về kho   bãi, phương tiện vận chuyển.
  3. ­ Có các phát dinh giao dịch trên tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng EXIMBANK,   MB…hầu như phát sinh nộp tiền và rút tiền mặt, với những số tiền rất lớn và chẵn. ­ Khi yêu cầu khách hàng bổ sung bất kỳ hồ sơ thông tin nào thì khách hàng cũng đồng   ý, và đưa ra điều kiện gì thì khách hàng sẵn sàng đáp  ứng rất dễ  dàng và nhanh   chóng. Bên cạnh đó: thời gian này lĩnh vực bất động sản đang khó khăn, rất khó tiếp cận   nguồn vốn vay, với dự án Căn hộ Hưng Phát đang dở dang tầng 2. Trong khi khách hàng   chọn lĩnh vực xăng dầu vì hóa đơn xăng dầu thường có giá trị lớn, số tiền vay giải ngân   sẽ lớn.Các công ty xây dựng thường đi theo là hóa đơn mua sắt thép, xi măng giá trị lớn,   hay chuyển vốn ngắn hạn sang trung dài hạn. RM đã tiến hành kiểm tra thực tế lại hoạt động, tài sản đảm bảo Công ty lại lần  nữa (mặc dù trước đó Phòng Giao dịch và Phòng Quản lý rủi ro đã thẩm định thực tế)   cho thấy các điểm nêu trên được Ban lãnh đạo Công ty trả  lời lý do rất chung chung,   như: việc chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực mới: Lĩnh vực xăng dầu thực tế mang   lại nhiều lợi nhuận và đầu vào đầu ra Công ty nhập và bán cho những đối tác mà Ban   lãnh đạo Công ty có quen biết; vấn đề rút tiền mặt chi trả lớn;…..  Quá trình thực hiện hoàn thành việc công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo,   trong quá trình công chứng, do để  ý thấy hồ  sơ  giải ngân mà Công ty HLP đã chuẩn bị  sẵn, cụ thể: + Số tiền giải ngân : 20.000 triệu đồng + Hóa đơn : Bản gốc. + Đơn vị thụ hưởng : Là 1 đơn vị có tài khoản tại hệ thống BIDV. Dù hồ  sơ  đã đầy đủ  nhưng trong khi chờ thực hiện giải để  kiểm chứng thực sự  nhu cầu khách hàng, kiểm chứng nhu cầu thực tế  khách hàng. Được biết, Trụ  sở  mà  Công ty HPL mua hàng sẽ  chuyển tiền thanh toán, thì Công ty bán hàng không mở  cửa,   không có hoạt động, tất cả đóng cửa và chỉ treo biển hiệu tên Công ty.  Câu hỏi: 1/ Nhận diện những rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng này 2/ Hành động mà ngân hàng cần làm ngay là gì? 3/ Đưa ra phương án tổng thể xử lý về  khách hàng này và bảng phân công kế  hoạch   hành động đính kèm. 3/ Bài học kinh nghiệm rút ra là gì? Bài 4: Năm 2007, Ngân hàng BIDV chi nhánh tỉnh X đã ký hợp đồng thế chấp tài sản hình   thành từ vốn vay với Công ty thương mại TV (do ông Đ là đại diện theo pháp luật). Một  trong những tài sản hình thành trong tương lai được dùng để làm tài sản bảo đảm là Tòa   nhà Trung tâm thương mại TV. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, tòa nhà TV chưa được  cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Tòa nhà TV này dự kiến được xây dựng   trên toàn bộ diện tích 422,8m2 đất trong đó chỉ có 226m2 là đất ở còn 196,8m2 vẫn là đất  trồng cây chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng. Ngoài ra, BIDV chi nhánh tỉnh X còn 
  4. ký 2 hợp đồng cho vay khác với công ty TV là hợp đồng số 01 và hợp đồng số 04, tổng trị  giá của 3 hợp đồng này là hơn 4 tỷ đồng. Công ty TV đa không thanh toan đ ̃ ́ ược hợp đông ̀   mơi nhât la h ́ ́ ̀ ợp đồng 04 vơi gia tri 1 ty đông. BIDV­ Tinh X đa ngay lâp t ́ ́ ̣ ̉ ̀ ̉ ̃ ̣ ức khởi kiên ra ̣   ́ ợp đông qua han va châm d toa, yêu câu thanh toan h ̀ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ứt 2 hợp đông con lai, trong đo co h ̀ ̀ ̣ ́ ́ ợp  đông 02 ̀ . Tại thời điểm BIDV chi nhánh tỉnh X kiện Công ty TV thì công ty TV vẫn đang   sở  hữu một khối lượng bất động sản và hàng hóa có giá trị  hàng chục tỷ  đồng, Doanh  nghiệp TV hoàn toàn có khả năng khôi phục lại kinh tế, chi tra n ̉ ợ nêu đ ́ ược tao điêu kiên ̣ ̀ ̣   cơ câu lai n ́ ̣ ợ.  Câu hỏi: 1/ Nhận diện những sai sót tác nghiệp trong cho vay của CN X? 2/  Khi nhận thấy công ty TV không thanh toán hợp đồng mới nhất (hợp đồng 04),  Ngân hàng đã ngay lập tức khởi kiện đến Tòa án như vậy có hợp lý không? 3/ Tại thời điểm Công ty TV không thanh toán được hợp đồng 04, thay vì ngay lập  tức khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền thì Ngân hàng nên có biện pháp như thế nào để  đảm bảo tối đa quyền lợi của mình? 4/ Nếu anh chi là giám đốc CN X, ngay từ đầu khi phát hiện có vi phạm của KH   anh chị sẽ  xử  lý như thế nào? Bài 5 Ngân hàng (A) cho Công ty TNHH 1 TV (B) vay 300 triệu đồng, tài sản đảm bảo   cho khoản vay là 02 chiếc xe ôtô được hình thành từ  vốn vay. (C) là nhà cung cấp 02   chiếc xe cho (B). Trong hợp đồng mua bán giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như  sau: 1/ Phối hợp với (A) theo dõi đôn đốc (B) trả nợ vay đúng hạn cho (A). 2/ Nếu (B) chậm thanh toán cho (A) với bất kỳ lý do gì thì (C) có quyền thu hồi xe   của (B) để phát mại thu hồi nợ cho (A). Số  nợ  của (B) tại (A) chưa trả  và đã quá hạn trả  nợ, (A) đã nhiều lần lập biên   bản nhưng (B) vẫn không thực hiện trả nợ. Do (B) thiếu nợ Công ty TNHH (D) nên (B)   đem 02 xe này cho (D) để làm đảm bảo. Hiện tại (B) đã bỏ trốn và đang bị Công an truy  nã về tội lừa đảo ở vụ  án khác, vụ án này không liên quan đến tài sản mà (B) đang bảo   đảm cho quan hệ tín dụng đối với (A). (A) đã nhiều lần phối hợp với (D) thu hồi tài sản để  (A) phát mại thu hồi nợ  nhưng (D) không chấp thuận. (D) yêu cầu chỉ  trả  phần gốc, phần lãi do (B) hoặc (A)  phải trả, yêu cầu này không được (A) chấp thuận. Ngân hàng (A) đã phối hợp với Công an nhưng không được giải quyết, (A) quyết  định đưa vụ việc ra tòa án cấp có thẩm quyền xét xử. Câu hỏi: Nếu NH khởi kiện để giải quyết tranh chấp thì kiện ai:  (B); (C) hay (D)? Bài 6. Thời gian là vàng trong các vụ án giải quyết nợ tồn đọng Bản án sơ thẩm của TAND Tỉnh Nam Định, với các tình tiết:
  5. Năm 1992, một Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được thành lập theo Quyết định   của UBND Tỉnh, hợp tác kinh doanh với Công ty của Ý để lắp ráp tủ lạnh, vay vốn của   NH với 3 Hợp đồng tín dụng: (i) số 01/NT ngày 19/5/1995 số tiền 300.000 USD thời hạn   6 tháng, lãi suất 8% năm; (ii) số 02/NT ngày 22/6/1995, số tiền 170.000 USD thời hạn 1,5   tháng; (iii) số 03/NT ngày 24/8/1995, số tiền 185 USD thời hạn 45 ngày. Hiệu lực của 3   hợp đồng này được tính từ khi ký kết đến khi NH thu hết nợ. TSBĐ cho quan hệ tín dụng trên là 6.000 m2 đất và tài sản gắn liền với đất của  DNNN, tại đường Tô Hiệu, Nam Định, theo Giấy cam kết thế chấp ngày 04/5/1994 có   xác nhận của UBND tỉnh Nam Định. Ngoài ra, các biện pháp quản lý khác được thực hiện như: Quản lý hàng tại kho  của DN… nhưng DN đã gặp khó khăn không trả được nợ và được NH chấp nhận cho trả  gốc trước, lãi sau theo thông tư liên tịch số 03/1997/TTLT­NHNN­BTC. Theo đó, nợ quá   hạn 580.000 USD được giãn 36 tháng kể từ 31/7/1998. Hết thời hạn giãn nợ (31/12/2001)   Doanh nghiệp kinh doanh cầm chừng, không trả được nợ. Do đó, NH tiếp tục cho kéo dài   thời hạn trả nợ (Biên bản ngày 27/12/2001 và 31/12/2002; 18/7/2003. DNNN Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần và nhận kế thừa nghĩa vụ  trả  nợ, với   cam kết thanh toán toàn bộ  khoản nợ  trước khi Cổ  phần hóa (31/12/2003) nhưng vẫn   không trả được nợ. Ngày 19/5/2004, NH khởi kiện đòi nợ, với yêu cầu Công ty Cổ  phần (CTCP) trả  1,1 triệu USD (gốc 527.000 USD và lãi 573.000 USD) Đại diện CTCP đã xác nhận nợ  trên, chie đề  nghị  NH khoanh gốc và xóa lãi theo  quy định tại Điều 12 Nghị định 69­CP; Thông tư 05/2003/TT­NHNN. Ngày 13/11/2004,  Đại diện NH làm việc với TAND Nam Định và có ý kiến: sẽ áp  dụng Nghị định và Thông tư nêu trên với điều kiện Công ty trả ngay 300 triệu VNĐ và 6   tháng sau phải trả tiếp 700 triệu, đồng thời lập kế hoạch thanh toán nợ cụ thể và thực tế  hơn. Sau   đó,   NHTM   gửi   văn   bản   xin   ý   kiến   NHNN   VN,   nhận   được   trả   lời   theo   hướng:DNNN đã hoàn thành thủ  tục chuyển đổi thì không thuộc đối tượng áp dụng   Thông tư 05/2003/TT­NHNN (không xóa lãi). Tình đến 27/12/2005, CTCP nợ  NH 1,2 triệu USD (Gốc 500.000 USD lãi 700.000  USD). Bản án sơ  thẩm  04/2005/KDTM­ST ngày 28/12/2005 của TAND Tỉnh, căn cứ  Khoản 1, Điều 29 Bộ  Luật Tố  tụng dân sự; Điều 22; Khoản 1 Điều 29; Điều 41 Pháp  lệnh hợp đồng kinh tế; Điều 14; Điểm e, Khoản 1 Điều 15 Nghị Định 70/CP Quyết định: 1. Chấp nhận yêu cầu đòi nợ theo đơn khởi kiện của NH; 2. CTCP  phải trả   cho NH  số   tiền  1,2  triệu  USD  (Gốc   500.000  USD  lãi  700.000  USD). Quy đổi thành 19 tỷ  VNĐ. Thời hạn để  Bị  đơn thực hiên nghĩa vụ  thanh  toán cho NH kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật CTCP kháng cáo và đề nghị cho Công ty được áp dụng quy định tại điều 12 Nghị  định 69/2002/NĐ­CP; Trường hợp Công ty không được khoanh nợ gốc thì cho bán TSTC   để trả gốc và xóa lãi
  6. Tại phiên Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội ngày 12/5/2006, Đại diện CTCP đề  nghị  được trả  đủ  nợ  gốc, xin miễn lãi (Không đề  nghị  áp dụng Nghị  định 69 nữa). Phía   NH đề nghị giữ nguyên Bản án sơ thẩm. Tòa Phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm: Buộc Công ty Cổ phần phải trả gốc và lãi cho  NH số tiền 19 tỷ VNĐ Câu hỏi:  1/ Về thời gian giải quyết nợ, ngay cả khi NH nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ  Tòa án có thẩm quyền theo anh chị cơ hội của NH mất đi là gì? Có thể lượng hóa sơ bộ  thiệt hại của NH ? 2/ Thử đề xuất phương án xử lý khác và cách thực hiện? Bài 7: Tòa án đã xét xử phúc thẩm vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa NHTMCP/NH   (NĐ) và Công ty thương mại (CTTM/ Công ty) ­ BĐ, buộc BĐ phải trả  NĐ tiền gốc và   lãi nhưng NĐ không có quyền sử lý tài sản thế chấp (TSTC), với diễn biến và nhận định   của Hôi đồng xét xử, như sau: Diễn biến:  Tháng 6/2012, NHTMCP đệ  đơn kiện CTTM, đề  nghị  Tòa án buộc công ty này   phải thanh toán cho NH cả  nợ  gốc và lãi, trong trường hợp Công ty không trả  nợ, NH  được phép xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Hồ sơ vụ án cho thấy, tháng 7/2010, NH đã ký hợp đồng tín dụng với Công ty, theo   đó, công ty này được vay thường xuyên theo hạn mức dư nợ tối đa là 1,8 tỷ đồng. Tài sản  bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của gia đình vợ chồng ông bà  Tuấn Bình , quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, đến hạn thanh toán, Công ty không thực hiện  nghĩa vụ trả nợ, dư nợ bị chuyển thành nợ quá hạn từ ngày 31/3/2011. Do Công ty không   đủ  tài sản để  trả  nợ, bên thế  chấp không chấp nhận phát mại tài sản nên NH đã khởi   kiện, đề nghị Tòa án buộc Công ty phải thanh toán số tiền nợ gốc 1,8 tỷ đồng và nợ  lãi,  phạt chậm trả là 600 triệu đồng. Bản án sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện của NH, buộc Công ty phải trả nợ gốc  và lãi là 2,4 tỷ đồng. Trường hợp Công ty không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì NH được   quyền phát mại nhà đất của ông bà Tuấn Bình để  thu hồi nợ. Không chấp nhận bản án   sơ thẩm, Công ty và ông bà Tuấn Bình cùng có đơn kháng cáo: NH không có quyền xử lý  tài sản thế chấp Tại phiên phúc thẩm, Công ty đã xác nhận đã vay tiền NH, số nợ gốc và lãi hiện   nay là 2,4 tỷ  đồng. Tuy nhiên, các bên kháng cáo không đồng ý đối với quyết định của   Tòa án cấp sơ thẩm về vấn đề xử lý tài sản bảo đảm.  Cụ  thể, năm 2006, NH và Công ty ký hợp đồng hạn mức tín dụng có thời hạn 1   năm, theo đó, Công ty sẽ được giải ngân nhiều lần với số tiền vay không hạn chế, miễn  là đảm bảo dư nợ không quá 1,4 tỷ đồng. Hợp đồng hạn mức thỏa thuận: Năm tiếp theo,  Công ty tiếp tục được cấp hạn mức và cho vay, nhưng phải đảm bảo không có nợ  quá   hạn, phải tất toán hợp đồng năm trước. Sau đó, từ năm 2006 đến năm 2010, mỗi năm các 
  7. bên đều ký một hợp đồng tín dụng. Các hợp đồng trong giai đoạn 2006 ­ 2009, Công ty   Toàn Thắng đều trả  nợ  đúng hạn, nhưng đến hợp đồng năm 2010 thì phát sinh nợ  quá  hạn. Để  bảo đảm cho giao dịch này, ông bà Tuấn Bình đã đứng thế  chấp tài sản của   mình được các bên thống nhất định giá khoảng1 tỷ  đồng để  bảo đảm một phần cho   khoản vay theo Hợp đồng tín dụng năm 2006. Đến năm 2008, các bên ký phụ  lục hợp   đồng thế chấp mở rộng phạm vi bảo đảm: thay vì bảo đảm một khoản vay thì được sửa  thành bảo đảm các khoản vay cho Công ty, giá trị bảo đảm của nhà đất cũng được nâng  lên. Dựa trên cơ sở phụ lục Hợp đồng thế chấp năm 2008 này, phía NH đã không xem   xét cụ thể về tình hình tài chính của Công ty trong các năm 2009, 2010 mà vẫn quyết định   cho vay mặc dù Công ty đang trong tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến việc không   trả được nợ và dẫn đến  tranh chấp. Bản án phúc thẩm đã quyết định Công ty Toàn Thắng phải trả NH 2,4 tỷ đồng, tuy   nhiên bác yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm của nguyên đơn. Trong vụ tranh chấp 2 bên NĐ, BĐ có ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất: ­Hợp đồng thế chấp năm 2006 chỉ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho hợp đồng tín   dụng năm 2006, đến nay hợp đồng tín dụng năm 2006 đã tất toán, tức là đã hết hiệu lực,  do đó hợp đồng thế chấp cũng hết hiệu lực theo. Khi hợp đồng chính đã hết hiệu lực thì   phụ lục hợp đồng năm 2008 không có hiệu lực. ­Hợp đồng thế  chấp tài sản của ông bà Tuấn Bình năm 2006 được ký trước mặt  công chứng viên vào tháng 8/2006, nhưng tháng 7, NH đã đăng ký giao dịch bảo đảm, tức  là trước khi giao dịch tồn tại trên thực tế, hoàn toàn sai về  quy trình đăng ký giao dịch   bảo đảm. ­Phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản năm 2006 đã có sự thay đổi về nội dung của  giao dịch bảo đảm khi bảo đảm một phần của khoản vay năm 2006 của Công ty Toàn   Thắng thành bảo đảm các khoản sau này của Công ty. Đồng thời, sau khi ký phụ lục hợp  đồng này thì phía NH đã đổi tên. Theo quy định tại Thông tư  05/2005 về  đăng ký giao   dịch bảo đảm thì cả  hai trường hợp này đều phải tiến hành đăng ký lại để  cơ  quan có  thẩm quyền xác nhận về nội dung giao dịch, nếu không sẽ không có hiệu lực pháp luật.  ­Hợp đồng thế  chấp đãn chiếu sai số  hợp đồng tín dụng. Đơn yêu cầu đăng ký  giao dịch bảo đảm  đánh sai hợp đồng thế chấp. Ý kiến thứ hai cho rằng, do tính chất của hợp đồng hạn mức là nối tiếp các năm  nên hiệu lực của hợp đồng tín dụng năm 2006 vẫn chưa kết thúc và được chuyển sang  các năm tiếp theo nên hiệu lực của hợp đồng thế chấp vẫn còn,  Câu hỏi: 1/ NH cho vay không đúng quy trình, việc soạn thảo hồ  sơ  giấy tờ  không chính   xác, không tuân thủ  các quy định của pháp luật khi đăng ký giao dịch bảo đảm, sẽ  đem  lại nhiều hậu quả pháp lý bất lợi, khó có thể khắc phục. ? 2/ Những lưu ý gì khi giao dịch nhiều lần, dài hạn ?
  8. Bài 8. Liên quan đến đất của “hộ gia đình” Ngày 19 tháng 9 năm 2013, tại trụ sở TAND tỉnh Kon Tum, TAND tối cao tại Đà   Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án dân sự “tranh chấp đầu tư tài chính, ngân   hàng”. Nguyên đơn là Chi nhánh Ngân hàng ABC tại Kon Tum; bị đơn là bà Trình Thị Phi   Ni (SN 1960) cư trú tại số 38, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Kon Tum. Nguyên nhân phát sinh vụ án bắt nguồn từ việc vợ chồng bà Ni thế  chấp hai căn  nhà, đất tại số 38 Hoàng Văn Thụ và 39A đường Hùng Vương, thành phố Kon Tum vào   năm 2009 để vay số tiền 1.950.000.000đồng, nay đã quá hạn nên Ngân hàng khởi kiện để  đòi số tiền 3.039.221.875 đồng cả gốc lẫn lãi. Thời điểm đó ông Trần Lâm chồng bà Ni  đương chức Giám đốc Ngân hàng ABC   ­ CN Kon Tum. Năm 2011 họ mới ra tòa chính thức ly hôn. Được tòa triệu tập với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ  liên quan, ngoài ông  Trần Lâm còn có ba cô con gái Hồng Sinh, Hồng Anh, Kim Ngọc và em ruột ông Lâm là   ông Trần Lưu, người đóng vai trò khá đặc biệt trong vụ án này. Theo hồ sơ, lời khai của các bên liên quan, nguồn gốc 02 căn nhà, đất trên đều do  vợ  chồng ông Lâm, bà Ni mua lại của người khác và được cấp Giấy chứng nhận QSD  đất vào năm 2004. Chỉ có điểm khác biệt, trong khi Giấy chứng nhận QSD đất của căn   nhà số 39A Hùng Vương ghi chủ sở hữu là ông Trần Lâm và bà Trình Thị Phi Ni thì trong   Giấy chứng nhận QSD đất của căn nhà 38 Hoàng Văn Thụ  lại ghi hộ  ông bà Trần Lâm  và Trình Thị Phi Ni. Lý giải vấn đề  này, bà Ni khẳng định khi mua căn nhà 38 Hoàng Văn Thụ, mẹ  ruột của bà có góp một số tiền lớn xem như phần di sản cho các cháu ngoại. Nên khi cấp  Giấy chứng nhận, cơ  quan chức năng mới ghi hộ  ông bà để  xác lập quyền sở  hữu cho  các con bà sau này. Trong khi tại tòa, ông Lâm một mực cho rằng tiền mua nhà hoàn toàn  là của hai vợ chồng, không dính líu gì đến mẹ vợ. Trước khi thế chấp hai căn nhà, đất để  vay vốn kinh doanh, tài sản này đã được   ông Lâm, bà Ni sử dụng bảo lãnh cho ông Trần Lưu vay khoản tiền 1.200.000.000 đồng   vào năm 2007, thời hạn vay 01 năm. Trước tòa, ông Lưu xác nhận: ông đã trả  dứt điểm   khoản nợ trên cho Ngân hàng vào ngày 28/11/2008. Tuy nhiên bà Ni đã bác bỏ lời khai này và khẳng định việc sử dụng tài sản của gia   đình bảo lãnh cho ông Lưu vay vốn, thực chất là sự  thông đồng giữa anh em ông Lâm.  Dẫn chứng là trong khi lập hồ sơ bảo lãnh, biết bà Ni sẽ không chịu đi công chứng nên   ông Lâm đã sửa đổi câu văn mẫu trong bản chứng thực thành “các bên đã ký trước vào   hợp đồng này”. Sau đó mới tác động các cơ quan công chứng hợp thức hóa hồ sơ để em   ruột được vay tiền tại Ngân hàng do mình làm Giám đốc. Vì vậy khi ông Lưu không có tiền trả, dưới sức ép của ông Lâm, ngày 28/11/2008,  bà Ni đã phải đứng ra vay lại số tiền tương ứng nhằm thanh toán khoản nợ của ông Lưu  như một hình thức đáo hạn sang tên để không bị Ngân hàng xử lý tài sản bảo lãnh. Trước   tòa, bà Ni đã xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh việc vay lại và trả nợ thay đồng thời 
  9. yêu cầu, trong tổng số nợ gốc 1.950.000.000 đồng bà vay của Ngân hàng, ông Lưu phải  chịu trách nhiệm thanh toán 1.200.000.000 đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, bà Ni đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bác án sơ thẩm,   tuyên các hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng tín dụng được ký kết bởi Ngân hàng ABC   Chi nhánh Kon Tum và bà Trình Thị Phi Ni là vô hiệu, với lý lẽ sau: Hợp đồng thế  chấp số  01/2008/HĐ ngày 29/12/2008 đã không được đăng ký thế  chấp và xóa thế  chấp tại cơ  quan có thẩm quyền đăng ký thế  chấp, giải chấp. Đồng   thời, chiếu theo điểm c, khoản 1, Điều 77 và khoản 3 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín   dụng năm 1997, thì ông Lâm với cương vị  Giám đốc Ngân hàng không thể  sử  dụng tài   sản của mình để bảo lãnh, thế chấp cho các đối tượng khách hàng là vợ con, em ruột vay  vốn tại tổ chức tín dụng mình đang lãnh đạo. Mặt khác, với căn nhà và đất  ở  tại số  38 đường Hoàng Văn Thụ, sau khi nhận   sang nhượng từ vợ chồng ông Võ Đình Lập, năm 2004 chính ông Trần Lâm là người đã  đứng tên làm hồ  sơ kê khai và được cấp Giấy chứng nhận QSD đất, trong đó ghi rõ hộ  gia đình ông Trần Lâm và bà Trình Thị Phi Ni. Đến năm 2006 thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận QSD đất, ông Lâm vẫn tiếp   tục đứng kê khai và chiếu theo điểm c, khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 08/2006/QĐ­ BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ TN&MT ban hành Quy định về  Giấy chứng nhận QSD  đất thì “trường hợp người nhận quyền sử dụng đất có đơn đề nghị ghi là hộ gia đình thì   Giấy chứng nhận QSD đất cấp cho hộ  gia đình”. Vì vậy, lần cấp đổi này, trong Giấy  chứng nhận QSD đất cho căn nhà và đất ở số 38 đường Hoàng Văn Thụ vẫn ghi cấp cho  hộ chứ không ghi cá nhân. Như  vậy, đây không phải tài sản riêng của vợ  chồng ông Lâm, bà Ni mà còn có   phần của các con đồng sở  hữu; theo Luật Đất đai, Luật Dân sự, các thành viên đều có   quyền định đoạt như nhau, do đó, việc ông Lâm, bà Ni đăng ký thế chấp căn nhà và đất ở  để vay vốn trong khi chưa có sự đồng thuận của các con là vi phạm quy định pháp luật. Hội đồng xét xử tại phiên tòa phúc thẩm đã vận dụng pháp luật theo góc độ khác   nhằm tuyên buộc bà Ni, ông Lâm phải hoàn trả cho Ngân hàng ABC Chi nhánh Kon Tum  số tiền 3.039.221.875 đồng cả gốc lẫn lãi, nếu không sẽ bị phát mãi tài sản thế chấp. Tòa cho rằng, việc ông Lâm sử dụng tài sản của mình để bảo lãnh, thế chấp cho  em ruột (ông Lưu) và bà Ni (vợ) vay vốn tại Ngân hàng ABC Chi nhánh Kon Tum là hoàn  toàn phù hợp với khoản 1, khoản 3 Điều 19, Quy chế  cho vay được ban hành kèm theo   Quyết định số  1627/2001/QĐ­NHNN ngày 31/12/2001 của  Ngân hàng Nhà nước Việt  Nam. Có ý kiến cho rằng cần xác định căn nhà và đất ở số 38 Hoàng Văn Thụ là tài sản  riêng của ông Lâm, bà Ni chứ không phải hộ  gia đình, Hội đồng xét xử  đã gạt bỏ  Công  văn phúc đáp số  36/TN&MT­TH ngày 23/4/2013 của Phòng Tài nguyên & Môi trường  thành phố Kon Tum, không nhìn nhận chủ thể hộ gia đình ghi trên Giấy chứng nhận QSD  đất là cơ sở pháp lý để xác nhận quyền sở hữu tài sản chung của hộ, đồng thời đòi hỏi:   “Phải có văn bản chứng minh việc mẹ ruột bà Ni có góp tiền mua nhà mới công nhận  
  10. đây là tài sản chung của hộ gia đình”. Trong khi yêu cầu này là bất khả thi vì mẹ ruột bà   Ni đã qua đời từ năm 2011, trước thời điểm diễn ra tranh chấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2